Đề tài Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở Châu á trong thế kỷ XXI

Bố cục

Chương I: Mở đầu

Chương II: Giới thiệu về làn sóng Hàn Quốc

2. 1. Thế nào là làn sóng Hàn Quốc

2. 2. Sự phát triển của làn sóng Hàn Quốc

Chương III: Làn sóng Hàn Quốc trong lĩnh vực điện ảnh

3. 1. Giới thiệu về nền điện ảnh Hàn Quốc

3. 2. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở khu vực Châu Á

3. 3. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở Mỹ, Tây Âu và các nước khác

3. 4. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở Việt Nam

Chương IV: Nguyên nhân thành công của làn sóng điện ảnh Hàn Quốc

4. 1. Sự quan tâm của chính phủ

4. 2. Đầu tư về kinh phí

4. 3. Một êkíp làm phim hoàn hảo

4. 3. 1. Diễn viên

4. 3. 2. Kịch bản

4. 3. 3. Đội ngũ hậu cần chuyên môn

4. 4. Hình thức quảng cáo cho phim

Chương V: Những hạn chế của làn sóng điện ảnh Hàn Quốc

Chương VI: Bài học cho Việt Nam

Chương VII: Kết luận

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở Châu á trong thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới Nhật bản đã có khoảng 5000 fan đổ ra sân bay làm tê liệt hoạt động. Đài BBC bình luận: “Fan hâm mộ đổ sô tới sân bay quốc tế Tokyo để chào đón anh sang thăm Nhật Bản. Sự đón tiếp này chỉ có thể so sánh với sự hâm mộ dành cho ngôi sao bóng đá Anh David Beckham”. Chính vì vậy mà lần lưu diễn của Lee Byung Hun và Choi Ji Woo tới Nhật đã được giữ bí mật để tránh lập lại sự cố này. Bất chấp những tin tức được giấu kín, vẫn có khoảng 1500 fan biết và ra sân bay Narita đón họ. Báo chí Nhật đồng loạt đăng những bài viết “Sân bay đã rơi vào tình trạng hỗn loạn”. Thế mới thấy được sức nóng của điện ảnh Hàn Quốc tới xứ sở hoa anh đào. Với tài chiến lược, nhiều công ty của Nhật đã tìm cách thu lợi nhuận từ làn sóng Hàn Quốc. Theo Nhật báo Los Angeles Times (26 – 9 – 2005), nhiều công ty Nhật đang chuyển dần sang mời các ngôi sao Hàn Quốc đóng quảng cáo thay cho các diễn viên Hollywood. Bae được chọn là người mẫu cho Sony “niềm tự hào của Nhật Bản”. Chương trình quảng cáo đầu tiên anh tham gia cho một hãng sản xuất dược phẩm Nhật với thù lao 1 triệu won, lần này hãng Sony đã trả anh 1,3 triệu won. So Ji Sub thì quảng cáo cho thương hiệu điện tử Sharp của Nhật trị giá 1,25 triệu won. Lee Byung Hun - con cưng của thị trường Nhật - có hợp đồng quảng cáo cho một công ty Nhật có tiếng tăm trên thế giới với mức thù lao ít nhất là 1 tỉ won. Có thể nói nhờ đó mà sự thu hút khán giả xem và mua hàng cũng tăng lên. Xu hướng ăn theo của thời trang cũng đưa lại một khoản hời lớn. Như những mặt hàng thời trang từ sau bộ phim “Bản tình ca mùa đông” được bán rất chạy từ quần áo, giày dép, khăn quàng cổ đến tóc giả. Mái tóc ngắn màu đen của nữ diễn viên Choi Ji Woo đóng và tóc màu nâu của nhân vật do Bae Yong Jun đóng được bán với giá mỗi bộ lên tới 12. 800 Yên Nhật. Luồng gió nóng hâm mộ ngôi sao Hàn lên cao tới mức năm 2004 phụ nữ Nhật đua nhau tìm hiểu lấy chồng Hàn Quốc, bởi những câu chuyện Hàn Quốc đã đi sâu vào tâm hồn người xem, họ thấy ở đó một hình mẫu lý tưởng của người đàn ông hiện đại. + ở Trung Quốc Độ nóng của làn sóng thần tượng Hàn Quốc ở Trung Quốc cũng không kém. Năm 1993, phim Hàn Quốc bước vào thị trường Trung Hoa nhưng đã vấp phải làn sóng xét đoán nghiêm khắc của giới truyền thông. Năm 1997 “Yêu là gì?” với 4,2 % công chúng truyền hình thích đã đạt nền móng cho quá trình bành trướng vào Trung Hoa. Năm 2002 được coi là thời kỳ hoàng kim của phim Hàn tại đất nước vốn đã có 1000 năm lịch sử điện ảnh. Bộ phim truyền hình đầu tiên của Hàn Quốc được trình chiếu tại Trung Quốc là “Tình yêu trong sáng”, bộ phim này cũng chính là tác nhân đầu tiên dấy lên trào lưu Hallyu ở Trung Quốc với tên tuổi của Chae Rim. Và cô được bầu là nữ diễn viên Hàn Quốc được khán giả nam giới yêu thích nhất. Sau “Tình yêu trong sáng” thì bộ phim thứ 2 gây được tiếng vang là “Trái tim mùa thu”. Chính bộ phim này đã đưa tên tuổi Won Bin đứng đầu danh sách diễn viên nhận được nhiều lời mời tham gia đóng phim nhất tại Trung Quốc. Diễn viên tạo được tiếng vang khá ấn tượng trong “Korea Wave” mà chúng ta không thể không nhắc tới, đó là Ahn Jae Wook. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim truyền hình “Ước mơ vươn tới một ngôi sao”, Ahn đã tạo nên một làn sóng mến mộ không thể tưởng tượng được. Tất cả các ca khúc của anh đều được yêu thích tại Trung Quốc. Anh nổi tiếng tới mức nếu hỏi bất kỳ một người Trung Quốc nào về diễn viên Hàn Quốc mà họ biết thì cái tên đầu tiên được buột ra khỏi miệng là Ahn Jae Wook. Ahn được bình bầu là nam diễn viên được nữ giới Trung Quốc mến mộ nhất. Gần đây, anh còn tham gia đóng cùng các diễn viên Trung Quốc trong phim “Những người bạn chung cư”. Danh hiệu “Người đàn ông Hàn Quốc đẹp trai nhất” được khán giả Trung Quốc trao tặng cho nam diễn viên Jang Dong Gun khi họ xem “Friend” của Jang. Trong năm 2004, anh đã cộng tác cùng nữ diễn viên Hồng Kông Trương Bá Chi. Và danh hiệu cặp tình nhân diễn viên được khán giả Trung Quốc yêu thích nhất được dành tặng cho Bea Yong Jun và Choi Ji Woo trong bộ phim “Bản tình ca mùa đông”. Trào lưu điện ảnh Hàn Quốc ở Trung Quốc đặc biệt dâng cao với sự thành công của bộ phim “Nàng Dae Jang Gum”. Không giống như phim cổ trang Trung Quốc và Hồng Kông thường mang tính võ thuật, phim cổ trang Hàn Quốc mang tính Hàn rất đặc trưng, nhẹ nhàng và sâu sắc, truyền thống và giàu bản sắc. Có lẽ chính vì mang một âm hưởng riêng và lạ như thế mà nhiều tờ báo đã nhận xét bộ phim là một thành công đột phá vào thị trường Châu á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Tờ China Youth Daily còn nói rằng: “Mọi người dân Trung Quốc đều yêu thích Nàng Dae Jang Gum”. Hãy nhìn vào con số 3,1 tỉ Won mà bộ phim này thu được từ việc bán bản quyền tại 17 quốc gia cũng đủ thấy sự đồ bộ của nó ra hải ngoại mạnh đến mức nào. Cho đến 16 - 10 - 2005 series phim này vẫn đứng đầu bảng xếp hạng truyền hình Trung Quốc, còn ở Hồng Kông tập cuối cùng đã trở thành chương trình truyền hình được theo dõi nhiều trong lịch sử. Các ngôi sao Hồng Kông như Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa thì công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ “Nàng Dae Jang Guem”. Thêm vào đó, những dịch vụ triển khai từ thành công của bộ phim cũng thu được những lợi nhuận khổng lồ. Nắm bắt được thị hiếu của người xem, các nhà sản xuất phim Trung Quốc đã mời các diễn viên Hàn Quốc sang hợp tác. Có thể kể ra đây những gương mặt Hàn Quốc đã xâm nhập vào quốc gia này như Kim Min với “Độc hành thị vệ”, “Triển bằng”, là Kim Hee Sun với “Kinh thiên truyền kỳ”; Chae Rim với “Biển tình mênh mông” và “Dương môn hổ tướng”, Kim So Yeon trong “Mỹ mộng hồ điệp”, “Đại thanh vi thượng”, “Thất kiếm hạ thiên sơn”. Kwon Sang Woo được đạo diễn nổi tiếng Viên Hòa Bình (Yuen Wo Ping) – người từng chỉ đạo võ thuật cho nhiều phim nổi tiếng như “Matrix”, “Ngọa hổ tàng long” mời tham gia bộ phim mới của ông “Golden Gate” cùng với đàn anh Châu Nhuận Phát. Đạo diễn Viên không giấu diếm mục tiêu sẽ lăng xê Kwon thành một ngôi sao nổi tiếng khắp Châu á. Được sự quan tâm của các nhà chuyên môn Trung Quốc không phải là điều mà ngành điện ảnh nước ngoài nào cũng làm được. Bên cạnh đó điện ảnh Hàn Quốc còn được hâm mộ ở các nước Đông Nam á như: Thái Lan, Singapo, Inđônêxia v.v… Chính điều này đã đưa hình ảnh đất nước Hàn Quốc lan tỏa khắp Châu á. 3.3. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc tại thị trường Mỹ, Châu Âu và các nước khác Thị trường đầu tiên mà phim Hàn Quốc hướng tới là 13 triệu người Châu á, kế đến là những người dân Mỹ – vốn thích tìm cái mới trong những nền văn hóa khác. Mục tiêu, thách thức lớn nhất của điện ảnh Hàn Quốc hiện nay chính là nước Mỹ – kinh đô điện ảnh thế giới. Làm thế nào mà một ngành điện ảnh mới chỉ cách đây chừng 20 năm nó như một đứa con rơi của thị trường điện ảnh Châu á mà nay đã chinh phục được Hollywood ngời sáng? Để được chấp nhận tại thị trường này là một thách thức đối với nhiều đạo diễn, diễn viên tại các nước, nhất là Châu á. Vậy mà Hàn Quốc, bằng con đường đi riêng của mình với những nét đặc trưng Korea đã xây dựng được một chỗ đứng trên mảnh đất khắc nhiệt này. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên trình chiếu, phim Hàn đã gặt hái thành công tại Bay Area, Los Angles, Honolulu, New York, Chicago, Washington DC và được phát sóng toàn quốc qua kênh truyền hình cáp AZN. Nó đã cuốn hút người xem ở mọi lứa tuổi, giới tính và dân tộc. Nhiều bộ phim Hàn Quốc đang tìm mọi cách để thâm nhập vào Mỹ như “Friends”, “Little match girl”, “2009- Lost Memories” v.v… Nhiều đạo diễn người Hàn đang tìm kiếm những kế hoạch sản xuất phim ở Hollywood như đạo diễn Kang Je Gyu. Việc mời những ngôi sao nổi tiếng của Mỹ tham gia phim Hàn cũng là một trong những cách để giới thiệu phim Hàn sang Mỹ. Không chỉ giới báo chí Châu á mà cả báo chí Mỹ cũng đã có những nhận xét rất cao và những bình chọn cho diễn viên Hàn Quốc. Sau khi tạp chí Elle Girl của Mỹ bình chọn Won Bin là gương mặt đàn ông điển trai nhất của Hàn Quốc, Won Bin đã vinh dự là người duy nhất đại diện cho nam giới Hàn Quốc sánh vai với các tên tuổi như David Beckham, Jude Law, Orlando Bloom, Johnny Depp, v.v… trên trang Coolest Guy Celebrity. Sợi dây điện ảnh liên kết hai nước còn mang tính hai chiều, khi mà các đạo diễn Hollywood đã mua lại bản quyền của một số phim Hàn để sản xuất lại với làn diễn viên Mỹ như: “Cô nàng ngổ ngáo”, “Xin chào sư phụ”, “II Mare”, v.v… Không chỉ gây ảnh hưởng ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan mà bộ phim “Nàng Dae Jang Kum” còn vươn ra thị trường Mỹ. Tại vịnh San Francisco có tới hơn 100 nghìn người dân theo dõi phim này mỗi ngày. Người dân Chicago gửi thư mời Lee Young Ae (Nữ diễn viên chính trong phim) sang thăm nước Mỹ. Một tờ báo Mỹ đã đăng: “Những người dân ở thành phố Chicago cứ đến tối thứ 7 là lại tập trung ở quán cafe và cùng nhau xem “Nàng Dae Jang Kum”. Không chỉ dừng lại ở làn sóng hâm mộ diễn viên, Bắc Mỹ còn đi sâu vào nghiên cứu ngành điện ảnh của đất nước Cao Ly. Đại học Havard và Hollywood thành lập các trung tâm tìm hiểu và nghiên cứu về sự phát triển của ngành nghệ thuật thứ 7 của Hàn Quốc. Tại các nước Châu Âu, phim Hàn cũng đạt được những thành công trong làn sóng đưa văn hóa Hàn giao lưu với thế giới. Bộ phim “Old boy” của đạo diễn Parle Chan Wook trở thành bộ phim được hâm mộ tại Anh. Theo Shweast, nhà sản xuất bộ phim này, đến 12 – 2004 bộ phim đã có doanh thu tại Anh vào khoảng 300 000 bảng (khoảng 600 triệu Won) và trong số các bộ phim Châu á đã được trình chiếu tại Anh thì đây là bộ phim có doanh thu cao nhất. Tại Thổ Nhĩ Kì, nhân dịp tổng thống Roh Moo – Huyn và đoàn ngoại trưởng cấp cao sang thăm, bộ phim “Một cho tất cả” đã được trình chiếu. Ngay tại thị trường Châu Phi, phim Hàn cũng đang được trình chiếu trong những nước nói tiếng ả Rập. Ai Cập là nước đầu tiên phát sóng phim Hàn Quốc với bộ phim “Trái tim mùa thu” được phát trên kênh ERTU vào 9 – 2004. Tiếp đó là đất nước Quatar chiếu phim “Người quản lý khách sạn” trên kênh Chanel 2. Có thể nói điện ảnh Hàn Quốc đang “hái ra tiền” với công nghệ xuất khẩu ra hầu hết các nước trên thế giới. Cũng phải nói thêm rằng, thành công đáng kể của điện ảnh nước này đã bắc một nhịp cầu giao lưu, tìm hiểu và kết nối văn hóa dân tộc Hàn – một nền văn hóa phương Đông - với những nền văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ và Châu Phi – những nền văn hóa mang nhiều đặc điểm khác biệt với bản sắc Đông phương. 3. 4. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc tại Việt Nam Giờ đây trên đất nước ta, đông đảo khán giả bị cuốn hút theo những bộ phim Hàn Quốc cũng là điều dễ hiểu. Trên các tờ báo Việt Nam, thông tin về ngành điện ảnh Hàn Quốc luôn có một vị trí đáng kể, từ những bài viết bình luận đánh giá của các nhà chuyên môn đến những tin tữc xung quanh tiểu sử, sự nghiệp, mốt thời trang, chuyện đời tư của các diễn viên Hàn rồi cả chuyện hậu trường của những phim “sốt” trên truyền hình. Tỷ lệ chiếu phim Hàn Quốc trên mà ảnh Việt Nam đã tăng đáng kể cùng với sức tấn công của làn sóng Hallyu: sáng, trưa, tối; trên kênh VTV1 và VTV3; đó là chưa kể những kênh trên hệ kỹ thuật số. Cầm chiếc điều khiển trên tay, bạn bấm kênh VTV1 đang chiếu “Thời trang thập niên 70”, kênh Hà Nội là “Hoa Thuỷ Tinh”, kênh Hà Tây thì “Tình yêu và tham vọng”, VTV3 lại “Chuyện tình Harvard”. “Tình yêu đó sẽ mãi mãi không quay trở lại…” bật đĩa Minh Quân lên nghe, nhạc điệu này quen quá, thì ra ở trong phim “Bản tình ca mùa đông”. Và còn rất nhiều bài hát trong phim Hàn đã được dịch sang lời Việt như “Giày thuỷ tinh”, “Mối tình đầu”, “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Chuyện tình nàng hề”… Đời sống âm nhạc của giới trẻ Việt Nam chịu tác động từ phim Hàn chính là minh chứng cho sức mạnh của “luồng gió nóng” hâm mộ phim Hàn tại nước ta. Các bài hát, các album được các fan mua với số lượng lớn. Nhưng do thị trường băng đĩa lậu vẫn ngập tràn nên còn nhiều vấn đề về bản quyền phim, ca nhạc chưa được giải quyết. Dẫu sao ta cũng phải thừa nhận thành công của phim ảnh xứ sở hoa Mukung thật là lớn. Bên cạnh đó, phía Hàn Quốc còn trực tiếp mở một rạp chiếu phim Diamon Cinema riêng của Hàn Quốc tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cụm rạp liên kết giữa Fafilm Việt Nam và Công ty Liên doanh Good Fellas (Hàn Quốc). Tổng số vốn đầu tư hơn 1 triệu $ trong đó phía Fafilm chỉ chiếm 10 %. 90 % phim chiếu tại đây là phim của Hàn Quốc sản xuất, 10% còn lại dành cho phim nước ngoài. Sau 3 tháng hoạt động, rạp luôn đứng đầu về lượng người xem trên khắp các rạp ở thành phố Hồ Chí Minh. Đơn giản bởi vì phim Hàn đã là một món ăn tinh thần hấp dẫn đối với công chúng. Từ việc thích xem phim Hàn, khán giả cũng tiếp nhận luôn các giá trị khác như mốt, trang phục, đầu tóc, ngôn ngữ (học tiếng) và cả con người (lấy vợ, lấy chồng Hàn Quốc), hàng hóa, thăm quan du lịch… Mỗi khi một bộ phim Hàn được chiếu thì kiểu tóc, quần áo của diễn viên trong phim được áp dụng ngay, rát tức thời và phổ biến. Thử nhìn lại xã hội Việt Nam 10 năm trước, “ép tóc” là một khái niệm hi hữu thì đến nay 80% phụ nữ Việt Nam ép tóc. Thời trang trong phim Hàn Quốc thay đổi thì ở Việt Nam cũng thay đổi theo. Đã từng có thời kỳ rộ lên mốt tóc ép nâu đỏ, môi trầm thì nay khi bộ phim “Ngôi nhà hạnh phúc” được chiếu là mốt áo lửng, guốc xuồng và tóc quăn. Cũng không còn kiểu trang điểm sắc sảo với gam màu lạnh như thời kỳ trước mà nay nhiều phụ nữ đã đổi sang trang điểm nhẹ nhàng, do sự ảnh hưởng của Lee Young Ae từ bộ phim “Nàng Dae Jang Kum”. Với sự hậu thuẫn của vẻ đẹp “lý tưởng” từ các diễn viên Hàn Quốc, các dịch vụ thời trang, chăm sóc sắc đẹp “lên ngôi”. Ao ước có được diện mạo giống như các diễn viên xinh đẹp, nhiều phụ nữ Việt Nam và cả Trung Quốc, Nhật Bản,… đã vào các viện Beauty Salon Hàn Quốc để chỉnh sủa ngoại hình. Thậm chí chưa ưng ý với những trung tâm trong nước, nhiều phụ nữ đã đi tour du lịch thẩm mỹ viện sang Hàn Quốc để mong có được một làn da mịn màng như Song Hye Kyo, mái tóc suôn mượt của Ju Ji Hyun, dáng vóc người mẫu của Lee Hyo Lee. Có lẽ chính vì vậy mà trong ý thức của nhiều người dân Việt Nam, vẻ đẹp Hàn Quốc trở thành hoàn hảo: họ muốn đẹp như kiểu Hàn Quốc, mặc như kiểu Hàn Quốc… Đó chính là một cuộc đổ bộ “văn hóa” một cách nhẹ nhàng vào thị trường nước ngoài của ngành điện ảnh Korea. Mỹ phẩm Hàn Quốc thì chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Các cửa hàng bán và giới thiệu mỹ phẩm Hàn Quốc tràn ngập các đường phố, từ những cửa hàng lớn với tư cách là nhà độc quyền Debon, Lacvert đến những gian hàng lưu niệm nhỏ bé cũng có rất nhiều các dầu gội đầu, kem, phấn, son… “Made in Korea”. Năm 2000, LG chiếm vị trí số 2 đối với các loại sản phẩm son phấn và vị trí số 3 đối với mặt hàng mỹ phẩm nói chung trên thị trường Việt Nam. Đến năm 2001 tổng công ty này đã chiếm thị phần lớn nhất trong số các hãng mỹ phẩm ở Việt Nam. Thành công này một phần là nhờ tác động của phim truyền hình Hàn Quốc, một phần là nhờ chiến dịch quảng cáo tiếp thị rất có hiệu quả của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng xứ Hàn. Bên cạnh mỹ phẩm là thời trang, một thành công nữa của điện ảnh Hàn Quốc tại Việt Nam. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng của Hàn Quốc như Deco, Wolsey, Lancy, Lee Kwang – Hee tuy chưa được rầm rộ ở Việt Nam song ở một chừng mực nào đó, nó đã đánh trúng vào ý thức của thanh niên Việt: muốn để sành điệu như diễn viên Hàn. Các trang báo giới thiệu các mẫu mốt gắn liền với tên tuổi các diễn viên luôn chiếm được sự quan tâm của bạn đọc. Một số cửa hàng quần áo đã trang trí bằng hình ảnh diễn viên Hàn với nhiều bộ trang phục nhập khẩu từ Dongdaemun. Nhiều shop lấy tên từ những bộ phim Hàn hoặc các sản phẩm văn hóa khác từ Hàn Quốc như Yumi, Kim chi, Dae Jang Kum, Sye U v.v…. Gần đây, các cô gái trẻ Việt Nam còn muốn mình trong bộ quần áo hanbok vào ngày cưới. Rõ ràng ảnh hưởng của bộ phim “Nàng Dae Jang Kum” là không nhỏ. Trong một bài báo phỏng vấn một người chủ cửa hiệu cho thuê áo cưới, anh này đã thẳng thắn tâm sự: “Ngày càng nhiều người đến hỏi áo hanbok. Mặc dù mua một bộ hanbok rất đắt song vì nhiều người hỏi quá nên tôi cũng cần phải đầu tư”. Đi liền với thời trang là những kiểu tóc. Tại thành phố Hồ Chí Minh nhiều cửa hàng tóc kiểu Hàn Quốc mở ra và lúc nào cũng đông khách. Đi trên đường người ta sẽ thấy vô số những kiểu đầu giống WonBin, Bae Young Jun, Lee Byung Hun… Rồi những đồ “phụ kiện” khác như kẹp tóc, nơ, túi xách, kính, giày… cũng được quy theo mốt Hàn Quốc. Nói về sự ảnh hưởng của phim Hàn đối với phim Việt, người ta nhận ngay ra một số bộ phim “Làm theo kiểu Hàn” hiện nay như: “39 độ yêu”, “Lửa tình”, “Những cô gái chân dài”, “Lẵng hoa tình yêu”. Đó còn là xu hướng nhiều diễn viên Việt Nam “bắt chước” ngoại hình của diễn viên Hàn, dù rằng nhìn vào ảnh là biết ngay Việt Nam chính gốc nhưng người ta vẫn cứ thích “học đòi”. Việc Minh Nhí, Minh Quân và một số diễn viên, ca sĩ khác đã từng đến các studio ảnh để mong có được những bức hình trông thật giống phim Hàn chẳng phải là như thế sao. Có một lần tôi được nghe một câu chuyện giữa hai ông bà đã gần 60 tuổi: “Tại sao phim Hàn Quốc hay thế hả ông? Cái gì cũng đẹp, diễn viên đẹp, cảnh đẹp, nhà cửa, đường xá xe cộ của họ sao đẹp thế? Còn phim của ta thì chưa hay. Tôi chả bỏ buổi nào cả. Giá mà phim của ta cũng được như thế thì hay biết mấy? Ông có thích xem phim Hàn Quốc không?”. Nghe bà cụ nói, tôi bỗng thấy chạnh lòng khi nghĩ về phim Việt Nam. Hình như màn ảnh nhỏ Việt Nam chưa có được bộ phim truyền hình nào thật sự gây dấu ấn, tạo thành “cơn sốt”. Vẫn có những kịch bản có nội dung mới lạ đấy, song do cách làm việc thiếu hiệu quả nên phim làm ra không được khán giả đón nhận. Diễn viên cũng xinh đẹp, đạo diễn cũng tâm huyết lắm chứ nhưng sao bộ phim ra đời vẫn cứ èo uột. Chúng ta vẫn có nhiều biên kịch giỏi song tại sao phim lên sóng vẫn sượng ngắt, nội dung không thuyết phục, lời thoại xa cách đời sống thực. Nghe các nhân vật trong phim truyền hình Việt Nam nói mà tưởng họ đang đọc từ kịch bản. Đến bao giờ Việt Nam ta mới có một trào lưu văn hóa Việt lan tỏa khắp toàn cầu? Chương IV: Nguyên nhân thành công của làn sóng điện ảnh Hàn Quốc 4. 1. Sự quan tâm của chính phủ Để lý giải cho sự thành công của trào lưu này, trước hết phải nói tới vai trò của chính phủ Hàn Quốc với những chính sách thúc đẩy ngành điện ảnh nước này xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nó nằm trong hệ thống chính sách phát triển văn hóa, vì thế mà sự quan tâm của chính phủ với tư cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công của trào lưu làn sóng Hàn Quốc cũng là đòn bẩy tạo nên chỗ đứng của ngành điện ảnh nước này. Chiến lược “xuất khẩu văn hóa” được chính phủ đặt ra một cách đúng đắn. Tiêu biểu nhất là kế hoạch “Korea Plaza” do bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Chung Dong Chea trình lên tổng thống Roh Moo Hyun. Đây là một dự án đưa Hallyu thâm nhập sang các nước khác mà trước tiên là thị trường Châu á. Theo đó, trung tâm văn hóa Hàn Quốc ở các nước sẽ triển lãm và bày bán những sản phẩm của cơn sốt văn hóa Pop Hàn Quốc. Hay như cuộc họp về việc phát triển làn sóng Hàn Quốc do thủ tướng Lee Hae-Chan khởi xướng vào 2 – 2005 cũng là một minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của chính phủ. Cuộc họp đã đưa ra được những kế hoạch xác đáng nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của văn hóa Hàn ra ngoài lục địa như: xây dựng các trường nghiên cứu về phát triển văn hóa, mở ngành công nghệ văn hóa CT (cultural technology), mở học viện công nghiệp văn hóa, tạo cơ sở dữ liệu online về những diễn viên Hàn Quốc, thành lập trung tâm thông tin Hallyu hoạt động dưới sự giám sát của tổ chức Hàn Quốc thuộc Hiệp hội giao lưu văn hóa á Châu (KOFACE). Không chỉ dừng ở đó, chính phủ còn đặc biệt quan tâm bằng việc tăng nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp giải trí nước này. Năm 1999 đầu tư 8,5 tỷ $ thì đến năm 2003 đã lên tới 43,5 tỷ $; tăng hơn 5 lần (theo trang web www.hanquocngaynay.com). Đây là một trong những bước xây dựng nên một Hallywood theo kiểu mẫu Hollywood dựa trên bản sắc dân tộc Hàn. Chính phủ Hàn Quốc đã có những bước đi đúng đắn trong việc xúc tiến giao lưu văn hoá. Trong những chuyến thăm của các đoàn quan chức cao cấp từ phía chính phủ, phía Hàn quốc luôn khởi động những đàm phán về hợp tác kinh tế lẫn văn hoá. Theo trang “Chính trị” của trang web www.hanquocngaynay.com, Hàn Quốc sẽ xây dựng một trung tâm văn hoá Hàn quốc đầu tiên ở Đông Nam á tại Việt Nam. Những sự hợp tác về văn hoá như giao lưu văn hoá giữa thanh niên Hàn Quốc và các nước khác, những chuyến mang “cây nhà lá vườn” đi biễu diễn ở nước bạn, những học bổng về văn hoá cho sinh viên nước ngoài …là những hoạch định cụ thể mà chính phủ đang làm nhằm tăng cường hình ảnh Hàn Quốc ra các nước. 4. 2. Đầu tư kinh phí Nguồn vốn làm phim của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc khá lớn. Điều đó cũng là một trong những lý do để điện ảnh nước này đạt được những thước quay ấn tượng với khán giả. Khi trào lưu điện ảnh xứ Hàn vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, kinh phí làm phim càng được tăng lên, chỉ tính từ năm 2004 chi phí cho mỗi bộ phim đã tăng hơn trước tới 100 triệu won. Đây là một khoản đầu tư tốn kém nhưng những gì mà nó thu được thì chúng ta đã quá rõ, hơn vốn bỏ ra ban đầu rất nhiều lần. Bên cạnh việc quay trong phim trường của đài truyền hình hay ở các thắng cảnh nổi tiếng như đảo Cheju, sông Hàn, núi Seorakan… một số phim Hàn còn được đưa sang nước ngoài quay. Đó là một xu hướng nhằm tạo cảm giác mới lạ cho người xem, mặc dù nó phải bỏ một số vốn khá lớn. Điển hình là phim “Một cho tất cả”, “Chuyện tình Harvard” quay ở Mỹ, “Cô nàng đỏng đảnh” quay ở úc, “Chuyện tình Pari” quay ở Pháp, “Chuyện xảy ra ở Bali” quay ở Inđônêxia, “Typhoon” quay ở Hồng Kông, Nga, Thái Lan. Có thể kể ra đây chuyện hậu trường về chi phí làm phim “Nàng Dae Jang Kum” mới thấy được rằng để hấp dẫn khán giả trước những món ăn hoàng cung, đoàn làm phim đã phải tốn kém như thế nào. Mỗi tập phim được đầu tư lên đến $100 000. Có những cảnh đặc biệt tốn kém như cảnh ẩm thực hoàng cung tiêu tốn đến $20 000. Bởi nhà sản xuất kỳ công tới mức mời các chuyên gia ẩm thực hàng đầu Hàn Quốc, mỗi người chỉ nấu 2 hay 3 món đặc sắc nhất mà cảnh này lại cần tới hàng trăm món. Trang phục trong phim cũng là một khoản khá lớn, lên đến 10 000 bộ, đến độ các diễn viên phải ghi tên vào trang phục để tránh nhầm lẫn sau mỗi cảnh quay. Có người nói rằng đó là do phim cổ trang nên cần nhiều diễn viên, tốn nhiều kinh phí là đúng. Nhưng hãy xem những phim về tình yêu thời hiện đại, chi phí cho phim “Taphoon” 1,5 tỷ won (cao hơn gấp 10 lần kinh phí phim “Friend” từng thu hút hơn 8 triệu khán giả vào năm 2001), “Bản tình ca mùa đông” lên tới 3 tỉ won, “Một cho tất cả” là 5 tỷ won, thì hãy thử nghĩ lại xem có phải do thể loại phim hay không. Những tưởng các nhà sản xuất muốn chơi trội nên chẳng tiếc làm mọi cách để phim gây được một nét mới lạ, độc đáo như phim “Ngôi nhà hạnh phúc” chẳng hạn. Khác với những bộ phim được dựng bối cảnh trong phim trường hoặc chọn những ngôi biệt thự có sẵn, đoàn làm phim “Ngôi nhà hạnh phúc” đã dựng một ngôi nhà hoàn toàn mới. Ngôi nhà hầu hết được làm bằng gỗ và kính với chi phí gần 1 triệu $. Và chỉ riêng trang phục cho hai diễn viên chính thôi cũng quá nhiều. Bi trong vai nam chính có đến 60 bộ quần áo mà hầu hết là hàng hiệu, Song Hye Kyo trong vai nữ chính tính sơ sơ cũng gần 80 bộ, thêm 20 bộ nữ trang gồm đồng hồ, hoa tai, dây chuyền… Nếu không có kinh phí, làm sao có thể tạo nên những cơn sốt thời trang, những tour du lịch thăm quan phim trường – vốn đem lại nguồn lợi nhuận gấp chục lần so với kinh phí. Để tạo nên những thước phim đẹp không chỉ cần phong cảnh đẹp mà còn cần trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Đương cử bộ phim “Little Match Girl” của đạo diễn Jang Sun Woo không sử dụng camera cầm tay mà toàn bằng các loại máy chuyên dụng được mang từ Hồng Kông sang. Với 5,5 triệu $ đầu tư, đây là bộ phim Hàn Quốc đắt tiền nhất từ trước đến nay. Để thu hút vốn, các nhà sản xuất còn quay thử một số đoạn phim lên mạng hay truyền hình để kêu gọi đầu tư. Không thể nói rằng kinh phí chỉ là một vấn đề nhỏ, mà cần thấy được một thực tế: Những bộ phim gây tiếng vang lớn trên thế giới đều được đầu tư vốn lên đến những con số kinh ngạc. Học tập điện ảnh Hoa Kỳ, điện ảnh Korea đã tích cực đầu tư vào ngành công nghiệp giải trí thu hời này và đã được “giá trị thặng dư” xứng đáng. 4. 3. Tổ ê-kip làm phim hoàn hảo Nói đến sự hoàn thành một bộ phim, phải nói đến những khâu cơ bản nhất như kịch bản, diễn viên, quay phim, v.v…. Xem một bộ phim Hàn Quốc người ta thấy toát lên sự ăn ý của ê-kíp này; sự nhập vai của diễn viên vào kịch bản, cái thần của nhà quay phim bắt trúng ý tưởng của nhà biên kịch… 4. 3. 1. Diễn viên Làm nên thành công của phim Hàn là những tên tuổi diễn viên khả ái. Hầu hết việc tuyển chọn diễn viên ở Hàn rất khắt khe, trước hết phải là ngoại hình bắt mắt, sau đó mới đến diễn xuất. Chính vì vậy mà lớp diễn viên trẻ của Hàn Quốc ai cũng mang nét đẹp lý tưởng, từ ánh mắt đến dáng người, từ khoé môi đến làn da. Lợi thế đó góp phần không nhỏ đánh trúng vào thị hiếu người xem: vốn thích chiêm ngưỡng cái đẹp. Song nếu chỉ ngoại hình đẹp thì diễn viên Hàn sao có thể đứng vững trong lòng người hâm mộ. Bề ngoài chỉ là một yếu tố làm đòn bẩy cho thành công, cốt lõi nhất – cái trục chính của đòn bẩy – phải là diễn xuất. Xem phim Hàn, người ta như thấy diễn viên đang diễn tả chính cuộc đời của họ vậy. Họ vui, khóc, giận, thương với một tình cảm chân thực, điều mà lớp diễn viên trẻ Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDPhuong (21).doc
Tài liệu liên quan