Đề tài Lập, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam

BẢNG GIẢI NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT

BẢNG GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 3

1.1 Tổng quan về Tổng công ty Chè Việt Nam 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh. 5

1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 5

1.1.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 8

1.1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh 10

1.1.3 Những thành tựu, thuận lợi và khó khăn 13

1.1.3.1 Những thành tựu đạt được 13

1.1.3.2 Những thuận lợi. 16

1.1.3.3 Những khó khăn 17

1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 19

1.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 19

1.1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán 23

1.1.4.3 Quy trình hạch toán bằng phần mềm kế toán 27

1.1.5 Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh, quản lý đến công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 28

1.2 Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 29

1.2.1 Quy trình chung để lập báo cáo tài chính. 29

1.2.2 Bảng cân đối kế toán. 32

1.2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 33

1.2.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 35

1.2.5 Thuyết minh báo cáo tài chính. 35

1.3 Thực trạng công tác kiểm tra báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 43

1.3.1 Quy trình kiểm tra báo cáo tài chính. 43

1.3.2 Các phương pháp nghiệp vụ kiểm tra báo cáo tài chính. 45

1.4 Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính ở Tổng công ty Chè Việt Nam. 45

1.4.1 Khái quát về phân tích báo cáo tài chính ở Tổng công ty. 45

1.4.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính. 46

1.4.3 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 48

1.4.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính. 48

1.4.3.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh. 53

1.4.4 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 53

1.4.4.1 Đánh giá khái quát tình hình thanh toán. 53

1.1.4.2 Phân tích tình hình thanh toán với người mua. 54

1.4.4.3 Phân tích tình hình thanh toán với người bán. 55

1.4.4.4 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán. 57

1.4.4.5 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn. 57

1.4.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 58

1.4.5.1 Phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh. 58

1.4.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 63

1.4.5.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh khác về doanh số bán hàng 64

1.5 Sử dụng thông tin báo cáo tài chính trong quản lý tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 65

CHƯƠNG 2: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM. 67

2.1 Đánh giá thực trạng lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 67

2.1.1 Ưu điểm. 67

2.1.1.1 Về công tác lập báo cáo tài chính. 67

2.1.1.2 Về công tác kiểm tra báo cáo tài chính. 70

2.1.1.3 Về công tác phân tích báo cáo tài chính. 70

2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. 72

2.1.2.1 Về công tác lập báo cáo tài chính. 72

2.1.2.2 Về công tác kiểm tra báo cáo tài chính. 74

2.1.2.3 Về công tác phân tích báo cáo tài chính. 74

2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 78

2.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty. 79

2.3.1 Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính. 79

2.3.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra báo cáo tài chính. 81

2.3.3 Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính. 82

2.4 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện. 86

2.4.1 Đối với các cơ quan chức năng. 86

2.4.2 Đối với các đối tượng khác quan tâm đến thông tin báo cáo tài chính của Tổng công ty. 87

2.4.3 Đối với Tổng công ty. 87

KẾT LUẬN 88

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động kinh doanh - Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với các báo cáo tài chính khác: kiểm tra một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với Thuyết minh báo cáo tài chính. * Kiểm tra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: - Kiểm tra mối quan hệ nội bộ giữa các chỉ tiêu trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: kiểm tra mối quan hệ giữa luân chuyển thuần của mỗi hoạt động kinh doanh, đầu tư và hoạt động khác với các khoản thu, chi của hoạt động đó. - Kiểm tra mối quan hệ giữa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các báo cáo khác: ngoài quan hệ với Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn có quan hệ về số liệu với Thuyết minh báo cáo tài chính. * Kiểm tra Thuyết minh báo cáo tài chính: - Kiểm tra nguồn dữ liệu để lập các chỉ tiêu Thuyết minh báo cáo tài chính: kiểm tra nội dung trình bày về đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin liên quan khác. - Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong thuyết minh báo cáo tài chính với các báo cáo tài chính khác: thẩm định lại mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính với nhau về mặt số liệu một lần nữa, do vậy không nhất thiết phải đi sâu từng chỉ tiêu cụ thể mà chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu điển hình. Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật lập bảng. - So sánh đối chiếu số liệu của các báo cáo tài chính với các số dư tài khoản, tiểu khoản tương ứng được thể hiện trong Sổ cái, Sổ chi tiết. - Kiểm tra kỹ thuật lập bảng bao gồm cả kiểm tra mẫu biểu, chỉ tiêu, hình thức biểu hiện, cách ghi chép,.. Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của số liệu. Tính chính xác của số liệu để lập báo cáo tài chính phụ thuộc vào công tác kế toán. Việc kiểm tra tính chính xác của số liệu dựa vào các tài liệu, chứng từ, sổ sách và biểu kế toán để đối chiếu từ việc ghi chép, tính toán số liệu đến phương pháp kế toán có đúng với quy định không. 1.3.2 Các phương pháp nghiệp vụ kiểm tra báo cáo tài chính. Tổng công ty Chè Việt Nam áp dụng một phương pháp thông dụng để kiểm tra báo cáo tài chính đó là phương pháp chọn mẫu. Với phương pháp này chỉ lựa chọn một số mục, khoản mục đặc trưng để kiểm tra nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực. Các khoản mục đặc trưng được lựa chọn để kiểm tra đối với Bảng cân đối kế toán là Tiền, Phải thu của khách hàng, Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, Phải thu dài hạn của khách hàng, Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi, Chi phí xây dựng cơ bản dở dang, Vay và nợ dài hạn Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản mục cần kiểm tra là Doanh thu, Các khoản giảm trừ, Giá vốn hàng bán, Chi phí lãi vay Việc kiểm tra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Tổng công ty Chè Việt Nam thực chất là kiểm tra lại các chỉ tiêu có liên quan trên hai báo cáo trên chẳng hạn như chỉ tiêu "Tiền và các khoản tương đương tiền" trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có bằng với số liệu của chỉ tiêu này trên Bảng cân đối kế toán 1.4 Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính ở Tổng công ty Chè Việt Nam. 1.4.1 Khái quát về phân tích báo cáo tài chính ở Tổng công ty. Khi kết thúc năm tài chính và các báo cáo tài chính đã được hoàn tất, Tổng công ty Chè Việt Nam tiến hành phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính với các nội dung chủ yếu: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh. Công việc phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty do kế toán trưởng phụ trách dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích mà chương trình phần mềm kế toán đã tự động tính toán. Phương pháp chủ yếu được Tổng công ty Chè Việt Nam sử dụng để phân tích báo cáo tài chính là phương pháp so sánh bao gồm cả so sánh ngang (so sánh cùng một chỉ tiêu giữa các thời kỳ với nhau) và so sánh dọc (so sánh giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính với nhau). Do việc lập các báo cáo tài chính của Tổng công ty luôn tuân thủ đúng quy định của chế độ kế toán chính vì vậy đảm bảo được các chỉ tiêu để so sánh thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Tổng công ty cũng lựa chọn số liệu kỳ trước để làm gốc so sánh. Nhờ vậy đảm bảo cho các chỉ tiêu phân tích là so sánh được. 1.4.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính. Nguồn tài liệu dùng để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là Bảng cân đối kế toán toàn Tổng công ty năm 2004 và Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2005, 2006 (Xem Phụ lục 1.2) Dựa vào các Bảng cân đối kế toán này có thể thấy tổng tài sản của Tổng công ty năm 2005 giảm 126.763.551.127đ so với năm 2004, tương ứng với tốc độ giảm là 15,86% trong khi đó năm 2006 quy mô tài sản giảm 75.398.487.691 tương ứng với tốc độ giảm 11,22%. Nguyên nhân chính là do trong cả 3 năm Tổng công ty hầu như không đầu tư mới tài sản cố định cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình mà theo thời gian thì giá trị còn lại của các tài sản này giảm dần làm cho giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2005 giảm 85.470.791.578đ so với năm 2004 (không kể các khoản phải thu dài hạn do từ năm 2005 Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty có sự thay đổi trong các chỉ tiêu trên bảng), làm cho tổng tài sản năm 2005 giảm 10,70%. Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất đến quy mô tài sản của doanh nghiệp trong năm 2005 so với năm 2006. Tương ứng với quy mô tài sản giảm thì nguồn hình thành tài sản năm 2005 cũng giảm so với năm 2004 trong đó chỉ tiêu giảm đáng kể là nguồn vốn chủ sở hữu giảm tới 116.499.644.681đ tương ứng với tốc độ giảm là 14,58%. Điều này một phần chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty là chưa cao, còn xảy ra tình trạng rút dần vốn kinh doanh. Thêm vào đó, trong 2 năm 2005, 2006 Tổng công ty trích lập các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng như dự phòng phải thu dài hạn khó đòi cùng với việc tăng khả năng thu hồi nợ đặc biệt là năm 2006 làm cho các khoản phải thu dài hạn năm 2006 giảm đi 80.855.468.563đ, làm tổng tài sản năm 2006 giảm 12,03% so với năm 2005. Đây chính là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới việc giảm quy mô tài sản của Tổng công ty năm 2006 so với năm 2005. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 giảm đi so với năm 2004 thì vốn chủ sở hữu năm 2006 lại không biến động lớn so với năm 2005 mà quy mô nguồn vốn hình thành tài sản năm 2006 giảm đi phần lớn là do giảm khoản nợ ngắn hạn từ 402.874.297.482đ xuống còn 325.797.553.353đ tương ứng với tốc độ giảm là 11,42% mà trong đó khoản phải trả nội bộ giảm đi là lớn nhất. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nội bộ trong Tổng công ty đã có những bước tiến đáng kể. Khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, Tổng công ty Chè Việt Nam đánh giá các cơ cấu tài sản và nguồn vốn cơ bản. Đó là hệ số đầu tư TSCĐ và hệ số tài trợ. Hệ số đầu tư TSCĐ = Tổng giá trị TSCĐ x 100 Tổng tài sản Hệ số này trong 3 năm lần lượt là 11,32%, 11,95% và 13,76%. Các chỉ tiêu này có xu hướng tăng song tăng không nhanh. Điều này có thể giải thích là do Tổng công ty không đầu tư mới nhiều TSCĐ trong những năm qua. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp sản xuất nên hệ số đầu tư TSCĐ chỉ dừng lại ở mức hơn 10% là chưa cao, có thể ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Hệ số tài trợ trong các năm 2004, 2005 và 2006 của Tổng công ty lần lượt là 34,25%, 23,37% và 25,66% nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty chỉ đảm bảo tài trợ cho dưới 35% giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp mình đồng nghĩa với hơn 65% giá trị tài sản là do nguồn vốn vay, từ đó thấy được rằng khả năng tự chủ tài chính của Tổng công ty là thấp, tiềm tàng rủi ro tài chính cao, là một tín hiệu không tốt đối với tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá khả năng thanh toán cũng là một phần công việc khi tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Thông qua các hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh của năm 2004 là 152,08%; 149,42%; 63,37%; của năm 2005 là130,50%; 90,71%; 53,73% và của năm 2006 là 134,51%; 116,15%; 59,22%. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Tổng công ty là tốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Điều quan tâm khác khi nhìn nhận một cách chung nhất về tình hình tài chính của Tổng công ty là hiệu quả kinh doanh trong kỳ mà thường là qua chỉ tiêu tổng hợp nhất đó là tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE (Rate of Equity). Tỷ suất này của năm 2004 là -0,18%; của năm 2005 là -1,01% và của năm 2006 là -2,83% nghĩa là tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không những không làm tăng vốn chủ sở hữu mà còn làm thâm hụt vốn chủ sở hữu, điều này sẽ khiến các nhà đầu tư không yên tâm và để đảm bảo mức nguồn vốn để duy trì mức hoạt động kinh doanh như trước phải trông chờ vào nguồn vốn bổ sung của nhà nước. Tình hình kinh doanh này một phần là do trong những năm gần đây, nhiều đơn vị của Tổng công ty bị thua lỗ nên không còn vốn để kinh doanh, các đơn vị đã khó khăn lại khó khăn hơn phải đi vay ngân hàng để duy trì sản xuất với lãi suất cao. Các đơn vị xây lắp do các hợp đồng xây lắp vốn thanh toán rất chậm từ đó gây thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng phải đi vay ngân hàng quá nhiều, chịu lãi suất trong chi phí với tỷ trọng lớn nên không có hiệu quả. Nhìn chung, tình hình tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam là chưa tốt, khả năng tự chủ tài chính là chưa cao và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đều âm làm cho quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm. 1.4.3 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Một công ty có tình hình tài chính lành mạnh khi công ty đó có cấu trúc tài chính hợp lý và để xem xét một cách cụ thể khả năng tiếp tục đảm bảo vốn kinh doanh và duy trì cũng như phát triển hoạt động của doanh nghiệp mình, Tổng công ty Chè Việt Nam tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn thông qua hệ thống báo cáo tài chính. 1.4.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính. Dựa vào Bảng phân tích cơ cấu tài sản ở trang bên có thể nhận thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn nhiều so với tỷ trọng tài sản dài hạn. Điều này là chưa thật hợp lý do Tổng công ty Chè Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất, do vậy nếu đầu tư lớn hơn vào tài sản dài hạn sẽ tạo ra đòn bẩy kinh tế cao tạo động lực phát triển sản xuất. Ngoài ra, nông sản luôn là mặt hàng chiến lược để phát triển kinh tế các vùng miền trong cả nước nên chăng doanh nghiệp nên đầu tư vào tài sản dài hạn, hướng đến hoạt động tương lai của mình? Để thấy rõ hơn về cơ cấu tài sản, Tổng công ty phân tích các chỉ tiêu cụ thể. Xét chỉ tiêu Tiền/Tổng tài sản cả 3 năm đều thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tốt nhưng có thể khả năng thanh toán tức thời sẽ không cao. Chỉ tiêu Nợ phải thu ngắn hạn/Tổng tài sản cao chứng tỏ doanh nghiệp bán được hàng nhưng lại bị chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu hàng tồn kho Tổng tài sản ở mức trung bình ngành, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ và cũng không bị ứ đọng vốn nhiều; ngoài ra xét tình hình thị trường chè thế giới hiện nay giảm cho thấy dự trữ hàng của Tổng công ty là tốt. Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. TSNH 540.858.842 67,70 365.459.644 54,38 381.903.529 63,92 -175.339.198 -32,43 16.443.885 4,50 I. Tiền 26.994.074 3,38 26.658.581 3,97 27.803.517 4,65 -335.493 -1,24 1.144.936 4,29 II. Đầu tư NH 153.200 0,02 823.127 0,12 _ _ 669.927 437,30 _ _ III. Nợ phải thu NH _ _ 208.070.467 30,96 194.812.857 32,61 _ _ -13.257.610 -6,37 IV. HTK 131.295.305 16,44 110.789.811 16,48 138.508.754 23,18 -20.505.494 -15,62 27.718.943 25,02 V. TSNH khác 40.028.614 5,01 19.117.656 2,84 20.778.399 3,48 -38.110.958 -95,21 1.660.473 8,69 B. TSDH 257.988.098 32,30 306.623.745 45,62 215.578.347 36,08 48.635.647 18,85 -91.045.398 -29,7 I. Phải thu DH _ _ 166.946.509 24,84 86.061.041 14,40 _ _ -80.885.468 -48,45 II. TSCĐ 90.460.641 11,32 80.296.354 11,95 82.225.347 13,76 -10.164.287 -11,11 1.928.993 2,40 III. Đầu tư tài chính DH 144.932.784 18,14 56.388.210 8,39 46.441.851 7,77 -88.544.574 -61,09 -9.946.359 -17,64 Cộng 798.846.940 100 672.083.389 100 597.481.877 100 (126.763.551) _ (74.601.512) _ (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2004 (toàn Tổng công ty) Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2005, 2006) Bảng 1.3:Bảng phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu nguồn vốn để có cái nhìn đầy đủ hơn về cấu trúc tài chính của Tổng công ty. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn được thực hiện qua Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau: (xem Bảng 1.4) Dựa vào Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn nhận thấy rằng hệ số nợ của Tổng công ty trong các năm đều cao, cao hơn nhiều so với hệ số tài trợ, cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của các đơn vị khác là cao nhưng điều cần quan tâm là khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp, tiềm ẩn rủi ro tài chính cao. Trong đó tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nguồn vốn cao sẽ khiến doanh nghiệp gặp rủi ro nếu bị thu hồi nợ sẽ mất khả năng thanh toán mà lợi ích của tỷ lệ nợ cao là chi phí lãi vay được tính vào thu nhập chịu thuế , là một khoản chi phí hợp lý. Song Tổng công ty cần cân nhắc giữa lợi ích thu được và rủi ro có thể gặp phải của tình hình này để cân đối lại cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp mình. Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Chỉ tiêu % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. NPT 525.278.540 65,75 515.194.710 76,66 444.194.710 74,34 -10.083.830 -1,92 -71.000.0000 -13,78 I. Nợ NH 361.951.340 45,31 402.874.297 59,94 325.797.553 54,53 40.922.957 11,31 -77.076.744 -19,13 II. Nợ DH 138.214.277 17,30 112.140.336 16,69 118.397.157 19,82 -26.073.941 -18,86 6.256.821 5,58 B. VCSH 273.568.400 34,25 157.068.755 23,37 153.287.166 25,66 -116.499.645 -42,59 -3.781.589 -2,41 I. VCSH 263.585.347 32,99 154.991.989 23,06 147.409.391 24,67 -108.593.358 -41,20 -7.582.598 -4,89 II. Các quỹ và KP khác 9.983.052 1,25 2.076.865 0,31 5.877.774 0,98 -7.906.187 -79,20 3.800.909 183,01 Cộng 798.846.940 100 672.083.389 100 597.481.877 100 -126.763.551 _ -74.601.512 _ (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2004 (toàn Tổng công ty) Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2005, 2006) Bảng 1.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 1.4.3.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh. Tổng công ty Chè Việt Nam phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh qua nguồn hình thành tài sản của mình. Vốn lưu động thuần = TSNH – NV tạm thời Vốn lưu động thuần qua các năm là 178.907.502; -37.414.653 và 56.105.976 nghìn đồng. Nhìn chung vốn lưu động thuần lớn hơn 0, doanh nghiệp hoạt động bình thường, riêng năm 2005 vốn lưu động thuần âm cho thấy Tổng công ty gặp khó khăn về dòng tiền song điều đó đã được khắc phục ở năm 2006. Cho đến nay, vốn lưu động thuần lớn hơn 0 đảm bảo nguồn vốn dài hạn vừa tài trợ cho tài sản dài hạn và các tài sản ngắn hạn có tính chất ổn định tạo độ an toàn cao và tạo niềm tin nhiều hơn với các nhà đầu tư đặc biệt là hiện nay Tổng công ty đang trong quá trình cổ phần hoá theo chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu từ các công ty con. 1.4.4 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của một doanh nghiệp luôn phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau và đây cũng là mối quan tâm của các đối tượng cả trong và ngoài doanh nghiệp, cả nhà quản trị doanh nghiệp lẫn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp Nhận thức được điều đó, Tổng công ty Chè Việt Nam xây dựng một quy trình phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán một cách bài bản và chi tiết nhằm đưa ra được bức tranh toàn cảnh tình hình và khả năng thanh toán một cách rõ ràng và trung thực. 1.4.4.1 Đánh giá khái quát tình hình thanh toán. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Tổng công ty Chè Việt Nam đánh giá khái quát tình hình thanh toán của mình qua chỉ tiêu so sánh giữa số nợ phải thu và nợ phải trả, từ đó xem xét tính cân đối giữa các đối tượng nợ và cho nợ. Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả = Nợ phải thu x 100 Nợ phải trả Chỉ tiêu này trong 3 năm qua của Tổng công ty lần lượt là 64,37%; 72,81%; 63,23%. Các giá trị này đều nhỏ hơn 100% nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, bị trì hoãn việc trả nợ từ đối tượng khác, việc thu hồi nợ là không tốt . Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả năm 2005 cao lên so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống mức gần bằng năm 2004 cho thấy khả năng thu hồi nợ năm 2005 tăng lên song Tổng công ty đã không duy trì được tình trạng này. Chiếm dụng vốn của đơn vị khác để bổ sung nguồn vốn kinh doanh là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay tuy nhiên bên cạnh đó Tổng công ty nên xem xét đến khoản lãi vay phải trả từ các nguồn vốn đó. Ngoài ra, Tổng công ty cần có chính sách tín dụng hợp lý để thu hồi các khoản nợ đồng thời tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các tổ chức khác, giảm lượng vốn bị chiếm dụng để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.4.2 Phân tích tình hình thanh toán với người mua. Việc phân tích tình hình thanh toán với người mua được thực hiện để thấy rõ mức hợp lý của số dư các khoản phải thu của khách hàng và hiệu quả của việc thu hồi nợ của Tổng công ty theo bảng số liệu sau: Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 +/- % +/- % Doanh thu 789.886.376 752.815.284 688.054.931 (37.071.092) 95,31 (64.760.353) 91,40 Số dư nợ PTKH bình quân 223.293.676 230.745.402 254.139.761 7.451.726 103,31 23.394.359 110,14 Số vòng quay nợ PTKH (lần) 3,53 3,26 2,71 (0,27) 92,35 (0,55) 83,13 Số ngày một vòng quay nợ PTKH (ngày) 103,18 111,88 134,82 8,7 108,43 22,94 122,23 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 (toàn Tổng công ty);Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2005, 2006) Bảng 1.5:Bảng phân tích tình hình thanh toán với người mua Dựa vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy tình hình thu hồi nợ của Tổng công ty là không tốt: số vòng quay nợ phải thu khách hàng ngày càng giảm đặc biệt là năm 2006 chỉ bằng 83,13% so với năm 2005 đồng nghĩa với việc số ngày một vòng quay nợ phải thu khách hàng ngày càng tăng. Như đã phân tích khái quát tình hình thanh toán, Tổng công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn, và phải tìm nguồn vốn bổ sung bằng các khoản vay khác khiến bị phụ thuộc về tài chính, chưa quản lý tốt các khoản phải thu, công tác thu hồi nợ chưa thực sự có hiệu quả để có thể tiếp tục tái đầu tư cho quá trình kinh doanh của mình. Thời gian quay vòng của các khoản phải thu là lớn và có xu hướng tăng theo thời gian. Nguyên nhân là do doanh thu mà Tổng công ty đạt được ngày càng giảm và thấp hơn số vốn mà Tổng công ty bị chiếm dụng mặc dù tốc độ tăng của các khoản phải thu không lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu thuần. Với đặc thù của mặt hàng nông sản là chủ yếu, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn thì tình trạng thu hồi nợ như trên là chưa tốt. Chính vì vậy, Tổng công ty nên thắt chặt chính sách tín dụng, tạo nguồn tài trợ cho sử dụng vốn và tăng cường khả năng độc lập tài chính của mình. 1.4.4.3 Phân tích tình hình thanh toán với người bán. Nếu như phân tích tình hình thanh toán với người mua cho thấy khả năng thu hồi nợ của khách hàng thì phân tích tình hình thanh toán với người bán sẽ cho thấy tình hình chiếm dụng vốn của Tổng công ty đối với đơn vị khác và nhà cung cấp. Việc phân tích này được thực hiện qua bảng số liệu sau: (Bảng 1.6) Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 +/- % +/- % Giá vốn hàng bán 704.165.917 667.747.422 617.011.903 (36.418.495) 94,83 (50.735.519) 91,40 Số dư nợ PTNB bình quân 24.217.243 18.590.242 32.049.800 (5.672.001) 76,76 13.459.558 172,40 Số vòng quay nợ PTNB (lần) 29,07 35,92 19,25 6,85 123,56 (16,67) 53,59 Số ngày một vòng quay nợ PTNB (ngày) 12,56 10,16 18,96 (2,4) 80,89 8,8 186,61 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 (toàn Tổng công ty); Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2005, 2006) Bảng 1.6: Bảng phân tích tình hình thanh toán với người bán Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng tình hình thanh toán nợ với người bán của Tổng công ty là tốt với số vòng quay lớn và số ngày một vòng quay nợ phải trả người bán là ngắn. Song phải thấy một điều là có sự mất cân đối giữa số ngày một vòng quay nợ phải thu của khách hàng và số ngày một vòng quay nợ phải trả người bán: số ngày một vòng quay nợ phải thu của khách hàng nhiều hơn 8 lần so với số ngày một vòng quay nợ phải trả người bán. Có thể giải thích điều này là do nguồn nguyên liệu mà Tổng công ty mua là từ người nông dân do vậy không được trì hoãn việc thanh toán với họ trong khi sản phẩm ngoài các sản phẩm chè nội tiêu còn lại phần lớn là để xuất khẩu nên thời hạn thanh toán thường dài hơn và việc thanh toán cũng cần nhiều thủ tục hơn do vậy hạn thanh toán được quy định trong các hợp đồng là dài. Mặc dù vậy, Tổng công ty nên quan tâm đến sự mất cân đối này để có những thay đổi nhằm tạo sự cân đối giữa luồng tiền vào và ra, đảm bảo khả năng thanh toán và tự chủ tài chính. 1.4.4.4 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán. Như đã phân tích ở trên ta đã biết tình hình thanh toán của Tổng công ty nhưng tình hình đó có thực sự phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp hay không? Điều đó sẽ được chỉ rõ khi phân tích khả năng thanh toán của Tổng công ty. Tổng công ty Chè Việt Nam sử dụng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán chung để đánh giá khái quát khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán chung = Khả năng thanh toán = Tổng tài sản Nhu cầu thanh toán Nợ phải trả Phần đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp đã cho biết khả năng thanh toán chung của Tổng công ty trong 3 năm qua với hệ số khả năng thanh toán chung đều lớn hơn 1cụ thể là năm 2004 hệ số này là 1,52; năm 2005 là 1,30 và năm 2006 là 1,34 với toàn bộ giá trị tài sản thuần hiện có doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. 1.4.4.5 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn. Tương tự như Hệ số khả năng thanh toán chung, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty đều tốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn các năm 2004, 2005, 2006 là 1,49; 0,91; 1,16 còn hệ số khả năng thanh toán nhanh lần lượt là 0,64; 0,54 và 0,59. Đây đều là các hệ số trong mức an toàn, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhưng mặt khác cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính là chưa cao. Các hệ số này năm 2005 thấp hơn các năm khác phản ánh kết quả kinh doanh của năm 2005 là thấp hơn nhưng tình trạng này đã được khắc phục một phần vào năm 2006 tuy chưa đạt được như những năm 2004 trở về trước. So sánh mối tương quan giữa hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thấy được các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn còn được phân tích qua chỉ tiêu Độ dài chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau: Độ dài chu kỳ kinh doanh = Thời gian một vòng quay nợ PTKH + Thời gian một vòng quay HTK - Thời gian một vòng quay nợ PTNB Theo tính toán độ dài chu kỳ kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2004 là 154,47ngày; của năm 2005 là 167,86 ngày và của năm 2006 là 189,6 ngày. Độ dài chu kỳ kinh doanh cho biết quãng thời gian cần thiết từ lúc chi tiền cho hoạt động kinh doanh đến khi chuyển đổi hết các tài sản đó thành tiền và Tổng công ty có chu kỳ kinh doanh tương đối phù hợp với đặc trưng thời vụ sản phẩm chè, sự chuyển đổi hình thái tài sản nhanh khiến cho khả năng thanh toán tốt hơn. Tuy nhiên, độ dài chu kỳ kinh doanh của Tổng công ty ngày càng dài một phần cho thấy hiệu quả kinh doanh sụt giảm và còn khiến khả năng thanh toán giảm đi, đó là một trong những điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần lưu ý trong điều hành sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp mình. Nói tóm lại, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Tổng công ty Chè Việt Nam để thấy tài sản của Tổng công ty đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ. Tổng công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu , tiết kiệm chi phí, chủ động dòng tiền thu vào đảm bảo tự chủ tài chính cũng như sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính của mình. 1.4.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 1.4.5.1 Phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh. Điều mà bất kỳ ai quan tâm đến một doanh nghiệp đều phải chú ý là khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Và nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời dùng để phân tích về hiệu quả kinh doanh mà Tổng công ty Chè Việt Nam dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp mình bao gồm tỷ suất s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0249.doc
Tài liệu liên quan