Đề tài Lập và phát hành báo cáo kiểm toán về tài chính

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4

TÓM TẮT 5

LỜI MỞ ĐẦU 24

Phần I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27

1.1. Lý luận chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 27

1.1.1. Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính 27

1.1.2. Đối tượng của kiểm toán Báo cáo tài chính 28

1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính 29

1.1.4. Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính 30

1.1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán 31

1.1.4.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 31

1.1.4.3. Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán 32

1.2. Lý luận chung về Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33

1.2.1. Khái niệm Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33

1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33

1.2.3. Yêu cầu lập, trình bày, gửi Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính . 34

1.2.4. Các yếu tố cấu thành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 35

1.2.5. Các loại ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 39

1.2.5.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần 40

1.2.5.2. Ý kiến chấp nhận từng phần 41

1.2.5.3. Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến) 42

1.2.5.4. Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) 43

1.2.6. Trình tự lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính . 44

1.2.6.1. Xem xét về nợ tiềm tàng 44

1.2.6.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 47

1.2.6.3. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 49

1.2.6.4. Thu thập thư giải trình của nhà quản lí 52

1.2.6.5. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán 53

1.2.6.6. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) 55

1.2.6.7. Thảo luận lại với khách hàng 56

1.2.6.8. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành 57

1.2.6.9. Hoàn chỉnh, công bố phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 57

1.2.6.10. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày công bố Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính 59

Phần II - THỰC TRẠNG LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 61

2.1. Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 61

2.1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Tư vấn Kế toán và Kiểm toán (AASC) 61

2.1.2. Bộ máy hoạt động của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 63

2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 69

2.2. Khái quát quy trình chung tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 71

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 71

2.2.2. Thực hiện kiểm toán 78

2.2.3. Kết thúc kiểm toán 80

2.3. Các công việc trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán 81

2.3.1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 82

2.3.2. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 82

2.3.3. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán 83

2.3.4. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) 86

2.3.4.1. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán 86

2.3.4.2. Thư quản lý 86

2.3.5. Thảo luận lại với khách hàng 87

2.3.6. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành 88

2.3.7. Phát hành Báo cáo kiểm toán 88

Phần III - HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 94

3.2. Đánh giá thực trạng lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 94

3.2.1. Những ưu điểm 94

3.2.1.1. Về nhân sự 94

3.2.1.2. Về chuyên môn nghiệp vụ 95

3.2.1.3. Thủ tục soát xét BCKT về BCTC trước khi phát hành 96

3.2.1.4. Đánh giá mức trọng yếu 96

3.2.2. Những vấn đề cần hoàn thiện 97

3.2.2.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 97

3.2.2.2. Đánh giá mức độ trọng yếu 97

3.2.2.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 98

3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 99

3.3.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 99

3.3.2. Mức độ trọng yếu 100

3.3.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 102

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 105

Phụ lục 1: BCTC của công ty X trước khi được kiểm toán 105

Phụ lục 2: BCTC của công ty Y trước khi được kiểm toán 109

Phụ lục 3: Bảng đánh giá mức trọng yếu tại công ty X 113

Phụ lục 4: Bảng đánh giá mức trọng yếu tại công ty Y 116

Phụ lục 5: Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 119

Phụ lục 6: Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 121

Phụ lục 7: Bản dự thảo báo cáo kiểm toán công ty X 124

Phụ lục 8: Bản dự thảo báo cáo kiểm toán công ty Y: 128

Phụ lục 9: Thư quản lý 132

Phụ lục 10: Soát xét BCKT trước khi phát hành 142

Phụ lục 11: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty X 144

Phụ lục 12: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty Y 151

 

 

doc156 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập và phát hành báo cáo kiểm toán về tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty trong 5 năm qua STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Nhân viên 241 231 254 249 300 2 Số lượng KTV 63 74 87 103 115 3 Thẩm định viên về giá - - - - 4 4 Tiến sĩ, thạc sĩ 1 3 3 3 8 5 Học ACCA - 5 5 3 6 Đội ngũ nhân viên của AASC được đào tạo có hệ thống ở trong nước và nước ngoài với các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán và Kiểm toán, công nghệ thông tin với trình độ đại học và trên đại học, thường xuyên được trang bị và tiếp cận với những kỹ năng và kiến thức mới nhất qua các chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành nhằm đáp ứng yêu cầu, chất lượng cao nhất của khách hàng. AASC với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm thực tiễn, sẽ trợ giúp cho khách hàng nắm bắt các cơ hội, góp phần vào củng cố lợi thế cạnh tranh của khách hàng, thông qua việc hỗ trợ vận hành các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp với các yêu cầu quản lý, hoạt động cũng như các chiến lược kinh doanh lâu dài của khách hàng. AASC sử dụng một đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy để xây dựng các chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện một cách hiệu quả nhất. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Từ khi thành lập tới nay, AASC thực hiện công tác kế toán theo Luật kế toán và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật. Công ty thực hiện chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các văn bản bổ sung sửa đổi hệ thống kế toán Việt Nam. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung theo sơ đồ khái quát sau Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán Ngân hàng Kế toán Thanh toán Kế toán Tổng hợp Kế toán Tiền lương Kế toán trưởng trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến tài chính đồng thời là người giám sát chung. Các nhân viên kế toán này sẽ chịu trách nhiệm về những công việc kế toán được giao. Để phù hợp với công việc quản lý, công ty đã sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiêt tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Công tác kế toán của công ty tuân theo chế độ kế toán hiện hành, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan. Niên độ kế toán: Công ty thực hiện niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. Riêng năm tài chính đầu tiên thì bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép đến 31/12 cùng năm. Đồng tiền hạch toán: Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong hạch toán là VNĐ và hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ đều được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh ở báo cáo kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khái quát quy trình chung tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Việc tổ chức công tác kiểm toán tại AASC cho các cuộc kiểm toán đều tuân theo quy trình chung gồm 3 bước: Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm tất cả các công việc nhằm tạo ra được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán. Thực hiện kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể. Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm toán, lập BCKT và giải quyết các công việc phát sinh sau khi lập BCKT. Quy trình này được cụ thể hoá theo những đặc thù nhất định của công ty theo sơ đồ 2.4. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là bước cần thiết nhằm tạo mọi tiền đề về cơ sở pháp lý cho công tác kiểm toán. Sau khi hợp đồng kiểm toán được cam kết với khách hàng quy trình thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và kế toán Việt Nam. Sơ đồ 2.4 - Tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán Kết thúc kiểm toán Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Thư chào hàng Phải có sự liên lạc giữa KTV với khách hàng tiềm năng mà khách hàng này có nhu cầu kiểm toán. Đối với khách hàng lần đầu, một cuộc khảo sát là cần thiết nhằm thu thập những thông tin giúp cho KTV tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng trên cơ sở đó xác định được giá phí kiểm toán và kế hoạch kiểm toán. Kết quả của cuộc khảo sát với các khách hàng tiềm năng là một thư chào hàng. Các hợp đồng với các khách hàng này mang tính cạnh tranh nên ngoài các thông tin của một thư chào hàng thông thường, nội dung Thư chào hàng còn chứa đựng những thông tin giới thiệu về Công ty: các khách hàng cùng lĩnh vực Công ty đã kiểm toán, danh sách và trình độ đội ngũ KTV… Đối với các khách hàng thường xuyên, Công ty kiểm toán phải quyết định xem liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Sau đó, theo kế hoạch kiểm toán hàng năm từ Ban giám đốc, các phòng tổ chức chuẩn bị cho các cuộc kiểm toán năm hiện hành sau khi thực hiện một số công việc cần thiết để kiểm tra những thay đổi từ phía khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán năm nay. Mặc dù là khách hàng thường xuyên, việc gửi thư chào hàng tới khách hàng là cần thiết trong mọi trường hợp nhằm đạt được một sự nhất trí chung giữa Công ty và khách hàng về kế hoạch kiểm toán sơ bộ mà Công ty đã lập. Tuy nhiên, thư chào hàng chỉ cần bao gồm các nội dung: Mục tiêu, nội dung cuộc kiểm toán (dịch vụ Công ty sẽ cung cấp); Giá phí cuộc kiểm toán, thời gian kiểm toán (ngày bắt đầu và ngày kết thúc); Phương pháp kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán Sau khi khách hàng chấp nhận mời Công ty làm đơn vị kiểm toán, hợp đồng kiểm toán sẽ được hai bên ký kết. Phụ lục của hợp đồng sẽ bao hàm kế hoạch tổng thể và chi tiết phí kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là căn cứ pháp lý thoả thuận nội dung, yêu cầu, các điều kiện thực thi. Thu thập thông tin cơ sở Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trong giai đoạn này, KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Nếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp cho KTV hiểu được về các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm: Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty; Các BCTC, BCKT, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; Hợp đồng và cam kết quan trọng. Khái quát chung về công ty X là một ví dụ về khách hàng thường xuyên của AASC Công ty X là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại - Tỉnh P, được thành lập theo Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 15/10/1991 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh P. Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 1020 ngày 15/10/1991 đã được đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 15/05/2004, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh P cấp. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty X là: Hàng nông sản: + Chế biến các loại trái cây như nhãn, chôm chôm, thanh long, xoài, dứa, chuối .... + Chuyên gia công, lau bóng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. + Kinh doanh hàng nông sản: phân bón, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng may mặc: Chuyên may áo sơ mi nam nữ Hàng thủy hải sản: Chế biến Nghêu sơ chế Kinh doanh nhiên liệu: than, chất đốt, gas, xăng dầu… Vốn điều lệ của Công ty là 8.000.211.525 VND, với 100% vốn nhà nước. Thị trường chính: Trung Quốc và nội địa . Tổng số lao động: 200 người. Đặc điểm hệ thống kế toán: Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo các Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký - chứng từ. Đồng tiền hạch toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VND) Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng và từng kho. Phương pháp hạch toán: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác. (Phụ lục 1: BCTC của công ty X trước khi được kiểm toán) Khái quát chung về Công ty Y là một ví dụ về khác hàng năm đầu tiên của AASC. Công ty Y là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại - Tỉnh Q, được thành lập theo Quyết định số 456/QĐ-UB ngày 25/02/1995 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Q. Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 3250 ngày 15/03/1995 đã được đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 15/05/2002, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Q cấp. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Y là : Thu mua, chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản (đông lạnh, khô, ướp đá, đóng hộp), bột cá. Sản xuất và cung ứng nước đá phục vụ cho khai thác thủy sản. Sản xuất và cung ứng bao bì phục vụ công tác bảo quản trong khai thác và chế biến thủy sản. Nhập khẩu và cung ứng vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, các loại máy móc, vật tư phụ tùng, phương tiện vận chuyển, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ nghề cá. Nuôi trồng thủy sản các loại (Tôm sú, cá Tra, Basa, Rô Phi,...). Vốn điều lệ: 31.756.000.000 VND, với 100% vốn Nhà nước. Thị trường: hàng hóa của Công ty  đã xuất khẩu đến 15 nước và vùng lãnh thổ khu vực Ðông Nam Á, Ðông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nga Tổng số lao động: 3000 người. Đặc điểm hệ thống kế toán: Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ–BTC ngày 20/03/2006, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo các Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đồng tiền hạch toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ) Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng và từng kho. Phương pháp hạch toán: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác. (Phụ lục 2: BCTC của công ty Y trước khi được kiểm toán) Công ty Y là khách hàng năm đầu tiên của AASC nên việc ký hợp đồng vào năm 2007 dẫn đến việc KTV và công ty kiểm toán không thực hiện được việc kiểm kê tiền và tài sản của đơn vị vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán làm phạm vi kiểm toán bị giới hạn. Vì vây, trong kết luận kiểm toán, KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoài trừ về việc bị giới hạn phạm vị kiểm toán này. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Đánh giá tính trọng yếu Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán. Ở đây, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC. Dựa trên ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC (do Công ty quy định), KTV tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC. Đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục. Đánh giá rủi ro Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục. (Phụ lục 3: Bảng đánh giá mức độ trọng yếu của công ty X) (Phụ lục 4: Bảng đánh giá mức độ trọng yếu của công ty Y) Công tác chuẩn bị các điều kiện trí tuệ và vật chất sau đó được triển khai. Công tác chuẩn bị được tiến hành khá chặt chẽ và chi tiết đặc biệt đối với những khách hàng có cơ cấu tổ chức mạng lưới và phức tạp. Khi đó, thời gian và đội ngũ KTV phân bổ cho mỗi đối tượng kiểm toán phải được lên kế hoạch một cách chi tiết. Kết hợp với chương trình kiểm toán chuẩn, chương trình kiểm toán cho từng khách hàng được bổ sung nhằm xác định quy mô và phương pháp kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Trên cơ sở kế hoạch chi tiết được duyệt, từng KTV được phân công tham gia cuộc kiểm toán tìm hiểu và xác định trọng tâm công việc cần tập trung dựa trên khung chương trình kiểm toán của Công ty để hoàn thành tốt kế hoạch. KTV cần phải linh hoạt trong việc xác định các phương pháp kiểm toán vì với quỹ thời gian có hạn không thể áp dụng quá nhiều phương pháp. Thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này, theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được thiết kế, các KTV kết hợp các phương pháp và các thủ tục kiểm toán để thu thập và đánh giá các số liệu tài chính. Trong quá trình tiến hành kiểm tra, KTV thu thập các bằng chứng có sức thuyết phục để làm cơ sở tin cậy cho những nhận xét đánh giá của mình đối với từng bộ phận của BCTC được kiểm toán. Khi cần thiết KTV có thể sử dụng các tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán, trong trường hợp này KTV phải tự khẳng định được kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của các chuyên gia. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm toán KTV có thể thu thập thêm bằng chứng từ bên thứ ba cung cấp, cùng với những xác nhận, giải trình của nhà quản lý. Đặc biệt nếu giải trình của nhà quản lý khác so với bằng chứng kiểm toán thì phải điều tra cụ thể, nếu cần xác minh lại các bản giải trình khác của nhà quản lý… Trong quá trình kiểm tra, thu thập các bằng chứng kiểm toán và nhất là khi kết thúc việc kiểm tra các nghiệp vụ tài chính kế toán, KTV tiến hành việc phân tích đánh giá các thông tin tài chính đã thu nhận được, bao gồm việc so sánh thông tin tài chính với: Thông tin có thể so sánh được với kỳ trước; Những kết quả có thể biết trước, chẳng hạn như ngân sách và các dự toán; Thông tin trong các ngành tương tự, các doanh nghiệp có quy mô tương đương trong cùng một ngành, một địa phương; Những chế độ thể lệ kế toán, những chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, những văn bản pháp luật hiện hành. Việc phân tích đánh giá một cách khoa học, toàn diện và tỉ mỉ sẽ giúp cho KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách đầy đủ, khách quan và giúp cho việc lập BCKT được xác đáng. Mỗi cuộc kiểm toán được quản lý bởi một trưởng đoàn kiểm toán. Nếu là khách hàng có các đơn vị thành viên thì mỗi đơn vị thành viên được một trưởng nhóm kiểm toán quản lý. Mỗi KTV sẽ thực hiện một hay một số phần hành và lập báo cáo tổng hợp phần hành báo cáo cho trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán sau khi soát xét báo cáo tổng hợp các phần hành sẽ tổng hợp thành “Biên bản kiểm toán” cho đơn vị thành viên của khách hàng và báo cáo lên trưởng đoàn kiểm toán. Toàn bộ giấy tờ làm việc và các biên bản kiểm toán của các KTV được một KTV tổng hợp và đưa ra ý kiến kiểm toán. KTV này được phân công từ trước và chịu trách nhiệm chính về cuộc kiểm toán. Kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV đưa ra một sản phẩm quan trọng nhất của cuộc kiểm toán đó là BCKT thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá của KTV về các BCTC được kiểm toán. Theo kế hoạch kiểm toán, Ban giám đốc sẽ chỉ định một KTV phụ trách cuộc kiểm toán và người đưa ra ý kiến kiểm toán. Trước khi ký BCKT, đoàn kiểm toán phải xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC của khách hàng, thu thập thư giải trình của khách hàng và thương thuyết với khách hàng về báo cáo dự định sẽ phát hành nhằm đạt được một sự nhất trí chung về nội dung của BCKT. Sau khi ký và phát hành BCKT, đoàn kiểm toán sẽ thực hiện một số công việc nhằm theo dõi khách hàng thực hiện các kiến nghị kiểm toán và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán. Sau khi lập và ký BCKT, KTV sẽ phải hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán của từng khách hàng. Mỗi khách hàng cần được lập 2 bộ hồ sơ, một bộ gửi cho khách hàng, một bộ do công ty kiểm toán giữ. Hồ sơ gửi cho khách hàng gồm có: Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thư quản lý (nếu có), các phụ lục kèm theo (nếu có). Hồ sơ do công ty kiểm toán giữ gồm có: Báo cáo kiểm toán; Báo cáo tài chính đã được kiểm toán; thư quản lý (nếu có); thư mời kiểm toán; thư hẹn kiểm toán; kế hoạch kiểm toán; hợp đồng kiểm toán; các bản giải trình của doanh nghiệp; các văn bản thoả thuận chi tiết thêm trong quá trình làm kiểm toán; các tư liệu làm bằng chứng kiểm toán; các tài liệu ghi chép của KTV. Bộ hồ sơ này thuộc sở hữu của công ty kiểm toán và được bảo quản theo quy chế bảo mật. Các công việc trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán Các công việc trong giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán tại AASC có thể được khái quát theo sơ đồ sau Sơ đồ 2.5 – Các công việc được thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được thực hiện tại AASC Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán Thảo luận lại với khách hàng Lập dự thảo báo cáo và thư quản lý (nếu có) Soát xét báo cáo kiểm toán Phát hành báo cáo kiểm toán Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán Việc xem xét các sự kiện sau niên độ được tiến hành nhằm đảm bảo rằng tất cả các sự kiện sau ngày lập BCTC đều được xác định. Việc xem xét này được KTV thực hiện thông qua việc xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị, biên bản họp Ban giám đốc, các biên bản kiểm tra, thanh tra hoặc trực tiếp phỏng vấn các luật sư của đơn vị hay Ban giám đốc bên khách hàng. Quá trình KTV xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán được thực hiện theo mẫu quy định của công ty. (Phụ lục 5: Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán) Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng Việc phân tích đánh giá tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng khi phát hành BCKT. Vì BCTC được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần trừ khi doanh nghiệp có ý định giải thể hoặc bị buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. KTV dựa trên những bằng chứng kiểm toán thu thập được để đánh giá xem có tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến từng sự kiện và điều kiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán. Việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng được KTV thực hiện theo mẫu quy định chung của công ty. (Phụ lục 6: Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng) Đối với công ty X mức độ tin tưởng của KTV đối với giả thuyết hoạt động liên tục của KTV được đánh giá là tốt. Do công ty X là khách hàng thường xuyên, nên sau mỗi cuộc kiểm toán trước, giả thuyết về hoạt động liên tục của công ty đều được KTV và AASC đánh giá lại. Việc nguồn vốn của công ty bị giảm sút được ban giám đốc giải trình là do công ty trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, trong năm qua uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định thu hồi lại một phần vốn để đâu tư cho một số công ty khác mới được thành lập (số vốn uỷ ban nhân dân tỉnh rút lại là 6.231.046.896 VND). Đồng thời, công ty cũng đang thực hiện kế hoạch việc mua bản quyền công nghệ sản xuất mới (13.554.200.00 VND) nên lợi nhận trong năm cũng bị giảm sút. Cùng với việc phân tích những tỉ suất khác và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình KTV đánh giá giả thuyết về hoạt động liên tục của công ty X là chấp nhận được. Tại công ty Y, nguồn vốn năm nay giảm so với năm trước, theo giải trình của ban giám đốc công ty Y này là do một số xí nghiệp trực thuộc công ty đang tiến hành tách ra cổ phần hoá nên vốn chủ sở hữu của công ty bị giảm (40.825.897.365 VND). Cùng với việc phân tích những tỉ suất khác, dựa vào những dấu hiệu khác của công ty và xét đoán nghề nghiệp, KTV đánh giá giả thuyết về hoạt động liên tục của công ty Y là chấp nhận được. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán Sau khi thực hiện kiểm toán ở đơn vị khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ họp và thảo luận tổng hợp các kết quả kiểm toán. Các kết quả kiểm toán này bao gồm: Các vấn đề mà KTV phát hiện trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Các sai sót và các bút toán mà KTV đề nghị đơn vị được kiểm toán điều chỉnh và trình bày lại Bảng 3 - Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh tại công ty X STT Tham chiếu Nội dung nghiệp vụ Đ/c trên BCĐKT Ảnh hưởng đến KQHĐKD Ghi chú Ý kiến khách hàng Nợ Có Số tiền Nợ Có Số tiền Nội dung Ngày 1 Đ/c tăng CP nhiên liệu 152 142 209.837.893 đồng ý 2 Đ/c CP trả trước ngắn hạn sang CP trả trước dài hạn 242 142 66.495.850 đồng ý 3 Đ/c khoản hao hụt hàng tồn kho 421 421 1.536.841.507 632 642 1.536.841.507 đồng ý 4 Đơn vị hạch toán CP để xử lý âm quỹ khen thưởng phúc lợi đã chi quá không có nguồn 421 432 202.726.354 642 202.726.354 Không đồng ý 5 Phân loại lại khoản thu tiền phạt hợp đồng kinh tế 421 421 50.000.000 515 711 50.000.000 đồng ý 6 Đ/c tăng nợ phải thu và nợ phải trả do bù trừ khác đối tượng 1388 3388 22.000.000 đồng ý 7 Đ/c thuế GTGT không được khấu trừ 421 3331 37.962.881 642 37.962.881 đồng ý 8 Tăng khấu hao TSCĐ 421 214 27.000.000 Không đồng ý Sai sót ở bút toán số 4, 8 khách hàng không đồng ý nên sẽ đưa ý kiến ngoại trừ trên BCKT do vi phạm nguyên tắc trọng yếu. Bảng 4 - Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh tại công ty Y STT Tham chiếu Nội dung nghiệp vụ Đ/c trên BCĐKT Ảnh hưởng đến KQHĐKD Ghi chú Ý kiến khách hàng Nợ Có Số tiền Nợ Có Số tiền Nội dung Ngày 1 Đ/c hàng bán bị trả lại 156 421 100.000.000 632 100.000.000 đồng ý 2 Đ/c mua hàng chưa trả tiền người bán 156 331 50.000.000 đồng ý 3 Giảm khấu hao TSCĐ bộ phận quản lý trích vượt khung quy định. 214 421 30.500.000 642 30.500.000 Không đồng ý 4 Tăng nợ phải thu và nợ phải trả do bù trừ khác đối tượng 131 331 18.000.000 đồng ý 5 Phân loại lại TSCĐ 211 152 114.610.000 đồng ý 6 Tăng doanh thu theo biên bản nghiệm thu A-B hạng mục công trình XDCB đã hoàn thành 80% 337 421 1.352.050.000 511 1.352.050.000 Không đồng ý 7 Phân loại lại do hạch toán một số loại không đủ điều kiện trở thành TSCĐ 142 211 23.603.000 đồng ý 8 Điều chỉnh trích thêm CP tiền lương 421 334 162.037.000 642 162.037.000 đồng ý Sai sót ở bút toán số 3, 6 khách hàng không đồng ý nên sẽ đưa ý kiến ngoại trừ trên BCKT do vi phạm nguyên tắc trọng yếu. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán Dựa trên các bút toán điều chỉnh và những ghi chép, bằng chứng kiểm toán (hồ sơ kiểm toán) mà KTV thu thập được được trong quá trình kiểm toán, KTV tiến hành thảo luận với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán, và đưa ra bản dự thảo BCKT bao gồm: Báo cáo của Ban giám đốc . Báo cáo kiểm toán. Báo cáo tài chính, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán (số trước và sau điều chỉnh). + Báo cáo kết quả kinh doanh dự thảo (số trước và sau điều chỉnh). + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự thảo (số trước và sau điều chỉnh). + Bản thuyết minh BCTC. (Phụ lục 7: BCKT dự thảo BCTC Công tyX) (Phụ lục 8: BCKT dự thảo BCTC Công ty Y) Trong quá trình lập dự thảo BCKT, KTV đồng thời thu thập thư giải trình của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán.Thư giải trình được lập dưới dạng Báo cáo của Ban giám đốc. Thư quản lý Để giúp đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV và công ty kiểm toán phát hành thư quản lý. Quy trình soạn thảo thư quản lý: Các thành viên trong nhóm kiếm toán ghi lại các vấn đề dự kiến sẽ được nêu trong thư quản lý trên giấy làm việc trong quá trình thực hiện kiểm toán; Thảo luận với nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp của khách hàng về các vấn đề này để có được các đánh giá đúng đắn và thu thập thêm thông tin để có thể đưa ra đề xuất hợp lý; Các thành viên trong nhóm kiểm toán tham gia vào việc viết bản dự thảo thư quản lý; Các th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính.DOC
Tài liệu liên quan