Đề tài Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được các Bộ: Công Thương, Ngoại Giao, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm ủng hộ; được Thường trực Chính phủ thống nhất cho tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc lần thứ 3 - năm 2011 kế thừa những thành công đã đạt được của Lễ hội cà phê năm 2005 và năm 2008, Tuần lễ Văn hoá cà phê năm 2007 và tiến xa hơn với mong muốn trở thành sự kiện quan trọng của ngành cà phê Việt Nam mang tầm quốc tế, từng bước khẳng định chỗ đứng và khẳng định vị thế của thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

docx27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao. Được tiếp xúc với các doanh nghiệp, được cam kết về chất lượng sản phẩm, nông dân rất phấn khởi và tin tưởng trong việc chọn mua sản phẩm, phụ tùng nông nghiệp. Đối với chuyên ngành cà phê nói riêng và công nghiệp Việt Nam nói chung Sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước và sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp và bà con nông dân góp phần thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Đưa cà phê trở thành ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, đầy tiềm năng của Việt Nam. Lễ hội cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá, giúp khai phá và đánh thức tiềm năng đầu tư, du lịch bản địa, giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Tây nguyên, đưa Buôn Ma Thuột thành một trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc, với nhiều gói du lịch giá trị và nhiều dịch vụ đầu tư thương mại bổ trợ cho ngành du lịch; đồng thời nâng cao giá trị và tầm quan trọng của cà phê Việt Nam, hướng đến phát triển bền vững và từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia. è Qua Hội chợ triển lãm cà phê này, chúng ta tìm ra cho Cà phê Tây Nguyên nói riêng, và thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung một con đường đi bền vững hơn. LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘC LẦN THỨ 3 – NĂM 2011 Trong năm 2011, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3, tiếp tục cho kế hoạch quảng bá ngành cà phê Việt Nam lên tầm cao mới, tạo sân chơi chung cho ngành cà phê thế giới. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được các Bộ: Công Thương, Ngoại Giao, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm ủng hộ; được Thường trực Chính phủ thống nhất cho tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc lần thứ 3 - năm 2011 kế thừa những thành công đã đạt được của Lễ hội cà phê năm 2005 và năm 2008, Tuần lễ Văn hoá cà phê năm 2007 và tiến xa hơn với mong muốn trở thành sự kiện quan trọng của ngành cà phê Việt Nam mang tầm quốc tế, từng bước khẳng định chỗ đứng và khẳng định vị thế của thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường  thế giới. Sự cần thiết “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011” Mục tiêu của Lễ hội Mục tiêu chung Đưa mặt hàng cà phê xứng đáng là một trong năm sản phẩm của quốc gia và khẳng định vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trong ngành cà phê thế giới. Xây dựng văn hóa cà phê riêng của người Việt Nam, góp phần tạo lên sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, và không xung đột giữa các quan điểm chính trị, tôn giáo. Nâng tầm Lễ hội cà phê trở thành Lễ hội quy mô quốc tế, để chia sẻ và hợp tác, từng bước tạo sự công bằng trong phân phối lợi ích giữa người trực tiếp sản xuất cà phê, người kinh doanh và người tiêu dùng được hợp lý, hài hoà trong nước nói riêng và các nước sản xuất cà phê lớn nói chung. Mục tiêu riêng Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk về phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới; quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý, thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”. Quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột nói riêng, Đắk Lắk nói chung là vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; vùng đất khởi nguồn của ý tưởng và là nơi xây dựng “Thủ phủ cà phê toàn cầu”. Lợi ích mang lại từ Lễ hội Kinh tế Với lợi thế thị trường cà phê là thị trường có giá trị giao thương lớn (trên 100 tỉ USD) chỉ đứng sau dầu mỏ, là thị trường đầy sức hấp dẫn đã đưa hơn 2 tỷ người sử dụng như một loại giải khát tinh thần. Do đó, sức lan tỏa này sẽ tiếp tục ngày càng lan rộng khi người ta tìm ra được “chất” hấp dẫn thực sự của cà phê. Xét về trong nước, đây là cơ hội để khuyến khích và thúc đẩy tăng tiêu dùng cà phê nội địa thông qua việc nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của cà phê đối với mỗi cá nhân cũng như quốc gia, toàn xã hội. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê thô với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, xét về giá trị còn rất thấp so với thị trường cà phê thế giới. Do đó, đây là cơ hội để ngành hàng cà phê Việt Nam thảo luận, thống nhất biện pháp nhằm tăng giá trị xuất khẩu và mang lại hiệu quả cao nhất cho sản phẩm cà phê. Cà phê là ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, đầy tiềm năng của Việt Nam và một khi giá trị cà phê được gia tăng, được khẳng định đúng với vị thế vốn có sẽ góp phần nâng cao vị  thế của vùng kinh tế Tây Nguyên – Đắk Lắk, kinh tế ngành và kinh tế quốc gia. Lễ hội cà phê cũng là cơ hội để tỉnh Đắk Lắk xúc tiến Thương mại, đầu tư và Du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Văn hóa – xã hội Lễ hội cà phê là cơ hội giới thiệu, quảng bá, giúp khai phá và đánh thức tiềm năng đầu tư, du lịch bản địa, giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Nguyên - đưa Buôn Ma Thuột thành một trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc, với nhiều gói du lịch giá trị và nhiều dịch vụ đầu tư thương mại bổ trợ du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh Đắk Lắk.  Đồng thời, nâng cao giá trị và tầm quan trọng của cà phê Việt Nam, hướng, đến phát triển bền vững và từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia. Ngoại giao Thông qua Lễ hội cà phê, Việt Nam và những người yêu cà phê muốn gửi đến với thế giới, với cộng đồng một thông điệp “Ngoại giao xanh – ngoại giao cà phê”, đưa cà phê trở thành một biểu tượng văn hóa của ngoại giao quốc gia, một ngôn ngữ đặc biệt để kết nối mọi người trên toàn thế giới. Môi trường Nâng cao nhận thức về cây cà phê là một loại cây bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người, do đó cần khai thác, bảo vệ và phát triển cà phê một cách phù hợp với sinh thái môi trường.Với đặc tính sẵn có của cây cà phê và xu hướng phát triển nông nghiệp thân thiện, hài hòa với môi trường, với cộng đồng thì cây cà phê là một yếu tố tiêu biểu cho khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững. Công tác chuẩn bị Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức “Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 - năm 2011” dự kiến như sau: Ban chỉ đạo: Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - Trưởng ban; Các Bộ: Ngoại giao; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam; Tổng công ty cà phê Việt Nam; Mời Lãnh đạo UBND các tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông. Các Sở, ngành: Tài chính; Công thương; Kế hoạch và Đầu tư; Văn Hoá, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch;… Ban Tổ chức: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk - Trưởng Ban; Các Cục, Vụ của Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk; Tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE); Các Sở, ban, ngành: Công thương; Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Ngoại vụ, Công an, Tài chính, UBND thành phố Buôn Ma Thuột, Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Hội Nông dân, Hiệp hội doanh nghiệp, Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Công ty TNHH một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường. Thành lập các Tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội; gồm 05 tiểu ban: Tiểu ban nội dung, Tiểu ban truyền thông - đối ngoại, Tiểu ban lễ tân và hậu cần, Tiểu ban tài chính, Tiểu ban an ninh. Phân công nhiệm vụ cho từng tiểu ban như sau: Tiểu ban nội dung: Đảm bảo việc xây dựng và thể hiện các hình thức nội dung, nghệ thuật của Lễ hội một cách nhất quán, sáng tạo, hấp dẫn mang đậm bản sắc dân gian kết hợp hiện đại. Tiểu ban truyền thông và đối ngoại: Đảm bảo nguyên tắc truyền thông xuyên suốt trước, trong và sau Lễ hội. Chọn lọc và làm việc với các đơn vị bảo trợ truyền thông chiến lược trên các kênh truyền thông báo hình, báo in, báo điện tử vietnamnet… Tiểu ban lễ tân và hậu cần: Thực hiện công tác đón tiếp khách mời đảm bảo chu đáo; công tác bảo vệ sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường, điện, nước… Tiểu ban tài chính: Thực hiện việc đôn đốc, quản lý thu chi, quyết toán tài chính từ nguồn Trung ương; Quản lý và tiếp nhận nguồn tài trợ. Tiểu ban an ninh: Đảm bảo công tác an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ xuyên suốt Lễ hội. Công tác vận động tham gia Đề nghị các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  Ngoại giao, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mời Đại sứ quán, lãnh đạo, HIệp hội cà phê các nước có sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới, Câu lạc bộ thương hiệu nông sản Việt Nam, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước tham gia Lễ hội. Tổng Công ty cà phê Việt Nam, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, đơn vị phối hợp tổ chức hội chợ vận động các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Hội chợ - Triển lãm; đối tượng là các thương nhân sản xuất, kinh doanh và chế biến cà phê, các sản phẩm từ cà phê và các sản phẩm phục vụ cho sản xuất, chế biến cà phê trong và ngoài nước. Trước mắt chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu của ngành cà phê Việt Nam để chuẩn bị kế hoạch tham gia chu đáo và sẽ là những đơn vị tiêu biểu trong sự kiện của Lễ hội. Tôn vinh nhà nông tiêu biểu sản xuất cà phê giỏi của tỉnh; Tổ chức trưng bày triển lãm thành tựu khoa học, sản phẩm cà phê thô và các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu cà phê; đồng thời gắn việc tổ chức Hội chợ - Triển lãm với các hoạt động du lịch, văn hóa, thể dục thể thao diễn ra ở nhiều điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh tổ chức các đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh chủ trì và các thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức đi vận động các tỉnh và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng tham gia. Công tác tuyên truyền quảng bá, phát hành thư mời, họp báo Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Tổng công ty cà phê Việt Nam, Hiệp hội cà phê - Ca cao Việt Nam, các ngành liên quan và Công ty tổ chức Hội chợ - Triển lãm thực hiện những phần việc sau: Lên market thư mời tham gia “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột” trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15/9/2010. Phát hành thư mời trước ngày 30/9/2010. Chuẩn bị nội dung, địa điểm và kinh phí cho các cuộc họp báo theo thời gian cụ thể sau: + Tại Thành phố Hồ Chí Minh : Vào tháng 12/2010 + Tại Thành phố Hà nội : Vào tháng 1/2011 + Tại tỉnh Đắk Lắk : Vào cuối tháng 2/2011 Thực hiện kế hoạch dựng Panô lớn quảng cáo Lễ Hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011 tại các trục đường chính của tỉnh; in và treo Banrol - cờ phướn, tờ rơi quảng bá về Lễ hội. Xây dựng một chuyên mục riêng cho Lễ hội trên website Ngoài ra, còn quảng bá bằng nhiều hình thức như áp phích, cổ động rộng rãi ở nhiều nơi công cộng như các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn, các cơ quan công sở của tỉnh, trên các trục đường chính của trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện; các sân bay trong cả nước. Tất cả các hoạt động diễn ra trước và trong quá trình tổ chức Lễ hội. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan lập kế hoạch thông tin, truyền thông cho Lễ hội trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30/09/2010, thực hiện những phần việc sau: Liên kết thông tin Lễ Hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011 trên website với các Website các cơ quan, tổ chức có uy tín như: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND Đắk Lắk, và website của các tỉnh Tây Nguyên, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, Cục xúc tiến Thương mại... Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng. Trong đó quảng bá về Lễ hội trên các kênh truyền hình VTV1, VTV4, VTC và các đài truyền hình các tỉnh Tây Nguyên bằng hình ảnh, video clip với thời lượng từ 15 - 30 giây thường xuyên trước thời gian diễn ra Lễ hội. Phối hợp với Bộ Ngoại giao có kế hoạch và triển khai kết hợp quảng bá về Lễ hội thông qua các chương trình giao lưu giữa Việt Nam và các quốc gia khác từ nay cho đến tháng hết tháng 02/2011 (như Chương trình Lễ hội Việt Nam tại CHLB Đức sẽ diễn ra vào tháng 8/2010). Các nội dung và hoạt động của lễ hội Tên Lễ hội Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011 Tên tiếng Anh Buon Ma Thuot Coffee Festival, 2011 Địa điểm Thành Phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Thời gian Từ ngày 10 – 13/3/2011 Ngày khai mạc   Vào lúc 20giờ, thứ năm ngày 10/3/2011 Ngày bế mạc Vào lúc 20giờ, chủ nhật ngày 13/3/2011 Quy mô Trên 140 doanh nghiệp, 400 – 450 gian hàng Các nội dung chương trình của Lễ hội Chương trình khai mạc, bế mạc Lễ khai mạc: Chủ đề: Lễ rước và tôn vinh cà phê “Tạ ơn cà phê” Thời gian: 20 giờ, ngày 10/3/2011 Địa điểm: Quảng trường 10/3, Thành phố Buôn Ma Thuột. Lễ bế mạc: Chủ đề: Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Đêm thế giới cà phê” Thời gian: 20 giờ, ngày  13/3/2011 Địa điểm: Quảng trường 10/3, Thành phố Buôn Ma Thuột. Truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc và bế mạc trên Đài truyền hình Việt Nam VTV1, VTV4, VTC và các đài truyền hình 5 tỉnh Tây Nguyên. UBND tỉnh có văn bản gửi Đài truyền hình Việt Nam. Đài truyền hình Đắk Lắk chịu trách nhiệm làm việc với Đài truyền hình Việt Nam. Do Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng kịch bản Lễ khai mạc, bế mạc trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 20/09/2010. Hội chợ triễn lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm liên quan Đây là không gian chính cho Lễ hội, nơi tập hợp các hoạt động giới thiệu, giao lưu của ngành cà phê, giữa ngành cà phê với các sản phẩm phụ trợ. Hình thức tổ chức ở đây là một không gian mở kết hợp văn hóa cà phê với khung cảnh thiên nhiên sẽ tạo được hiệu ứng cao cho Lễ hội. Mời 4 tỉnh Tây Nguyên tham gia triển lãm thành tựu phát triển cà phê, kinh tế – xã hội. Hội chợ –Triển lãm sẽ được diễn ra trong 6 ngày, dự kiến lễ khai mạc vào lúc 9 giờ ngày 10/3/2011 và bế mạc vào lúc 18 giờ ngày 13/3/2011. Địa điểm: Khu Bảo tàng tỉnh, số 02 đường Y Ngông, Thành phố Buôn Ma Thuột. Các lĩnh vực, mặt hàng tham gia Hội chợ - Triển lãm gồm: Các loại cà phê nhân, cà phê chế biến. Các sản phẩm chế biến khác được chế biến từ hương liệu cà phê. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây cà phê. Các dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị chế biến cà phê. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà phê. Triển lãm các công trình nghiên cứu khoa học về cây cà phê. Triển lãm các loại giống cây cà phê. Triển lãm các mô hình chăm sóc cây cà phê. Triển lãm biểu đồ phát triển cà phê và nguồn gốc xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột. Triển lãm hình ảnh, sản phẩm từ cây cà phê Các sản phẩm khác có liên quan đến cà phê. Hiệp hội Du lịch chủ trì tỉnh lập kế hoạch thực hiện chương trình ẩm thực trình UBND tỉnh trước ngày 20/11/2010. + Tổ chức bố trí khu vực ẩm thực phục vụ Hội chợ triển lãm. + Chọn một số địa điểm du lịch để bố trí tổ chức khu ẩm thực với các đặc sản Tây Nguyên kết hợp du lịch – văn hoá ẩm thực phục vụ cho du khách. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chọn đơn vị phối hợp tổ chức Hội chợ –Triển lãm trình UBND tỉnh quyết định trước ngày 15/9/2010. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch phối hợp với Sở Công Thương, VINACAFE, VICOFA, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân và đơn vị tổ chức Hội chợ – Triển lãm mời các thương nhân sản xuất, kinh doanh và chế biến cà phê, kinh doanh thương mại trong và ngoài nước tham gia. a. Về tổ chức gian hàng của doanh nghiệp và các tổ chức khác Có 2 hình thức gian hàng: Gian theo tiêu chuẩn (3mx3m) và đơn vị tự thiết kế, dàn dựng. Chi phí hỗ trợ: Doanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 50% chi phí tiền thuê gian hàng; trong đó tối đa 04 gian cho loại gian chuẩn 3mx3m/doanh nghiệp hoặc 36m2 cho doanh nghiệp tự dựng. b. Tổ chức gian hàng chung Đây là gian hàng tổng quan trưng bày, giới thiệu quá trình hình thành, phát triển ngành cà phê, quy trình sản xuất, chế biến, các thương hiệu cà phê. Giao cho Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Các nội dung của gian hàng này: Triển lãm những thành tựu của ngành cà phê: Xây dựng bằng mô hình mô phỏng qua các chặng thời gian lịch sử. Quy trình từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến cà phê. Khu vực tư vấn về trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê. Triển lãm các thương hiệu cà phê. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chuẩn bị 50 cây cà phê loại 1 tuổi, 2 tuổi, đang ra hoa, trái xanh, trái chín và quy trình ghép chồi… để triển lãm tại gian hàng chung của tỉnh, lập kế hoạch trình Uỷ Ban Nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 20/11/2010 để giới thiệu với du khách và phục vụ cho công tác quảng bá tại Hội chợ – Triển lãm. Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn thực hiện chuẩn bị các hình ảnh tư liệu về quy trình sản xuất, chế biến, trồng và chăm sóc cà phê, để giới thiệu với du khách và phục vụ cho công tác quảng bá tại Hội chợ – Triển lãm. c. Tổ chức gian hàng giới thiệu và hỗ trợ tư vấn cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao dịch cà phê của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột Sở Công thương lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 20/11/2010 Quyền lợi của doanh nghiệp tham gia: Được Ban tổ chức hỗ trợ phí tham gia là 3.000.000đ/ gian hoặc 275.000đ/m2 nhưng không vượt quá 04 gian tiêu chuẩn hoặc 36m2 đất thuê tự dựng theo quy định của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Trong trường hợp đơn vị đăng ký vượt mức hỗ trợ nêu trên, đơn vị đóng đủ 100% phí cho Ban tổ chức. Thủ tục cần thiết tham gia: Hồ sơ gồm: Bản đăng ký tham dự Hội chợ triển lãm Hợp đồng tham gia Hội chợ triển lãm Thanh lý hợp đồng tham gia Hội chợ triển lãm Bản sao giấy phép kinh doanh có công chứng Lễ hội đường phố Tổ chức Lễ hội đường phố như múa lân, Voi mang biểu tượng cà phê đi diễu hành trên các đường phố, giao lưu văn hoá Cồng chiêng… Chủ đề “Hội tụ cảm xúc” Thời gian: 15 giờ, ngày 10/3/2011. Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên chủ trì, phối hợp Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh trước ngày 20/09/2010. Thưởng thức cà phê miễn phí và vận động nhân dân thực hiện quảng bá lễ hội + Tuyên truyền sâu rộng đến toàn dân trên địa bàn thành phố về Lễ hội, thực hiện cho một số hoạt động của thành phố diễn ra trong thời gian Lễ hội để tạo không khí toàn dân cùng tham gia Lễ hội; tạo không gian văn hóa cà phê tại các khu vực trung tâm của Thành phố, nhà hàng, khách sạn, các quán cà phê… + Tổ chức uống cà phê miễn phí: Vận động các điểm kinh doanh cà phê lớn, đặc trưng trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột gắn việc hoạt động kinh doanh của đơn vị với việc tuyên truyền, quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột qua hình thức cho khách uống miễn phí cà phê trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%, doanh nghiệp 50%. * UBND thành phố Buôn Ma Thuột chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh trước ngày 15/10/2010. 3.1.5. Tổ chức Hội thảo Nội dung: “Sản xuất - Tiêu thụ cà phê bền vững và Phát triển Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột”. Thời gian, địa điểm: Tổ chức ngày 11/3/2011, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Trong đó hai nội dung được thực hiện như sau: a. Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Sản xuất - Tiêu thụ Cà phê bền vững” Đối tượng tham gia: đại diện các nước sản xuất cà phê (Braxin, Columbia, Indonesia, Ethiopia và Việt Nam…), các nhà nhập khẩu, các Hiệp hội cà pheecuar các nước sản xuất cà phê (tổ chức khoảng 150 đại biểu quốc tế và Việt Nam). Sở Công thương tỉnh chủ trì, làm đầu mối liên lạc với các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị nội dung; trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 10/9/2010. b. Hội thảo với chủ đề “Phát triển thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột” Đối tượng tham gia: Các tổ chức nghiên cứu, quản lý về ngành cà phê; Các tổ chức tiêu thụ cà phê. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Sở Công thương và ngành liên quan chuẩn bị nội dung; trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15/9/2010. Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch Thời trang cà phê và Duyên dáng Việt Nam 24        Chương trình “Duyên dáng Việt Nam 24” lấy cà phê là tâm điểm của chương trình: Chủ đề: “Thăng hoa sáng tạo” Thời gian: 20 giờ, ngày 11/3/2011.        Công ty cổ phần Trung Nguyên chịu trách nhiệm liên hệ và thực hiện; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/09/2010. Chương trình biểu diễn ca nhạc Chủ đề “Rock cà phê” đêm 12/3/2011, với sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng của Tây Nguyên và Việt Nam với các ca khúc về chủ đề cà phê, về Tây Nguyên tại sân khấu trường Đại học Tây Nguyên.        Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh trước ngày 20/11/2010. Các chương trình văn hóa, nghệ thuật khác Trình diễn văn hóa ẩm thực Tây Nguyên và các trò chơi dân gian các dân tộc đồng bào Tây Nguyên tại trung tâm Hội chợ - Triển lãm trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội. Đơn vị tổ chức Hội chợ - Triển lãm xây dựng kế hoạch thực hiện báo cáo Ban Tổ chức trước ngày 20/11/2010. d. Hoạt động du lịch Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và các đơn vị liên quan làm việc với các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp du lịch tổ chức các Tuor du lịch kết hợp với quảng bá về cà phê Buôn Ma Thuột cho du khách. Xây dựng kế hoạch báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/11/2010. Hiệp Hội du lịch tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng “Tour du lịch cà phê”: Các Tour du lịch ngắn khám phá và trải nghiệm cà phê, tham quan các khu vườn trồng cà phê và một số nhà máy chế biến cà phê, khám phá phong cảnh đẹp của Đắk Lắk cho các tổ chức, hiệp hội của các cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam; các CLB đặc thù như vespa cổ, xe mô tô Harley, du khách… Lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh trước ngày 20/11/2010. Các công tác khác Công tác bảo vệ Công an tỉnh Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND thành phố Buôn Ma Thuột và các đơn vị liên quan xây dựng phương án bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trước, trong và sau thời gian diễn ra Lễ hội, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 10/12/2011. Công tác bảo vệ sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm Lễ hội có nhiều hoạt động cùng diễn ra trên địa bàn rộng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ăn uống tăng cao, vì vậy đòi hỏi công tác bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải được chú trọng. Giao cho Sở Y tế chịu trách nhiệm lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 20/02/2011. Công tác vệ sinh môi trường, điện, nước Đảm bảo nguồn nước và cung cấp nguồn điện ưu tiên; có những phương án khi có sự cố về điện; bố trí, thuê bộ phận chuyên trách đảm bảo tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau kết thúc Lễ hội. Giao cho Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện; trình UBND tỉnh trước ngày 20/02/2011 Kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện Kinh phí tổ chức lễ hội Tổng kinh phí dự kiến : 20.000.000.000 đồng         Trong đó:  Chi từ ngân sách địa phương :  5.000.000.000 đồng Thu từ nguồn tài trợ : 8.000.000.000 đồng  Đề nghị Trung ương hỗ trợ: Chương trình XTTM Quốc gia:          2.000.000.000 đồng Nguồn ngân sách:       5.000.000.000 đồng Kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện Về quản lý kinh phí Lễ hội: Giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất UBND tỉnh thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và đảm bảo cho công tác tổ chức Lễ hội. Kinh phí hỗ trợ từ Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia: Giao Trung tâm xúc tiến Thương mại ,Đầu tư và Du lịch tiếp nhận, thực hiện theo quy định của Chương trình XTTM trọng điểm Quốc gia được duyệt, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban tổ chức, đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả; quyết toán nguồn kinh phí này với Trung ương. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương: Giao Sở Tài chính liên hệ Bộ Tài chính để xin hỗ trợ, tiếp nhận và thực hiện. Kinh phí từ nguồn tài trợ: Giao Trung tâm xúc tiến Thương mại ,Đầu tư và Du lịch ký hợp đồng với nhà tài trợ, thực hiện quyền lợi tài trợ và thống nhất với Sở Tài chính thực hiện chi phục vụ cho các nội dung hoạt động của Lễ hội đảm bảo đúng quy định và hiệu quả. Các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm lập đề cương chi tiết nội dung công việc và dự toán phần kinh phí thực hiện chương trình gửi về Sở Tài chính, Trung tâm xúc tiến Thương mại ,Đầu tư và Du lịch để thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi đề án được phê duyệt, các đơn vị chủ trì có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, tiến độ thực hiện theo nội dung công việc được phân công và sẽ triển khai công việc đến từng Tiểu ban thực hiện. ĐÁNH GIÁ VỀ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CHUYÊN NGÀNH CÀ PHÊ Hội chợ triễn lãm chuyên ngành cà phê với mục tiêu tôn vinh và xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa đã thực sự trở thành một sự kiện kinh tế, thu hút quan tâm của đông đảo dư luận, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá, củng cố thương hiệu, là cơ hội để người Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgioi_thieu_hoi_cho_trien_lam_ca_phe_2454.docx
Tài liệu liên quan