Đề tài Lễ hội quan thế âm Đà Nẵng

Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát bội (tuồng), thi các môn: Thi pháp, tranh thuỷ mặc, thả đèn trên sông Cổ Cò (hoa đăng), đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước, kéo dài trong suốt 3 ngày, 3 đêm trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm, núi Kim Sơn và bên bờ sông Cổ Cò.

Đối với hoạt động du lịch, lễ hội Quán Thế Âm nằm trong chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch. Lễ hội đã được Bộ Văn - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch) đưa vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước là cơ hội để quảng bá về khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn một cách sâu rộng, góp phần thu hút khách du lịch đến với Ngũ hành Sơn nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung ngày càng đông hơn.

- Lễ Khai Hội: Tiếng chuông trống khai hội hùng tráng vang dội lan xa báo hiệu cho mọi người biết ngày hội lại về. Hàng đoàn người nhộn nhịp, các đơn vị, đoàn thể rước kiệu về dự lễ khai hội. Kiệu rước “Bằng Di Tích Lịch Sử văn hoá Ngũ Hành Sơn” cấp quốc gia được nhà nước công nhận, do ban quản lý khu thắng cảnh du lịch Ngũ Hành Sơn rước, kiệu rước bài vị và tượng ông Tổ nghề đá Non Nước, do các nghệ nhân phụ trách, và các kiệu rước với các chủ đề văn hoá nhiều mầu sắc đa dạng phong phú của nhiều đoàn thể, phật tử cùng tham gia. Hàng trăm các vị bô lão tại địa phương trang trọng trong bộ lễ phục cổ truyền, trang nghiêm thành kính hướng về giờ phút thiêng liêng của sông núi. Từng lời, từng lời văn tế được xướng lên để bố cáo trời đất, thần hoàng bổn xứ, nguyện cầu quốc thái dân an. một bầu không khí hết sức tín thành lắng đọng, lung linh huyền ảo giữa khói hương trầm nghi ngút, lan toả vào tâm hồn của mọi người về dự khai hội. Hát mừng khai hội, đoàn tuồng văn nghệ với những tiết mục vũ điệu được dàn dựng công phu thể hiện nghệ thuật dân tộc sâu đậm, chào mừng ngày hội lại về trong mùa xuân.

Có năm trong buổi lễ khai hội, hoá trang diễn lại sự tích vua Minh Mạng 3 lần ngự đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, và thuyền vua cập bến tại bến Ngự ở phía trước chùa Quán Thế âm, Minh Mạng là vị vua triều Nguyễn có công lớn bảo vệ và tôn tạo thắng cảnh này. Lễ hoá trang rước vua với phong cách nghệ thuật cổ xưa, ôn diễn lại một khoảnh khắc của lịch sử. Lễ khai hội biểu hiện một tinh thần văn hoá đậm đà truyền thống dân tộc, nối kết quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.

 

doc32 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lễ hội quan thế âm Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà Mẹ, các Mẫu. Quán Thế Âm là biểu trưng cho vị bồ tát hóa độ xuyên suốt thời gian và không gian kể từ khi Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà cho đến lúc Phật Di Lặc đản sinh và hơn thế nữa. Chí nguyện đó trở thành cơ sở cho niềm tin bất diệt trong tâm thức người Phật tử, vì vậy Đức Quán Âm có ý nghĩa như là toàn bộ giá trị thăng chứng trí tuệ, giác ngộ giải thoát, sự chứng đắc quả vị Phật, luôn hiện hữu trong mọi chúng sinh. Trong những khổ đau, hoạn nạn của cuộc sống, người ta thường cầu xin sự giúp đỡ và chở che nhiệm mầu của Đức Quán Âm, bởi họ cảm nhận Ngài luôn dõi mắt và lắng nghe từng nhịp đập con tim của họ chẳng khác người mẹ trông con. Vì thế mà Ngài trở thành mẹ hiền Quán Thế Âm, dân gian còn gọi là Phật Bà. Từ đó, nói đến “Quán Âm” là nói đến hiện thân của lòng từ bi cao cả, tột cùng của chư Phật và Bồ tát nhiều đời. Thậm chí, bất kỳ sự linh nghiệm nào mà người ta đón nhận được từ trong khó khăn, nguy hiểm hay an vui, thuận lợi đều được xem là có sự cứu độ của Ngài. Và đó là vị bồ tát cứu giúp cho người sống cũng như cả cho người chết, nhưng trì niệm danh hiệu Ngài trong việc cầu an vẫn là phổ biến hơn cả. Niệm hồng danh của Ngài, tham gia vào việc tổ chức lễ hội nhân ngày vía Quán Thế Âm đã trở thành một lễ hội lớn, mang tính khu vực, vùng, chứ không còn nằm trong khuôn khổ của một ngôi chùa hay của một đạo Phật ở Việt Nam nữa. Tính chất rộng mở của lễ hội cho thấy vị trí và tầm quan trọng của vị bồ tát này trong đời sống tâm linh của từng cá nhân và của cả cộng đồng. 2.1.2. Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng Chùa Quán Thế Âm được thành lập vào năm 1957, tọa lạc tại chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng, là nơi danh lam thắng cảnh của đất nước. Đặc biệt, nơi đây được gọi là Thánh Địa Phật Giáo, vì hầu hết trên năm ngọn Ngũ Hành Sơn đều có chùa chiền cổ kính hoặc tân tạo. Hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vĩ, biển rộng sông dài, mái chùa hoặc ẩn mình trong hang cốc hoặc cheo leo trên sườn vai của núi hoặc uy nghiêm tọa lạc bên núi vững vàng, sương giáng mây vờn, tàng cây tươi mát, chim hót lừng vang. Phía Đông biển xa vời vợi, bãi cát trải dài, phía Tây Trường Giang lượn khúc, sông sen thơm lừng, đồng quê yên ả. Chùa do cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn trong một giấc thần mộng về Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài. Theo đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên thật là ứng nghiệm, từ đó Hòa thượng đã thành lập ngôi chùa Quán Thế Âm, vì có sự nhiệm mầu của Phật Pháp như vậy khiến lòng người phải ngưỡng mộ kính tin. Chùa nằm nép mình dưới ngọn núi Kim Sơn, soi bóng bên dòng sông Cổ Cò, một nhánh của sông Trường giang. Kim Sơn có dáng hình quả chuông nên còn có tên dân dã là ngọn núi Chuông Úp. Vào năm 1956, cố hoà thượng Thích Pháp Nhãn có cơ duyên phát hiện ra một hang động nằm sâu trong lòng núi hướng ra dòng sông. Đường vào động là những bậc đá tự nhiên. Động có chiều dài hơn năm chục mét, chiều ngang gần mười mét và trần động nhấp nhô cao thấp khoảng mười đến mười lăm mét, thuộc vào dạng hang động lớn của Ngũ Hành Sơn. Điều đặc biệt độc đáo trong hang động này là vô số các thạch nhũ đầy màu sắc, hình thể phong phú da dạng, trong đó có những tượng hình rất giống hình dáng thật, do thiên nhiên khắc hoạ với những hình khối đường nét rõ ràng sắc sảo, chẳng khác nào do những nghệ nhân tài hoa chạm trổ công phu. Bước vào động phía trước mặt ngước nhìn trên vách đá, nổi bật lên pho tượng Quan Thế Âm, là một vị Thánh trong Phật giáo. Pho tượng cao bằng hình người (1,75m), cân phân, thanh tú, một giải kim tuyến lấp lánh, rực sáng, bề ngang hơn gang tay phủ từ bờ vai chảy dài đến hết thân tượng, làm cho bức tượng hết sức sống động huyền ảo, bàn tay phải bưng bình nước cam lồ, chân tượng đứng trên lưng rồng đang cuộn mình giữa tầng sóng gợn. Phía sau, hình một đứa bé tượng trưng Thiện Tài đồng tử. Phía trên, bên trái, hình con chim khổng tước hai cánh toả rộng trần động, bên phải là khóm trúc, sau lưng là một dải mây đá ngũ sắc lung linh. Nhìn tổng thể, đây là một bức tượng phù điêu kết hợp hài hoà rất tài tình, gồm ba sự tích về Quán Thế Âm là Quan Âm Nam Hải tức Quan Âm ở biển phương Nam, Quan Âm Tống Tử là Quan Âm Thị Kính, Quan Âm hàng phục độc long (tức con rồng dữ) gây sóng gió ngoài biển khơi trong kinh Pháp Hoa. Điều đáng kinh ngạc và thán phục là chỉ với sự xâm thực nước gió cộng với thời tiết thiên nhiên đã tạo thành một tác phẩm phù điêu hoàn hảo, tuyệt mỹ đến từng chi tiết như đã mô tả. Đó là cái kỳ diệu vô giá của hang động Quan Âm. Ở giữa tiếng như chuông ngân, đây là cái chuông đá lớn hiếm có và duy nhất tại di tích này, các chỗ trong hang động động từ trên vòm động, một khối thạch nhũ bằng cây cột lớn, dài hơn năm mét thòng xuống sát đất, gõ vào phát ra còn có trống, mõ, khánh âm thanh khá chuẩn, tạo thành một bộ nhạc khí trong nghi lễ của chùa Phật giáo, tất cả cũng chỉ từ đá sinh ra. Ở gần cuối hang động, là một hang động nhỏ, hơi cúi thấp người để đi qua một đường hang hơi hẹp sẽ gặp một hồ nước mát, trong vắt quanh năm gọi là nước Cam lồ. Hồ nước này có một khoảng không gian riêng, như một cái động nhỏ kế tiếp hang động chính vậy. Một điều khác nữa của hang động này, là không khí hang động vừa linh thiêng vừa huyền bí vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, vừa như cái bên ngoài đời và cái bên trong cõi lòng. Một không khí của đạo, của đời hoà lẫn trong hơi thở, trong cảm xúc sống của con người. Là nhân tố hình thành nên ngôi chùa Quán Thế Âm và một Lễ hội văn hoá. Chùa Quán Thế Âm tọa lạc tại địa chỉ 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Huệ Vinh, cảnh quan chùa rộng rãi, nhiều công trình được xây dựng như tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm rất đặc sắc, hội trường, tăng xá,... thuận lợi cho việc tu tập và sinh hoạt, số tăng chúng tu học tại chùa gồm 40 vị, có các đạo tràng tu học - tương tế - từ thiện - văn nghệ, thư họa,... Ngôi chùa hiền hoà cổ kính, hang động thâm sâu huyền bí, là sự hổ tương cộng hưởng, tạo cho Ngũ Hành Sơn một sắc thái thiêng liêng sâu lắng, thanh thoát cao thượng cho tâm hồn, đó cũng là một bản sắc văn hoá đặc trưng. Sự thẩm thấu toả rộng theo dòng thời gian và hội tụ lòng ngưỡng mộ của con người trong tinh thần cộng đồng truyền thống dân tộc, từ đó hình thành nên một lễ hội văn hóa kết hợp giữa đời và đạo, là nhịp cầu giao hoà cảm thông giữa con người và thiên nhiên một quan hệ mật thiết muôn thuở. 2.2. Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng 2.2.1. Xuất xứ của lễ hội Chùa Quán Thế Âm có một phúc duyên lành lớn, diệu kỳ, đó là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm đã thị hiện tôn tượng của Ngài một cách rất thiêng liêng mầu nhiệm tại thạch động chùa Quán Thế Âm, tượng hoàn toàn do thiên tạo ứng linh, vì lẽ đó, người có tín tâm thường đến nơi đây để cầu nguyện, nhất là ngày Đản sanh của Ngài 19/2 âm lịch hằng năm có đến hàng ngàn thập phương - thiện tín về đây chiêm bái, nguyện cầu. Chư tôn túc trong thành phố và chùa Quán Thế Âm đã tổ chức thành ngày Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 hàng năm nhằm mục đích làm cho sự sinh họat này có ý nghĩa và thăng hoa hơn, để hoằng dương Phật Pháp. Đây thật sự là lễ hội mang tính đặc thù của Phật giáo - dân tộc, tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể hiện văn hóa Phật giáo hòa quyện với văn hóa dân tộc tự nghìn xưa văn hiến, làm cho tính cách hữu ích thiện lợi của Phật giáo được thể hiện rõ nét trong xã hội, trong lòng người. Lễ hội này còn là dịp để thiện tín tỏ lòng kính ngưỡng tri ân Đức Từ Bi cứu độ vô lượng của Ngài đối với chúng sanh, với tất cả chúng ta, học theo hạnh nguyện của Ngài làm những việc từ thiện, công đức. Lễ hội Quán Thế Âm trải qua nhiều giai đoạn, hoàn cảnh thăng trầm của đất nước, cũng như hội tụ đầy đủ những nhân tố phù hợp và có ý nghĩa về văn hoá lễ hội. Tại ngọn núi Thuỷ Sơn, có ngôi chùa Tam Thai - Linh ứng, nơi động Hoa Nghiêm vào năm 1957, tôn trí pho tượng bồ tát Quán Thế Âm bằng vật liệu xi măng. Năm 1960, nơi đây được giáo hội tổ chức lễ hội Quan Âm với nghi lễ thuần tuý tôn giáo và chỉ tổ chức một lần đó mà thôi. Lễ hội Quán Thế Âm đã đi vào lòng người, sự ngưỡng mộ của phật tử, người dân đối với đức Quán Thế Âm rất sâu rộng. Vào thập kỷ 90, cố Thượng toạ Thích Huệ Hướng, vị kế tục ngôi chùa Quán Thế Âm có ý nguyện khôi phục lại lễ hội. Vào thời điểm mà Unesco phát động thập kỷ văn hoá về nguồn, khuyến khích các dân tộc trên thế giới bảo vệ và phát huy gia tài văn hoá cổ truyền, để khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá sẽ không mai một hay mất đi cái giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Cùng lúc trong nước các lễ hội đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Vào năm 1991, chùa Quán Thế Âm quyết định phục hồi và tổ chức lễ hội tại địa điểm ngọn núi Kim Sơn của danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Một lễ hội thể hiện đúng tiêu chuẩn của lễ hội văn hoá, đó là phần Lễ và phần Hội. Đến năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm là một trong 15 Lễ hội của chương trình “Chào đón và điểm đến Thiên niên kỷ mới của Quốc gia”. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Lễ hội ngày càng đông đảo Thập phương thiện tín về hành hương tham dự và tương xứng với tầm vóc của một Lễ hội tầm cỡ Quốc gia, chùa Quán Thế Âm phát nguyện kiến tạo xây dựng công trình công viên thánh tích Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng. Đặc biệt, sẽ kiến tạo một tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên được thực hiện theo công nghệ bằng chất liệu pha lê có chiều cao từ 12m đến 25m. 2.2.2. Diễn biến lễ hội Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm. Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội gồm có hai phần: Lễ và Hội. Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hoà quyện với phần hội là những sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm tính nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc. a. Phần lễ Trong các ngày lễ hội, phần nghi lễ tín ngưỡng được chư tăng, phật tử, tổ chức những khoá lễ nguyện cầu cho sự an lành đến với mọi người, nghi lễ thuần tuý trong sáng về tâm linh, hài hoà với phần văn hoá hội, thể hiện sự kết hợp nhịp nhàng giữa Lễ và Hội, một nét đẹp văn hoá đặc trưng của lễ hội Quán Thế Âm. Ngày 19/2 âm lịch, là ngày lễ chính thức Lễ Hội Quán Thế Âm, Từ sáng tinh mơ từng đoàn người từ khắp ngả đường đổ dồn về Ngũ Hành Sơn, mọi người hân hoan, náo nức về dự hội. Suốt một năm đợi chờ, vào mùa xuân lễ hội, là dịp về tham quan danh lam thắng cảnh, chiêm bái thánh tích, ngưỡng mộ Bồ Tát Quán Thế Âm, một không khí rộn rã nhộn nhịp, dâng tràn niềm tin và sâu lắng thiêng liêng, ngày hội Quán Thế Âm có một sức thu hút kỳ lạ, một nhu cầu tinh thần cần thiết đối với bà con Đà Nẵng cũng như có tín ngưỡng hướng về Đức Từ Bi Quán Thế Âm, một tình cảm như bà mẹ hiền bảo hộ chúng sanh. Trước lễ đài cờ hoa rực rỡ, tràn ngập người về dự lễ hội, nghiêm trang tề chỉnh, thành kính hướng về lễ đài, nơi tôn trí tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, Chư vị giáo phẩm Phật giáo, trong lễ phục màu vàng trang nghiêm, cùng quý vị đại biểu quan khách, theo sau đội lễ nhạc rước kiệu tiến lên lễ đài để trang trọng cử hành trọng thể nghi lễ chính thức lễ hội, tiếng kinh cầu nguyện của hàng vạn người, tưởng niệm ân đức của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nguyện cầu quốc thái dân an, chúng sanh an lạc. Tiếng kinh cầu trầm bổng hoà âm vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của sông núi, một nguồn cảm xúc vô biên tạo nên một giai điệu cộng hưởng của hàng vạn tâm hồn cùng nhau chan hoà vào không gian ngày hội và như thấm vào các ngọn núi của chất vị thiêng liêng, những ngọn núi này có chùa, có phật và có cả hồn thiêng sông núi. Chương trình được tiếp nối với hoá trang Phúc Lộc Thọ hát chúc mừng lễ hội, chúc mừng chư vị Tăng Ni, quan khách, đồng bào, bà con phật tử về dự hội. Từng đoàn hoá trang các chủ đề văn hoá của các đoàn thể, đơn vị diễn qua lễ đài trong điệu nhạc và bài hát của lễ hội ca. Rồi từng đoàn người lần lượt lên lễ đài chiêm bái hình ảnh đức Quán Thế Âm, một điều mong ước tốt đẹp, hạnh phúc cho mình, trong giờ khắc linh thiêng nhiệm màu của không khí ngày lễ hội. Nhìn chung, phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung cụ thể như sau: - Lễ Khai kinh, Thượng kỳ, Thượng phan: Tổ chức vào sáng ngày 17/2 âm lịch, do chùa Quán Thế Âm và trại sinh trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thực hiện. - Lễ tế xuân, cúng Sơn thần, Thổ thần: Lễ này cầu cho quốc thái dân an, được tổ chức vào lúc 17h30 ngày 17/2 âm lịch, do Hội Người cao tuổi phường Hòa Hải thực hiện. Trong ngày lễ, các bô lão khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện, một nhánh của sông Cổ Cò, để mở hội Hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố, qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài, với lộ trình dài hơn 2km. - Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18/2 âm lịch. Ánh sáng tượng trưng cho trí tuệ. Theo đạo phật, từ bi tức là tình thương, từ bi mà không được trí tuệ soi sáng thì từ bi sẽ lầm lạc, mê mờ. Vì thế, lễ hội Quán Thế Âm có chương trình rước ánh sáng: Từng đoàn, từng đơn vị rước kiệu, trống chiêng, múa lân. Ánh đuốc bập bùng diễn hành qua các con đường hướng về ngọn núi Thuỷ Sơn, hàng hàng lớp lớp người hoà nhập cùng đoàn rước kiệu, ánh đuốc lung linh, tiếng trông rền vang như làm chuyển động cảnh vật núi non ý nghĩa đem rước ánh sáng hết sức tuyệt vời. Sau phần nghi lễ là các hoạt động: Rước đuốc, rước kiệu, múa lân - sư - rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện. - Lễ trai đàn chẩn tế: Được tổ chức vào sáng ngày 19/2 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ. - Lễ thuyết giảng về Đức bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: Lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19/2, nhằm ngợi ca lòng từ bi bác ái của bồ tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng. - Lễ rước Tôn tượng bồ tát Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19/2 Âm lịch. Sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu, trên có tượng Phật Bà, đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau. Kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên sông Cầu Biện, sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh làm nghề đi biển, làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. - Lễ vía Đức bồ tát Quán Thế Âm: Đây là lễ chính của lễ hội. Lễ vía được tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch do Ban tổ chức lễ hội, Ban Trị sự Phật giáo thành phố Đà Nẵng và Ban đại diện Phật giáo quận Ngũ Hành Sơn tổ chức. Hình ảnh phần lễ Quang cảnh lễ cầu nguyện thế giới hòa bình tại Lễ hội Quán Thế Âm Hoa tương và kiệu rước rất long trọng Lễ cầu quốc thái dân an Đức pháp vương thuyết giảng Hoá trang Quán Thế Âm Lễ rước Quán Thế Âm b. Phần hội Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát bội (tuồng), thi các môn: Thi pháp, tranh thuỷ mặc, thả đèn trên sông Cổ Cò (hoa đăng), đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước,… kéo dài trong suốt 3 ngày, 3 đêm trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm, núi Kim Sơn và bên bờ sông Cổ Cò. Đối với hoạt động du lịch, lễ hội Quán Thế Âm nằm trong chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch. Lễ hội đã được Bộ Văn - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch) đưa vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước là cơ hội để quảng bá về khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn một cách sâu rộng, góp phần thu hút khách du lịch đến với Ngũ hành Sơn nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung ngày càng đông hơn. - Lễ Khai Hội: Tiếng chuông trống khai hội hùng tráng vang dội lan xa báo hiệu cho mọi người biết ngày hội lại về. Hàng đoàn người nhộn nhịp, các đơn vị, đoàn thể rước kiệu về dự lễ khai hội. Kiệu rước “Bằng Di Tích Lịch Sử văn hoá Ngũ Hành Sơn” cấp quốc gia được nhà nước công nhận, do ban quản lý khu thắng cảnh du lịch Ngũ Hành Sơn rước, kiệu rước bài vị và tượng ông Tổ nghề đá Non Nước, do các nghệ nhân phụ trách, và các kiệu rước với các chủ đề văn hoá nhiều mầu sắc đa dạng phong phú của nhiều đoàn thể, phật tử cùng tham gia. Hàng trăm các vị bô lão tại địa phương trang trọng trong bộ lễ phục cổ truyền, trang nghiêm thành kính hướng về giờ phút thiêng liêng của sông núi. Từng lời, từng lời văn tế được xướng lên để bố cáo trời đất, thần hoàng bổn xứ, nguyện cầu quốc thái dân an. một bầu không khí hết sức tín thành lắng đọng, lung linh huyền ảo giữa khói hương trầm nghi ngút, lan toả vào tâm hồn của mọi người về dự khai hội. Hát mừng khai hội, đoàn tuồng văn nghệ với những tiết mục vũ điệu được dàn dựng công phu thể hiện nghệ thuật dân tộc sâu đậm, chào mừng ngày hội lại về trong mùa xuân. Có năm trong buổi lễ khai hội, hoá trang diễn lại sự tích vua Minh Mạng 3 lần ngự đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, và thuyền vua cập bến tại bến Ngự ở phía trước chùa Quán Thế âm, Minh Mạng là vị vua triều Nguyễn có công lớn bảo vệ và tôn tạo thắng cảnh này. Lễ hoá trang rước vua với phong cách nghệ thuật cổ xưa, ôn diễn lại một khoảnh khắc của lịch sử. Lễ khai hội biểu hiện một tinh thần văn hoá đậm đà truyền thống dân tộc, nối kết quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai. - Sinh hoạt trại: Lễ hội Quán Thế Âm có những đặc điểm là có chương trình cắm trại suốt 3 ngày lễ. Rất nhiều trại của các vị đạo hữu, phật tử trong các chúng nhóm, đạo tràng tu học của chùa Quán Thế Âm, trong các chúng này phần nhiều là các vị trung niên và lớn tuổi. Mỗi trại đều được trang trí rất đẹp và có cổng chào, có chương trình sinh hoạt và giao lưu với nhau, tạo nên một nét đẹp dặc trưng, điểm xuyết tuyệt vời trong các ngày lễ hội. Ngoài ra còn có khu vực trại khá quy mô đa dạng phong phú của gia đình phật tử, một tổ chức thành đoàn thể thuộc lứa tuổi thanh thiếu nhi phật giáo. Hàng ngàn trại sinh trên 50 đơn vị của tổ chức gia đình phật tử tại thành phố Đà Nẵng với đồng phục màu lam, hàng năm về cắm trại để tham gia lễ hội và đã trở thành một sinh hoạt truyền thống của gia đình phật tử với nhiều tiết mục và bộ môn nghệ thuật của tuổi trẻ, góp phần vào ngày hội hết sức sinh động tươi vui. - Các sinh hoạt văn hóa: Triển lãm phòng tranh thư pháp, cắm hoa, thuyết trình các đề tài văn hoá liên quan về lễ hội, thi nấu cơm chay. Trò chơi kéo co, nhảy lò cò. đẩy cây của các đoàn thể thanh niên tại địa phương quận Ngũ Hành Sơn, các trò chơi lớn của gia đình phật tử, được diễn ra tại các ngọn núi. Các trò chơi sáng tạo là niềm vui của tuổi trẻ và những kinh nghiệm học hỏi, mỗi khi có dịp về dự hội tại thắng cảnh thiên nhiên và di tích văn hoá. - Đua ghe: Nơi đây có dòng sông ở phía trước chùa và khu vực lễ hội, nên mỗi mùa lễ hội đều có tổ chức đua ghe là một sinh hoạt văn hoá thể thao rất hào hứng, đông đảo đồng bào hưởng ứng cổ vũ. Đua ghe là một bộ môn nghệ thuật rất được người Việt nam ưa thích, vì thế đua ghe là một bộ phận gắn bó với lễ hội. - Văn nghệ: Văn nghệ lửa trại của các gia đình đơn vị gia đình phật tử, ánh lửa bập bùng nối vòng tay lớn, làm ấm áp không gian sông núi, rộn ràng niềm vui tuổi trẻ. Các đoàn tuồng văn nghệ diễn các sự tích liên quan đến Bồ tát Quán Thế Âm, hát mừng lễ hội. - Hoa đăng: Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội thấm đượm chất triết lý và nhân sinh, hài hoà vào cảnh vật thiên nhiên, hội tụ những nhân tố thuận lợi thể hiện những màu sắc văn hoá nghệ thuật. Những ngọn đèn hình hoa sen được thả xuống dòng sông, ánh sáng hoa đăng huyền ảo bập bềnh trôi theo dòng nước rực rỡ sắc màu, thắp sáng dòng đời trong màn đêm u tối, ánh sáng kỳ ảo sẽ là ước vọng tươi sáng của cuộc đời. Lễ hội ở mỗi năm có những nét mới, đặc trưng riêng, năm sau có nhiều nét độc đáo hơn năm trước. Có thể lấy ví dụ từ năm 2007 đến nay như: Năm 2007, đưa ra quyển tranh về bồ tát quán thế âm lớn nhất Việt Nam, bức phướn nhà phật dài nhất Việt Nam và bức thư pháp cầu quốc thái dân an lớn nhất Việt Nam. Quyển tranh mô tả hình tướng của đức Bồ tát Quán Thế Âm hoá thân, có kích thước cao 2,551m (gợi ý Phật lịch 2551) và chiều ngang 2,07m (gợi ý dương lịch 2007). Quyển tranh gồm 19 trang với 84 hình vẽ về các hiện thân đức Bồ tát Quán Thế Âm và ý nghĩa của các hình tướng ngài hóa thân. Quyển tranh có diện tích 100m2 in trên nhựa hiflex dầy, dựng bằng khung sắt, có chiều dài khoảng 40m. Từ năm 1992 trở lại đây, chùa Quán Thế Âm cứ 5 năm một lần trong dịp lễ đức Bồ tát Quán Thế Âm lại tổ chức viết một bức phướn dài 100m thả từ đỉnh Kim Sơn (Ngũ Hành Sơn) xuống đến chân núi. Những dòng chữ Hán trên bức phướn do Sư cụ Thích Định Quang (năm nay 86 tuổi - tu tại chùa Pháp Lâm - Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng) khai bút. Có trên 300 chữ Hán viết trên giấy ngũ sắc dán lên trên bức phướn, có nội dung phụng thỉnh chư Phật, Bồ tát, thần thánh, thập loại cô hồn chúng sinh về dự lễ hội Quán Thế Âm. Bức phướn được xem như một loại giấy mời dự hội của nhà Phật. Bức thư pháp bằng vải màu vàng đất dài 38m, rộng 1,8m (diện tích 68,4m2), trên có 14 đại tự (mỗi đại tự có kích thước 1,6m x 1,4m) viết theo kiểu thư pháp mực tàu màu đen, đóng dấu triện đỏ (dòng chữ “Lễ hội Quán Thế Âm 2007”). Mười bốn đại tự có nội dung: “Nguyện cầu quốc thái dân an - thế giới hòa bình - chúng sanh an lạc”. Bức thư pháp được thể hiện bởi 14 nhà thư pháp, như: Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Nguyệt Đình (Huế), Hồ Công Khanh, Ái Diệp, Phước Quang, Ngọc Thạch, Hoàng Phú, Thế Mẫn (Đà Nẵng), Nguyễn Thanh Sơn, Đào Diễm, Tuấn Hải, Thiện Dũng, Bùi Hiến, Phạm Tiến (thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi viết xong và đóng triện đỏ, bức thư pháp được thả bay lên trời ở độ cao 50m nhờ một hệ thống 6 đến 8 quả khinh khí cầu (có đường kính 2,8m) có tên gọi “Cam Lồ Pháp Vũ”. Năm 2008, đã giới thiệu với du khách hai tác phẩm đó là Bức tranh Ngũ Cốc có kích thước 14x2,8m thực hiện bằng 200kg ngũ cốc các loại với ý nguyện cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, đất nước phồn vinh và tấm thiệp chúc mừng Tết Mậu Tý 2008, hai mặt lớn nhất từ trước đến nay (8mx5m). Năm 2009, lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như triễn lãm bức tranh kỷ lục Việt Nam làm bằng vỏ lon bia về đề tài Đà Nẵng - thành phố môi trường và triển lãm Tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Điểm nhấn mới lạ và hấp dẫn nhất trong lễ hội là Triển lãm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng ngọc bích trong suốt, có tên gọi “Phật Ngọc cho hòa bình thế giới”, tính cả tháp tòa và đài sen cao gần 4m, nặng 4.650kg. Bức tượng do ông IaGreen, Giám đốc Công trình tòa bảo tháp Australia chế tác và đã được triển lãm tại các thành phố của châu Á, châu Úc,… Ngoài ra, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm đá của các nghệ nhân làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước chế tác và chứng kiến cuộc so tài viết thư pháp. Bên cạnh đó, Hội thi cờ tướng (cờ người) cũng được tổ chức cùng với Hội thi hát hò khoan đối đáp trên sông Cổ Cò, Hội hoa đăng với quy mô lớn. Năm nay (2010), ngoài các chương trình truyền thống lễ hội có sự xuất hiện của Đức Pháp vương Gylwang Drukpa đời thứ XII (người đứng đầu, đồng thời nắm giữ dòng truyền thừa Drukpa ở Ấn Độ và nhiều quốc gia khác) cùng tăng đoàn về thuyết pháp, cầu nguyện quốc thái dân an. Khách thập phương còn được dịp chiêm ngưỡng ba báu vật của lễ hội: Hồng danh bảo tượng “Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại” (được tạc bằng chính khối ngọc thiêng liêng Polar Pride, một phần của khối ngọc tạo nên “Ngọc Phật cho hòa bình thế giới”); bức tranh “Thiên Long Việt đồ” do nghệ nhân Ngọc Minh (Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) chế tác từ ý tưởng 999 con rồng mạ vàng, ghép thành bản đồ Việt Nam; bức tranh chùa Một Cột - bức tranh kỷ lục bằng bột đá ngọc này là phiên bản tái hiện bức tranh “Chùa Một Cột” bằng lối ghép theo bộ kinh Kim Cang hơn 7.000 chữ, được xây dựng theo thần mộng của vua Lý Thái Tổ. Cũng tại đây, sáng ngày 3/4 đã diễn ra lễ động thổ xây dựng chùa Quán Thế Âm bằng đá ngọc với diện tích 4.200m2. Chùa được xây dựng theo lối cấu trúc tòa sen năm cánh tượng trưng cho ngũ trí - ngũ nhãn của Phật và Bồ tát, tượng trưng cho thuyết Ngũ Hành của dịch lý Đông phương ứng với danh thắng Ngũ Hành Sơn. Hình ảnh phần hội Thả hoa đăng Hội đua thuyền trên sông Cổ Cò Múa thiên thủ thiên nhãn Đánh trống khai hội Hòa thượng cho chữ Thư Pháp 2.2.3. Ý nghĩa của lễ hội Quán Thế Âm Lễ hội Quán Thế Âm là sự kết hợp gắn bó mật thiết giữa đời và đạo, văn hoá phật giáo và văn hoá dân gian, là phương châm đạo pháp - dân tộc từ ngàn xưa mà lịch sử của đạo phật đã hiện diện gần 2000 năm trên đất nước này. Lễ hội Quán Thế Âm luôn luôn thực hiện đúng đắn theo tinh thần thuần tuý đạo Phậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docle_hoi_quan_the_am_da_n_ng__7474.doc
Tài liệu liên quan