Đề tài Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT H –O 4

1.1 Cơ sở hình thành lý thuyết H- O 4

1.1.1 Lí thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricacrdo 4

1.1.2 Những hạn chế trong của lí thuyết của D. Ricacrdo dẫn tới sự hình thành của lí thuyết H-O 7

1.2 Nội dung lí thuyết H- O 8

1.2.1 Các giả thiết của Heckescher - Ohlin 8

1.2.2 Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và đường giới hạn khả năng sản xuất 9

1.2.3. Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher- Ohlin 10

1.2 Kiểm nghiệm mô hình H-O 12

1.3.1 Kiểm định với nền kinh tế Mỹ 12

1.3.2 Kiểm nghiệm số liệu trên thế giới 14

1.3.3 Ý nghĩa của các kiểm nghiệm 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 17

2.1 Vai trò và nhiệm vụ của nhập khẩu đối với Việt Nam 17

2.1.1 Vai trò của nhập khẩu 17

2.1.2 Nhiệm vụ của công tác nhập khẩu 18

2.2.2 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. 21

2.3 Đánh giá 26

CHƯƠNG III: VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT H- O VÀO VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 28

3.1. Những lợi thế và hạn chế về nguồn lưc sản xuất của Việt Nam 28

3.1.1 Thuận lợi 29

3.1.2 Hạn chế 31

3.2 Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhập khẩu của Việt Nam 32

3.2.1 Hoạch định chính sách nhập khẩu phải phù hợp với những nguyên tắc chung về chính sách bảo hộ mậu dịch của các tổ chức quốc tế 32

3.2.2 Ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuất đồng thời chú ý thích đáng cho hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống của nhân dân 33

3.2.3 Xây dựng cơ chế chính sách nhập khẩu phải có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước 33

3.2.4 Kết hợp giữa hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu 33

3.3 Cơ cấu nhập khẩu và phương hướng nhập khẩu giai đoạn 2000-2010 34

3.3.1 Hàng cần thiết nhập khẩu 35

3.3.2 Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu 36

3.3.3 Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu 37

3.4 Các giải pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới 38

3.4.1 Giải pháp ngắn hạn: 38

3.4.2 Các giải pháp trung và dài hạn 42

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6548 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì thông qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60-100% nguyên, nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất. Trong điều kiện sản xuất nguyên liệu trong nước chưa phát triển, việc nhập khẩu những nguyên liệu cao cấp như sợi cho ngành dệt, vải cho ngành may, phân bón cho nông nghiệp, các linh kiện cho ngành lắp ráp xe hơi, điện tử…Hoạt động nhập khẩu đã và đang góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hướng về xuất khẩu. Thứ hai, nhập khẩu tác động mạnh vào quá trình đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất. Qua đó nâng cao trình độ sản xuất và năng suất lao động trong nước. Thứ ba, nhập khẩu có vai trò nhất định trong việc nâng cao mức sống, mở rộng nhu cầu trong nước của người dân. Bởi vì không chỉ cải thiện đồng lương của đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu mà hoạt động này còn cung cấp các yếu tố đầu vào ( khoa học công nghê, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…) qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động. Mặt khác, việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, sách báo, văn hóa phẩm đã góp phần nâng cao trình độ dân trí , cải thiện đời sống của người dân. 2.1.2 Nhiệm vụ của công tác nhập khẩu Đảm bảo kịp thời đầy đủ và đồng bộ nhu cầu về tư liệu sản xuất trong nước. Góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Bổ sung kịp thời những nhu cầu đời sống trong nước mà hoạt động sản xuất trong nước chưa đáp ứng kịp. Trong suốt hơn 20 năm đổi mới kinh tế thì Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu, cùng với tiến trình mở cửa theo lộ trình AFTA và WTO thì nhập siêu ngày càng lớn: năm 2005 nhập siêu 4,5 tỷ USD; năm 2006: 4,8 tỷ USD; năm 2007 đã lên đến 12,44 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt Nam đạt 84 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 28,5 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 31,3% so với năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 55,5 tỷ USD, chiếm 66,1 % tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng 35,3% so với năm 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, thép…Năm 2008, nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 21,4% so với năm 2007, trong đó xăng dầu: 8,9%, thép thành phẩm: 2,2% , phôi thép: 16,1%, bông các loại: 42,9%, đặc biệt ô tô nguyên chiếc: 64,9%. Thị trường nhập khẩu năm 2008 chủ yếu tập trung vào châu Á, trong đó nổi bật từ các thị trường Trung Quốc, Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… Trong đó nhập siêu từ thị trường Trung Quốc đạt khoảng từ 13 tỷ USD. Với việc thực hiện tích cực các biện pháp kiềm chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng như ô tô và linh kiện ô tô, vàng, kiểm soát nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu và giảm nhập siêu một cách hiệu quả. Tỉ lệ nhập siêu trong quí I là 62,4%, quí II giảm xuống 34%. Bắt đầu từ tháng 8 tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đã nhanh chóng giảm mạnh. Đặc biệt kim ngạch nhập khẩu trong tháng 11 và tháng 12 còn giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu đang được kiềm chế, nhưng vẫn ở mức cao. Con số nhập siêu cả năm 2008 của Việt Nam là 19 tỷ USD, bằng 29,2% kim ngạch xuất khẩu, tăng 10% so với năm 2007, gần bằng cả thời kì 2001-2005 và vượt xa con số kế hoạch( 10,8-10,9 tỷ USD). Nhưng qua thống kê có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2008 tăng chủ yếu là do giá tăng mạnh trong khi khối lượng nhập khẩu tăng không đáng kể. Điều đáng nói là ở một số mặt hàng khối lượng hàng nhập về tăng mạnh lại đúng vào thời điểm giá trên thị trường thế giới lên đến đỉnh, điển hình ở một số mặt hàng như xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, giấy… Chính điều này đã cản trở cho việc giảm giá bán lẻ ở trong nước, gây thiệt hại cho nền kinh tế, cho người tiêu dùng và cho chính bản thân doanh nghiệp. Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu đạt 69.95 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2008. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 26.07 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp (DN) trong nước tăng 15,1% và các DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,9%. Nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho đầu vào sản xuất xuất khẩu sẽ tiếp tục gia tăng, chiếm tỷ trọng 76% với 53.162 tỷ USD. Nhóm mặt hàng bị kiểm soát nhập khẩu bao gồm giấy, dầu mỡ động thực vật, sản phẩm dầu gốc, gas..., chiếm tỷ trọng 16,7% với 11.68 tỷ USD. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu bao gồm nguyên phụ liệu thuốc lá, ô tô và phụ tùng ô tô dưới 12 chỗ ngồi, linh kiện xe gắn máy... sẽ chiếm 7,2%, khoảng 5 tỷ USD. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, với tỷ trọng khoảng 75-85%, tiếp theo là EU và châu Mỹ. Trong năm 2009, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu thông qua các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đã được áp dụng mạnh để giảm nhập siêu. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2010 ước tính đạt gần 7 tỷ USD, tăng 3% so với tháng trước và tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 24,8 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 24,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,2 tỷ USD, tăng 55,6%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4 tỷ USD, tăng 14,8%; xăng dầu đạt 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%; vải đạt 1,5 tỷ USD, tăng 19%; sắt thép đạt 1,6 tỷ USD, tăng 33,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1,4 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo đạt 1,1 tỷ USD, tăng 54,7%; ô tô đạt 825 triệu USD, tăng 57%, trong đó ô tô nguyên chiếc 227 triệu USD, giảm 0,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 737 triệu USD, tăng 24,8%; hóa chất đạt 584 triệu USD, tăng 44,9%; Nhập siêu tháng 4/2010 ước tính 1,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước và bằng 21,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu. Nhập siêu 4 tháng đầu năm đạt 4,7 tỷ USD, bằng 23,1% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu. Hình 2.1 Kim ngạch NK của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 ĐVT: Tỷ đồng (Nguồn:tổng cục thống kê) 2.2.2 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. 2.2.2.1 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trong năm 2009 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 12,67 tỷ USD tăng 14,4% so với năm trước , nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 lên 69,95 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2008. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2009 có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2,1 tỷ USD, giảm 6,2%; Nhật Bản: 1,26 tỷ USD, giảm 21,9%; Hàn Quốc: 439 triệu USD; giảm 22,7%; Hoa Kỳ: 395 triệu USD, tăng 9,5%,... so với cùng kỳ năm 2008. 2.2.2.2 Sắt thép các loại: Năm 2009, cả nước nhập khẩu hơn 9.7 triệu tấn thép các loại, tăng 13,8% so với năm trước với trị giá là 5.4 tỷUSD. Lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam trong năm là 2.4 triêu tấn, tăng 22% so với năm trước, trị giá trên 1tỷ USD. Hình 2.2.2.2:  Nhập khẩu sắt thép từ các thị trường chính 7 tháng 2009 so với 7 tháng 2008 2.2.2.3 Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong năm 2009, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 1.76 tỷ USD, cao hơn nhiều so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu từ Achentina là: 294 triệu USD, tăng 202,6%; Ấn Độ : 285 triệu USD, giảm 52%; Trung Quốc: 98 triệu USD, tăng 32,4%; và Hoa Kỳ: 97,6 triệu USD, giảm 6,9% so với 7 tháng 2008. 2.2.2.4 Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày: Trong năm 2009 nhập khẩu 17.4 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này giảm 8.62% so với năm 2008. Bảng 2.2.2.4 : Lượng, trị giá nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu ngành dệt may, da, giày năm 2009 và năm 2008 Tên hàng 2008 2009 Lượng ( tấn) Trị gía giá (1000 USD) Lượng ( tấn) Trịgiá (1000 USD) Bông 299563 467011 303093 392271 Xơ, sợi dệt 414055 775377 503069 810782 NPL dệt may, da, giày 2355102 1931907 Vải 4457807 4226364 Tổng cộng 8055297 7361324 Năm 2009, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước: Trung Quốc dẫn đầu với 1,14 tỷ USD, Đài Loan: 840 triệu USD, Hàn Quốc: 801 triệu USD, Hồng Kông: 234 triệu USD, Nhật Bản: 266 triệu USD,… 2.2.2.5. Xăng dầu: Trong năm 2009 nhập khẩu 12.7triệu tấn, giảm 1.6% so với năm 2008 với gia tri 10.9 tỷ USD Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2009 chủ yếu có xuất xứ từ Singapore với hơn 6,1 triệu tấn, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 1,41 triệu tấn, Hàn Quốc: 1.4 triệu tấn, Thái Lan: 880 nghìn tấn, ... 2.2.2.6. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Nhập khẩu trong năm 2009 là 3.95 tỷ USD, tăng 6.5% so với năm 2008. Tính đến hết năm 2009, Nhật Bản là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 928 triệu USD. Tiếp theo là Singapo với 815triệu USD, Trung Quốc : 654 triệu USD; ... 2.2.2.7. Chất dẻo nguyên liệu:  Hết năm 2009, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước là 2,2 triệu tấn, tăng 29.4% so với cùng kỳ năm trước và đạt trị giá là 2.8 tỷ USD. Năm 2009, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn quốc : 291 nghìn tấn, tăng 44,0% so với cùng kỳ 2008; Đài Loan: 319 nghìn tấn, giảm 3,9%; Thái Lan: 270 nghìn tấn, tăng 7,1%. 2.2.2.8 Phân bón: Trong năm 2009 nhập khẩu 4.5 triêu tấn, tăng 50% so với năm 2008 với trị giá đạt trên 1.4 tỷUSD. Lượng phân Urê nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2009 qua là 1.4 triêu tấn, phân SA là 1.1 triệu tấn, phân DAP là 981 tấn, phân Kali là 481 nghìn tấn, phân NPK là 334 nghìn tấn. Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1.5 triệu tấn. Tiếp theo là 346 nghìn tấn,Nhật Bản: 199 nghìn tấn, Hàn Quốc: 161 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 102 nghìn tấn, Đài Loan: 102 nghìn tấn,… 2.2.2.9. Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô: trong năm 2009, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là hơn 80 nghìn chiếc, với giá trị 1.3tỷ USD tăng 57.85% so với năm 2008, trong đó loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống là hơn 47 nghìn chiếc Biểu đồ 2.2.2.9: Lượng nhập khẩu ô tô từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2009 Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ chủ yếu từ Hàn Quốc với 24 nghìn chiếc, chiếm 64% tổng lượng ôtô nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng 2009. Nguồn hàng lớn tiếp theo là từ Mỹ: 9.8 nghìn chiếc, Trung Quốc: 7.8 nghìn chiếc, … Trị giá nhập khẩu linh kiện & phụ tùng ô tô trong năm đạt 1.7 tỷ USD, giảm 11.7% so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu ở mức cao trong thời gian vừa qua trước hết là do sản xuất trong nước còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, tính gia công của sản xuất, nhập khẩu còn lớn. Thứ hai, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giá nhiều loại hàng hóa trên thế giới tăng mạnh, nhất là các loại sản phẩm nhập khẩu làm giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng lên. Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư phát triển tăng mạnh cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh tăng liên tục đã dẫn tới lượng hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh. Thứ ba, khi Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế theo cam kết với ASEAN và WTO và khu vực các doanh nghiệp trong nước không tận dụng được cơ hội và không nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu thì hàng hóa nhập khẩu tràn vào Việt Nam tiếp tục tăng là khó tránh khỏi. Theo đó cán cân thương mại hàng hóa sẽ tiếp tục thâm hụt trong giai đoạn tới. Thứ tư, do chính các ngành, các doanh nghiệp chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng tư liệu sản xuất phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu rất lớn và sản xuất nhữn mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu đã và sẽ giảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập. Điều này cũng là do chính sách bảo hộ sản xuất đối với một số ngành duy trì quá lâu ở nước ta làm cho các doanh nghiệp không tự vươn lên trong cơ chế thị trường. Thứ năm, do buông lỏng quản lí nhập khẩu một số mặt hàng chưa thật cần thiết ( vàng, mĩ phẩm, rượu ngoại, điện thoại, mặt hàng ô tô cao cấp…), thêm vào đó là khả năng cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước còn yếu góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu và đẩy tỉ lệ nhập siêu lên cao. 2.3 Đánh giá Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc xác định cơ cấu hàng nhập. Tuy nhiên tình trạng nhập siêu vẫn ở mức cao. Năm 2009, nhập siêu là 12,874 tỷ USD, vượt chỉ tiêu đề ra cho năm 2009 gần 900 triệu USD, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu khoảng 21%. Nhưng nếu trừ doanh số tái xuất khẩu vàng lên hơn 2 tỷ USD đột biến của năm 2009 thì tỷ lệ nhập siêu năm 2009 so với xuất khẩu sẽ không hề thua kỷ lục gần 30% của năm 2008. Xuất khẩu 2010 tiếp tục khó khăn và nguy cơ nhập siêu tăng cao vẫn còn rất lớn. Vì thế, Chính phủ đã phải chỉ đạo Bộ Công thương và các bộ ngành kiểm soát nhập siêu năm 2010 thông qua việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Dự kiến, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 74,4 tỷ USD, nhập siêu khoảng 14,5 tỷ USD, tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu ở mức 24,3%. Có thể thấy, phương án này không có gì mới, đối tượng tập trung chủ yếu vẫn là hàng hóa tiêu dùng và xa xỉ phẩm. Tuy nhiên, Bộ Công thương thừa nhận, tỷ trọng của nhóm này rất thấp, 8,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, doanh số nhập khẩu hơn 6 tỷ USD. Trong khi đó nhóm 1 chiếm tỷ trọng 82,6%, gấp gần 10 lần nhóm 3 lại khó áp dụng các biện pháp hạn chế. Nên việc áp dụng các biện pháp giảm nhập siêu chưa đem lại kết quả. Trong khi đó, do phải thực hiện các cam kết hội nhập, các biện pháp để giảm nhập khẩu ngày càng hạn chế. Việc tăng thuế, sử dụng hạn ngạch là dường như không thể. Ví dụ, ô tô là hàng tiêu dùng năm 2009 nhập khẩu tới 1,2 tỷ USD nhưng năm 2010 Bộ Tài chính vẫn phải giảm thuế nhập khẩu dù rất muốn hạn chế. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều hàng hóa tiêu dùng khác. Vì thế việc chống nhập siêu đối với mặt hàng này chỉ trông chờ những biện pháp hành chính hay kỹ thuật. Hiện nay, các biện pháp chống nhập khẩu chủ yếu vẫn là hạn chế cấp ngoại tệ và cho vay VNĐ để nhập; hạn chế cho vay tiêu dùng mua ô tô, hàng tiêu dùng; quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động. Thậm chí có thể gây khó khăn bằng cách nâng thời hạn cấp phép nhập khẩu tự động lên trên 5 ngày và kiểm soát thanh toán qua ngân hàng. Hoặc tăng cường kiểm tra chất lượng và sử dụng hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên, qua thực tế 2009 thì cách làm này không có nhiều hiệu quả. Với thực tế này việc chống nhập siêu như hiện nay thì dường như chúng ta mới chỉ đi được loanh quanh vòng ngoài và tỏ ra bất lực, khó tạo ra đột biến trong cán cân thương mại. Theo các chuyên gia Bộ Công thương, ngoài những biện pháp lập hàng rào để ngăn hàng nhập khẩu thì cách chủ động nhất giảm nhập siêu là tăng xuất khẩu, tăng năng lực sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu. Hiện nay, Chính phủ đã đàm phán và ký kết Hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do để tạo thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó làm giảm nhập siêu. Đây là cách làm dài hạn và phù hợp cam kết WTO trong việc khuyến khích việc các thành viên có quyền yêu cầu cân bằng thương mại lẫn nhau. Tuy nhiên, chính sách đã có nhưng việc tận dụng để xuất khẩu của các DN lại chưa được như mong muốn. Chính Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã cho rằng, trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương, DN của Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt lợi thế từ những hiệp định. 2010 là năm được kỳ vọng rất nhiều vào khả năng thay đổi của cán cân ngoại tệ sẽ bớt căng thẳng thông qua việc nội lực sản xuất trong nước tăng lên mạnh mẽ. Giới chuyên môn kỳ vọng với việc nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động ổn định sẽ cung cấp khoảng 4,5 triệu tấn xăng dầu. So với nhu cầu nhập khẩu xăng dầu 2009 hơn 12 triệu tấn với doanh số 6,2 tỷ USD thì có thể giảm được l/3; phân đạm cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước, doanh số nhập khẩu 1,3 tỷ USD năm 2009 sẽ giảm mạnh trong năm 2010; xi măng cũng bắt đầu dư thừa và tham gia xuất khẩu... Trung Quốc sau 13 năm đổi mới đã xuất siêu và dần tích lũy một khối lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ lên đến gần 1.000 tỷ USD và đủ sức tuyên bố phá giá đồng nội tệ vào năm 1994 để cân đối. Tuy nhiên, Việt Nam sau 23 năm đổi mới vẫn nhập siêu và nhập siêu ngày càng nhiều. Trong khi đó, việc nâng cao nội lực sản xuất trong nước lại luôn chậm so với mong đợi. Rất nhiều kế hoạch về nội địa hóa, tăng năng lực sản xuất trong nước chưa bao giờ được thực hiện đúng. Nhà máy lọc dầu Dung Quất chậm gần 8 năm so với kế hoạch, các chương trình như: nâng cao tỷ lệ nội địa hóa lắp ráp ô tô bị phá sản, phát triển cơ khí trọng điểm không được như mong muốn... khiến cho việc nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng cao và bài toán nhập siêu là thách thức lớn. CHƯƠNG III VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT H- O VÀO VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.1. Những lợi thế và hạn chế về nguồn lưc sản xuất của Việt Nam Việc đánh giá các nguồn lực phải đứng trên quan điểm toàn diện và thực tiễn. Cụ thể là phải xem xét cả yếu tố hữu hình và vô hình, đồng thời phải xem xét trong trạng thái vận động, trong mối quan hệ với các quốc gia khác. Tuy nhiên phải đánh giá chúng trên các mặt thuận lợi và khó khăn để xác định rõ những điều kiện cần có khi khai thác và sử dụng chúng. 3.1.1 Thuận lợi 3.1.1.1 Về vị trí địa lý Việt Nam nằm ở vùng đông nam châu Á, là vùng mà từ khi có khủng hoảng tài chính tiền tệ (1996-1998) tốc độ tăng trưởng kinh tế có giảm sút, nhưng vẫn là vùng có tốc độ phát triển khả quan so với sự trì trệ chung của kinh tế thế giới. Vị trí của Việt Nam rất thuận lợi để trở thành trung tâm giao nhận vận tải biển quốc tế. Nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sang các nước Nam Á, Trung Đông và châu Phi. Ven biển Việt Nam, nhất là từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu, khí hậu tốt, không có bão, sương mù. Điều này cho phép tàu bè nước ngoài có thể thực hiện chuyển tải hàng hóa, sửa chữa, tiếp nhiên liệu vật liệu an toàn quanh năm. Việt Nam nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ châu Âu sang Trung Quốc qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma, Pakistan, Ấn Độ… Đặc biệt con đường bộ xuyên Á được đưa vào sử dụng từ năm 2003; dự kiến đến năm 2010, xây dựng tuyến đường sắt xuyên Đông Dương sẽ thúc đẩy phát triển quan hệ kinh hệ quốc tế toàn diện giữa Việt Nam với các nước Asean. Vận tải hàng không nước ta có nhiều sân bay đặc biệt: sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí rất lý tưởng, cách đều thủ đô các thành phố quan trọng trong vùng ( Băng Cốc, Giacacta, Manila, Singapore…) . Ví trí địa lí thuận lợi của Việt Nam tạo khả năng phát triển các hoạt động trung chuyển, tái xuất khẩu, và chuyển hàng hóa qua các khu vực lân cận. Đây chính là nguồn tài nguyên vô hình vô hình rất quan trọng. 3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên So với các nước khác thì nước ta thuộc loại tài nguyên đa dạng và phong phú. Thứ nhất, tài nguyên đất đai: Diện tích đất đai cả nước khoảng 330.363 km2 trong đó có tới 50% là đất dùng vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Cộng thêm khí hậu nhiệt đới mưa nắng điều hòa cho phép chúng ta phát triển nông sản và lâm sản xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao như : gạo, cao su, và các nông sản nhiệt đới. Thêm vào đó, chúng ta có đường bờ biển dài 3.260km, có 2860 sông ngòi, với diện tích 63.566 ha. Với tài nguyên này cho phép chúng ta phát triển ngành thủy sản xuất khẩu và phát triển thủy lợi, vận tải biển và du lịch. Thứ hai, tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên có tiềm năng nhất đem lại ngoại tệ xuất khẩu cho đất nước, đó là dầu khí. Trữ lượng cho phép đạt 35-38 triệu tấn quy dầu/ năm, trên 2800 tỷ m3 trữ lượng khí đốt. Việt Nam là nước đứng thứ 31 trên thế giớ về trữ lượng dầu mỏ. Ngành dầu khí đóng góp 20% GDP của cả nước, là ngành hàng đầu mang lại kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Tài nguyên khoáng sản đứng thứ hai là than đá. Với trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, với mức xuất khẩu năm 2006 xấp xỉ 30 triệu tấn thì với tài nguyên đó cho phép chúng ta khai thác hàng thế kỷ với hết. Ngoài ra ta còn có nguồn than bùn ở đồng bằng sông Cửu Long ước chừng trữ lượng 500 triệu tấn, than nâu ở vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 128 tỷ tấn. Về khoáng sản kim loại, chúng ta có mỏ sắt với trữ lượng vài trăm triệu tấn ở vùng Thái Nguyên, Cao Bằng, Thạch Khuê, quặng bô xít ở Tây Nguyên trữ lượng 6 tỷ tấn. Ngoài ra đất nước còn có hàng chục loại khoáng sản kim loại tuy trữ lượng không nhiều như đồng, chì, kẽm, thiếc… Nguồn tài nguyên khoáng sản trên là lực hấp dẫn các chủ đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Về khoáng sản xây dựng: Ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có nguồn Clanh-ke để sản xuất xi măng tương đối dồi dào. Ngoài ra cát ở vùng miền Trung cho phép xuất khẩu, được các bạn hàng nước ngoài ưa chuộng như mỏ cát ở Nha Trang. 2.1.1.3 Nguồn lao động Đây cũng là một lợi thế quan trọng của Việt Nam. Tính đến hết năm 2009 Việt Nam có khoảng 86,1 triệu người, trong đó có gần 46 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Hằng năm tốc độ tăng dân số bình quân 1,5%, dự báo năm 2010 dân số Việt Nam lên đến 100 triệu người. Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ; tư chất con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh công nghệ mới, có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế. Chính điều này đã tạo ra lợi thế cho Việt Nam trong việc phát triển các ngành nghề đòi hỏi hàm lượng lao động cao như: dệt may, sản xuất giày dép, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lắp ráp hàng điện tử… 3.1.2 Hạn chế Thứ nhất, nguồn tài nguyên của Việt Nam tuy đa dạng, phong phú nhưng lại phân bố rải rác, điều kiện khai thác khó khăn, khối lượng không lớn, tài nguyên rừng và biển bị xói mòn và hiệu quả sử dụng thấp. Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lao động Việt Nam bị hạn chế về thể lực, trình độ và ý thức kỉ luật trong lao động, còn thiếu nhiều việc làm, thiếu tác phong công nghiệp và chuyên nghiệp, tâm lí hẹp hòi, tản mạn nên hiệu quả công việc chưa cao. Thứ ba, cơ cấu kinh tế còn mang tính lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, vẫn là một nền kinh tế ở giai đoạn khai thác tài nguyên và khai thác sức lao động, hàm lượng khoa học- công nghệ và hàm lượng vốn trong sản phẩm còn thấp, hệ thống hạ tầng yếu kém. Điều này gây khó khăn cho việc tham gia vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế. Mặt khác còn có sự chênh lệch đáng kể giữa mặt bằng giá cả trong nước với mặt bằng giá cả quốc tế: giá một số hàng hóa và dịch vụ trong nước cao hơn mức giá quốc tế( giá cước bưu điện, giá điện năng, giá thuê đất...) nhưng cũng có khá nhiều hàng hóa và dịch vụ trong nước có mức giá thấp hơn mặt bằng giá cả quốc tế( giá một số thực phẩm, một số dịch vụ sinh hoạt, một số hàng tiêu dung…). Điều đó chứng tỏ mức độ mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam chưa cao, chưa khai thác triệt để lợi thế và những nguồn lực của nền kinh tế trong nước. Như vậy việc vận dụng lý thuyết H-O vào điều kiện cụ thế của Việt Nam cho thấy Việt Nam cần ưu tiên phát triển các ngành sản xuất đòi hỏi nhiều lao động, những lĩnh vực tận dụng tối đa lợi thế của nước ta về tài nguyên thiên nhiên… Ngược lại, đối với những lĩnh vực hàng hóa khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập yếu thì nên nhập khẩu. 3.2 Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhập khẩu của Việt Nam 3.2.1 Hoạch định chính sách nhập khẩu phải phù hợp với những nguyên tắc chung về chính sách bảo hộ mậu dịch của các tổ chức quốc tế Nền công nghiệp của Việt Nam còn non trẻ rất cần thiết phải có sự bảo hộ của Nhà nước thông qua chính sách hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên Việt Nam gia nhập Asean, tham gia vào Afta, Apec và đã ký trên 100 hiệp định song phương và đa phương. Đầu năm 2007 đã gia nhập WTO, chúng ta đã cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh quốc tế vào Việt Nam. Chúng ta đang trong tình trạng nhập siêu lớn. Năm 2008, nhập siêu trên 20 tỷ USD. Nhưng không vì thế chúng ta xây dựng các chính sách hạn chế nhập khẩu, đi ngược lại với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký. Thay vào đó chúng ta phải áp dụng các biện pháp tích cực: tăng tốc độ xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nội ngay tại thị trường trong nước, có chính sách khuyến khích các ngành sản xuất nguyên vật liệu, chế tạo mấy móc, linh kiện thay thế hàng nhập khẩu. 3.2.2 Ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuất đồng thời chú ý thích đáng cho hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống của nhân dân Do nguồn ngoại tệ của chúng ta còn hạn chế nên phải sử dụng tiết kiệm, trên nguyên tác ưu tiên sử dụng mua máy móc thiết bị, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta phải chú ý thích đáng nhập khẩu hàng tiêu dùng, như vậy mới góp phần duy trì và phát triển sức lao động. Như vậy, bên cạnh việc nhập khẩu xăng dầu, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị cần quan tâm nhập khẩu thuốc, dụng cụ y tế, các loại thực phẩm và phương tiện, đồ dùng sinh hoạt mà sản xuất trong nước chửa đáp ứng được. 3.2.3 Xây dựng cơ chế chính sách nhập khẩu phải có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước Một mặt chúng ta cần xây dựng chính sách nhập khẩu cởi mở mang tính hội nhập, mặt khác các cơ chế chính sách nhập khẩu phải tham gia bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Hai yêu cầu này dường n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111002.doc
Tài liệu liên quan