Đề tài Lỗ doanh nghiệp liên doanh: nguyên nhân và giải pháp

Các công ty đa quốc gia theo đuổi chiến lược toàn cầu, mở rộng hoạt động của mình trên khắp thế giới, do đó, một sản phẩm có thể bao gồm nhiều bộ phận được sản xuất ở nhiều nước khác nhau và các sản phẩm hoàn thành sẽ được bán rộng rãi khắp toàn cầu. Vấn đề này là phát sinh các nghiệp vụ nội bộ công ty rất phức tạp. Giá mà tại đó hàng hoá hay dịch vụ được chuyển giao gọi là giá chuyển giao. Mặc dù là giá hình thành trong nội bộ (tức là dựa trên cơ sở “có quen biết”) nhưng thông thường, luật pháp quốc tế đòi hỏi giá chuyển giao này phải được đánh giá theo tiêu chuẩn giá thị trường có nghĩa là nó được thực hiện như với những doanh nghiệp khác không có liên kết trên thị trường. Như vậy, khi thực hiện một ngiệp vụ chuyển giao qua lại giữa các công ty trong môt công ty đa quốc gia, trước hết nảy sinh nhu cầu là phải tính toán giá chuyền giao. Theo thuật ngữ chuyên môn, công việc này được gọi là định nghĩa chuyển giao(transfer pricing).

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lỗ doanh nghiệp liên doanh: nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản nợ hoặc các nghĩa vụ của các công ty. Trách nhiệm của từng cổ đông trong công ty cổ phần giới hạn trong cổ phần của công ty. Tương tự, trách nhiệm của từng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn giới hạn trong phần đóng góp của họ trong công ty. Mặc dù có những đặc điểm giống nhau nhưng công ty cổ phần nói chung được xem là hình thức tổ chức thích hợp nhất với thực thể kinh doanh có quy mô lớn trong công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ thích hợp với loại hình quy mô nhỏ. ngoài ra còn có sự khác nhau ở số lượng tối thiểu các thành viên, khả năng chuyển nhượng cổ phần hoặc cổ phiếu, cơ cấu quản lý và quá trình ra quyết định. Hai loại hình công ty trách nhiệm vô hạn và công ty có số thành viên hữu hạn và vô hạn có số thanhf viên trách nhiệm vô hạn nhưng không yêu cầu số vốn ban đầu phải được đóng góp đầy đủ trong thời gian thành lập liên doanh. Loại hình doanh nghiệp liên doanh thứ năm chỉ là một quan hệ bạn hàng ít được sử dụng ở Hàn Quốc. Các đối tác nước ngoài chỉ có thể tham gia vào quan hệ bạn hàng với tỷ lệ góp vốn tối đa là 50%. 3.2 Về cơ cấu tổ chức. Việc hình thành cơ cấu hội đồng quản trị trong các liên doanh dưới hình thức cổ phần ít nhất là ba thành viên. Các thành viên được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số trong cuộc họp toàn thể các cổ đông. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị thông thường không quá 3 năm giám đốc công ty nước ngoài có thể tham gia làm giám đốc công ty của Hàn Quốc. 3.3 Vấn đề về thuế. Để khuyến khích các xí nghiệp liên doanh thành lập toà án ở Hàn Quốc do dự án sử dụng công nghệ tiên tiến,Chinhsw phủ Hàn Quốc áp dụng các biện pháp miễn và giảm thuế : Thuế lợi tức được giảm đối với phần tài sản của bên nước ngoài trtrong các xí nghiệp liên doanh trong năm thuế đầu tiên kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh hoặc giảm thuế trong 3 năm tiếp theo và giảm 50% đối với phần tài sản của nhà đầu tư nước ngoài trong 2 năm tiếp theo. Thuế thu nhập cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài của xí nghiệp liên doanh có đủ điều kiện được giảm 50% trong thời gian liên doanh. Các loại thuế liên quan đến tài sản dược giảm 50% đối với phần tài sản nhà đầu tư nưóc ngoài trong thời gian giảm thuế lợi tức.Đối với các tài sản của nhà đầu tư nước ngoài đã có từ trước khi thành lập nghiệp liên doanh ở Hàn Quốc thì mức thuế này sẽ áp dụng trong thời gian 5 năm đầu kể từ khi ngày đưa tài sản vào liên doanh . Các loại thuế hàng hoá tư bản nhập khẩu được giảm 50% trong những trường hợp nhất định nếu xí nghiệp liên doanh có đủ những điều kiên theo luật quy định. Việc ưu đãi về thuế cũng được áp dụng đối với các dự án liên doanh sử dụng công nghệ cao trên cơ sở danh mục các ngành công nghiệp chi tiết được Bộ tài chính Hàn Quốc quy định. Trong trường hợp xí nghiệp liên doanh tăng vốn bằng lợi nhuận thu được thì các khoản thuế trước đó sẽ được hoàn lại cho liên doanh kể từ ngày đăng ký tại tào án.Nếu liên doanh phát hành thêm cổ phiếu mới thì việc khuyến khích về thuế cũng sẽ được thực hiện giống như các cổ phiếu ban đầu. Chương II. Nguyên nhân I. Nguyên nhân khách quan. 1.Cung vượt quá cầu. Tuy nước ta có thị trường tiềm năng lớn với số dân gần 80 triệu người song nhu cầu có khả năng thanh toán không cao, số dân có thu nhập cao chưa nhiều, chưa ổn định. Hàng loạt các liên doanh ra đời cùng một số ngành với số vốn đầu tư lớn đã dẫn tới dư thừa năng lực sản xuất. Máy móc, thiết bị không được sử dụng hết công suất lại chịu sức ép của hao mòn vô hình làm tăng giá thành sản phẩm. Tình trạng này đang xảy ra ở một số ngành sản xuất quan trọng như mía đường, xi măng, thép cán, ô tô, xe máy, xe đạp, điện dân dụng, chất tảy rửa... Đây là hậu quả cấp giấy phép đầu tư ồ ạt, gây ra phát triển kinh tế “quá nóng” trong thời kỳ đầu. Em xin đưa ra dẫn chứng sau về ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam, ta sẽ thấy sự điêu đứng của các liên doanh trong ngành sản xuất này. Năm 1991, ngành sản xuất, lắp ráp xe ô tô ở Việt Nam có một liên doanh là Mêkông Auto, đến nay đã có 14 liên doanh được cấp giấy phép, trong đó 11 liên doanh đã đi vào sản xuất và đã có sản phẩm trên thị trường. Công suất thiết kế của các công ty tối thiểu là 10 ngàn xe/ năm. Trong khi đó, mức tiêu thụ ô tô các loại trong cả nước hiện nay (kể cả xe mới và xe đã qua sử dụng nhập khẩu) chỉ khoảng 20 ngàn chiếc/ năm. Năm 1997, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc( phần lớn là xe đã qua sử dụng đã chiếm tới 14 ngàn chiếc). Các nhà sản xuất ô tô trong nước phải chia nhau “ chiếc bánh’’ thị trường khoảng gần 6 ngàn chiếc. Chính tình trạng cấp giấp phép liên doanh sản xuất ô tô ồ ạt, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc quá lớn đang làm điêu đứng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong năm 1997 và quý I/1998 tất cả các liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều bị lỗ. Ngay cả xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình( VMC) - đơn vị dẫn đầu về số lượng ô tô bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải “ co’’lại, hoạt động cầm chừng. Theo ông Onishi – tổng giám đốc Mêkông Auto thì “để tồn tại các liên doanh phải tìm cách ăn thị phần của nhau” Một thực tế mà chung cùng cảnh quả trong các liên doanh khách sạn. Điều này cũng dễ hiểu, khi phòng thừa thì khách tha hồ lựa chọn và nguy hại hơn các khách sạn đang đi vào con đường phá giá chứ không phải hạ giá để khuyến mại. Qua số liệu khảo sát của Tổng cục du lịch, hiện nay hầu hết các khách sạn đều phải giảm giá phòng từ 50% - 70% so với giá khung tính thuế. Các cơ sở khách sạn cho thuê thì tìm đủ mọi cách để cạnh tranh nhau, còn khách trọ thì thay đổi liên tục chỗ thuê liên tục, làm cho tình hình kinh doanh khách sạn trở nên bất còn là vấn đề nhức nhối cho toàn nền kinh tế. Buôn lậu hàng thành phẩm, hoặc nhập linh kiện với thuế suất thấp về lắp ráp hoàn chỉnh tung ra thị trường đã làm ứ đọng sản phẩm, giảm doanh thu các doanh nghiệp liên doanh. Sự tiếp tay của một số cán bộ biến chất trong ngành hải quan, quản lý thị trường càng làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng. Hàng giả tồn tại ngày một tinh vi và phức tạp. Loại hàng nào bán chạy có lợi nhuận cao, lập tức bị bọn trục lợi bất chính tìm cách làm hàng g t trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến một loạt các doanh nghiệp liên doanh thời gian qua bị thua lỗ. Để làm rõ vấn đề này em xin trình bày các nội dung sau: 1.1. Hiểu bản chất “chuyển giá” là gì? “Định giá chuyển giao” là gì? và sự khác biệt giữa hai khái niệm này như thế nào? 1.2. Thực trạng “chuyển giá” trong các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Các công ty đa quốc gia theo đuổi chiến lược toàn cầu, mở rộng hoạt động của mình trên khắp thế giới, do đó, một sản phẩm có thể bao gồm nhiều bộ phận được sản xuất ở nhiều nước khác nhau và các sản phẩm hoàn thành sẽ được bán rộng rãi khắp toàn cầu. Vấn đề này là phát sinh các nghiệp vụ nội bộ công ty rất phức tạp. Giá mà tại đó hàng hoá hay dịch vụ được chuyển giao gọi là giá chuyển giao. Mặc dù là giá hình thành trong nội bộ (tức là dựa trên cơ sở “có quen biết”) nhưng thông thường, luật pháp quốc tế đòi hỏi giá chuyển giao này phải được đánh giá theo tiêu chuẩn giá thị trường có nghĩa là nó được thực hiện như với những doanh nghiệp khác không có liên kết trên thị trường. Như vậy, khi thực hiện một ngiệp vụ chuyển giao qua lại giữa các công ty trong môt công ty đa quốc gia, trước hết nảy sinh nhu cầu là phải tính toán giá chuyền giao. Theo thuật ngữ chuyên môn, công việc này được gọi là định nghĩa chuyển giao(transfer pricing). Khi các công ty đa quốc gia xác định giá chuyển giao trong nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hiện tượng chuẩn giá. Xét trên khía cạnh thuế, chuyển giá là một hành vi nhằm làm giảm đi số lợi tức, thu nhập mà các công ty con thực tế phải kê khai với cơ quan thuế Việt Nam để trốn và tránh thuế. Nhìn bề ngoài, hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam được nhận dạng qua một số dấu hiệu rõ nét sau đây: + Đối với các yếu tố đầu vào, một số doanh nghiệp FDI thực hiện kê khai tăng giá đối với tài sản góp vốn, chi phí nguyên, vật liệu, chi phí gián tiếp... + Đối với các yếu tố đầu ra, một số doanh ngiệp FDI kê khai giá hàng xuất bán thấp hơn giá thực tế. Để thực hiện mục đích của mình, các công ty đa quốc gia có thể tính giá các ngiêp vụ chuyển giao thấp hơn hoặc cao hơn giá thị trường. Các nghiệp vụ chuyển giao này có thể thực hiện dưới hai hình thức: + Chuyển giao giữa công ty mẹ với một công ty con và ngược lại. + Chuyển giao giữa c ác công ty con có quan hệ liên kết với nhau. Như vậy, và thực chất hai khái niệm “ định giá chuyển giao’’ và “ chuyển giá’’ là không đồng nhất với nhau, mặc dù, xét về một khía cạnh nào đó, chúng có những nội dung giống nhau, bởi lẽ: “ định giá chuyển giao’’ là một khái niệm về các khía cạnh tích cực của một chính sách định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia thực hiện đối với nước chủ nhà và với chính quốc. Còn “ chuyển giá là một hoạt động chủ quan của các công ty đa quốc gia nhằm tối thiểu hoá số thuế phải nộp thông qua việc xác định giá trị các ngiệp vụ chuyển giao trong nội bộ công ty đa quốc gia không đúng với giá thị trường. 1.2. Phần này em trình bày các nhà đầu tư nước ngoài trong các liên doanh “nâng giá’’ đầu vào như chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác như thế nào? Thứ nhất, với chi phi sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp liên doanh bao gồm: chi phí vật tư, nguyên liệu đưa vào sản xuất và chi phí về khấu hao tài sản cố định. Về chi phí vật tư, nguyên liệu. Theo qui định hiện hành, các doanh nghiệp liên doanh được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi thu nhập chịu thuế các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá (gọi chung là chi phí vật tư, nguyên liệu) liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ. Mức chi phí được xác định dựa vào định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế vật tư xuất kho. Về chi phí khấu hao tài sản cố định. Một vấn đề bức xúc đặt ra trong quản lý chi phí khấu hao TSCĐ của các doanh nghiệp liên doanh đó là việc kiểm soát, xác định giá trị (nguyên giá) đích thực của máy móc thiết bị góp vốn liên doanh của bên nước ngoài. Điều 9, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 quy định. Giá trị phần vốn góp của mỗi bên trong doanh nghiệp liên doanh được xác định trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm góp vốn. Giá trị thuết bị, máy móc dùng để góp vốn phải được tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ, trong trường hợp cần thiết cơ quan quản lý nhà nước và đầu tư nước ngoài có quyền chỉ định tổ chức giám định để giám định lại giá trị các khoản vốn góp của các bên, Tuy vậy, đã 13 năm qua, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến nay, chưa có cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào đứng ra ban hành những phương pháp và chuẩn mực làm căn cứ định giá, giám định và tái giám định giá trị và chất lượng tài sản cố định hữu hình, cũng như khung giá chuyển giao công nghệ ( tài sản cố định vô hình). Do đó, trong thời gian qua đã có không ít trường hợp các công ty quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài lúng túng, khó sử trước kết quả giám định và tái giám định khác nhau đối với cùng một dây truyền máy móc - thiết bị góp vốn liên doanh của nước ngoài hoặc đối với các hợp động chuyển giao công nghệ. Ai đúng, ai không đúng, đều không có chuẩn mực mà phán quyết. Đây chính là kẽ hở lớn nhất trong công tác quản lý nhà nước mà không ít nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng để khai tăng, khai không đúng giá trị máy móc thiết bị, công nghệ dùng góp vốn liên doanh, gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam.Dẫn chứng sau đây sẽ minh hoạ cho điều đó: Máy móc, thiết bị nhập về hoặc ở dạng đơn lẻ hay đồng bộ, mới hoặc đã qua sử dụng, theo tổng kết chung được khai với giá cao hơn thực tế từ 20 - 30. Đối với vật tư, linh kiện nhập về thường xuyên cho sản xuất, giá cả cũng luôn ở mức cao do phía nước ngoài trực tiếp đặt mua. Một số loại vật tư chất lượng kém, thậm chí sắp hết hạn sử dụng vẫn được nhập với giá cao để rồi phải thanh lý phần lớn, tăng chi phí không đáng cho sản xuất. Chẳng hạn, Khách sạn liên doanh giữa Sài Gòn Tourist và tập đoàn Vina Group đã quyết định quyết toán trị giá thiết bị, vật tư của tập đoàn Vina Group đưa vào liên doanh 4,34 triệu USD, nhưng sau đó một công ty giám định quốc tế giám định lại thì giá thiết bị vật tư chỉ còn 2,9 triệu USD. Sau khi nhà nước uỷ nhiệm cho công ty kiểm toán SGS giám định thí điểm 12 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn liên doanh thì có tới 6 đơn vị có chênh lệch về giá buôn thiết bị, cao hơn giá trị thực 14 triệu USD. Bộ công nghiệp khảo sát thí điểm ở 42 liên doanh đã thấy phía Việt Nam thiệt hại tới 50 triệu USD. Sau khi khảo sát ở 42 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã phát hiện 76% máy móc thiết bị thuộc thế hệ 50 – 60, trên 70% máy móc đã hết khấu hao, gần 50% thiết bị là loại tân trang, thậm chí có máy xeo giấy sản xuất từ năm 1905, nồi hơi chế tạo từ năm 1927. Thứ hai, về chi phí khác bao gồm: Như chi phí về quản lý, tiếp thị, quảng cáo,khuyến mại ,tiền lương người nước ngoài... Về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại là một nội dung của chi phí tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, làm một bộ phận chi phí kinh doanh cần thiết và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7% tổng số chi phí (riêng đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá bán ra) trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục kiến nghị đề nghị bỏ mức khống chế đối với các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại với lý do việc khống chế các chi phí này sẽ làm cho họ mất đi cơ hội tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường nhất là đối với những sản phẩm dịch vụ mới (?) Theo em cho rằng, việc giới hạn các chi phí được chấp nhận khi xác định thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp là vấn đề bình thường trong cơ chế, chính sách quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế thị trường khác. Chúng ta không phủ nhận quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp liên doanh, trong đó các doanh nghiệp liên doanh có quyền được định đoạt các chi phí cần thiết có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc một số doanh nghiệp đã lạm dụng quyền tự chủ đó để tiến hành cạnh tranh không lành mạnh, thực hiện các chiến dịch quảng cáo kéo dài với qui mô lớn, thực hiện khuyến mại tràn lan, thậm chí tới mức bán phá giá sản phẩm gây lỗ nặng cho doanh nghiệp, gây khó khăn cho đối tác bên Việt Nam, làm tổn hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, nhưng lại tăng được thị phần trong nước cho công ty mẹ, do loại được các đối thủ cạnh tranh yếu hơn về tiềm lực tài chính ra khỏi thị trường Việt Nam. Có thể dẫn ra một số trường hợp tiêu biểu sau: Liên doanh P&G Việt Nam (là liên doanh giữa công ty Phương Đông thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam và công ty PROCTER & GAMBLEAR EAST) chuyên sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp. Liên doanh này có số vốn đầu tư ban đầu là 37 triệu USD chỉ sau 2 năm hoạt động, liên doanh đã bị lỗ tới 28 triệu USD. Điều đáng nói ở đây là chi phí quảng cáo của liên doanh chiếm tới 31,2% giá thành sản phẩm. Hay công ty Coca- Cola Chương Dương là liên doanh giữa tổng công ty nước giải khát Chương Dương và Coca – Cola Indochina, với tổng số vốn đầu tư là 48,7 triệu đô la, vốn pháp định là 20,7 triệu USD. Liên doanh này mới đi vào hoạt động từ tháng 9/ 1995, nhưng đến 16/4/1998/ tức là chỉ qua hơn hai năm hoạt động đã lỗ tổng cộng 151 tỷ đồng. Chi phí tiếp thị của liên doanh Côca- Côla Chương Dương bằng 8,47% tổng chi phí và bằng 9,63% so với tổng doanh thu bán hàng. Côca- Côla Chương Dương đã xâm chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá. Đặc biệt, trong hai tháng 3 và tháng 4 /1998 Côca – Côla đã phá giá tới mức kỷ lục: 30%. Theo em việc khống chế các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại chung cho tất cả các loại hình doanh ngiệp, không tinh đến ngành nghề- sản phẩm kinh doanh đều ở mức 7% tổng chi phí là chưa thất hợp lý; nhất là đối với các doanh nghiệp liên doanh, để thực hiện các nghiệp quảng cáo trên các phương tiện đại chúng ( đài phát thanh, truyền hình, báo chí...) họ phải chịu mức giá cao hơn từ 3 –5 lần so với các doanh nghiệp trong nước. THIếU Chương III Giải pháp I Biện pháp chống chuyển giá 1. Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price Method- CUP) Phương pháp này được sử dụng thay cho phương pháp so sánh giá thị trường tự do theo thông tư 74TC/TCT. Thực ra “so sánh giá thị trường tự do” chỉ là một nguyên tắc hàng đầu trong định giá chuyển giao chứ không thể xem là một phương pháp thực thụ. Nội dung của phương pháp CUP là so sánh giá cả phải trả cho các hàng hoá, dịch vụ được chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển giao có kiểm soát với giá cả phải trả cho các hàng hoá, dịch vụ chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển giao tự do có thể so sánh được. Phương pháp này được thể hiện thông qua việc so sánh: + Doanh số bán của một công ty cho bên không liên kết. + Hoặc doanh số bán ra của một bên không liên kết cho một thành viên của công ty. + Hoặc doanh số bán giữa các bên không có liên hệ gì với nhau. Việc so sánh trên nhằm thực hiện nguyên tắc giá thị trường (tức là dữa trên quan hệ không quen biết) trong các nghiêph vụ chuyển giao. Khi thực hiện phương pháp cần lưu ý: Nếu không có sự khác biệt dữa các nghiệp vụ chuyển giao so sánh được, việc so sánh có thể diễn ra đơn giản và thuận lợi. Nêu có sự khác biệt không lớn lắm dữa các nghiệp cụ chuyển giao của bên có liên kết với nhau với bên không liên kết, có thể làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịch như: chất lượng hàng hoá, nhạn hiệu hàng hoá, điều kiện giao hàng, thời hạn chuyển giao, quan hệ thanh toán, có thể thực hiện phương pháp “CUP được điều chỉnh”. Phương pháp CUP có điều chỉnh sẽ không thực hiện được khi có những sự khác biệt trong các nghiệp vụ chuyển giaodữa các bên liên kết và không liên kết mf điều chỉnh rấtkhó thực hiện được. Những sự khác biệt đó bao gồm: khác biệt về chất lượng sản phẩm, khác biệt thị trường về mặt địa lý, khác biệt về cấp độ thị trường, khác biệt về số lượng vàloại tài sản vô hình liên quan đến việc bán hàng. Khi sử dụng phương pháp này, chúng ta có thể phát hiện được những chi phí phát sinh bất hợp lý thông qua so sánh các doanh nghiệp t tương tự trong những nghiệp vụ chuyển giao có thể so sánh được. Ví dụ, khi xem xét giá vốn hàng bán và chi phí về giá nguyên vật liệu của liên doanh sản xuất nước giải khát A tại TP Hồ Chí Minh chúng ta thấy : giá vốn hàng hoá bán ra chiếm tỷ lệ 64,72% trên doanh thu và chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ 52,42% trên doanh thu. Nêu so sánh với công ty nước giải khát I.B.C, một đơn vị cùng ngành nghề và quy mô sản xuất thì tỷ lệ giá vốn hàng hoá trên doanh thu là 51,1% và tỷ lệ về chi phí nguyên, vật liệu là 46,93% trên doanh thu, rõ ràng các khoản chi phí của công ty A đã có vấn đề cần phải kiểm tra lại. Tương tự, chi phí về quảng cáo của công ty A là 7,94% trên giá bán thì công ty IBC chi phí về quảng cáo là 4,94%. Điều này cho thấy, công ty A đã sử dụng chiến thuật dành thị trường sản phẩm nên sặn sàng nâng cao khoản phí quảng cáo tiếp thị lên vàlàm lỗ thêm cho liên doanh. Nếu cơ quan thuế sử dụng phương pháp so sánh với công ty IBC thì có thể ngăn chặn khoản chi làm “ngèo” liên doanh này. 2. Phương pháp bán lại ( Pesale Price Method) Đây là một phương pháp để xác định giá thị trường của nghiệp vụ chuyển giao bằng cách lấy gía bán thực tế trừ bớt đi một khoản chiết khấu thích ứng cho người bán lại. Về thực chất phương pháp này xây dựng trên cơ sở phương pháp tỷ trọng suất lợi nhuận của Mỹ và có một vài nét tương đồng với phương pháp sử dụng giá bán để xác định gía mua theo Thông tư 74 TC/T. Phương pháp này sử dụng thích hợp đối với ngành thương nghiệp với nghiệp vụmua đi bán lại các sản phẩm hàng hoá. Để thực hiện phương pháp này, chúng ta phân biêt hai chủ thể một bên công ty sản xuất (A) bán sản phẩm của mình, một bên là công ty thương mại (B) chuyên mua những sản phẩm đó và bán lại trên thị trường. Khoản chiết khấu thích ứng này là tổng số lợi nhuận thu được biểu hiện giới dạng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu mà công ty thương mại (B) nhận được khi thực hiện một nghiệp vụ chuyển giao tự do trong một thị trường thích ứng. Khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý phải đáp ứng những điều kiện sau: + Các công ty hoặc ngưòi mua sản phẩm của công ty (B) không có quan hệ liên kết với công ty(B). Nếu tồn tại mối quan hệ liên kết ở đây thì việc xác định doanh số sẽ không mang tính khách quan. + Nghiệp vụ của công ty (B) phải có liên quan với nghiệp vụ chuyển giao cần xác địng gía thị trường ( nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ công ty) Trường hợp không tồn tại nghiệp vụ này, có thẻ dữa trên khoản chiết khấu có nguồn gốc từ doanh thu của công ty (B)trong một thị trường tương tự. Giữa nghiệp vụ chuyển giao được xem trong nội bộ công ty và nghiệp vụ chuyển giao có thể so sánh được có thể nhiều sai biệt do sự vận động của nền kinh tế như: sự biến đổi lãi suất, tình trạng kinh tế suy thoái hay phát triển bột phát. Nếu có sự khác biệt xây ra giữa nghiệp vụ chuyển giao có liên kết và nghiệp vụ chuyển giao không liên kết có thể so sánh được thì cần phải có những biện pháp điều chỉnh khoản chiết khấu này. Ví dụ : Một công ty Mỹ chuyên sản xuất dụng cụ ytế. Công ty này tiến hành bán sản phẩm của mình cho một số đại lý ở Việt Nam. Để xác định giá mua vào đối với các sản phẩm mà các đại lý Việt Nam đã nhận của công ty mẹ, cơ quan thuế Việt Nam sẽ xác định: - Giá bán các dụng cụ y tế cho nhưng cửa hàng độc lập với công ty (đặt tại Việt Nam) - Tỷ suát lợi nhuận trên doanh thu bình quân của nganh dụng cụ y tê là 18%. Tuy nhiên, do những dụng cụ y tế mà công ty trên cung cấp là loại đặc biệt, tác dụng điều trị đặc thù nên tỷ suất lợi nhuận dự kiến sẹ tăng thêm 3% so với dụng cụ y tế thông thườn. Do đó có thể xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thhu của các cửa hàng độc lập là 21% để làm cơ sở xác định giá mua vào. 3. Phương pháp phí cộng thêm ( Cost Plu Method) Phương pháp này đựoc sử dụng để xác địng giá thị trường trên cơ sở công thêm một khoan nâng giá (mark- up) thích hợp vào chi phí sản xuất. Phương pháp này thường được áp dụng đối với cơ sở sản xuất theo hợp đồng gia công học các cơ sở dịch vụ. Các khoản phí cộng thêm bao gồm : chi phí giao hàng trong kỳ, các chi phí quản lý chung. Một điểm thuận lợi của phương pháp này là khi xác định khả năng áp dụng trong một trường hợp sản xuất theo hợp đồng thì điều quan trọng cần nhấn mạnh là hình thức chuyển giao theo các hợp đồng chuyển giao có thể so sánh được không cần phải có sự tương tự như các hàng hoá chuyển giao trong nội bộ công ty. Ví dụ: Một công ty chuyên sản xuất mặt hàng trang trí nội thất(HG) điều hành toàn bộ hoạt động nghiên cứu và triển khai sản xuất tại Đài Loan. Sau khi sản xuất qua khâu chế biến thành gỗ ôcan, sẹ được chuyển giao đến một chi nhánh tại Việt Nam. Tại đây, gỗ ôcan sẽ được gia công thành sản phẩm trang trí nội thất như bàn, ghế , giường, tủ…và được chuyển ngược về Đài Loan. Trong trường hựop này, công ty Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất theo hợp đồng, thực hiện các hoạt động sản xuất có tính chất giới hạn, không làm công việc điều độ sản xuất, không mua nguyên vật liệu và cũng không chịu rủi ro về vật liệu cung ứng và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm trang trí nội thất sẽ mang nhạn hiệu của công ty Đài Loan HG hoàn toàn không có tên của công ty Việt Nam. Do công ty Đài Loan chỉ thực hiện hợp đồng sản xuất với một công ty ở Việt Nam nên không có thể thực hiện được phương pháp CUP để xác định chuyển giao trong nội bộ công ty này. Tuy nhiên, do công ty con ở Việt Nam không chỉ thực hiện nhiệm vụ gia công cho công ty mẹ ở Đài Loan mà còn có thể gia công cho sản xuất cho các công ty không liên kết khác những mặt hàng trang trí nội thất tưng tự do đó khoản nâng gía mà công ty Việt Nam khi làm dịch vụ cho công ty không liên quan khác sẽ là những thông tin có thể so sánh được dùng để áp dụng phương pháp giá trị phí cộng thêm khi định giá cho nghiệp vụ chuyển giao của công ty Đài Loan có liên kết. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý đến các vấn đề sau: - Nếu công ty con chỉ thực hiện hợp đồng cho công ty mẹ ở chính quốc mà không gia công cho một công ty khác không liên kết, lúc đó khoản nâng giá sẽ dữa trên cơ sở loại hình hoạt động gia công tương tự của công ty khác trên thị trường. - Cần phải quan tâm đến năng lực sản xuất công nghệ, khối lượng sản xuất … trong khi xác định khoản chi phí tăng thêm, đặc biệt là yếu tố năng lực sản xuất (công suất hoạt động) - Nếu công ty con không dành hết toàn bộ công suất hoạt động cho một khách hàng duy nhất (ở đây là công ty mẹ) thì vấn đè không sử dụng hết công suất không phải thuộc trách nhiệm của công ty mẹ, do đó không thể đưa hết toàn bộ chi phí gián tiếp vào khoản nâng giá. - Nếu công ty con sản xuất theo hợp đồng dành hết toàn bộ công suất, công ty mẹ vẫ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74281.DOC
Tài liệu liên quan