Đề tài Lợi thế, thách thức nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . . . . 1

I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ . 2

1. Các khái niệm về nguồn nhân lực . 2

a. Khái niệm về lực lượng lao động . . 2

b. Khái niệm nguồn lao động . 2

c. Khái niệm nguồn nhân lực . 2

2. Khái niệm về hội nhập kinh tế . 3

a. Khái niệm về quá trình hội nhập kinh tế . 3

b. Quá trình hội nhập kinh tế là một tất yếu khách quan . 4

c. Các cấp độ hội nhập kinh tế . 5

d. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế đến nguồn nhân lực trong nước . 6

3. Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập . 7

II. LỢI THẾ NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ. . . 8

1. Lợi thế về số lượng dân số, số lượng nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực . 8

2. Lợi thế về cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật, tác phong quản lý tiên tiến hiện đại . 11

3. Nhà nước ta đã có sự quan tâm đến giáo dục nên quy mô đào tạo đã tăng lên đáng kể. 12

III. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI

NHẬP . . 13

1. Nguồn nhân lực có quy mô đã qua đào tạo còn nhỏ, chất lượng còn nhiều bất cập13

2. Cơ cấu nguồn nhân lực giữa các ngành kinh tế còn lạc hậu . 16

3. Còn tồn tại bất hợp lý trong đào tạo nguồn nhân lực . 17

4. Sử dụng nguồn nhân lực chưa có hiệu quả . 18

5. Xu thế thương mại hoá giáo dục, đào tạo cản trở yêu cầu phát triển giáo dục và đào

tạo nguồn nhân lực . 22

6. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới . 22

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA

TOÀN CẦU HOÁ . 23

1. Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực . 23

2. Phát triển các ngành nghề mới kéo theo xu hướng tất yếu phát triển nguồn nhân lực

trong các ngành này . 24

3. Yêu cầu đào tạo lao động cho các lĩnh vực công nghệ cao . 25

V. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI

NHẬP KINH TẾ . . . . 26

1. Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế đến nguồn nhân lực . 26

2. Các giải pháp xét trên góc độ vĩ mô . . 26

2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 26

2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn . 28

2.3. Các giải pháp cho nguồn nhân lực xuất khẩu . 29

2.4. Giải pháp nâng cao sức khoẻ của nguồn nhân lực . 29

3. Giải pháp từ góc độ của doanh nghiệp . 31

4. Giải pháp với bản thân từng người lao động . 31

KẾT LUẬN . 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 34

pdf42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi thế, thách thức nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa cả nước chưa qua đào tạo chiếm một con số rất lớn. Tỷ lệ chưa qua đào tạo năm 2003 chiếm 79 % trong tổng số lực lượng lao động. Đến năm 2004 thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo tuy có giảm nhưng vẫn chiếm là 77,5%. Tỷ lệ đào tạo nghề/ sơ cấp, tỷ lệ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học của năm 2004 đều tăng hơn so với năm 2003. Rõ ràng như vậy trình độ đào tạo của lực lượng lao động đã được nâng cao hơn, nhưng tỷ lệ lao động chưa được đào tạo còn chiếm một phần rất lớn trong lực lượng lao động. Nguồn nhân lực nước ta dồi dào, nhưng với tỷ lệ qua đào tạo thấp như vậy thì lợi Báo cáo kết quả điều tra lao động và việc làm 1-7-(2003, 2004) §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 17 thế trên đã dần mất ý nghĩa. Nhất là trong điều kiện hội nhập, nguồn nhân lực có trình độ là một nhân tố cho sự đột phá trong phát triển. Xét về mặt thể lực thì nguồn nhân lực nước ta còn kém. Các số liệu thống kê gián tiếp cho thấy hiện tại cứ 3,2 trẻ em dưới 5 tuổi thì có một trẻ em bị suy dinh dưỡng, có 3 bà mẹ mang thai thì một người bị thiếu máu.16Tình trạng nhiễm HIV /AIDS trong thanh thiếu niên tiếp tục tăng và có xu hướng lây lan mạnh trong cộng đồng.Trong số những người nhiễm HIV/AIDS hiện có 74,45% ở độ tuổi 20-3917, độ tuổi có tỷ lệ tham gia lao động và năng suất lao động cao nhất. 70% số người nghiện ma túy nằm ở độ tuổi 15-30. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sức lực của nguồn nhân lực trưởng thành.Ta có thể thấy rất rõ rằng sức khỏe thể trạng của người Việt Nam nói chung là nhỏ bé, hạn chế về thể lực, cho dù có bù lại ưu thế về sự dẻo dai chịu khó thì thể lực như vậy cũng khó trụ vững được trong dây truyền sản xuất đòi hỏi cường độ lao động cao. Năng suất lao động của nước ta còn rất thấp. Trước đây, giá lao động của nước ta luôn được coi là rẻ và là một lợi thế trong cạnh tranh. Nhưng do năng suất lao động củaqqa nước ta còn quá thấp, tỷ lệ tiền lương trong tổng giá trị gia tăng cao, nên lợi thế này đã dần dần bị mất đi. Năng suất lao động của nguồn nhân lực nước ta không chỉ thể hiện ở chỗ bao nhiêu lao động có việc làm, chưa có việc làm, bao nhiêu phần trăm làm trái nghề hay cơ cấu tỷ lệ lao động có phù hợp hay không, mà đứng trên phương diện xã hội thì nó được biểu hiện ở khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà lao động tạo ra. Một thực tế là đa số lao động nông nghiệp là lao động phổ thông (hơn 90%) không qua đào tạo. Tư liệu sản xuất chính của họ chỉ là con trâu, cái quốc, năng suất lao động rất thấp. So với các nước, năng suất lao động của Việt Nam còn quá thấp, chỉ vào khoảng 743USD một lao động/năm, thấp hơn cả Băngladesh, chỉ bằng 3,7%Thái Lan ,0.91% Mỹ, bằng 0,8% Nhật Bản…trong khi tỷ trọng giá trị sức lao động trong giá trị gia tăng lại là cao, tương đương với các nước đang phát triển cao có giá trị lao động cao như Úc, Nhật, Bỉ …Do đó, lợi thế nguồn nhân lực “rẻ” trong cạnh tranh là không nổi bật so với nước khác. Về mặt kỷ luật lao động, đại bộ phận người lao động hiện nay của ta còn chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là xuất thân từ 16 ThS.Lưu Bích Ngọc Nguồn nhân lực cho phát triển ở Việt Nam_ Những thách thức trong cuộc cạnh tranh quốc tế về trí tuệ,/Tạp chí kinh tế và phát triển số 72, tháng 06/2003 17 UNAIDS(2002)facts about HIV/AIDS in Việt Nam – Hà Nội 2002 §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 18 nông nghiệp, nông thôn nên còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền kinh tế tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị tốt nên ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc, điều này có thể thấy rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số vụ việc đình công hoặc mâu thuẫn chủ - thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc ban đầu từ ý thức kỷ luật kém của bản thân người lao động. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực theo cách đánh giá của các tổ chức quốc tế. Để đánh giá, các tổ chức quốc tế dựa vào: các chỉ số đánh giá hệ thống giáo dục (vì giáo dục là chìa khoá để nâng cao chất lượng lao động), các chỉ số đánh giá mức độ có sẵn lao động sản xuất chất lượng cao, mức độ sẵn có lao động hành chính chất lượng cao, mức độ thành thạo tiếng Anh (ngôn ngữ quốc tế quan trọng để giao lưu trong quá trình hội nhập hiện nay), và chỉ số đánh giá mức độ lao động thành thạo công nghệ cao. Nếu điểm 10 là điểm cao nhất thì chỉ số tổng hợp của Việt Nam là 3,97, ở dưới mức trung bình, trong khi chỉ số này ở Hàn Quốc là 6,91, ở Trung Quốc là 5,73, ở Malaysia là 5,59. Mức lao động chất lượng cao sẵn có ở Việt Nam chỉ đạt 3,25 điểm.18Như vậy chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay là đáng báo động. Ngày nay trong điều kiện hội nhập thì chuyên môn ngành nghề phải cao, hơn thế nữa nguồn nhân lực cần có thêm tố chất năng động nhiệt tình, cần không ngừng học hỏi để thích ứng với sự thay đổi của khoa học và công nghệ từng ngày, luôn linh động và nhạy bén, có khả năng làm việc theo nhóm…Nhưng theo nhận xét và đánh giá của nhiều nhà kinh tế nước ngoài thì người lao động Việt Nam luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách dễ dàng hơn là làm việc theo nhóm, nếu đặt họ trong nhóm thì kết quả của họ sẽ giảm đi rất nhiều19.Nguyên nhân của thực tế nguồn nhân lực nước ta này là do họ vẫn còn chịu ảnh hưởng của chế độ bao cấp từ thời kỳ trước để lại. Trong thời kỳ bao cấp kế hoạch hoá tập trung, cứ học ra là sẽ được nhà nước phân công công việc theo chỉ tiêu về từng vùng, từng ngành, khi đã vào làm việc, người lao động sẽ gần như làm việc suốt đời mình trong đơn vị đó, họ không cần thiết nâng cao trình độ của mình, không cần quan tâm đến các yếu tố chất lượng và hiệu quả của công việc, lương vẫn sẽ tăng đều lên theo thời gian, chính những yếu tố đó đã làm cho nguồn nhân lực hiện tại mang nặng tư tưởng “ ỉ lại”, trông chờ vào đồng lương của nơi mình làm việc 18 Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam.NXB Lao động – xã hội 2003 trang118 19 Theo báo kinh tế và phát triển số 72 tháng06/2003 trang 32 §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 19 mà không có sự cố gắng tìm tòi nâng cao trình độ, hoặc không nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. Nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản tại nước ngoài phần đa là có kiến thức lý thuyết, còn khả năng ứng dụng thực tế thì lại còn rất yếu. Tình trạng giỏi trong thời gian học tập nhưng lại không biết làm việc ngoài thực tế là một thực tế đang xảy ra hiện nay. Hơn nữa bộ phận nguồn nhân lực này còn đang có xu hướng già hoá mà đội ngũ kế cận lại còn quá mỏng so với nhu cầu ngày càng phát triển chung. Với tình trạng chất lượng như hiện nay thì nguồn lực nước ta còn cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe, trình độ năng lực chuyên môn, rèn luyện các phẩm chất mới để nguồn nhân lực thực sự trở thành lợi thế của chúng ta trong quá trình hội nhập. 2. Cơ cấu nguồn nhân lực giữa các ngành kinh tế còn lạc hậu. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành kinh tế là cơ cấu của nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tại đại hội Đảng VIII, lần đầu tiên đã nêu ra nhiệm vụ về chuyển đổi nguồn nhân lực: giảm tỷ trọng nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng về nguồn nhân lực trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong thực tế hiện nay nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, nghĩa là tăng tỉ trọng của giá trị nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó, cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành cũng đang có những biến đổi tích cực như vậy. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu này còn chậm, và thực tế cơ cấu nguồn nhân lực vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Bảng: Tình hình chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành qua các năm. §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 20 1991 1995 2000 2003 2004 Trong đó Nông nghiệp 72,6 70,1 67,0 59,56 57,9 Công nghiệp và XDCB 13.6 13,2 13,9 16.41 17,4 Dịch vụ 13,8 16,7 19,1 24,03 24,7 Nguồn: Sử dụng hiệu quả con người ở Việt Nam & Báo cáo kết quả điều tra lao động – việc làm 1-7- 2004. Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ lao động tham gia lao động trong ngành nông nghiệp so với tổng số nguồn nhân lực giảm dần qua các năm. Năm 1991 tỷ lệ này là 72,6 %, đến năm 1995 là 70,1%, năm 2000 còn 67,0% năm 2003 tỷ lệ này còn 59,56 % năm 2004 chỉ còn là: 57,9%. Tốc độ giảm tỷ lệ nhanh nhất từ năm 2000 đến nay. Nếu ở thời kỳ trước từ năm 1991 đến năm 2005, tức là cách 5 năm tỷ lệ này giảm 72,6% xuống 70,1% thì thời gian từ 2000 đến 2004 (trong vòng 4 năm) tốc độ này đã giảm từ 67,0% xuống còn có 57,9 %. Tốc độ giảm nhanh của tỷ lệ nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp có nguyên nhân là do tốc độ đô thị hoá cao đang diễn ra. Do đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, nguồn nhân lực ở nông thôn dần chuyển sang các lĩnh vực khác. Ở nơi nào tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng thì tỷ lệ nguồn nhân lực không làm nông nghiệp ở nơi đó càng lớn, nguồn nhân lực này được chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành khác. Nhưng con số 57,9 % nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp vẫn cho ta thấy nước ta vẫn là nước nông nghiệp. Nguồn nhân lực tập trung phần lớn trong ngành nông nghiệp _ khu vực có năng suất lao động thấp nên nền kinh tế nước ta vẫn chưa có tốc độ phát triển mạnh mẽ, đột phá cần thiết để chuẩn bị cho quá trình hội nhập. 3.Còn tồn tại bất hợp lý trong đào tạo nguồn nhân lực. a)Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực là bất hợp lý giữa đào tạo cao đẳng, đại học và dạy nghề. Chất lượng nguồn nhân lực như ta đã biết phụ thuộc rất lớn vào trình độ đào tạo. Nhưng thực tế ở nước ta hiện nay có tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.Trong giai đoạn này, xu hướng đào tạo chạy theo thị hiếu của người lao động mà thiếu định §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 21 hướng, phân luồng dẫn đến hậu quả là đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động của các ngành nghề đào tạo. Nguyên nhân của tình trạng này là do tâm lý cả xã hội “sính” bằng cấp, những người sử dụng lao động hiện nay chỉ tuyển chọn dựa trên bằng cấp. Học sinh từ các cấp học phổ thông lên hầu hết đều nộp đơn thi đại học và cao đẳng chứ không có các học sinh khá đi học nghề nhằm mục tiêu có được trình độ lành nghề cao. Ta có thể thấy điều này khi so sánh quy mô đào tạo của một trường dạy nghề và một trường cao đẳng hoặc đại học, số lượng học viên của một trường dạy nghề thường thì chỉ có dưới 600 học viên/năm, (chỉ có 8% số trường là có số học sinh khoảng 1000 học viên/năm). Trong khi đó các trường cao đẳng và đại học thì số lượng học viên một năm là khoảng 5000 người20. Như vậy, số lượng đào tạo học viên theo trình độ đại học và cao đẳng ngày một tăng so với đào tạo nghề, mặc dù thực tế ở nước ta công nhân kỹ thuật ( lao động có chuyên môn) vẫn đang còn thiếu hụt mức lớn so với mức yêu cầu cho hội nhập kinh tế. Sự cách biệt này cũng còn được biểu hiện qua mức kinh phí cho dạy nghề các trường hệ dài hạn mà mới chỉ đạt bình quân 3,2 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng hai 2/3 so với đào tạo đại học, trong khi đào tạo nghề không chỉ cần học lý thuyết mà còn cần rất nhiều các thiết bị máy móc để thực hành trong quá trình học. So với thế giới ta còn thấy rõ tỷ lệ chia ngân sách giáo dục của nhà nước cho giáo dục dạy nghề cũng có sự thấp. Khoản chi giáo dục cho giáo dục dạy nghề chiếm 4,7% vào năm 2000, là 5% so vào năm 2002.Trong khi đó trên thế giới, các nước đầu tư với tỷ lệ là lớn hơn nhiều: Hàn Quốc là 20%, GaNa là 25,7%21.... Xu hướng này vẫn đang tiếp tục tăng, do đó ta cần phải có sự định hướng ngay cho học viên, đồng thời áp dụng các biện pháp phù hợp để nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nghề. b)Trong đào tạo, nội dung đào tạo cũng còn nhiều điều tồn tại: chương trình học còn mang nặng nhiều về tính lý thuyết mà chưa có những vận dụng cụ thể vào thực tế. Các công trình nghiên cứu chưa được thực tế hoá, áp dụng để mang lại những hiệu quả mới trong tình hình cụ thể. Có thể nói giữa những gì đào tạo và thực tế là một khoảng cách còn rất xa. c)Cơ sở vật chất, số lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo như số liệu ở bảng số liệu về các trường đại học và cao đẳng trong cả nước, ta thấy hiện nay cứ khoảng 26 đến 27 sinh viên thì có một giảng viên, đây là tỷ lệ khá cao, 20 con số và sự kiện 12/2003 21 Con số và sự kiện 12/2003 trang 26,27 §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 22 so với năm 1991 thì cứ một giảng viên chỉ có 5,5 sinh viên.22 Tình trạng thiếu giảng viên như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nước ta. Đây là kết quả của quá trình mở rộng quy mô đào tạo bậc đại học và cao đẳng trong cả nước.Vậy việc tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo nguồn giảng viên đáp ứng yêu cầu mới là rất cần thiết. 4.Sử dụng nguồn nhân lực chưa có hiệu quả. a)Sự thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn là hiện tượng phổ biến. Lực lượng lao động trong khu vực nông thôn ở nước ta là rất lớn, nhưng tình hình sử dụng nguồn nhân lực này lại chưa có hiệu quả. Biểu hiện là tình trạng có việc làm nhưng không đầy đủ hay thất nghiệp trá hình còn rất lớn.Thời gian lao động được sử dụng trong 12 tháng qua tính đến thời điểm điều tra ở khu vực nông thôn cả nước là 79%. Trong đó vùng có tỷ lệ lao động trên 80% là Tây Nguyên (80,8%) và Đông Nam Bộ(82,1%), còn hai vùng Tây Bắc và ĐB Sông Cửu Long còn đạt dưới mức78%. Tình hình đó là do nguyên nhân ở nông thôn chỉ sử dụng lao động tập trung vào một số thời điểm nhất định trong năm, phần lớn thời gian còn lại nếu không có việc phụ thì họ gần như rảnh rỗi.Việc tăng thêm việc làm cho nguồn nhân lực ở nông thôn do vậy là vấn đề rất bức thiết nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đó. b)Nguồn nhân lực hiện nay sử dụng vẫn còn tồn tại tình trạng trái nghề khá phổ biến. Tình trạng “nông dân cho đi buôn, nhà buôn lại cho đi cày” thành ra lãng phí nguồn lao động rất lớn. Đặc biệt tình trạng này xảy ra nhiều nhất với lực lượng trẻ mới ra trường. Trong khi ở những nơi thành thị, những sinh viên mới ra trường phần đa đều muốn có được công việc ở lại thủ đô hoặc các vùng phát triển mà họ đã học chứ ít người muốn về phục vụ quê hương. Do đó kể cả làm trái nghề họ cũng làm, và chỉ với mục đích trụ lại những nơi này.Trong khi đó nguồn nhân lực có trình độ lại đang rất cần và thực tế lại đang rất thiếu ở các vùng còn chậm phát triển, vùng sâu vùng xa. Tình trạng làm không đúng ngành nghề chuyên môn được đào tạo gây nên các lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực đã được đào tạo. c) Cơ cấu nguồn nhân lực bất hợp lý giữa các vùng lãnh thổ trong cả nước, nhất là nguồn nhân lực có trình độ. Nguồn nhân lực nước ta được tập trung chủ yếu ở các vùng có điều kiện phát triển kinh tế cao, khu vực thành thị. Do các vùng này có sự đầu tư vốn cho phát triển kinh tế 22 Con số và sự kiện số 4/2004 §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 23 cao, các ngành được mở rộng, các thành phần kinh tế được phát triển đa dạng, từ đó tạo ra nhiều việc làm, thu hút nguồn nhân lực từ các vùng kém phát triển hơn. Nhất là thành phần nguồn nhân lực có trình độ. Ta hãy đi xét tình hình cụ thể qua bảng cơ cấu của lực lượng lao động chia theo lãnh thổ và trình độ học vấn phổ thông. Chia theo trình độ học vấn(%) Tổng số Mù chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT Tổng số 100 5,01 12,06 30,46 32,75 19,71 ĐB Sông Hồng 100 1,33 1,43 19,46 51,3 26,49 Đông Bắc 100 8,15 6,9 28,05 37,84 19,06 Tây Bắc 100 24,17 10,73 30,41 23,02 11,67 Bắc trung Bộ 100 2,5 5,63 26,09 44,2 21,59 Duyên Hải Nam Trung Bộ 100 2,96 15,53 36 27 18,51 Tây Nguyên 100 11,07 14,8 32,49 26,07 15,57 Đông Nam Bộ 100 3,5 13,38 33,59 23,96 26,58 ĐB Sông Cửu Long 100 6 26,88 40,93 15,7 10,49 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động _ việc làm 1-7-2004-nxb lao động. §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 24 Ta thấy trong bảng số liệu trên, vùng có tỷ lệ lực lượng lao động mù chữ cao nhất là Tây Bắc (24,17%), thấp nhất là đồng bằng sông Hồng(1,3%); Nguyên nhân của tình trạng số người lao động là vùng miền núi Tây Bắc có mật độ dân số thưa thớt, có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất là dân tộc Mường, do địa hình núi dốc, dân cư lại thưa thớt trình độ phát triển kinh tế còn rất kém, nên chất lượng tình hình giáo dục còn kém, ảnh hưởng đến kết quả là tình trạng mù chữ cao như trên. Sự chênh lệch giữa vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc là rất lớn, số lượng người mù chữ ở Tây Bắc là cao gấp hơn 18 lần ở Đồng Bằng Sông Hồng. Còn tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học ở Đông Nam bộ là cao nhất chiếm 26,58%, nơi có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long cụ thể chiếm có 10,49 %. Như vậy có sự cách biệt rất lớn giữa các vùng, các khu vực khác nhau. d)Các loại hình kinh tế sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Nguồn nhân lực nước ta xét theo loại hình kinh tế được chia làm 6 khu vực. Ở đây ta sẽ đi xét một số khu vực kinh tế chủ yếu sau. - Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực có mục đích chính là lợi nhuận nên nguồn nhân lực được sử dụng ở đây là một trong những bộ phận được sử dụng đạt hiệu quả khá cao. Nhưng hiện nay, tỷ lệ của thành phần kinh tế tư nhân chỉ là 2,5%, chiếm một Phân bố phần trăm số lao động có việc làm theo loại hình kinh tế, 2003(%) Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể kinh tế cá thể kinh tế tư nhân kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Tổng số Cả nước Tổng số Nam Nữ 10,3 10,8 9,7 10,9 9,4 12,6 75,2 76,2 74,0 2,5 2,8 2,3 1,1 0,9 1,4 100 100 100 Thành thị Nông thôn 26,1 5,4 3,0 13,3 62,2 79,1 6,0 1,5 2,6 0,7 100 100 Nguồn:Điều tra biến động dân số và nguồn lao động 1/4/2003: Những kết quả chủ yếu năm 2003- nxb lao động §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 25 phần nhỏ trong tổng thể nền kinh tế. Hơn nữa phần lớn các nhà kinh doanh trong khu vực này còn ở quy mô nhỏ, chưa có các kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân với quy mô vốn lớn. Do đó còn chưa phát huy hết hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng lao động đáng có của khu vực này. - Nguồn nhân lực trong nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 1,1%, đây là tỷ lệ còn quá nhỏ, mà thực tế đây là nguồn nhân lực phần đa có chất lượng cao tạo ra sản phẩm có giá trị và năng suất lao động cao, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường có sự quản lý tiến tiến và mức trả công cao nhằm thu hút nhân tài vào để sử dụng. - Các hình thức kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị. Khu vực kinh tế tư nhân ở thành thị là 6% thì ở nông thôn tỷ lệ này chỉ là 1,5%. Còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ này ở thành thị là 2,6% trong khi ở nông thôn chỉ có 2,7%. Như vậy các khu vực kinh tế hoạt động có hiệu quả cao, sử dụng lao động có hiệu quả thường tập trung ở khu vực thành thị, còn ở nông thôn thì còn rất ít. Điều này cũng phù hợp với tình hình nguồn nhân lực có trình độ thường tập trung ở các vùng thành thị là chủ yếu, còn các vùng nông thôn, trình độ của nguồn nhân lực thấp hơn rất nhiều, do đó xét về hiệu quả kinh tế thì đầu tư lớn vào nông nghiệp cũng khó có hiệu quả. Với tình hình trên, chúng ta cần có giải pháp để phát triển khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hơn nữa. 5.Xu thế thương mại hoá giáo dục, đào tạo cản trở yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Thương mại hoá giáo dục và đào tạo đâng là xu hướng rõ nét của phát triển kinh tế thị trường mở cửa ra thế giới. Xu hướng này giảm được gánh nặmg cho ngân sách nhà nước nhưng cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực đối với phát triển giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.Thương mại hoá giáo dục, đào tạo làm nảy sinh tình trạng chạy theo quy mô và ít chú trọng đến chất lượng. Một bộ phận lớn người lao động sau đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đào tạo chưa thực sự tạo cho người lao động cơ hội tìm việc làm. Thương mại hoá giáo dục và đào tạo có tác động tiêu cực đối với giáo dục và đào tạo.Ở nhóm hộ thu nhập thấp, tỷ lệ trẻ em đi học thấp hơn các nhóm hộ thu nhập trung bình và cao. Bởi các hộ nghèo thường không thể hoặc khó khăn trong việc bỏ ra khoản §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 26 tiền lớn để con cái và bản thân học văn hoá và đào tạo nghề, do khả năng kinh tế hạn hẹp. Do đó tình trạng bỏ học văn hóa, không có tiền để học nghề của nhóm này là phổ biến, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa các vùng kinh tế chậm phát triển. Hậu quả là tại các vùng (Miền núi phía bắc, vùng Tây Nguyên, miền núi các tỉnh Miền Trung… ) thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật, tình trạng kém phát triển phổ biến, dân trí , mức sống dân cư thấp. 6. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới. Đội ngũ cán bộ quản lý ở đây được hiểu là những người lãnh đạo ở các cấp từ thấp đến cao trong cơ quan Nhà nước, các cơ quan kinh tế, khoa học, các doanh nghiệp… Xét về tỷ lệ nguồn nhân lực bộ phận này chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng laị có vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp sử dụng tài sản cả cả con người trong hoạt động thực tiễn.Vì vậy sự vững mạnh cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng.Tuy nhiên, trước những đòi hỏi mới của tình hình mới, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nước ta cũng đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Phần lớn cán bộ quản lý của ta được đào tạo trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung nên ít nhiều còn xa lạ với cơ chế thị trường.Kết quả khảo sát ở đội ngũ cán bộ kinh tế cho thấy có từ 20-50% cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới.Điều tra mẫu về việc đánh giá năng lực cán bộ đa số ý kiến đều nhận xét cán bộ quản lý mới đáp ứng 50-80% yêu cầu công việc. Những khó khăn cơ bản được nêu ra là: Năng lực tổ chức chưa tốt (47,4%), trình độ của cán bộ quản lý kinh tế thấp(21,1%), khó khăn về tài chính (23,9%)23…Điều này cho thấy năng lực tổ chức là điểm yếu lớn nhất của đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta. Mặc dù chưa được đào tạo về quản lý, về quản trị kinh doanh nhưng rất ít cán bộ quản lý kinh tế nhận thấy cần phải bổ sung thêm những kiến thức thiết thực cho nghề quản lý này. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 12,6% cán bộ quản lý có nhu cầu bồi dưỡng về quản trị kinh doanh và 31,2% có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức chung về quản lý. Điều đó cho thấy quan niệm cũ cho rằng quản lý là nghề ai cũng làm được còn ảnh hưởng khá nặng đến cán bộ quản lý kinh tế nước ta.Trình độ và kiến thức quản lý còn hạn chế dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ quản lý.Ở đây thừa là thừa những người không có đủ trình độ chuyên môn và nhiệm vụ; thiếu là thiếu những cán bộ thực sự có năng lực và phẩm chất chính trị. 23 ThS.Đinh Đăng Định -2004- Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống lao động ở Việt Nam hiện nay – nxb Lao động – trang 204. §Ò ¸n m«n häc Do·n ThÞ Mü Trinh Líp KTL§ 43 27 Chúng ta đang thực sự thiếu những nhà quản lý giỏi đặc biệt là trong quản lý kinh doanh. Lao động quản lý là một loại hình lao động phức tạp và quan trọng vì đối tượng tác động chủ yếu của nó là con người. Một nhà văn hóa lớn đã nói rất đúng rằng:”có một thứ quý hơn tài năng và hiếm hơn tài năng :đó là biết sử dụng tốt tài năng của người khác”. Điều này đã nói hết được tầm quan trọng của hoạt động quản lý.Vì vậy xây dựng lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới là rất cần thiết và là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy vai trò của nhân tố con người. IV.Xu hướng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa. 1.Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành sẽ dẫn tới cơ cấu nguồn nhân lực thay đổi. Trong thời gian tới, theo nghị quyết của Đảng VII,VIII và IX đã khẳng định đến năm 2020 về cơ bản nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập. Như vậy cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng tăng giảm tỷ trọng công nghiệp _ xây dựng và dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 đã đặt ra mục tiêu rất rõ ràng về chuyển dịch rất rõ ràng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn 2002-2020, tỷ trọng GDP khu vực nông – lâm – ngư nghiệp trong tổng GDP cả nước tiếp tục giảm nhanh với tốc độ nhanh hơn thời kỳ 1996 -2000, từ 24,1% năm 2000 xuống khoảng 20 - 21% năm 2005 và 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLợi thế, thách thức nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf
Tài liệu liên quan