Đề tài Lợi thế trong sản xuất và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

ChươngI . Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và

tiờu thụ lỳa gạo 2

I. Những vấn đề lý luận trong xem xét lợi thế sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. 2

1.Lợi thế tuyệt đối: 2

2. Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh): 2

3. Lợi thế cạnh tranh: 3

4. Điều kiện vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. 4

5. Lợi thế của Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại. 5

5.1 Ví trí địa lý. 5

5.2 Lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái. 6

5.3 Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn của cả nước. 6

5.4. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào. 8

5.5 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 8

II. Xu hướng biến động của thị trường gạo thế giới. 9

1. Cung: 9

2.Cầu: 9

3.Giá: 10

III. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. 10

1. Sự biến động của thị trường. 10

2. Thị hiếu người tiêu dùng. 11

3.Chất lượng gạo xuất khẩu. 11

3.1 Giống: 11

3.2. Kỹ thuật canh tác: 12

3.3 Công nghệ sau thu hoạch: 12

4. Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc xuất khẩu gạo. 13

CHƯƠNG II. THựC TRạNG XUấT KHẩU GạO VIệT NAM 14

I. Khái quát thị trường gạo thế giới. 14

Xuất khẩu gạo của 7 nước hàng đầu thế giới 15

II. Thực trạng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu gạo Việt Nam . 15

1.Khái quát tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam. 15

2. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam. 18

3.Khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. 19

3.1. Khả năng cạnh tranh về chất lượng: 19

Tỷ lệ phẩm cấp gạo Việt Nam 19

3.2. Khả năng cạnh tranh về giá cả. 20

3.3. Hoạt động tiếp cận thị trường. 21

Chương III. giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và

mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. 22

I. Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu gạo và bài học

cho Việt Nam. 22

1.Kinh nghiệm của Thỏi Lan. 22

2.Kinh nghiờm của nước Mỹ. 23

II. Một số đề xuất nhằm nõng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng

xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới. 24

1. Nhúm biện phỏp nhằm nõng cao chất lượng gạo. 24

2. Nhúm chớnh sỏch thị trường. 26

3. Nhúm về tổ chức mạng lưới cỏc doanh nghiệp xuất khẩu. 27

4. Nhúm chớnh sỏch thu mua tạm trữ và dự trữ lương thực. 27

5. Chớnh sỏch ruộng đất. 28

6. Cỏc chớnh sỏch khỏc. 29

Kết luận 30

Tài liệu tham khảo 31

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi thế trong sản xuất và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu về gạo (AS) là tương đối ổn định. Trước khi do thiếu lương thực triền miên nhu cầu lương thực của con người rất đơn giản chỉ cần có gạo là đủ ăn. Trước nhu cầu đó, việc sản xuất lúa gạo cũng đơn giản, những loại giống lúa nào ngắn ngày cho năng suất cao đều được coi là giống tốt và được áp dung rộng rãi. Đối với những giống lúa đặc trưng truyền thống mặc dù có hương vị nhưng năng suất thấp nên việc bảo tồn gần như được coi nhẹ. Cùng với văn minh xã hội hiện đại ngày nay thì nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên. Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở mức đủ gạo để ăn mà đòi hỏi những loại gạo có chất lương cao - đặc sản, những loại gạo tự nhiên. Sở dĩ có gạo “tự nhiên” bởi lẽ cùng với những thành tựu của KHCN là tác hại của lượng hoá chất tồn đọng trong sản phẩm. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: tiêu dùng những loại gạo còn lưu lượng hoá chất là vô cùng tác hại. Hơn nữa, những loại gạo còn thâm canh theo phương thức cổ truyền, tự nhiên bao giờ cũng có hương vị đậm đà hơn các sản phẩm cùng loại mà sử dụng quá nhiều hoá chất. Chính điều này đã dẫn đến một xu hướng có tính quy luật về nhu cầu gạo hiện nay: Cầu về số lượng gạo chất lượng thấp có xu hướng tăng chậm thậm chí giảm, còn cầu về gạo chất lượng cao vẫn không ngừng tăng lên. 3.Giá: Giá gạo trên thị trường thế giới rất nhạy cảm. Sự dao động của nó phụ thuộc vào sản lượng, tồn kho, dự trữ toàn cầu, tỷ lệ thay thế biên giữa gạo và các loại lương thực khác như: lúa mỳ, ngô... đặc biệt tình mùa vụ trong sản xuất và trao đổi. Nhìn chung giá lúa gạo trên thế giới gần đây có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân của sự giảm giá này do nhu cầu gạo tương đối ổn định trong khi cung ngày càng có xu hướng tăng lên. Đứng trước xu hướng của thị trường gạo thế giới, Việt Nam với cương vị là một nước xuất khẩu. Biện pháp lâu dài đối với chúng ta trước hết là nâng cao chất lương lúa gạo, tiếp đó là mở rộng thị trường tiêu thụ. III. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM. 1. Sự biến động của thị trường. Thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất và tiêu dùng, ở đâu có sản xuất, lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Để nắm vững các quy luật vận động của thị trường nhằm xử lý các tình huống trong kinh doanh nhất thiết chúng ta phải nghiên cứu và hiểu biết thị trường mà mình địng kinh doanh. Chúng ta nghiên cứu tác đọng của thị trường thế giới đến xuất khẩu gạo của Việt Nam hai vấn đề: Thứ nhất: dung lượng của mặt hàng gạo trên thị trường Đó là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên phạm vi thị trường nhất định. Chúng ta nghiên cứu dung lượng thị trường gạo để xác định nhu cầu thật của thị trường gạo thế giới. Như chúng ta đã biết, gạo là sản phẩm thiết yếu rất cần thiết cho cuộc sống, nhưng nhu cầu nhập khẩu tăng lên cầu về gạo của mỗi cá nhân giảm xuống, song nhu cầu của toàn xã hội vẫn tăng lên. Nguyên nhân là khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng gạo trực tiếp ít đi nhưng người ta sẽ tiêu dùng những sản phẩm được chế biến từ gạo tăng lên. Đồng thời nhu cầu gạo tăng lên do dân số tăng lên. Vì vậy vhúng ta thực hiện chiến lược xuất khẩu sản phẩm, ta phỉa lấy cơ sở xuất khẩu là do nhu cầu khi có nhu cầu mới xuất hiện. Đánh giá tương đối dung lượng thế giới sẽ cho phép xác định nhu cầu và khả năng cung cấp gạo cho thị trường. Thứ hai: Sự biến động của giá gạo. Giá gạo xuất khẩu gạo được coi là giá tổng hợp trong đó bao gồm: chi phí sản xuất, bao bì, vận chuyển, thu mua, thuế xuất nhập khẩu ... Cũng như các mặt hàng khác, giá gạo biến động rất phức tạp bởi nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: cung, cầu, cạnh tranh. Hơn nữa gạo là sản phẩm thiết yếu nên một sự biến động nhỏ của cung hoặc cầu đều làm thay đổi giá. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cầu về gạo tương đối bão hoà, cung về gạo ngày càng tăng dẫn đến giá gạo trên thị trường thế giới rất thấp - ảnh hưởng lớn đến đời sống nông dân nhất là những vùng chuyên canh cây lúa. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến những biện pháp hỗ trợ nông dân trồng lúa và những doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 2. Thị hiếu người tiêu dùng. Tuỳ theo mức sống, tập quán, việc tiêu thụ gạo của các nước, của các khu vực trong những thời gian nhất định có những yêu cầu khác nhau thông thường, gạo đánh bóng và sát trắng được ưa chuộng hơn. Tuy vậy, có những vùng nông thôn người ta lại ưa loại gạo sát không kỹ chứa nhiều Vitamin và này nay thế giới thiên về gạo ngon hạt dài. Từ những khác nhau về thị hiếu đó, ta thấy rằng khi thâm nhập vào một thị trường nào đó trước hết ta phải tìm hiểu thị hiếu của họ, xem họ cần loại gạo nào từ đó cung ứng phù hợp, có như vậy mới nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo. 3.Chất lượng gạo xuất khẩu. Chất lượng gạo là một trong những yếu tố quyết định tới sự cạnh tranh trên thị truờng, đồng thời nó cải thiện được hiệu quả xuất khẩu. Chất lượng gạo xuất khẩu cần được hiểu một cách rộng hơn với ý nghĩa là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thoả mãn nhu cầu gạo xuất khẩu về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở thích, tập quán tiêu dùng. Chất lượng gạo không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản chế biến là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng gạo. 3.1 Giống: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng gạo, bởi lẽ giống tốt bản thân nó đã đảm bảo các chỉ tiêu: â Khả năng chống chọi với điều kiện tự nhiên. â Cho phép sinh trưởng và phát triển mạnh. â Tạo ra sản phẩm mới có năng suất chất lượng cao, mẫu mã đẹp. â Có khả năng hạn chế các loại sâu bệnh. Để có thể tạo ra chất lượng tốt thì Đảng và Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có sự đầu tư thích đáng vào lĩnh vực nghiên cứu giống cây trồng, lĩnh vực công nghệ gen, bên cạnh đó cần tranh thủ trình độ khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới như vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề nghiên cứu ứng dụng ... 3.2. Kỹ thuật canh tác: Là tổng hợp các biện pháp bao gồm các khâu: gieo cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa, việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuạt là việc vô cùng quan trọng tạo ra loại gạo có chất lượng cao. 3.3 Công nghệ sau thu hoạch: Đây là khâu cuối cùng ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo bao gồm: phơi sấy, xay xát, bao gói và kỹ thuật bảo quản. Mỗi một công đoạn thực hiện là một lần làm thay đổi chất lượng hạt gạo. Sự thay đổi này là tăng lên khi công đoạn đó được thực hiện đúng quy trình và sự thay đổi đó là giảm đi khi không đúng quy trình kỹ thuật. Xét một cách cụ thể hơn: Với khâu phơi sấy: Đây là công đoạn làm giảm độ ẩm của lúa gạo khi mới gặt về. Độ ẩm đảm bảo của hạt thóc là 14% thì khi cho vào kho bảo quản loại thóc này thường dễ bị nảy mầm điều này cũng đồng nghĩa với hạt gạo làm ra dễ biến màng và bạc bụng không đảm bảo tiêu chuẩn cho xuất khẩu gạo. Hơn nữa, bản thân quá trình sấy khô lúa gạo nếu không đúng quy trình tức là cho vào máy sấy một khối lượng lúa gạo quá lớn hoặc một lượng nhiệt quá cao sẽ dẫn đến việc tạo ra một lượng lúa gạo có độ ẩm không đồng đều và gạo sẽ nhiều hạt vỡ. Với kho bảo quản: Bất kể quốc gia nào có lúa gạo thì đều có kho bảo quản. Kho bảo quản là một hệ thống các kho từ kho bảo quản ở các chợ thu mua, kho bảo quản tập trung ở nơi xay xát và kho bảo quản ở các cảng giao hàng. Việc xây dựng các kho một cách hiện đại đảm bảo là yêu cầu cần thiết đặt ra với mọi quốc gia xuất khẩu lúa gạo. Với chế biến: Kỹ thuật xay sát được đánh giá theo chất lượng hạt gạo nguyên. Tuy nhiên, lượng gạo nguyên cao hay thấp còn phụ thuộc kỹ thuật xay xát và giống lúa. Thị hiếu tiêu dùng quyết định tới cách chế biến như thế nào. Có nước ưa gạo sát trắng, không còn phôi và lớp cám ngoài cùng. Có nhiều nước ưa gạo hấp chứa nhiều Vitamin và có giá trị dinh dưỡng cao. Việc chế biến sao cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng cũng đồng nghĩa với chất lượng gạo được nâng lên để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. 4. Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc xuất khẩu gạo. Cơ chế quản lý, chính sách kinh tế và quan hệ đối ngoại là yếu tố rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Sự tác động của cơ chế chính sách đến xuất khẩu gạo theo hai hướng: kìm hãm xuất khẩu nếu chính sách đó không phù hợp và thúc đảy mạnh mẽ xuát khẩu đạt hiệu quả cao nếu chính sách đó phù hợp. Đối với xuất khảu gạo, chính sách tác động mạnh mẽ nhất là: â Chính sách đầu tư. â Chính sách vốn tín dụng. â Chính sách bảo hiểm và trợ giá. Hơn nữa, xuất khẩu gạo là hoạt động buôn bán vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia thông qua mối quan hệ thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm thu được lợi ích ngoại vi lớn hơn. Vì vậy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xuất khẩu gạo. Đối với một nước các cơ quan kinh tế đối ngoại cởi mở cho phép tìm kiếm được nhiều bạn hàng để xuất khẩu. Sự biến động các ngoại tệ mạnh tạo ra sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu gạo. Đặc biệt đối với Việt Nam đến năm 2003, Hiệp định Thương mại tự do giữa các nước Đông Nam Á có hiệu lực, hàng rào thuế quan được xoá bỏ. Đây không chỉ là nhân tố ảnh hưởng đơn thuần mà là thách thức lớn cho xuất khẩu gạo của nước ta. Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra cho chính phủ Việt Nam hiện nay là cần có một chính sách hợp lý trong điều hành xuất khẩu gạo, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu, có thể giảm thuế quan, trợ cấp vận chuyển, cho vay ưu đãi để thu mua thóc của nông dân, đồng thời khi giá giảm có thể giúp họ bằng quỹ bình ổn ...Quy định mức giá trần, giá sàn để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước cần xác định tỉ giá hối đoái hợp lý để tạo ra sức cạnh tranh cho xuất khẩu gạo. Vì tỷ giá hối đoái là đòn bẩy để điều tiết cung cầu, tỷ giá hối đoái thấp sẽ cho tác dụng khuyến khích nhập khẩu nhưng tỷ giá hối đoái cao sẽ bất lợi cho nhập khẩu nhưng nó lại khuyến khích xuẩt khẩu vì khi đó hàng xuất khẩu sẽ có giá tương đối thấp. Trước xu thế vận động và phát triển không ngừng của xã hội, KHCN ngày càng hiện đại cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng được nâng cao, ngành lúa gạo cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu đó. Vì vậy, một chính sách cho ngành lúa gạo khi đưa ra không chỉ đúng, phù hợp mà còn kịp thời nữa. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI. Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời – phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá, cũng như các thị trường khác thị trường gạo là tập hợp thoả thuận giữa người mua và người bán. Tuy nhiên gạo là sản phẩm tiêu dùng tất yếu và là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Thị trường gạo có tính thời vụ trong trao đổi vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ – tính thời vụ quy định bởi đặc điểm khí hậu sinh thái kết hợp với đặc điểm kỹ thuật cây rồng. Thứ hai: Chủ yếu là buôn bán gạo giữa các chính phủ. Thứ ba: Chủ thể xuất khẩu gạo và nhập khẩu gạo không ổn định. Thứ tư: Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới. Thứ năm: Thị trường chủng loại gạo phong phú và có sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng của mỗi nước nhập khẩu. Có thể nói thị trường lúa gạo là rộng khắp, hầu hết các khu vực trên thế giới đều nhập khẩu gạo, đặc biệt là các nước đang phát triển nhập trên 50% sản lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới. Đặc điểm thị trường gạo thế giới Về mặt cung: Gạo thương mại thế giới hàng năm ở mức 21 - 23 triệu tấn. Trong đó, Thái Lan và Việt Nam đảm bảo 50% thị phần gạo thế giới; Thái Lan khoảng 7 triệu tấn, Việt Nam 4 triệu tấn. Ngoài ra các nước khác như Mỹ: 2,5 triệu tấn, Pakistan: 2 triệu tấn, Trung Quốc: 2 triệu tấn, Ấn Độ: 1,6 triệu tấn. Từ năm 1996 trở lại đây, khối lượng gạo xuất khẩu thế giới có xu hướng ổn định. Ấn Độ có tốc độ tăng nhanh nhất và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Về mặt cầu: Châu Á là khu vực nhập khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập toàn cầu. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Indõeia, Bangladéh, Malãyia, Philipines, Ian, Irăc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc. Châu Phi chiếm 21% tổng lượng nhập toàn cầu, là thị trường dễ tính cho gạo phẩm cấp trung bình và thấp, tuy nhiên hiện tại khả năng thanh toán còn nhiều hạn chế. Các khu vực khá gồm: Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ và Châu Úc nhu cầu không lớn nhưng được giá cao và khả năng thanh toán tốt, yêu cầu phẩm chất cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ. Xuất khẩu gạo của 7 nước hàng đầu thế giới Tên nước 1991 (1.000 tấn) 1995 (1.000 tấn) 2001 (1.000 tấn) Tốc độ tăng bình quân hàng năm 1991-2001(%) Thái Lan (1) 1.515 6.298 7.500 17 Việt Nam (2) 1.050 2.308 3.550 13 Trung Quốc(3) 1.030 235 1.800 6 ấn Độ (4) 580 551 1.500 10 Hoa Kỳ (5) 2.230 2.528 2.700 2 Pakítan(6) 1.512 1.852 2.300 4 Myanma(7) 199 392 500 10 Tổng (1+2+...7) 11.759 14.066 21.914 6 Các nước khác(8) 4.372 9.237 1.866 -8 Toàn cầu(1+2+...8) 16.086 23.303 23.780 4 Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM. 1.Khái quát tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam. Sau Nghi quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988) sản xuất nông nghiệp nước ta thực sự được “bung” ra về mọi mặt. Hộ nông dân được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Sản xuất lương thực từ đó có những bước tiến nhảy vọt đáng kể, chúng ta đã từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành một nước xuất khẩu lương thực lớn. Chính sách mới đã thúc đẩy khai hoang, phục hoá diện tích trồng lúa qua các năm từ 6.037 triệu ha năm 1990 lên 7.632 ha năm 2000, tăng 2.1%. Cùng với mở rộng diện tích là đầu tư cho công tác nghiên cứu giống, xây dựng công trình thuỷ lợi, tăng lượng phân hoá học và thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật đã nâng cao trình độ thâm canh tăng năng suất lúa một cách rõ rệt. Hiện nay, khoảng 70% tổng giá trị nông nghiệp nước ta thuộc ngành trồng trọt, trong đó chủ yếu là sản xuất lương thực. Trong sản xuất lương thực, một mặt khẳng định rõ vị trí đặc biệt của sản xuất lúa gạo, mặt khác lý giải kịp thời sự khởi sắc cơ bản của xuất khẩu gạo. Số liệu dưới đây sẽ khắc họa những nét cơ bản tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta trong thời gian qua. Sản suất lúa gạo Việt Nam 13 năm qua. Năm Sản lượng của Việt Nam ( 1000 tấn ) Năng suất của Việt Nam ( tạ/ha ) Sản lượng của thế giới ( 10.000 tấn ) Năng suất của thế giới ( tạ/ha ) 1989 18.996,3 32,2 498,7 33,5 1990 19.225,2 31,9 507,9 34,7 1991 19.621,9 31,3 520,4 35,5 1992 21.590,3 33,3 525,2 35,6 1993 23.836,6 34,8 526,9 35,9 1994 23.528,3 35,6 527,2 36,2 1995 24.963,7 36,9 540,1 36,5 1996 26.396,7 37,7 550,9 37,2 1997 27.623,9 38,8 563,5 37,6 1998 29.201,7 39,6 574,3 38,0 1999 30.922,6 40,8 585,6 38,4 2000 32.524,0 41,2 607,7 39,2 2001 31.970,0 40,0 593,9 38,9 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ thương mại Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy, năng suất lúa của Việt Nam không ngừng được tăng lên, từ chỗ thấp hơn năng suất bình quân của thế giới và trong 6 năm liên tục trở lại đây đã vượt năng suất trung bình của thế giới. Năng suất tăng, kết hợp với thâm canh mà sản lượng lúa của Việt Nam tăng trưởng mạnh từ gần 19 triệu tấn năm 1989 lên mức 30,9 triệu tấn năm 1999 tăng 53,3% ( Việt Nam hiện đang là nước dẫn đầu về tốc độ tăng năng suất lúa bình quân là 2.5 %/năm và tăng sản lượng 5.6%/năm ). Như vậy, trong 13 năm qua mức tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam đều vượt xa so với thế giới nói chung và Châu Á nói riêng. Như vậy không phải vô cớ mà các nhà kinh tế thế giới đánh giá là thành tựu lớn nhất của Việt Nam đạt được trong cuộc đổi mới trước hết là thành tựu nông nghiệp, cụ thể trong sản xuất lương thực ở đây là thời kỳ hưng thịnh nhất trong sản xuất lúa của Việt Nam. Năm 1999, mặc dù diễn ra hai trận lũ lụt nghiêm trọng trên quy mô lớn xảy ra ở 9 tỉnh miền Trung như cả nước và thế giới đã biết, nhưng lương thực quy thóc của Việt Nam vẫn đạt trên 34 triệu tấn (vượt năm 1998 là 1,7 triệu tấn). Năm 2001 sản lượng Việt Nam giảm đi đôi chút ( giảm 0.554 triệu tấn ), không chỉ riêng sản lượng Việt Nam giảm mà sản lượng thế giới cũng giảm. Mặc dù dân số nước ta phát triển nhanh nhưng sản lượng lương thực bình quân nói chung và sản lượng thóc bình quân nói riêng vẫn liên tục tăng, cho nên chúng ta không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà ta có được những kết quả đáng khích lệ như vậy. Để đạt được kết quả đó chúng ta phải kể đến rất nhiều yếu tố quyết định, trong đó có các chủ trương chính sách của Nhà nước. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã sớm phát hiện ra tiềm lực sản xuất lúa gạo ở vùng thuộc địa này, năm 1865 sau năm ngày chiếm Sài Gòn chúng đã cho mở cửa xuất khẩu gạo nước ta. Năm 1929 chúng ta đã xuất được 1.9 triệu tấn. Trước năm 1989, Việt Nam đang trong thời kỳ khôi phục kinh tế, vừa phải giải quyết hậu quả chiến tranh kéo dài vừa có những chính sách bất hợp lý trong cơ chế chính sách về nông nghiệp và lương thực nên hàng năm chúng ta phải nhập khẩu 600-800 nghìn tấn, có năm lên đến 1 triệu tấn, mặc dù lúc đó ta có đến 80% dân số làm nông nghiệp. Năm 1989 với Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng cho hoạt đông xuất khẩu gạo Việt Nam. Sau những năm dài vóng bóng, Việt Nam lại tiếp tục xuất hiện trên thị trường quốc tế với tư cách là một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam so với thế giới. Năm Số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (1.000 tấn) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (triệu USD) Số lượng gạo xuất khẩu của thế giới (1.000 tấn) Số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam/thế giới (%) 1989 1.372 310.249 13.900 9,9 1990 1.478 275.390 11.700 12,6 1991 1.016 229.857 13.139 7,7 1992 1.954 405.132 15.836 12,0 1993 1.649 335.651 16.332 10,0 1994 1.962 420.861 17.989 11,0 1995 2.025 538.838 22.515 9,0 1996 3.047 868.417 20.352 15,0 1997 3.628 891.342 20.861 17,0 1998 3.793 1.005.484 28.605 13,0 1999 4.559 1.025.000 25.099 18,0 2000 3.470 667.000 22.690 15,0 2001 3.720 624.700 22.869 15,7 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ thương mại Nhìn chung trong 13 năm mặc dù tình hình thời tiết có những năm không thuận lợi lại thêm khó khăn của khủng hoảng tài chính, nhưng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng, năm 2001 tăng lên so với năm 1989 là 2,34 triệu tấn (gấp 2 lần) . Cùng với sản lượng là kim ngạch xuất khẩu cũng tăng khoảng 390,751 triệu USD. Tuy nhiên diễn biến cụ thể qua các năm thì lại khác nhau. Năm 1999 là năm đạt kỷ lục về xuất khẩu gạo là 4,559 triệu tấn mặc dù trong năm này như chúng ta biết có những diễn biến khá phức tạp về thời tiết. Hiện nay xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi vào quỹ đạo ổn định về số lượng là trên 3 triệu tấn/năm, tuy nhiên phải thấy một thực tế rằng kim ngạch xuất khẩu của ta có xu hướng giảm. Điều này do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Để có được giải pháp cụ thể chúng ta phải xem xét khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. 3.Khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. 3.1. Khả năng cạnh tranh về chất lượng: Chất lượng gạo liên quan đến hàng loạt các yếu tố từ khâu sản xuất như: đất đai, nước tưới tiêu, phân bón đến gống lúa, bảo quản, vận chuyển. Để đánh giá gạo trên thị trường thế giới người ta căn cứ vào các tiêu thức: hình dang, kích thước, mùi vị, tỷ lệ thoc, tỷ lệ tạp chất, độ bóng, độ đều, độ bạc bụng...nhưng trong đó tỷ lệ tấm đóng vai trò quan trọng nhất, tỷ lệ tấm càng thấp thì giá càng cao. Xét về tỷ lệ tấm gạo Việt Nam trong những năm qua tăng rõ rệt. Ngoài tỷ lệ tấm các tiêu thức các tiêu thức khác như: tỷ lệ hạt đỏ, sọc đỏ, tỷ lệ bạc bụng, tỷ lệ hạt lẫn tạp chất cũng giảm rõ rệt,màu sắc và mùi vị tự nhiên ngày càng được cải thiện. Cụ thể những tiến bộ đó được thể hiện ở biểu sau: Tỷ lệ phẩm cấp gạo Việt Nam Năm Gạo phẩm cấp cao (5-10% tấm) Gạo phẩm cấp trung bình (15-20% tấm) Gạo phẩm cấp thấp (> 25% tấm) 1989 0.32 2.6 97.08 1990 14.21 9.06 76.13 1991 34.5 9.0 56.50 1992 37.78 15.25 46.97 1993 51.15 21.44 27.41 1994 74.47 8.53 17.00 1995 54.2 22.41 23.39 1996 45.5 11.0 43.50 1997 41 9.0 43.50 1998 53 11.0 36.00 1999 34.78 23.24 41.88 2000 42.68 26.24 31.08 2001 40.25 13.64 46.11 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ thương mại Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có sự thay đổi lớn về tỷ trọng các loại gạo. Vào năm 1989, tỷ lệ gạo phẩm cấp cao chiếm 0,32% nhưng đến nay nó đã lên tới 42,68% tăng gấp 133,4 lần. Tuy nhiên, trong cơ cấu xuất khẩu của ta thì gạo phẩm cấp thấp vẫn chiếm đa số. Khi tham gia thị trường thế giới, loại gạo này chịu sự cạnh tranh gay gắt nên bán giá thấp. Chính bởi chất lượng gạo Việt Nam trong thời gian qua chưa được cao nên trong suốt thời gian đó chúng ta ít xuất khẩu được trực tiếp mà thường xuất khẩu qua trung gian. Chúng ta thường bán cho Thái Lan, Singapo,... Các nước này thực hiện chế biến lại và sau đó tái xuất cho các nước khác. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thái Lan xuất khẩu gạo phảm chất cao chiếm 60-62%, trong khi Việt NAm mới đạt 35-40%. Chất lượng gạo thấp của ta giải thích bởi các yếu tố cơ bản sau: â Vấn đề nghiên cứu chọn lọc giống chưa được quan tâm đầy đủ. Chưa có giống chuẩn cho vùng. Giống gạo Việt Nam phần lớn thuộc loại ngắn, còn nhiều bạc bụng, gạo đặc sản, gạo thơm còn ít. â Công nghệ chế biến của ta còn lạc hậu, chỉ có 10/625 cơ sở quốc doanh được trang bị hiện đại. Các nhà máy chế biến thiếu thiết bị phân loại, tách tấm đánh bóng,...nên tỷ lệ tấm, rạn vỡ hạt,tỷ lệ tạp chất, độ đục còn cao sao với gạo Thái Lan và Mỹ. Hệ thống phơi sấy của chúng ta chủ yếu là phơi sân, phơi ruộng nên rất dễ bị lẫn giống lúa khác, cát, sỏi... â Hiện nay công tác bảo quản và lưu tữ còn nhiều tồn tại. Hệ thống kho dự trữ của ta phần lớn không đảm bảo têu chuẩn kĩ thuật nên tỷ lệ hư hao do nấm mốc, côn trùng và chuột còn cao.độ ẩm cho phép của hạt gạo là 14%, bị vượt quá ngưỡng cho phép hạt lúa sẽ nảy mầm hoặc có biến đổi về chất lượng, nhưng phần lớn kho dự trữ rất khó để hạt lúa duy trì độ ẩm đó. 3.2. Khả năng cạnh tranh về giá cả. Nhìn chung giá gạo Việt Nam còn thấp so với giá mặt hàng chung thế giới, thường xuyên thấp hơn Thái Lan 20-25 USD. Đây cũng là điều kiện thuân lợi cho cạnh tranh song lại gây ra sự mất mát không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam có lợi thế so với sản xuất lúa gạo của Thái Lan ở chi phí sản xuất: chi phí lao động chỉ bằng 1/3, năng suất gấp 1,5 lần, các chi tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50-80% chi phí của Thái Lan. Do vậy chi phí sản xuất lúa gạo của Việt Nam bình quân từ 90 - 110 USD/tấn, Thái Lan là 120 - 150 USD/tấn. Như vậy đây là lợi thế không nhỏ đối với Việt Nam trong xuất khẩu lúa gạo. Phần lớn các phân tích đều cho rằng trong 10 năm tới Thái Lan là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất của Việt Nam và ngược lại. Tuy nhiên xét về các lợi thế so sánh lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu, cả Thái Lan và Việt Nam để giữ được thị trường của mình đều sẽ phải khó khăn trong cạnh tranh với Pakistan, Myanma và Campuchia. Ba nước này đều có điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa gạo hàng hoá lớn, thu nhập đầu người và chi phí lao động cũng ở mức xấp xỉ như Việt Nam, do đó khả năng cạnh tranh về giá thành sản xuất – là lợi thế của Việt Nam hiện cũng đang là thách thức. 3.3. Hoạt động tiếp cận thị trường. Gạo Việt Nam hiện đã có mặt tại 82 quốc gia, chiếm 20% thị phần gạo thế giới, tuy nhiên chúng ta chưa có thị trường lớn tiêu thụ ổn định. Các doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động trong quan hệ với bạn hàng, chưa thiết lập được hệ thống bạn hàng ổn định trên cơ sở làm ăn lâu dài, các hợp đồng chủ yếu ở cấp chính phủ chiếm 50% lượng xuất khẩu. Nhà nước quản lý xuất khảu bằng việc cấp quota nên các doanh nghiệp cũng không chủ động trong việc ký kết hợp đồng. Vẫn còn tình trạng bán hàng qua trung gian. Đối với thị trường có nhu cầu lớn về gạo có phẩm cấp thấp như Châu Phi chúng ta chưa xuất khẩu trực tiếp do chưa có chính sách hỗ trợ bạn trong thanh toán, ở các thị trường có sức mua lớn đòi hỏi chất lượng cao ta cũng chưa tiếp cận được. Thị trường tiêu thụ lúa gạo Việt Nam trên thế giới ĐVT:% Thị trường 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Châu á 33,3 31,0 73,7 54,46 54,16 45,87 Châu Phi 31,0 42,0 7,6 23,67 26,27 29,75 Trung Đông 19,0 15,0 11,6 12,52 17,50 10,17 Châu Mỹ 15,7 9,0 3,1 5,54 5,20 6,55 Châu âu và các thị trường khác 1,0 3,0 4,0 3,81 5,87 7,66 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại. Về khách quan, hiện nay mặt hàng nông sản chưa phải là mặt hàng được đưa vào danh mục đàm phán để cắt giảm thuế quan trong quá trình tự do hoá thương mại của (WTO). Trong ASEAN, nó được coi là mặt hàng nhạy cảm. Do đó tình trạng trợ cấp, bán phá giá và các hành vi buôn bán bất bình đẳng vẫn còn. Tóm lại: theo các kết quả phân tích ở trên chúng ta có thể thấy khả năng cạnh tranh của lúa gạo nước ta còn thấp, do chất lượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLợi thế trong sản xuất và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan