Đề tài Lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản áp dụng vào doanh nghiệp ở Việt Nam

Tư bản công nghiệp là phương thức tồn tại duy nhất của tư bản trong đó chức năng của tư bản không phải chỉ là chiếm hữu giá trị tahựng dư, tức là chiếm hữu sản phẩm thặng dư. Vì thế tư bản công nghiệp quyết định tính chất tư bản chủ nghĩa cuả sản xuất sự tồn tại của tư bản công nghiệp bao hàm sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp giữa nhà tư bản và công nhân làm thêu. Nó càng chi phối được nền sản xuất xã hội, thì càng diễn ra một sự đảo lộn trong kỹ thuật cũng như trong tổ chức xã hội của quá trình lao động, và cùng với điều đó, cả trong loại hình kinh tế – lịch sử của xã hội nữa. Những loại tư bản khác xuất hiện trước tư bản công nghiệp , trong khuôn khổ những phương thức sản xuất xã hội đã quá thời hay đang tan rã, thì không những đều bị phụ thuộc vào tư bản công nghiệp và không những đều phải thay đổi kết cấu chức năng của chúng cho thích hợp với nó; từ nay những loại tư bản ấy chỉ hoạt động trên cơ sở của tư bản công nghiệp, do chúng sống còn hay diệt vong, tiếp tục tồn tại hay sụp đổ cùng với các cơ sở ấy. Còn tư bản tiền tệ hay tư bản hàng hoá, chừng nào , chúng xuất hiện cùng với các chức năng của chúng bên cạnh tư bản công nghiệp với tư cách là đại biểu cho những ngành kinh doanh đặc biệt, thì chúng chỉ là những phương thức tồn tại của các hình thái chức năng khác nhau mà tư bản công nghiệp lần lượt mang lãy rồi lại trút bỏ đi trong lĩnh vực lưu thông những phương thức này do sự phân cộng lao động xã hội mà đạt tới chỗ tồn tại độc lập và phát triển một cách phiến diện.

docx42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3886 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản áp dụng vào doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị thặng dư do nó đẻ ra, do đó, với tư cách là biểu hiện của giá trị đã tăng thêm giá trị , nên T’ và H’ chỉ là một, và chỉ biểu hiện một vật, nhưng chẳng qua chỉ biểu hiện dưới hình những thái khác nhau thôi, chúng phân biệt với nhau không phải với tư cách là tư bản – tiền tệ và tư bản hàng hoá, mà với tư cách là tiền và hàng hoá. Trong chừng mực chúng là giá trị đã tăng thêm giá trị , tức là tư bản đang hoạt động làm tư bản, thì chúng chỉ biểu thị các kết quả của chức năng tư bản sản xuất , chức năng duy nhất trong đó giá trị tư bản đẻ ra giá trị. Điểm chung của chúng là cả hai tư bản – tiền tệ và tư bản – hàng hoá đều là những phương thức tồn tại của tư bản. Một bên là tư bản dưới hình tahí tiền, còn một bên là tư bản dưới hình thái hàng hoá. Vì vậy , những sự khác nhau của các chức năng đặc thù làm cho chúng phân biệt với nhau, chẳng qua chỉ là sự khác nhau giữa chức năng tiền và chức năng hàng hoá. Tư bản- hàng hoá, với tư cách là sản vật trực tiếp của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, mang những dấu vết nói lên nguồn gốc đó của nó từ quá trình sản xuất, và chính vì thế mà xét về mặt hình thái thì nó hợp lý hơn, không hợp lý như tư bản – tiền tệ là cái mà trong đó không còn một vết tích nào của quá trình sản xuất , cũng như nói chung , tiền thì mọi hình thái sử dụng đặc thù của hàng hoá đều biến mất. Vì vậy , chỉ khi nào bản thân T’ làm chức năng tư bản, chỉ khi nào nó là sản vật trực tiếp của một quá trình sản xuất , chứ không phải là hình thái chuyển hoá của sản vật ấy , do đó , chỉ trong ngành sản xuất ra sản vật ấy, do đó , chỉ trong ngành sản xuất ra bản thân vật liệu dùng làm tiền , thì tính chất độc đáo của hình thái tiền của tư bản mới biến đi. Đối với việc sản xuất vàng, chẳng hạn, thì công thức sẽ là: SLĐ T- H < ... SX ... T’ TLSX ( T + t) trong đó T’ biểu hiện ra thành sản phẩm hàng hoá, vì sản xuất ( SX) cung cấp một số vàng lớn hơn số vàng người ta ứng ra trong T lúc đầu – tức là tư bản – tiền tệ- cho các yếu tố sản xuất ra vàng . Vậy là ở đây, chỗ bất hợp lý trong biểu hiện T –T ( T +t) đã biến mất , trong biểu hiện này, một bộ phận của một số tiền là cái đẻ ra một bộ phận khác của cũng một số tiền ấy. Như chúng ta đã thấy , đến cuối giai đoạn thứ nhất của nó, tức là SLĐ T- H < , TLSX thì quá trình lưu thông bị sản xuất, SX, làm đứt đoạn, trong đó những hàng hoá SLĐ và TLSX mua trên thị trường đều bị tiền dùng làm những bộ phận cấu thành về vật chất và gía trị, của tư bản sanư xuất , sản phẩm của sự tiêu dùng đó là một hàng hoá mới , H’, đã biến đổi về mặt hình thái tự nhiên cũng như về mặt giá trị. Quá trình lưu thông bị gián đoạn, T –H cần được bổ sung bằng H- T. Nhưng các biểu hiện thành vật mang giai đoạn lưu thông thứ hai và cuối cùng đó là H’, một hàng hoá khác với H lúc đầu, cả về mặt hình thái tự nhiên lẫn về mặt giá trị. Do đó các chuỗi lưu thông biểu hiện ra dưới hình thái: 1) T- H1; 2) H’2- T, trong đó , trong giai đoạn thứ hai, thay cho hàng hoá lúc ban đầu H1 là một hàng hoá khác có giá trị lớn hơn và có hình thái sử dụng khác, tức là H2 ; sự thay đổi này diễn ra trong thời gian đứt quãng do chức năng của SX gây nên , tức là trong thời gian sản xuất ra H’ từ các yếu tố của H, tức là những hình thái tồn tại của tư bản sản xuất SX. Trái lại, hình thái biểu hiện thứ nhất trong đó tư bản đã xuất hiện trước mắt chúng ta, hình thái T –H – T’ ( phân ra thành 1) T- H1; 2) H1- T’) hai lần cho chúng thấy cùng một hàng hoá . Cũng một hàng hoá ấy hai lần xuất hiện trước mắt chúng ta , hàng hoá này là do tiền chuyển hoá thành trong giai đoạn thứ nhất, và trong giai đoạn thứ hai lại chuyển hoá thành một số tiền lớn hơn. Mặc dầu có sự khác nhau căn bản ấy, hai lưu thông ấy đều có một điểm chung là : trong giai đoạn thứ nhất của chúng, tiền đều chuyển thành hàng hoá, và trong giai đoạn thứ hai của chúng, hàng hoá đều chuyển hoá thành tiền, do đó, tiền chỉ ra trong giai đoạn thứ nhất lại trở về trong giai đoạn thứ hai. Điểm chung của hai lưu thông là , một mặt tiền đều quay trở về điểm xuất phát của nó, nhưng mặt khác , tiền lại quay trở về nhiều hơn so với số đã ứng ra. Vì vậy nên T – H... H’- T’, cũng đã bao hàm trong công thức chung T = H – T’. Tiếp nữa , ở đây ta thấy rằng trong cả hai biến hoá hình thái thuộc về quá trình lưu thông , tức là trong T –H và H’ – T’, thì mỗi lần đều có những giá trị ngang nhau và tồn tại cùng một lúc với nhau, đối diện với nhau thay thế lẫn nhau. Sự biến đổi về đại lượng của giá trị hoàn toàn chỉ nằm trong phạm vi biến hoá hình thái của SX, tức là trong quá trình sản xuất , bởi vậy quá trình này là sự biến hoá hình thái hiện thức của tư bản, ngược lại với các biến hoá hình thái có tính chất hình thức trong lĩnh vực lưu thông. Bây giờ , chúng ta nghiên cứu toàn bộ vận động T- H ... SX... H- T’, hay hình thái đầy đủ của nó : SLĐ T- H < ... SX ... H’ ( H + h) – T’ ( T + t). TLSX ở đây, tư bản là một giá trị lưu thông qua một chuỗi những biến hoá có quan hệ lẫn nhau, quyết định lẫn nhau, nối tiếp nhau, một chuỗi những biến hoá hình thái cấu thành , cũng một chuỗi thời kỳ hay là giai đoạn giống như thế trong tổng quá trình . Trong các giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông , còn một giai đoạn nữa thì thuộc lĩnh vực sản xuất. trong mỗi giai đoạn như vậy, giá trị tư bản lại nằm trong một hình thái đặc thù tương ứng với một chức năng đặc thù , đặc biệt . Trong vận động ấy , giá trị ứng trước không những được bảo tồn , mà còn lớn lên, còn tăng thêm về lượng nữa . Cuối cùng , đến giai đoạn kết thúc , giá trị ứng trước quay trở về chính ngay hình thái trong đó nó xuất hiện lúc bắt đầu tổng quá trình. Như vậy, toàn bộ quá trình ấy là một quá trình tuần hoàn. Hai hình thái mà giá trị- tư bản mang lãy trong các giai đoạn lưu thông của nó, là hình thái tư bản- tiền tệ và hình thái tư bản sản xuất. tư bản, trong quá trình tuần hoàn đầy đủ của nó, lần lượt mang lãy các hình thái ấy rồi lại trút bỏ ra, và trong mỗi hình thái như thế nó hoàn thành một chức năng thích hợp với hình thái ấy, tư bản đó là tư bản công nghiệp được dùng ở đây theo ý nghĩa là nó bao quát mọi ngành sản xuất kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Do đó , ở đây, tư bản tiền tệ, tư bản hàng hoá, tư bản sản xuất hoàn toàn không phải dùng để chỉ những loại tư bản độc lập mà chức năng hình thành nội dung của những ngành kinh doanh cũng độc lập và tách biệt hẳn nhau. ở đây các tư bản ấy chỉ được dùng để chỉ những hình thái chức năng đặc thù của tư bản công nghiệp, tư bản này lần lượt mang ba hình thái ấy. Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành một cách bình thường, chừng nào các giai đoạn này sang giai đoạn khác. Nếu có một sự ngừng lại trong giai đoạn thứ nhất T –H thì tư bản tiền tệ sẽ đọng lại thành tiền tích trữ , nếu ngừng lại trong giai đoạn sản xuất thì một bên tư liệu sản xuất sẽ nằm im không hoạt động và bên kia , sức lao động sẽ không có việc làm, nếu ngừng lại trong giai đoạn cuối cùng, H’ – T’ thì hàng hoá không bán được bị chất đống lại sẽ làm nghẽn luồng lưu thông. Mặt khác theo bản tính của sự vật mà nói thì bản thân tuần hoàn lại làm cho tư bản phải cố định lại trong một thời hạn nhất định, trong từng giai đoạn của tuần hoàn. Trong từng giai đoạn của nó, tư bản công nghiệp gắn liền với một hình thái nhất định: tư bản tiền tệ, tư bản – sản xuất, tư bản hàng hoá. Chỉ sau khi hoàn thành chức năng thích ứng với mỗi hình thái mà nó phải mang lãy trong một thời gian nhất định tư bản công nghiệp mới mang một hình thái khác khiến cho nó có thể bước vào một giai đoạn chuyển hoá mới. Để làm sáng tỏ điểm này chúng ta giả định trong ví dụ của chúng ta rằng giá trị- tư bản nằm trong khối hàng hoá mà người ta làm ra được trong giai đoạn sản xuất, là ngang với tổng số giá trị ứng ra lúc ban đầu dưới hình thái tiền, nói một cách khác , chúng ta giải định rằng toàn bộ giá trị tư bản ứng ra bằng tiền, chuyển luôn cả một lần từ một giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp. Nhưng chúng ta đã thấy rằng , một phần của tư bản bất biến, cụ thể là các tư liệu lao động được sử dụng liên tiếp vào một số ít hoặc nhiều những quá trình sản xuất lắp đi lắp lại, thành thử phần một mà thôi. Sau này, chúng ta sẽ thấy rằng trong chừng mực nào, tình hình ấy làm biến đổi quá trình tuân fhoàn của tư bản. Qua đó , ta thấy rõ rằng tư bản – tiền tệ ứng ra cần được chuyển hoá trước hết thành tư liệu lao động, tức là cần đi qua giai đoạn thứ nhất T –H, rồi sau đó mới có thể làm chức năng tư bản sản xuất SX được. Trong công thức chung , sản phẩm của SX được coi là một vật chất khác với các yếu tố của tư bản sản xuất, là một vật có một sự tồn tại tách rời quá trình sản xuất và một hình thái sử dụng khác với hình thái sử dụng của các yếu tố sản xuất. Điều này diễn ra trong tất cả mọi trường hợp trong đó kết quả của quá trình là một vật, thậm chí còn diễn ra ngay cả khi một bộ phận của sản phẩm lại gia nhập làm một yếu tố trong quá trình sản xuất mới. Tuy vậy, có những ngành công nghiệp độc lập, trong đó sản phẩm của quá trình sản xuất lại không phải là một sản phẩm vật chất mới , không phải là một sản phẩm vật chất mới, không phải là một hàng hoá. Trong những ngành này , thì chỉ riêng ngành công nghiệp thực hiện công việc giao thông vận tải là ngành có một tầm quan trọng. Nhưng cái mà công nghiệp vận chuyển bán ra là bản thân việc đổi chỗ. Hiệu quả có ích do nó cung cấp thì gắn liền không thể tách rời được với quá trình vận chuyển, tức là với quá trình sản xuất của công nghiệp . Người và hàng hoá cùng di chuyển một lúc với một phương tiện vận chuyển nhất định, và sự vận động của phương tiện này, sự đổi chỗ của nó lại chính là quá trình sản xuất do nó tạo ra. Hiệu quả có ích chỉ có thể tiêu dùng được trong thời gian qua trình sản xuất, hiệu quả ấy không tồn tại với tư cách là vật phẩm tiêu dùng chỉ sau khi được sản xuất ra mới làm chức năng thương phẩm và mới lưu thông làm hàng hoá. Nhưng giá trị trao đổi của bất kỳ hàng hoá nào khác, cũng vẫn được quyết định bởi giá trị của các yếu tố sản xuất được tiêu dùng để sản xuất ra nó ( sức lao động và những tư liệu sản xuất) cộng thêm giá trị thặng dư do lao động thặng dư của công nhân làm việc trong công nghiệp vận chuyển tạo ra. Còn việc tiêu dùng hiệu quả có ích đó của ngành công nghiệp vận chuyển, thì về mặt này nó biến mất cùng với việc tiêu dùng , nếu nó được vận chuyển vào bản thân hàng hoá với tư cách là một giá trị phụ thêm. Bởi vậy, đối với công nghiệp vận chuyển, công thức sẽ là : SLĐ T- H < ... SX ... T’ , cái mà người ta trả tiền tiêu dùng ở TLSX đây chính là bản thân quá trình sản xuất, chứ không phải một sản phẩm có thể tách rời quá trình ấy. Do đó hình thái này hầu như cũng giống với các hình thái sản xuất ra các kim loại quý, chỉ khác có một điểm là ở đây, T’ là hình thái chuyển hoá của hiệu quả có ích được tạo ra trong quá trình sản xuất,chứ không phải là hình thái tự nhiên của vàng hay bạc được sản xuất ra trong quá trình đó và được đẩy ra khỏi quá trình đó. Tư bản công nghiệp là phương thức tồn tại duy nhất của tư bản trong đó chức năng của tư bản không phải chỉ là chiếm hữu giá trị tahựng dư, tức là chiếm hữu sản phẩm thặng dư. Vì thế tư bản công nghiệp quyết định tính chất tư bản chủ nghĩa cuả sản xuất sự tồn tại của tư bản công nghiệp bao hàm sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp giữa nhà tư bản và công nhân làm thêu. Nó càng chi phối được nền sản xuất xã hội, thì càng diễn ra một sự đảo lộn trong kỹ thuật cũng như trong tổ chức xã hội của quá trình lao động, và cùng với điều đó, cả trong loại hình kinh tế – lịch sử của xã hội nữa. Những loại tư bản khác xuất hiện trước tư bản công nghiệp , trong khuôn khổ những phương thức sản xuất xã hội đã quá thời hay đang tan rã, thì không những đều bị phụ thuộc vào tư bản công nghiệp và không những đều phải thay đổi kết cấu chức năng của chúng cho thích hợp với nó; từ nay những loại tư bản ấy chỉ hoạt động trên cơ sở của tư bản công nghiệp, do chúng sống còn hay diệt vong, tiếp tục tồn tại hay sụp đổ cùng với các cơ sở ấy. Còn tư bản tiền tệ hay tư bản hàng hoá, chừng nào , chúng xuất hiện cùng với các chức năng của chúng bên cạnh tư bản công nghiệp với tư cách là đại biểu cho những ngành kinh doanh đặc biệt, thì chúng chỉ là những phương thức tồn tại của các hình thái chức năng khác nhau mà tư bản công nghiệp lần lượt mang lãy rồi lại trút bỏ đi trong lĩnh vực lưu thông những phương thức này do sự phân cộng lao động xã hội mà đạt tới chỗ tồn tại độc lập và phát triển một cách phiến diện. Một mặt, tuần hoàn T... T’ chằng chịt với lưu thông chung của hàng hoá, ra khỏi lưu thông chung ấy, trở vào lưu thông chung ấy. Mặt khác , đối với nhà tư bản cá biệt, tuần hoàn đó là một vận động độc lập đặc thù của giá trị tư bản – vận động này một phần thì tiến hành trong giới hạn lưu thông chung của hàng hoá, một phần thì tiến hành ở ngoài lưu thông ấy, nhưng bao giừo cũng giữ tính chất độc lập của nó. Sở dĩ như vậy là vì, một là, cả hai giai đoạn của vận động, là những giai đoạn tiến hành trong lĩn vực lưu thông T- h và H’ – T’, đều có những chức năng rõ rệt với tư cách là những giai đoạn vận động của tư bản, trong T – H thì về mặt hình thái tự nhiên, H phải là sức lao động và tư liệu sản xuất, trong H’- T, thì giá trị tư bản + giá trị thặng dư đều được thực hiện . Hai là, quá trình sản xuất, SX, bao gồm cả sự tiêu dùng của sản xuất. Ba là, việc tiền quay trở về điểm xuất phát của nó làm cho vận động T... T’ trở thành một tuần hoàn, một vận động vòng tròn. Do đó, một mặt, mọi tư bản cá biệt, ở hai nửa lưu thông của nó T –H và H’ – T’ là một yếu tốcủa lưu thông chung của hàng hoá, trong đó nó vận động xen kẽ khi thì với tư cách là tiền , khi thì với tư cách là hàng hoá, thành thử bản thân nó , hình thành một khâu trong cái chuỗi chung những biến hoá hình thái của thế giới hàng hoá. Mặt khác , trong giới hạn lưu thông chung, mỗi tư bản cá biệt lại đi theo cáci vòng tuần hoàn độc lập của nó, trong tuần hoàn này lĩnh vực sản xuất là một giai đoạn quá độ và trong đó nó quay trở về điểm xuất phát của nó dưới chính ngay cái hình thái mà nó đã mang khi từ giã điểm xuất phát ấy. trong giới hạn của tuần hoàn của bản thân nó, tuần hoàn bao hàm cả sự biến hoá hình thái hiện thực của nó trong quá trình sản xuất, tư bản đồng thời cuãng thay thế về đại lượng giá trị. Nó quay trở về không những với tư cách là giá trị tiền tệ, mà còn với tư cách là một giá trị – tiền tệ đã lớn lên, đã tăng thêm. Nêú chúng ta xét xem T- H... SX... H’ – T’, coi đó là hình thái đặc thù của quá trình tuần hoàn của tư bản bên cạnh những hình thái khác mà sau này chúng ta sẽ nghiên cứu , thì nó có những đặc điểm. Nó là tuần hoàn của tư bản tiền tệ, bởi vì dưới hình thái tiền của nó, với tư cách là tư bản tiền tệ, tư bản công nghiệp cấu thành điểm xuất phát của toàn bộ quá trình và điểm quá trình ấy quay trở lại. Bản thân công thức nói lên rằng ở đây không phải bị tiêu đi với tư cách là tiền, mà chỉ là được ứng trước , và vì vậy nó chỉ là hình thái tiền của tư bản , tức là tư bản -tiền tệ. Công thức đó còn nói lên rằng giá trị trao đổi, chứ không phải giá trị sử dụng, mới là mục đích tự thân quyết định sự vận động. Chính vì hình thái tiền của giá trị là hình thái biểu hiện độc lập, có thể sờ mó được của giá trị sử dụng, chính vì vậy nên hình thái lưu thông T... T’ – mà điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là tiền hiện thực- biểu thị một cách rõ rệt nhất các động cơ của bản thân tư bản chủ nghĩa : làm ra tiền. Quá trình sản xuất chỉ là một khâu trung gian không thể tránh được. Vì thế cho nên cứ từng kỳ một, tất cảc các nước theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đều phải mắc phải từng cơn mê loạn đầu cơ, muốn làm ra tiền mà không thông qua quá trình sản xuất. - Trong tuần hoàn ấy, giai đoạn sản xuất, tức là chức năng SX, là một sự đứt quãng giữa hai giai đoạn lưu thông T – H... H’ –T’, lưu thông này lại chỉ là môi giới cho lưu thông giản đơn T –H –T’.Ngay trong bản thân hình thái ấy của quá trình tuần hoàn , quá trình sản xuất biểu hiện một cách hình thức và rõ rệt nó là cái gì trong sản xuất tư bản chủ nghĩa: một thủ đoạn đơn thuần để làm cho giá trị ứng trước tăng thêm giá trị, do đó làm giàu để làm giảm là mục đích tự thân của việc sản xuất. -Vì cái chuỗi liên tiếp những giai đoạn là do T- H mở đầu, cho nên khâu lưu thông thứ hai H’ -T’; do đó điểm xuất phát T, là tư bản – tiền tệ cần làm cho tăng thêm giá trị, và điểm kết thúc, T’ ,là tư bản – tiền tệ đã tăng thêm giá trị, tức là T +t, trong T thể hiện ra là tư bản đã được thực hiện bên cạnh con đẻ của nó là t . Điều đó làm cho tuần hoàn T phân biệt vơi hai tuần hàon kia là SX và H’, và phân biệt về hai phương diện. Một mặt, sự phân biệt đó là ở chỗ hai cực của tuần hoàn mang hình thái tiền, nhưng tiền lại là hình thái tồn tại độc lập. Mặt khác, hình thái sx... SX không nhất thiết phải trở thành SX... SX ( SX+ sx) và trong hình thái H’... H’ thì nói chung, không thể thấy một sự khác một sự khác nhau nào về giá trị giữa hai cực cả. Do đó đặc trưng của công thức T- T’ là một mặt, giá trị tư bản cấu thành diểm xuất phát và giá trị tư bản đã tăng thêm , giá trị là điểm quay ttrở về , thành thử việc ứng trước của giá trị tư bản là phương tiện, còn giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị là mục đích cua rtoàn bộ hành vi , mặt khác, nét đặc trưng đối với nó là ở chỗ quan hệ đó biểu hiện dưới hình thái tiền, tức là dưới hình thái độc lập của giá trị, vì vậy mà tư bản tiền tệ biểu hiện thành tiền đề là tiền. - Vì T’ , tức là tư bản – tiền tệ đã thực hiện với tư cách là kết quả H’ –T’, quá trình bổ xung và kết thúc T- H – hoàn toàn tồn tại dưới hình thái mà nó mang khi nó có thể , khhi ra khỏi tuần hoàn thứ nhất với tư cách là tư bản tiền tệ đã lớn thêm : T’ = T + t: ít ra hình thái T...T’ cũng không nói lên rằng khi tuần hoàn được lặp lại thì lưu thông của t tách rời lưu thông của T. Vì thế nếu chúng ta thấy riêng một lần tuần hoàn (được lặp lại thì lưu thông của t) của tư bản tiền tệ mà xét, thì về mặt hình thức, nó chỉ biểu hiện quá trình làm tăng thêm giá trị và quá trình tích luỹ mà thôi. ở đây sự tiêu dùng chỉ biểu thị thành sự tiêu dùng sản xuất bằng SLĐ T- H < chỉ có sự tiêu dùng ấy mới nằm trong tuần hoàn TLSX đó của tư bản cá biệt. A2. Chu chuyển của tư bản 1)Chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển . Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại, chứ không phải là một quá trình cô lập, riêng lẻ, thì gọi là chu chuyển của tư bản. Tư bản – tiền tệ đã chuyển hoá thành tư bản khả biến – tức là tiền ứng ra trả tiền công – có một tác dụng chủ yếu trong bản thân lưu thông tiền tệ, vì chỗ giai cấp công nhân buộc phải sống ngày nào hay ngày ấy , vì vậy mà không có thể cho nhà tư bản công nghiệp mua chịu dài hạn, nên nhà tư bản ứng tiền mặt ra, theo những thời gian khá ngắn, một tuần ... và ứng ra dồng thời nên rất nhiều điểm khác nhau trong xã hội. Hành vi đó phải được lắp đi lắp lại trong những khoảng thời gian tương đối ngắn (khoảng thời gian này càng ngắn thì tổng số tiền mỗi lần được ném vào lưu thông , theo con đường đó lại càng tương đối it đi ) dù những thòi kỳ chu chuyển của những tư bản trong các ngành công nghiệp khác nhau có khác nhau như thế nào cũng vậy. trong tất cả các nước sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa, thì tư bản tiền tệ ứng ra như vậy đều là một bộ phận tương đối quyết định trong tổng lưu thông, hơn nữa là vì trước khi tiền đó quay trở về điểm xuất phát của nó, thì nó đi vào những con đường hết sức khác nhau và làm chức năng phương tiện lưu thông cho rất nhiều công việc kinh doanh khác. Nếu chúng ta giả định rằng thời gian chu chuyển ngắn hơn- hay đứng về mặt lưu thông giản đơn của các hàng hoá, chúng ta giả định là là tiền lưu thông nhanh hơn – thì một lượng tiền ít hưon nữa cũng đủ làm cho những giá trị -hàng hoá trao đổi với nhau có thể lưu thông được; tổng số tiền- khi chúng ta đã biết rõ số lần trao đổi liên tiếp nhau – bao gồm cũng quyết định bởi tổng số giá cả, hay tổng số giá trị của những hàng hoá đang lưu thông. Đối với hành vi đó, hoàn toàn không cần xem là, một mặt, giá trị thặng dư, và mặt khác giá trị tư bản chiếm tỷ lệ nào trong các tổng số giá trị đó. Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định ( tiền tệ , sản xuất, hàng hoá) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế nhưng có thêm giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản là thước đo thời hạn đổi mới , thời hạn lắp đi lắp lại quá trình tăng thêm giá trị của tư bản. Như vậy, muốn chu chuyển một vòng, tư bản phải triải qua hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất. Thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông gọi là thời gian lưu thông. Vậy thời gian chu chuyển của tư bản gồm có thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Phần quan trọng nhất của thời gian sản xuất là thời kỳ làm việc. Trong thời kỳ đó, lao động trực tiếp tác động đến đối tượng lao động đang được chế biến. Thời kỳ làm việc này dài ngắn là tuỳ theo những điều kiện cụ thể của từng ngành, của từng xí nghiệp, như : tính chất công việc, điều kiện trang bị kỹ thuật... chẳng hạn như thời kỳ làm việc để sản xuất đầu máy xe lửa nhất định dài hơn thời kỳ làm việc để kéo sợi. Trong thời gian sản xuất còn có những khoảng thời gian gián đoạn trong khi chế biến , trong thời gian đó, đối tượng lao động phải chịu ảnh hưởng của quá trình tự nhiên như trường hợp gây men cho rượu, ngâm da thuộc, sấy gỗ... Thời gian lưu thông là khoảng thời gian mà tư bản chuyển từ hình thức tiền tệ sàn hình thức sản xuất, và từ hình thức hàng hoá chuyển về hình thức tiền tệ. Đó là thời gian mua hàng và thời gian bán hàng của nhà tư bản. Thời gian này dài hay ngắn là tuỳ theo điều kiện mua tư liệu thời sản xuất và điều kiện bán hàng tuỳ theo thị trường xa hay gần tuỳ ttheo trình độ phát triển của phương tiện giao thông vận tải. 2)Điều kiện để tuần hoàn được bình thường Với tư cách là một tổng thể thì tư bản nằm trong các giai đoạn khác nhau của nó cùng trong một lúc, nằm cạnh tranh nhau trong không gian. Nhưng mỗi một bộ phận đều không ngừng lần lượt chuyển từ một giai đoạn này, một hình thức chức năng khác và bằng cách ấy, lần lượt hoạt động trong tất cả mọi hình thái. Như vậy, các hình thái này đều là những hình thái nhất thời , và cùng với tồn tại của chúng do sự nối tiếp nhau của chúng làm môi giới . Mỗi một hình thái đều theo sau và đi trước một hình thái khác, thành thử điều kiện cho một bộ phận này của tư bản quay trở về một hình thái khác. Mỗi một bộ phận đều không ngừngtiến hành vòng chu chuyển của bản thân nó , nhưng trong hình thái đó mỗi lần lại là một bộ phận khác của tư bản, và những vòng chu chuyển đặc thù ấy chỉ cấu thành những yếu tố tồn tại cùng một lúc và kế tiếp nhau của tổng quá trình. Chỉ có trong sự thống nhất của cả ban tuần hoàn thì sự liên tục của tổn qú trình mới thực hiện được, chứ không phải trong sự đứt quãng đ nói trên kia. Trong tư bản xã hội bao giờ cũng là sự thống nhất cả ba tuần hoàn . Đối với những tư bản cá biệt thì sự liên tục của tái tái sản xuất thường đôi khi bị rối loạn nhiều hay ít. Một là, ở những thời kỳ khác nhau, khối lượng giá trị thường được phân phối thành những bộ phận không bằng nhau theo những giai đoạn và hình thái chức năng khác nhau. Những bộ phận ấy cũng có thể được phân phối khác nhau tuỳ theo tính chất của hàng hoá cần sản xuất, nghĩa là tuỳ theo đặc điểm của lĩnh vực sản xuất trong đó tư bản được đầu tư vào. Sự liên tục có thể bị vi phạm nhiều hoặc ít trong những ngành sản xuất lệ thuộc vào thời vụ- không thể là do những điều kiện tự nhiên, hoặc do tập quán, như trong các loại lao động làm theo mùa. Công xưởng và hầm mỏ là những nơi mà quá trình tiến hành đều đặn và ít thay đổi . Song sự khác nhau ấy giữa các ngành sản xuất tuyệt nhiên không dẫn đến một sự khác nhau nào giữa các hình thái chung của quá trình tuần hoàn. 3)Phân chia tư bản: Tính quy định của các hình thái tư sản cố định và tư bản lưu động chỉ bắt nguồn từ những sự khác nhau trong chu chuyển của giá trị- tư bản hoạt động trong quá trình sản xuất, tức là của tư bản sản xuất mà thôi. Các chu chuyển khác nhau ấy lại là kết quả của phương thức khác nhau mà các yếu tố khác nhau của tư bản sản xuất dùng để chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm, chứ không phải là kết quả của sự tham gia khác nhau của các yếu tố ấy vào việc sản xuất ra giá trị sản phẩm, cũng không phải do vai trò đặc biệt của chúng trong quá trình làm tăng thêm giá trị. Cuối cùng , những sự khác nhau trong cách chuyển giá trị vào sản phẩm, và do đó, cả sự khác nhau trong phương thức mà giá trị ấy được sản phẩm đưa vào lưu thông và được những sự biến hoá hình thái của sản phẩm tái tạo ra dưới hình thái tự nhiên lúc ban đầu của nó- nhưng sự khác nhau đó bắt nguồn từ những sự khác nhau của những hình thái vật chất khác nhau dươí đó tư bản sản xuất tồn tại: một bộ phận tư bản sản xuất ấy bi tiêu dùng toàn bộ khi tạo ra mỗi sản phẩm ,còn một bộ phận khác chỉ bị tiêu dùng dần dần. Do đó, chỉ có tư bản sản xuất mới có thể phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Trái lại, đối với hai phương thức t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản áp dụng vào doanh nghiệp ở Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan