Đề tài Mất đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và hậu quả trong tương lai

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞĐẦU 2

1. Tính cấp thiết của đềtài 2

2. Mục đích, nhiệm vụ 3

2.1 Mục đích 3

2.2 Nhiệm vụ 3

3. Phương pháp nghiên cứu 4

3.1 Phương pháp luận 4

3.2 Phương pháp nghiên cứu cụthể 4

4. Thao tác hóa khái niệm 5

II. PHẦN NỘI DUNG 6

1.Thực trạng mất đất nông nghiệp ởnước ta 6

1.1 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệpphục vụcông nghiệp hóa, 7

hiện đại hóa

1.2 Thực trạng công tác đền bùcho người dân mấtđất nông nghiệp7

1.3 Thực trạng sửdụng đất nông nghiệp đã bịthu hồi 12

1.4 Thực trạng giải quyết việc làm cho người dân bịmất đất nông nghiệp14

2. Hậu quảcủa mất đất nông nghiệp 17

2.1 Vấn đềan ninh lương thực 17

2.1 Vấn đềthiếu việc làm của người dân bịmất đất nông nghiệp 19

III. PHẦN KẾT LUẬN 21

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mất đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và hậu quả trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. (theo Bộ Tài nguyên và môi trường). Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ sợi và sản phảm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc. 5Như vậy đất nông nghiệp là đất để phục vụ quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia súc, tơ sợi và những sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc. CHƯƠNG 2 PHẦN NỘI DUNG 1.Thực trạng mất đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay: 1.1 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là những vùng đất màu mỡ và trù phú. Từ những vùng đất ấy, người nông dân có thể tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp để nuôi sống con người. Tuy nhiên hiện nay, những vùng đất có độ phì nhiêu cao đang bị mất dần đi thay vào đó là các công trình xây dựng, các khu đô thị, khu công nghiệp, sân golf… Theo bà Hoàng Thị Vân Anh (Tổng cục quản lý đất đai): “Trong những năm qua dẫu rằng diện tích đất nông nghiệp của chúng ta không ngừng tăng lên, nhưng chủ yếu là tăng ở các vùng trung du và miền núi. Đối với vùng đồng bằng, nơi tập trung đất nông nghiệp màu mỡ nhất (thậm chí được coi là vựa lúa) lại có xu hướng giảm. Nếu như năm 2005, diện tích đất nông nghiệp của Đông Nam Bộ là hơn 1,96 triệu ha thì đến năm 2008 chỉ còn hơn 1,94 triệu ha. Tương tự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ hơn 3,44 triệu ha (năm 2005) giảm xuống còn hơn 3,43 triệu ha (năm 2008). Đối với vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian đó, đất nông nghiệp đã giảm từ 0,96 triệu ha xuống còn 0,95 triệu ha”. Theo báo cáo trên, ta có thể thấy rằng diện tích đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng của nước ta đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Từ năm 2005 đến 6năm 2008 (trong vòng 3 năm) nhưng diện tích đất nông nghiệp của Đông Nam Bộ đã giảm 20000 ha, đồng bằng sông Cửu Long giảm 10000 ha, đồng bằng sông Hồng giảm 10000 ha. Đó quả thật là những con số không nhỏ. Những diện tích đất nông nghiệp ấy, nếu được tạo dùng để sản xuất nông nghiệp thì chắc chắn chúng ta có thể nuôi sống được rất nhiều người trong xã hội. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2000-2007, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong cả nước là gần 500000 ha, chiếm khoảng 5% đất nông nghiệp đang sử dụng. Như vậy, bình quân mỗi năm nông dân phải nhường 74000 ha đất nông nghiệp cho việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị, và kết cấu hạ tầng. Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất bị thu hồi chiếm khoảng 50% diện tích đất bị thu hồi trong cả nước. Chỉ tính riêng năm 2007, diện tích gieo cấy lúa đã giảm 125000 ha, trong tổng số 336000 ha đất trồng lúa đã bị thu hồi. Điều đáng nói là đất nông nghiệp bị thu hồi có xu hướng năm sau luôn tăng hơn năm trước. Theo Giáo sư, tiến sỹ Vũ Tuyên Hoàng: “Phần đất canh tác bị chuyển đổi lại là những vùng đất tốt. Như diện tích đất trồng trọt màu mỡ ven quốc lộ 5 cũng bị đổ cát xây dựng các khu công nghiệp”. Tiến sỹ Cao Vĩnh Hải (Viện nghiên cứu Hỗ trợ nông thôn- IRARD) đưa ra con số đáng để chúng ta suy ngẫm: “Việt Nam là nước có diện tích đất trung bình thế giới nhưng xét về mặt bình quân đất nông nghiệp thì đứng thứ 159”. Một điều đáng buồn hơn nữa là đất bị thu hồi lại chính là những vùng đất thuộc diện màu mỡ, hằng năm mang lại một khoản thu nhập không nhỏ cho người nông dân: “Xã Tiền Phong –Mê Linh- Vĩnh Phúc có 562 ha đất nông nghiệp nhưng đã hiến để làm công nghiệp tới 257 ha. Người dân trồng hoa 1 sào thu tới 20 triệu đồng/năm, hành tây thu 15 triệu đồng và mướp đắng thu 10 triệu đồng. Theo tiến sỹ 7Cao Vĩnh Hải tính toán ở Tiền Phong 1 ha đất nông nghiệp có thể thu 270- 500 triệu đồng/năm”. (Nông dân mất đất- Câu chuyện đến hồi gay cấn!- Mai Xuân Nghiên- nongnghiep.vn 11/03/2008) Hầu hết người dân khi được hỏi về việc thu hồi đất nông nghiệp họ đều không muốn mất đất. Họ cho rằng việc mất đất nông nghiệp như là cái “hạn” của người dân. Họ còn tỏ thái độ bức xúc với cán bộ địa phương khi có dự án lấy đất nông nghiệp ở xã. Một nông dân đã đặt câu hỏi: “Tại sao đất nông nghiệp nhiều nơi chỉ làm ra 1 triệu đồng/năm, dân chán ruộng, sản xuất kém hiệu quả lại không thu hồi mà đi thu hồi 1 sào đất nông nghiệp làm ra 10 triệu đồng/năm. Chúng tôi bầu ông làm trưởng thôn, ông phải làm gì cho dân chứ. Không chúng tôi sẽ không cho họ lấy đất đâu”. Hiện nay, có thực trạng đất nông nghiệp bị thu hồi để làm đường thì cũng là lúc hàng ngàn ha đất nông nghiệp hai bên đường sẽ được thu hồi để trả các nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị. Một trong số những dự án ấy chúng ta không thể không kể tới Quốc lộ 5B (nối Hà Nội với Hải Phòng qua Hưng Yên, Hải Dương). Đây là con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. Nhưng để có con đường hiện đại ấy, thì diện tích đất bị thu hồi để làm quốc lộ 5B là 1000 ha. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi làm khu công nghiệp, khu đô thị khoảng 4000 ha (nguồn: “Thu ít thì vui, thu hết lại hoảng…”, Vũ Minh, Báo nongnghiep.vn 16/3/2009). Có thể nói, diện tích đất nông nghiệp của nước ta đang ngày càng suy giảm. Đặc biệt, những dự án lấy đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị,… đều tập trung ở những vùng đất màu mỡ của nước ta. Khi mà dân số nước ta đang tăng lên, diện tích đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm theo hằng năm, điều này tất yếu sẽ gây ra hậu quả không tốt cho xã hội. Khi mà chúng ta còn rất 8nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi thì các nhà quản lý không hướng các dự án lên đó. Còn những vùng đất màu mỡ ở đồng bằng lại luôn vào trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nhằm xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị… Những mảnh đất màu mỡ ấy một khi đã bị lấy đi thì không thể quay trở lại thành đất nông nghiệp được nữa. 1.2 Thực trạng công tác đền bù cho người dân mất đất nông nghiệp Việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc tới việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Mặc dù đã có luật về bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng sự bất hợp lý trong vấn đề này cho thấy ở nhiều nơi chính quyền địa phương đã không làm đúng như những gì trong luật. Đó là tình trạng chính quyền địa phương lạm dụng làm cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp với dân để ăn chia chênh lệch thời gian sử dụng đất, diện tích đất cho thuê. Nghiên cứu “Tranh chấp, khiếu kiện đất đai – một biểu hiện của xung đột xã hội nông thôn trong những năm đổi mới” (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây) của tác giả Phan Văn Tân được tiến hành năm 2003 đã chỉ ra những sai phạm của chính quyền ở đây về vấn đề quản lý đất đai: “Ở Hồng Hà, UBND Tỉnh có quyết định số 989/QĐ-UB thu hồi 63578 m2 đất chuyển giao cho công ty cổ phần xây dựng Anfal thuê để sử dụng sản xuất gạch Tynel; có thời hạn thuê là 30 năm. Quyết định do Phó chủ tịch UBND tỉnh ký. Nhưng sau đó, chưa đầy một tháng, UBND tỉnh lại có công văn số2803/CV-UB-NL v/v đính chính văn bản, nêu lý do: Do sơ xuất trong khi ban hành văn bản quyết định nay sửa lại thời gian thuê từ 30 năm thành 50 năm”. 9Sự không đồng nhất trong cách làm việc của UBND tỉnh đã khiến cho người dân thắc mắc. Điều này sẽ dẫn đến những xung đột trong xã hội. Mà hậu quả của xung đột liên quan đến lợi ích của người dân thì không phải là nhỏ. Lại có ý kiến của người dân cho rằng chính quyền địa phương cũng rất mập mờ trong công tác cho thuê hoặc thu hồi đất: “Ruộng chúng tôi được sở hữu 20 năm, đã dùng 7 năm rồi, cán bộ đến bảo với chúng tôi cho doanh nghiệp thue đất 13 năm còn lại. Trong khi dân đồng ý với cán bộ 13 năm thì doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với chính quyền địa phương 30 năm. Sau này khi hợp đồng thuê đất hết chúng tôi biết hỏi ai? Yêu cầu là xã phải trả lời là thuê hay thu hồi đất” (Nữ 45 tuổi- An Khánh) Bên cạnh đó, ở nhiều nơi trong cả nước, hiện tượng chính quyền địa phương làm mất đi uy tín của mình trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều địa phương nôn nóng muốn địa phương mình có nhiều công trình, dự án phát triển, chỉ đạo lập, xét duyệt quy hoạch tràn lan, không tính đến sự khả thi của dự án. Lợi ích của một số cán bộ địa phương không để ý đến quyền lợi của người dân mà chỉ quan tâm tới nhiệm kỳ của mình phải có khu công nghiệp: “Thấy các nơi họ có khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì mình cũng làm, cứ có đất là làm” (nam 50 tuổi- Lê Lợi). Cán bộ lãnh đạo chính quyền thôn, xã đã không tôn trọng quyền làm chủ tập thể của người dân, coi thường tổ chức, né tránh trách nhiệm. Vấn đề tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ đã đến mức báo động: “Lòng dân không hẹp nhưng sự vô cảm và tha hóa của cán bộ địa phương đã khiến chúng tôi hao kiệt niềm tin” Giá đền bù của các chủ đầu tư còn chưa thực sự hợp lý, có sự giải quyết đơn lẻ với những hộ nông dân không đồng ý cho lấy ruộng của mình. Chính điều đó đã 10 gây nên sự bất bình trong dân chúng: “Ở khu du lịch Thiên Sơn- Suối Ngà, ban đầu, doanh nghiệp tuyên bố là không đền bù, sau khi người dân lên Trung ương khiếu tố người ta mới đền bù cho 2600đ/m2 đất canh tác (gồm cả hoa màu). Nhận thấy sự vô lý, người dân góp tiền cho người đại diện về Trung ương khiếu tố tiếp, giá đất lúc này được nâng lên 6600đ/m2, thấy chưa thỏa đáng, người dân lại tiếp tục giữ đất, một lần nữa giá đền bù được nâng lên tới 8100đ/m2” (Nguồn :Nghiên cứu của TS. Phan Văn Tân). “Chúng tôi chấp hành đúng yêu cầu của cán bộ chính quyền, chấp nhận trao đất cho công ty thì được 12 triệu đồng/sào. Trong khi đó những hộ không chịu thực hiện theo quy định của hợp đồng này, lại được công ty trao thêm cả chục triệu nữa”. (Cụ bà 65 tuổi- An Khánh) Ngoài ra, trong những bài viết trên báo nongnghiep.vn với chủ đề: “Nông dân mất đất- câu chuyện đã đến hồi gay cấn” còn chỉ ra rằng người nông dân là người luôn chịu thiệt thòi nhất: “Tỉnh, huyện muốn giá đền bù đất thổ cư cao để dễ giải phóng mặt bằng, nhưng họ lại muốn giá đất nông nghiệp thấp để dễ trải thảm đón doanh nghiệp vào. Điều này để đạt mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết sức ép chính trị, tăng thu ngân sách. Giá thấp, tỉnh huyện có biết nhưng vì lợi ích mà họ bỏ qua”. Sự thiệt thòi của người dân còn thể hiện rõ nét khi giá đền bù đất nông nghiệp thì quá thấp. Trong khi đó, những mảnh đất nông nghiệp bị thu hồi sau khi được quy hoạch lại có giá rất cao. Điều này đã tạo nên sự bất bình trong người dân: “Chúng tôi quá thiệt thòi, các công ty sau khi đền bù giá quá thâớ, rồi bán lại để thu bạc tỷ. Mỗi sào đất đền bù của chúng tôi không mua nổi vài m2 đất ở đó sau khi bị thu hồi”(Nam 35 tuổi- An Khánh). 11 Như vậy, có sự bất cập trong việc chủ đầu tư lấy đất nông nghiệp của dân để phục vụ lợi ích của mình. Người dân đã quan niệm rằng chủ đầu tư ép giá nên càng khiếu kiện càng được hưởng lợi: “Cứ mỗi lần đi kiện là một lần được lên giá”. Chính những việc làm sai trái của chính quyền địa phương cùng với các doanh nghiệp đã góp phần tạo nên những khủng hoảng, xung đột trong xã hội về vấn đề mất đất nông nghiệp nông thôn hiện nay. Phải chăng do chính sách còn nhiều kẽ hở nên trong xã hội đã nảy sinh tình trạng người nông dân bị mất đất luôn cảm thấy mình bị thiệt thòi? Để từ đó xuất hiện những cán bộ đang lợi dụng chức vụ của mình để làm giàu bất chính từ việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân. Sự tranh chấp về lợi ích của người dân tất yếu sẽ dẫn tới những xung đột, khủng hoảng trong xã hội. 1.3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp đã bị thu hồi: Theo thống kê của bộ Tài Nguyên và Môi trường, trong vòng 5 năm 2001- 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp của nước ta đã bị thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp tới 366.000 ha, chiếm 3,9% đất nông nghiệp đang sử dụng. Bình quân mỗi năm thu trên 73.000 ha. Một trong những nơi, diện tích đất nông nghiệp bị lấy đi 90-95 % để xây dựng các khu công nghiệp như ở Bắc Ninh. ( Nông dân mất đất- câu chuyện đã đến hồi gay cấn- Mai Xuân Nghiên- nongnghiep.vn- 11/03/2008). Đất nông nghiệp được lấy để thay vào đó là các khu công nghiệp, khu đô thị phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nhưng không phải nơi đâu khu công nghiệp cũng được mọc lên ngay. Mà có những địa phương, các dự án lấy đất nông nghiệp để tiến hành xây dựng khu công nghiệp lại trong tình trạng “quy hoạch treo”. Có một số dự án khác lại đem vào sử dụng sai mục đích so với quy hoạch đang mỗi ngày một hiện diện ra trước mắt bà con nông dân: 12 “Các doanh nghiệp chưa trả tiền xong đã bán đất cho người khác. 3- 4 năm nay, nhiều lô đất xây xong rồi để đó. Đất của người nông dân thì 3- 4 vụ/ năm. Vậy mà giao cho doanh nghiệp thì bỏ hoang. Xót xa lắm!” (Cụ ông 79 tuổi An Khánh). Những ruộng đất nông nghiệp đáng lẽ có thể cho ra rất nhiều sản phẩm dưới bàn tay của bà con nông dân. Tuy nhiên, những mảnh đất ấy khi đi vào trong các dự án quy hoạch thì lại trở thành đất trống, đất bỏ hoang: “Các đô thị, khu công nghiệp khi chưa triển khai thì để cho dân cày cấy kiếm cái ăn, đằng này để đất trống đã 3-4 năm nay mà cũng không triển khai xây dựng” (Nữ 45 tuổi- An Khánh). Thực trạng những dự án “quy hoạch treo” trên mảnh đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay còn khá phổ biến. Những dự án ấy, được vẽ lên trên giấy tờ trong nhiều năm rồi lại để đấy khiến cho biết bao những ruộng đất màu mỡ trở thành những khu đất bỏ hoang. Trong khi có hàng triệu nông dân lao đao vì mất tư liệu sản xuất thì các khu công nghiệp lại rơi vào tình trạng “ ngủ đông”. Theo TS. Cao Vĩnh Hải tại 4 tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc cps tới 50% diện tích đất đã giải phóng thuộc “quy hoạch treo”. Đáng lo ngại hơn khi nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Mai Ái Trực có lần phát biểu trước Ủy ban thường vụ Quốc hội rằng sau khi điều tra ở 12 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích đất trên 2000 ha nhưng tỷ lệ sử dụng đất và lấp đầy khu công nghiệp chưa đạt 50%, thậm chí có nơi chỉ đạt 10%. Nếu như những khu đất bị bỏ hoang ấy không bị lấy đi thì có thể cho ra rất nhiều sản phẩm và có thể nuôi sống rất nhiều con người. Đằng này, khi đất đã bị lấy đi, người nông dân thì thất nghiệp, khu công nghiệp thì chưa được xây dựng, đất vẫn nằm im ở đó không biết đến bao giờ. Không những thế, khi đất bị bỏ 13 hoang, người dân cấy lúa thì bị ủi đi. Phải chăng một số doanh nghiệp đã không tính đến đạo lý, truyền thống, cán bộ thì quan liêu cho rằng quy hoạch là phải thực hiện ngay? “Về cái lý thì họ đúng, nhưng cái đạo và cái tình ở đây không còn. Lúa đang đỏ đầu chỉ còn mấy ngày nữa thì thu hoạch cũng bị cưỡng chế, lấp đất đè lên lúa, đến nay đất vẫn để không vậy thì phải đánh giá làm sao?” (Cụ bà 67 tuổi- An Khánh). Cha ông ta từ ngày xưa đã có câu: “Tấc đất, tấc vàng”. Đất là tư liệu sản xuất để tạo ra lương thực, rau màu… nuôi sống con người. Nhưng gắn với cách làm của một số doanh nghiệp cũng như cách quản lý của một số địa phương ta hiện nay cho thấy đất nông nghiệp của chúng ta đang bị sử dụng một cách khá lãng phí. Giá như các nhà quản lý, các chủ dự án biết quý trọng giá trị của đất đai mà nó đảm bảo an ninh lương thực cho con người thì họ đã không để cho những dự án trở thành “quy hoạch treo” như thế. Để cho những người nông dân khỏi phải xót xa khi đứng nhìn những mảnh ruộng đã gắn bó với họ bao nhiêu đời. Những mảnh đất “bờ xôi ruộng mật” của người nông dân nay trở thành những bãi đất để không mà họ cũng không được phép canh tác trên đó nữa. 1.4 Thực trạng giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất nông nghiệp Những người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng. Nay họ bị lấy đi đất nông nghiệp của mình, cũng đồng nghĩa với việc họ bị mất đi tư liệu sản xuất. Nếu không được chuyển đổi sang làm một công việc mới thì phần đông dân trong số họ sẽ trở thành thất nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất nông nghiệp ở nông thôn nước ta hiện nay vẫn còn nhiều nan giải. 14 Theo ông Lê Quý Đăng- Phó cục trưởng Cục Hợp tác xã- Phát triển nông thôn, việc làm của các hộ bị thu hồi đất dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm tới 60%. Nếu như hộ ấy không giải quyết được việc làm sau khi bị thu hồi đất thì có một số lượng lớn người thất nghiệp. Hơn thế, từ vấn đề thất nghiệp sẽ nảy sinh ra rất nhiều những tệ nạn xã hội khác. Bằng phiếu điều tra ngẫu nhiên của phóng viên nông nghiệp Việt Nam, trong số 100 người được hỏi thì có tới 99 người cho biết hiện nay họ có nhu cầu và muốn được đi học nghề. Điều đó chứng tỏ người dân khát khao có một việc làm ổn định. Hơn thế, việc đào tạo nghề cho người dân ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp ngày càng trở nên cần thiết. Thực trạng hiện nay, các doanh nghiệp khi vào lấy đất đều hăng hái hứa nhận tạo việc làm cho nông dân rồi lại “quên” đi đất ruộng đã thành khu công nghiệp, khu đô thị. Chính điều đó đã dẫn tới một lực lượng lao động lớn ở nông thôn không có việc làm. Địa phương có số người thất nghiệp lớn sau khi thu hồi đất trong cả nước là Hà Tây. Theo ông Lê Đăng Quý ở Hà Tây hiện có 35700 người bị mất việc do thu hồi đất, kế đó là Vĩnh Phúc (22800 người), Đồng Nai (12300 người). Những lời cam kết của các chủ dự án trước khi lấy đất nông nghiệp của người dân chỉ là những “lời nói gió bay mà thôi”. Khi đã lấy được đất rồi, họ để cho người dân “sống chết mặc bay”. Khi được hỏi thì người ta đưa ra hàng tá lý do để giải thích về việc tạo việc làm mới cho người dân sau khi bị thu hồi đất: “Công nhân là con em của các gia đình được nhận vào làm việc, học nghề, được hứa không phải đóng tiền nhưng thực tế phải đóng tiền và công việc nhẹ nhàng thì không đến lượt họ” (Trưởng thôn- An Khánh). Sau khi mất đất nông nghiệp, người nông dân bị thu hồi đất đều có mong muốn được học nghề, được chuyển sang làm một nghề khác. Khi mất đất rồi cung về lao động thì ít mà cầu về lao động thì nhiều. Một phần lỗi là do nhà đầu tư khi 15 chưa tạo cơ hội việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Bên cạnh đó, con em nông dân cũng chưa quen với thời gian, tác phong công nhân. Lối sống của người làm nông nghiệp, nghỉ ngơi đã ăn sâu vào tiềm thức, tư tưởng, tác động nhiều tới hoạt động của người nông dân khi đi vào làm việc cho các nhà máy. Do vậy, những người chủ doanh nghiệp cũng không chấp nhận những người công nhân này. Nếu người công nhân nghỉ việc nhiều thì sẽ dẫn tới chuyện sa thải công nhân. Còn một số trường hợp khác người lao động do bị thời gian kéo dài ngoài sức chiụ đựng của “tác phong nông nghiệp” nên họ đã “tự đào thải mình”. Ở một số địa phương, sau khi lấy đất nông nghiệp, người dân cũng được đào tạo nghề. Tuy nhiên, họ học nghề xong lại không có “đầu ra” cho nghề của mình. Người dân đa số chỉ được đào tạo các nghề như thêu ren và mây tre đan. Đa số người dân vẫn coi nghề này là nghề phụ dành cho phụ nữ và trẻ em: “Anh tính, nguyên liệu như tre, vầu ở Nông Cống không có. Chúng tôi phải đi mua lại của các chủ buôn ở chợ Chuối (thị trấn Chuố, Nông Cống), họ buôn lại từ trên Như Thanh về. Sản phẩm làm ra, chúng tôi lại mang ra chợ Chuối bán lại cho họ. Họ tiêu thụ đi đâu thì chúng tôi không biết. Đôi thúng làm ra nhập lại có 15.000đ/đôi. Chúng tôi đi các vùng khác biết cái thúng đó chính là hàng của dân Tân Đạo, họ bán lại 25 – 30 nghìn/ đôi. Đau thế! Nhưng khổ cái, dân ở đây chỉ biết đan thúng thôi, chứ làm gì có ai đứng ra tiêu thụ. Thế nên việc là, cũng không đều, bữa tắt, bữa đỏ” (một thợ đan thôn Tân Đạo – xã Vạn Thắng – Thanh Hóa). Dạy nghề cho nông dân từ trước đến nay đều được triển khai theo lối cấp trên phân bổ kinh phí cho cấp dưới. Cấp dưới căn cứ nguồn vốn đó mà lên kế hoạch dạy nghề gì cho người dân và dạy bao nhiêu người. Chính vì thế việc đào tạo nghề cho bà con nông dân bị mất đất nông nghiệp còn nhiều bất cập đã khiến cho họ phải bức xúc. Chính quyền địa phương ở một số nơi khi được hỏi lại tỏ thái độ tắc trách. Họ đổ lỗi cho cấp trên, đổ lỗi cho người dân: “Vấn đề kinh phí đầu ra 16 cho sản phẩm để phát triển nghề đã có huyện và tỉnh lo. Việc triển khai đào tạo thì chúng tôi vẫn phải đào tạo. Còn người dân học xong có duy trì nghề hay không là việc của họ chứ”. (Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị - Lương Sơn – Hòa Bình). Giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất nông nghiệp vẫn còn là vấn đề khó khăn ở mỗi địa phương. Người dân thì có nhu cầu học nghề lớn nhưng thực tế đã khiến họ phải đi làm những công việc tự do, thu nhập bấp bênh khi không còn đồng ruộng để sản xuất. Đáng lẽ ra khi người dân được cầm tiền đền bù họ phải sử dụng vào việc đầu tư vào một nghề nghiệp mới. Nhưng đa số người dân vẫn sử dụng tiền ấy để xây nhà, mua sắm đồ dùng trang thiết bị trong nhà. Họ không được đào tạo nghề bài bản, thói quen và tác phong công nghiệp chưa phù hợp với những người nông dân vốn “quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Do vậy, việc đào tạo nghề cho người dân mất đất nông nghiệp là vấn đề cần được quan tâm, giải quyết. 2. Hậu quả của mất đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp ở nông thôn khi được lấy đi để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những lợi ích của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ấy, mất đất nông nghiệp cũng để lại những hậu quả đáng lo ngại. Trong những hậu quả ấy, đề tài xin đề cập tới hai vấn đề nổi cộm hiện nay do mất đất nông nghiệp ở nông thôn. Đó là vấn đề an ninh lương thực và vấn đề thiếu việc làm của người dân bị mất đất nông nghiệp. 2.1 Vấn đề an ninh lương thực Đất nông nghiệp được coi như một tài nguyên sinh học hàng đầu cho các thế hệ tương lai. Nếu như chúng ta có những chính sách quản lý thích hợp đối với nguồn tài nguyên này thì đất nước ta sẽ phát triển bền vững. Nhưng thực tế đã chứng minh, hàng năm, chúng ta đã lấy đi hàng triệu ha đất nông nghiệp trên cả 17 nước. Mà những vùng đất lấy đi đó lại là những vùng đất màu mỡ, để trồng lúa và hoa màu của bà con nông dân. Như vậy, hậu quả đầu tiên phải kể đến khi đất nông nghiệp bị mất đi đó là vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và môi trường, chỉ tính riêng năm 2007, diện tích gieo cấy lúa đã giảm 125000 ha, trong tổng số 336000 ha đất trồng lúa đã bị thu hồi. Mặc dù nước ta là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo nhưng nước ta vẫn chưa đảm bảo lương thực một cách bền vững. Vì mức dự trữ của nước ta mới chiếm khoảng 4% sản lượng là chưa đảm bảo an ninh lương thực khi có vấn đề đột biến về thiên tai và thị trường. Hơn thế, hiện nay nước ta vẫn có 6,7 % số hộ thiếu đói lương thực (GS.TS. Đỗ Kim Chung Trưởng khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Có rất nhiều địa phương trong cả nước khi bị thu hồi đất nông nghiệp đều đứng trước thách thức lớn về đảm bảo lương thực tại chỗ. Đó là trường hợp xã Tứ Minh ở Hải Dương, mỗi năm bình quân lương thực đầu người ở đây chỉ còn 25,61 kg/năm. Hay trường hợp xã Đại Đồng (Tiên Du, Bắc Ninh) cũng rơi vào tình trạng tương tự và khả năng đói kém đã hiện hữu trên mảnh đất này khi mà mỗi năm cả xã thiếu chừng 5000 tấn lương thực/năm. Những con số về tình trạng thiếu lương thực của những địa phương bị mất đất nông nghiệp thật đáng báo động. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực. Nếu như chúng ta vẫn tiếp tục lấy đi những vùng đất đai là “bờ xôi, ruộng mật” của bà con nông dân thì chắc chắn chúng ta không tránh được sự thiếu hụt nghiêm trọng lương thực trong nước. Bởi lẽ, theo TS. Phạm Sĩ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận định: “Đừng nghĩ rằng chúng ta đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo là tưởng chúng ta nhiều đất. Các nhà khoa học đã tính toán rằng dân số nước ta sẽ tăng lên 120 triệu dân thì mới ổn định. Như vậy, chúng ta phải tính đến chuyện để ruộng mà nuôi 40 triệu 18 người tăng thêm nữa. Phải bảo vệ tương lai của con cháu chúng ta, thì đó mới được gọi là phá triển bền vững”. Năm 1945, đất nước ta đã phải trải qua nạn đói khiến 2 triệu người bị chết. Nạn đói đau thương ấy chắc hẳn vẫn còn in dấu trong ký ức của những ai đã phải trải qua năm tháng khó khăn ấy và cả những thế hệ ngày nay. Vì thế chúng ta càng phải biết rằng lương thực là một điều thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Nhưng điều đáng nói là 79% diện tích đất lúa đang bị suy giảm của cả nước lại thuộc về Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Những mảnh đất mà cha ông ta bao đời khai phá nay đang bị biến thành vùng bêtông, khu công nghiệp, hay là nơi để phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của một bộ người giàu có trong xã hội như sân golf, khu sinh thái… Như vậy, vấn đề an ninh lương thực quốc gia của chúng ta đang bị đe dọa không phải bởi thiên nhiên mà do chính suy nghĩ của con người, nó nằm trong cách quản lý của những nhà hoạch định chính sách. 2.2 Vấn đề thiếu việc làm của người dân ở nông thôn Ở nước ta, mỗi khi có một dự án được quy hoạch là hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị lấy đi. Có những địa phương diện tích đất nông nghiệp đã bị lấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMất đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và hậu quả trong tương lai.pdf
Tài liệu liên quan