Đề tài Mô phỏng qui trình tính lương và thanh toán theo lương trên máy tính

Thực tiễn cho thấy qua chặng đường hơn mười năm đào tạo khoa đã gặt hái

được nhiều thành công. Hiện nay khoa có hơn 8000 sinh viên đang theo học các

bậc Đại Học, Cao Đẳng và Trung Cấp, tỷlệsinh viên ra trường hàng năm chiếm

trên 80%. Chính điều đó luôn thôi thúc khoa cần phải có sự điều chỉnh sao cho tối

ưu nhất vềchương trình đào tạo trên cơsởkếthừa và vận dụng phù hợp điều kiện

thực tiễn đào tạo tại trường sao cho chất lượng đào tạo được tốt nhất. Thếnhưng

khoa cũng đang phải đang đối mặt với nhiều thách thức mà trong đó làm thếnào để

sinh viên đang học một mặt nắm vững lý thuyết một mặt có một môi trường thực

hành mang tính thực tế, đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thểnhanh

chóng hòa nhập với công việc của mình mà không phải va vấp, bỡngỡnhiều,

không phải qua đào tạo lại từcác doanh nghiệp.

Nhìn nhận được thực trạng nhưvậy, thiết nghĩcần thiết hoàn thiện chương

trình đào tạo mà trọng tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy làm sao thích ứng

với mục tiêu đào tạo được những sinh viên có khảnăng vận dụng kiến thức vào

công tác thực tế, có năng lực thực hành tương đối thành thạo các nghiệp vụchuyên

môn kếtoán tài chính. Vì thếhơn lúc nào hết, hiện tại đang rất cần một phần mềm

“KếToán Mô Phỏng” ngay tại trường đại học Lạc Hồng đểgóp phần hoàn thành

nhiệm vụcủa tập thểthầy cô khoa Tài Chính KếToán, hợp với phương châm nâng

cao chất lượng đào tạo của Đại học Lạc Hồng.

pdf65 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3543 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô phỏng qui trình tính lương và thanh toán theo lương trên máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương tiện lẫn phần mềm để hiển thị Macromedia Flash Player. Thực ra Macromedia Flash được dùng để ám chỉ chương trình tạo ra các tập tin Flash. Còn từ Flash Player ám chỉ các ứng dụng có nhiệm vụ thi hành hay hiển thị các tập tin Flash đó. Tuy vậy, chữ Flash được dùng để chỉ cả hai chương trình nói trên. [5] Xuất hiện từ những năm 1993, Flash đã trải qua nhiều cải tiến dưới thời Macromedia, công ty này sau bị mua lại bởi Adobe. Ban đầu, Flash chỉ dựa trên các hiệu ứng ảnh động, những phiên bản đầu tiên thiếu khả năng tương tác với người sử dụng, khả năng tích hợp scripts rất là hạn chế. Khả năng lập trình sử dụng ActionScript, ngôn ngữ khá giống với JavaScript. Ngôn ngữ này cho phép người sử dụng tương tác tốt hơn trong các (nút ấn, thanh cuộn, mục lục, tiêu đề …) trong các hiệu ứng động Flash. Định dạng đóng tệp tin Flash, với phần đuôi mở rộng .swf được mã hóa và những tài nguyên ảnh, phim sẽ không thể trích ra được một cách trực tiếp. Tuy nhiên có nhiều phần mềm cho phép trích nội dung. Tuy nhiên, mã .swf là một mã đóng. Tuy nhiên tương lai Adobe có vẻ sẽ đi theo hướng mở cho cộng đồng. Ứng dụng: Kỹ thuật Flash có thể được đính vào trang Web hoặc sử dụng như một ứng dụng Internet độc lập (Thực thi tệp tin .swf độc lập không cần phần mềm, ngay cả khi ngắt kết nối Internet). Flash được sử dụng đặc biệt cho các nội dung “RichMedia” hoặc “Motion Design”. Chúng ta có thể trích dẫn ra vài ví dụ sau : Trang 12 Tạo trang Web hoặc trò chơi, tạo ra các hướng dẫn, tạo các Video truyền hình hoặc điện ảnh, các ứng dụng Multimedia, các diaporama tương tác, các banner quảng cáo, truyền chiếu Video qua Internet. [7] Ngoài ra, ứng dụng Flash còn dùng trong nhiểu các phần mềm và định dạng khác, ví dụ : Flash Video với đuôi mở rộng .flv, FlashPaper, định dạng tương tự Acrobat PDF, Flash Remoting Mx, Flash Communication Sever. Trong quá trình thực hiện đề tài, vì tthời lượng ngắn ngủi nên chúng tôi đã giới hạn nghiên cứu về kỹ thuật Frame – by – Frame, và những ActionScript đơn giản để tạo hoạt cảnh. b) Axialis CursorWorkshop Với chương trình này, có thể làm con trỏ chuột từ các file hình ảnh bất kỳ để tạo cho giao diện chương trình của mình thêm sinh động hơn và giảm bớt nhàm chán với các con trỏ mặc định của Window. Chúng ta có thể làm cursor bình thường từ các file jpg, bpm, png.... và làm các cursor động từ hình động “.gif”… để thực hiện chúng ta chọn “Browse…” tìm đường dẫn tới file hình muốn tạo cursor. Double click vào file đó và chọn “Create static Cursor from image” để tạo trỏ chuột bình thường và chọn “Create Animated Cursor from image” để tạo con trỏ chuột động. I.2 KIẾN THỨC VỀ KẾ TOÁN I.2.1 Kế toán tiền lương a) Khái niệm và đặc điểm của tiền lương Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm, một mặt bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái tạo ra sức lao động mới nhằm tiếp tục quá trình sản xuất. Tiền lương là khoản phải trả cho người lao động, cán bộ công nhân viên về sức lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động và những phúc lợi khác. b) Các hình thức trả lương Trang 13 Trả lương theo thời gian. Trả lương theo sản phẩm. Tiền lương khoán theo khối lượng công việc. c) Chứng từ sử dụng Bảng chấm công. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. d) Tài khoản sử dụng e) Nguyên tắc hạch toán Toàn bộ khoản thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp phải được hạch toán qua tài khoản phải trả cho công nhân viên. Thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các văn bản hướng dẫn về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động. f) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh f.1 Khi tạm ứng cho công nhân viên, căn cứ vào số tiền thực chi, phản ánh số tiền tạm ứng, kế toán ghi: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt. Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng. Hình 1.1: Tài khoản kế toán tiền lương. Trang 14 f.2 Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ kế toán có liên quan, lập bảng phân bổ tiền lương và các đối tượng chịu chi phí có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 241 Đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 Chi phí bán hàng. Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 334 Phải trả công nhân viên. f.3 Căn cứ vào số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên thay lương kế toán ghi: Nợ TK 3383 Bảo hiểm xã hội. Có TK 334 Phải trả công nhân viên… f.4 Căn cứ vào bảng thanh toán tiền thưởng cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng phúc lợi: Nợ TK 4311 Quỹ khen thưởng. Có TK 334 Phải trả công nhân viên. f.5 Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 335 Chi phí phải trả ( Nếu doanh nghiệp đã trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất). Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Nợ TK 241 Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang. Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 635 Chi phí tài chính. Nợ TK 641 Chi phí bộ phân bán hàng. Nợ TK 642 Chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp. Có TK 334 Phải trả công nhân viên. Trang 15 f.6 Căn cứ vào tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 241 Đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 635 Chi phí hoạt động tài chính. Nợ TK 641 Chi phí bộ phận bán hàng. Nợ TK 642 Chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp. Có TK 334 Phải trả cho công nhân viên. f.7 Khấu trừ vào lương của công nhân viên các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kế toán ghi: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội. Có TK 3384 Bảo hiểm y tế. f.8 Khấu trừ vào lương công nhân viên các khoản tạm ứng chưa thanh toán; các khoản đầu tư bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác ( gọi chung là các khoản nợ phải thu khác), kế toán ghi: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 141 Tạm ứng. Có TK 1388 Các khoản phải thu khác. f.9 Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 3335 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. f.10 Thanh toán các khoản phải trả thay cho công nhân viên: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt. Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng. f.11 Khi thanh toán tiền lương còn lại cho công nhân viên: Trang 16 Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt. Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng. f.12 Sau khi phát lương, các khoản lương mà công nhân viên chưa lãnh: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 3388 Phải trả, phải nộp khác. f.13 Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hóa công nhân viên đối với sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên(Tổng giá trị thanh toán). Có TK 512 Doanh thu nội bộ ( Giá bán chưa thuế GTGT. Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp. f.14 Đối với sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên(Tổng giá trị thanh toán). Có TK 512 Doanh thu nội bộ (Giá bán đã có thuế GTGT). f.15 Hàng kỳ, căn cứ vào bảng lương theo quy định hiện hành , trích các khảon bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đưa vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 241 Đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 635 Chi phí tài chính. Nợ TK 641 Chi phí bộ phận bán hàng. Nợ TK 642 Chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp. Có TK 3382 Kinh phí công đoàn. Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội. Có TK 3384 Bảo hiểm y tế. Trang 17 f.16 Hàng kỳ, theo quy định hiện hành , khấu trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào tiền lương phải trả cho gnười lao động, kế toán ghi: g) Sơ đồ kế toán I.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương a) Khái niệm và đặc điểm Đối với doanh nghiệp, ngoài tiền lương phải trả theo quy định, còn phải tính tính theo tỷ lệ tiền lương các khoản an sinh xã hội và được hạch toán vào chi phí như sau: Bảo hiểm xã hội (BHXH): là một loại quỹ để trợ cấp cho người lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức. Bảo hiểm y tế (BHYT): là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng BHYT trong các trường hợp khám chữa bệnh. Kinh phí công đoàn (KPCĐ): là quỹ dùng để đài thọ cho hoạt động của công đoàn. Hình 1.2: Sơ đồ kế toán tiền lương. Trang 18 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): là quỹ dùng để đài thọ cho người lao động trong lúc nghỉ việc và chờ xin việc mới. Khoản trích theo lương quy định hiện hành gồm ba khoản mục trên và hình thành nên các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. b) Chứng từ sử dụng Bảng thanh toán lương là cơ sở thanh toán lương và phụ cấp cho người lao động. Bảng thanh toán tiền lương là cơ sở xác định số tiền thưởng mà người lao động được hưởng. Khoản tiền thưởng này có tính chất thường xuyên. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội là cơ sở thanh toán trợ cấp xã hội trả thay lương cho người lao động. c) Tài khoản sử dụng d) Nguyên tắc hạch toán Phải đảm bảo các thủ tục, chứng từ, hồ sơ liên quan đến các khoản phải nộp, phải trả theo quy định hiện hành như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phải theo dõi chi tiết cho từng nội dung, từng đối tượng. Hình 1.3: Tài khoản kế toán các khoản trích theo tiền Trang 19 Thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao và các văn bản hướng dẫn theo chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động. KHOẢN MỤC KPCĐ BHXH BHYT BHTN Tổng các khoản trích theo lương 27% Tính vào chi phí sản xuất 20% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 2% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 15% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 2% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 1% Trừ vào thu nhập 7% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 5% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 1% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 1% Doanh nghiệp phải nộp cấp trên và giữ lại doanh nhiệp theo tỷ lệ cụ thể như sau KHOẢN MỤC KPCĐ BHXH BHYT BHTN Nộp cấp trên 20% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 1% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 15% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 3% Tổng quỹ tiền LCB thực tế phải trả 1% Tổng Tổng Tổng Tổng Bảng 1.1: Bảng các khoản trích chi tiết. Trang 20 Giữ lại doanh nghiệp 7% quỹ tiền LCB thực tế phải trả 1% quỹ tiền LCB thực tế phải trả 5% quỹ tiền LCB thực tế phải trả 0% quỹ tiền LCB thực tế phải trả 1% e) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh e.1 Căn cứ vào số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động thay lương. Kế toán ghi: Nợ TK 3383 Bảo hiểm xã hội. Có TK 334 Phải trả công nhân viên. e.2 Khấu trừ vào lương của người lao động các khoản bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế, kế toán ghi: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 338 Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN(7%). e.3 Khấu trừ vào lương công nhân viên các khảon tạm ứng chưa thanh toán; các khoản phải bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác ( gọi chung là các khoản nợ phải thu khác), kế toán ghi: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên. Có TK 141 Tạm ứng. Có TK 1388 Các khoản phải thu khác. e.4 Hàng kỳ, căn cứ vào bảng lương và theo quy định hiện hành, trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đưa vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 241 Đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 635 Chi phí tài chính. Nợ TK 641 Chi phí ở bộ phận bán hàng. Trang 21 Nợ TK 642 Chi phí ở bộ phận quản lý doanh nghiệp. Có TK 338 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. e.5 Hàng kỳ, căn cứ theo quy định hiện hành, khấu trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trừ vào tiền lương phải trả cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334 Phải trả cho người lao động. Có TK 338 Bảo hiểm xã hội, YT, TN. e.6 Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các cơ quan quản lý chức năng theo quy định hiện hành, ghi: Nợ TK 3382 BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn. Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt. Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng. e.7 Chi kinh phí công đoàn tại đơn vị cơ sở , ghi: Nợ TK 3382 Kinh phí công đoàn. Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt. Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng. e.8 Khoản bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù: Nợ TK 111 Số tiền thực nhận bằng tiền mặt. Nợ TK 112 Số tiền thực nhận bằng tiền gửi ngân hàng. Có TK 3382 Kinh phí công đoàn. Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội. e.9 Tiền BHXH phải trả cho người lao động trong thời gian nghỉ làm ( nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản,…) theo quy định hiện hành, ghi: Nợ TK 3383 Bảo hiểm xã hội. Có TK 334 Phải trả cho người lao động. e.10 Khi chi tiền BHXH cho người lao động , ghi: Nợ TK 334 Phải trả cho người lao động. Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt. Trang 22 Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng. e.11 Khi nhận tiền bảo hiểm xã hội từ cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội: Nợ TK 111 Số tiền thực nhận bằng tiền mặt. Nợ TK 112 Số tiền thực nhận bằng tiền gửi ngân hàng. Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội. f) Sơ đồ kế toán 153 111,112,152,15 334 111,112 335 241 ( 2413) 627, 641,642 622 635,241 641 Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ế ể Xuất công cụ, dụng cụ, đồ Chi phí ngừng sản xuất thực tế Lương nghỉ phép thực tế phải ấ 315, 341 Trả lãi vay Trả gốc Khi hết thời hạn t ả lãi à ố Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Trích trước chi phí công Trích trước tiền lương nghỉ Lãi vay phải trả trong kỳ (nếu trả lãi sau cùng với vay Trích trước chi phí bảo hành ẩ Trang 23 I.2.3 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp a) Khái niệm Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép là khoản trích trước tiền lương của công nhân sản xuất trong danh sách trả lương của doanh nghiệp nhằm bảo đảm thời gian nghỉ phép được hưởng lương theo luật định. b) Mục đích trích trước tiền lương nghỉ phép Hàng năm, người lao động trong danh sách của lao động được nghỉ một số ngày phép theo quy định mà vẫn được hưởng đủ lương. Do đó, việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành sản phẩm đột biến tăng lên, kế toán có thể tiến hành trích trước tiền lương gnhỉ phép và phân bổ đều vào chi phí các kỳ hạch toán. Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép bằng với tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm chia cho tổng số tiền lương chính theo kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm. c) Tài khoản sử dụng Hình 1.4: Sơ đồ kế toán các khoản trích theo tiền lương. Trang 24 d) Nguyên tắc hạch toán Theo quy định hiện hành, hàng năm mỗi người trong danh sách của đơn vị được nghỉ một số ngày phép tùy theo thâm niên ( từ 12 ngày trở lên) mà vẫn được hưởng đủ lương. Trong thực tế việc nghỉ phép của người công nhân sản xuất không đồng đều giữa các tháng trong năm. Do đó, để việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bị biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, hàng tháng kế toán tiền hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Tỉ lệ trích trước được xác định như sau: Tỷ lệ trích Tổng tiền lương chính theo kế hoạch trong năm của công nhân = Tổng tiền lương nghỉ phép trong năm của công nhân sản * 1 Mức trích tiền lương = Tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất trong Tỷ lệ trích * Hình 1.5: Tài khoản kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép. Trang 25 e) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh e.1 Khi trích trước vào chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Chi phí công nhân trực tiếp sản xuất. Có TK 335 Chi phí phải trả. e.2 Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 335 Chi phí phải trả ( Số đã trích trước). Có TK 334 Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả). e.3 Nếu số trả lớn hơn số trích trước: Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp ( nếu số phải trả lớn hơn số trích trước). Nợ TK 335 Chi phí phải trả ( Số đã trích trước). Có TK 334 Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả). e.4 Nếu số trả nhỏ hơn số trích trước: Nợ TK 335 Chi phí phải trả ( Số đã trích trước) Có TK 334 Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả) Có TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp ( nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước) f) Sơ đồ kế toán Trang 26 I.2.4 CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN 335 627, 641,642 622 635,241 641 241 ( 2413) 153 111,112,152,15 3 334 334 111,112 Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành được kết chuyển Xuất công cụ, dụng cụ, đồ dùng cho thuê bao bì luân Chi phí ngừng sản xuất thực tế Lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất 315, 341 Trả lãi vay Trả gốc Khi hết thời hạn vay trả lãi và gốc Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Trích trước chi phí công cụ, dụng cụ bao bì luân chuyển , đồ dùng cho thuê Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX Lãi vay phải trả trong kỳ (nếu trả lãi sau cùng với vay Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ Hình 1.6: Sơ đồ kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép. Trang 27 a) Bảng chấm công. b) Bảng thanh toán lương theo sản phẩm. c) Bảng thanh toán lương theo thời gian. d) Bảng công tổng hợp. e) Thẻ Lương. f) Bảng chuyển lương qua ATM. Trang 28 Chương II: THỰC TRẠNG II.1 TÌNH HÌNH CHUNG Trường đại học Lạc Hồng là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Nâng cao chất lượng đào tạo luôn được lãnh đạo nhà trường đặt làm tiêu chí hàng đầu. Thế nhưng ngày nay hầu hết các sinh viên sau khi ra trường thường chỉ vững về lý thuyết, bỡ ngỡ và va vấp nhiều trong thực hành mà đó chính là một trong những điều không một nhà tuyển dụng nào mong muốn cả. Đặc biệt là ngay từ lần đầu khi sinh viên đi phỏng vấn trực tiếp thì những vấn đề thực tế quá xa lạ làm cho các nhà tuyển dụng đánh giá vào khả năng tiếp cận công việc của sinh viên là kém. Chính vì lý do này làm cho các sinh viên khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Hơn ai hết những người làm công tác đào tạo của nhà trường hiểu rõ điều này nhất, chính vì hiểu được tầm quan trọng của việc “học phải đi đôi với hành” nhà trường đã có những quan tâm, đầu tư hết sức sâu sắc. Điều này đã được các cấp ban ngành ghi nhận, được toàn thể sinh viên nhà trường đồng tình, ví như hệ thống máy tính ở các phòng thực hành, các cơ sở đào tạo của trường… được nâng cấp hoặc làm mới toàn bộ, vừa qua trường ta vinh dự được bộ cho phép đào tạo cao học hai chuyên ngành là công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh đó là một minh chứng. II.2 TÌNH HÌNH KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN Khoa Tài Chính Kế Toán là đơn vị được trường Đại Học Lạc Hồng phân công tổ chức đào tạo hai chuyên ngành Kế Toán và Tài Chính Ngân Hàng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đảm trách nhiệm vụ tại các đơn vị sản xuất, thương mại dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty kiểm toán, các cơ quan hành chính, ngân hàng trung ương và địa phương. Thực tiễn cho thấy qua chặng đường hơn mười năm đào tạo khoa đã gặt hái được nhiều thành công. Hiện nay khoa có hơn 8000 sinh viên đang theo học các bậc Đại Học, Cao Đẳng và Trung Cấp, tỷ lệ sinh viên ra trường hàng năm chiếm trên 80%. Chính điều đó luôn thôi thúc khoa cần phải có sự điều chỉnh sao cho tối Trang 29 ưu nhất về chương trình đào tạo trên cơ sở kế thừa và vận dụng phù hợp điều kiện thực tiễn đào tạo tại trường sao cho chất lượng đào tạo được tốt nhất. Thế nhưng khoa cũng đang phải đang đối mặt với nhiều thách thức mà trong đó làm thế nào để sinh viên đang học một mặt nắm vững lý thuyết một mặt có một môi trường thực hành mang tính thực tế, đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể nhanh chóng hòa nhập với công việc của mình mà không phải va vấp, bỡ ngỡ nhiều, không phải qua đào tạo lại từ các doanh nghiệp. Nhìn nhận được thực trạng như vậy, thiết nghĩ cần thiết hoàn thiện chương trình đào tạo mà trọng tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy làm sao thích ứng với mục tiêu đào tạo được những sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức vào công tác thực tế, có năng lực thực hành tương đối thành thạo các nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính. Vì thế hơn lúc nào hết, hiện tại đang rất cần một phần mềm “Kế Toán Mô Phỏng” ngay tại trường đại học Lạc Hồng để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của tập thể thầy cô khoa Tài Chính Kế Toán, hợp với phương châm nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Lạc Hồng. Xây dựng chương trình ”Mô Phỏng các qui trình kế toán ” lúc này không những thỏa lòng mong mỏi của đông đảo sinh viên khoa tài chính kế toán mà còn thể hiện được tính đồng bộ trong giảng dạy, tinh thần đoàn kết để cùng hợp tác trong mục đích nâng cao, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đòi hỏi của xã hội ngày nay. Mặt khác thể hiện sự đoàn kết, hợp tác, thống nhất giữa các khoa trong trường. Mở ra giai đoạn “cùng hợp tác, cùng phát triển” giữa các khoa trong trường Đại Học Lạc Hồng nói chung, khoa Công Nghệ Thông Tin – Tài Chính Kế Toán nói riêng, từ đó phát huy được “nội lực” của tập thể giáo viên – sinh viên nhà trường. Trang 30 Chương III: GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN III.1 QUI TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH III.1.1 Qui trình Cùng với giáo viên khoa tài chính kế toán chúng tôi đã phối hợp làm rõ các kiến thức về kế toán nói chung và qui trình “kế toán tiền lương” nói riêng. Cuối cùng đi đến thống nhất và có sơ đồ biểu diễn qui trình như sau: Bảng lương Các Bảng CC Bắt S Vai trò Phòng Kết V a i tr Đ S Trang 31 III.1.2 Nguyên tắc chung Định kỳ hàng tháng các bộ phận nộp bảng chấm công của bộ phận mình cho phòng nhân sự biết rằng các bảng chấm công đó phải có chữ ký của trưởng bộ phận, phòng nhân sự sẽ kiểm tra các bảng chấm công đó, nếu đúng phòng nhân sự sẽ lập bảng công tổng hợp, ngược lại bảng chấm công bộ phận nào chưa đúng, sẽ được phòng nhân sự yêu cầu làm lại. Về phòng nhân sự sau khi lập xong bảng công tổng hợp sẽ chuyển nó cho kế toán tiền lương, tương tự kế toán tiến lương cũng làm công việc kiểm tra bảng công tổng hợp nếu thấy sai nó sẽ được trả về cho phòng nhân sự làm lại, ngược lại kế toán tiền lương dựa vào đó để làm bảng lương. Bảng lương được chuyển đến cho kế toán trưởng, kế toán trưởng kiểm tra và ký duyệt nếu nó đúng, ngược lại trả về Trang 32 cho kế toán tiền lương để làm lại. Sau khi kế toán trưởng ký duyệt bảng lương được chuyển đến cho thủ trưởng đơn vị ký trước khi nó được chuyển đến cho kế toán thanh toán. Hai khoa cũng đã thống nhất có năm nghiệp vụ của qui trình tính lương tương đương năm vai trò của chương trình mà chúng tôi sẽ xây dựng bao gồm: Vai trò trưởng một bộ phận, vai trò nhân viên nhân sự, vai trò kế toán tiền lương, vai trò kế toán trưởng và vai trò thủ trưởng đơn vị. Trong năm vai trò ấy, chủ yếu là vai trò nhân viên nhân sự - lập bảng công tổng hợp và vai trò kế toán tiền lương – làm bảng lương, thẻ lương. Ngoài ra còn có vai trò trưởng một bộ phận làm công việc chấm công, vai trò kế toán trưởng kiểm tra và ký duyệt bảng lương và vai trò thủ trưởng đơn vị ký bảng lương. Do đây là phiên bản đầu tiên cộng với việc các module xây dựng riêng lẻ chưa có sự gắn kết nên chúng tôi sẽ triển khai cả năm vai trò để qui trình trọn vẹn ý nghĩa nhất. Với mong muốn làm sao cho sinh viên có thể học hỏi và làm quen công việc một cách chủ động nhất, chương trình được thiết kế và xây dựng theo từng vai trò như đã nêu trên theo hướng giản đơn nhất nhưng mô phỏng được công việc thực tế và đặc biệt tránh được yếu tố chủ quan trong công việc của sinh viên. III.2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ III.2.1 Cấu trúc các bảng dữ liệu Hình 3.2: Cấu trúc cơ sở dữ liệu. Trang 33 III.2.2 Ý nghĩa Bảng TinhHuong: Quản lý các tình huống, chứa các thuộc tính. MaTH: Mỗi tình huống có một mã duy nhất. NoiDungTH: Nội dung của tình huống. SoBP: Số bộ phận của doanh nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBao_cao_NCKH.pdf
  • pdfBai_bao_NCKH.pdf
Tài liệu liên quan