Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 4

I. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI NHTM. 4

1. Các hoạt động chủ yếu của NHTM. 4

1.1. Khái niệm NHTM. 4

1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM. 7

2. Nguồn vốn của NHTM. 8

2.1. Vốn chủ sở hữu. 11

2.1.1. Nguồn vốn hình thành ban đầu. 11

2.1.2. Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động. 12

2.1.3. Các quỹ. 12

2.1.4. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. 13

2.2. Nguồn huy động. 13

2.3. Nguồn đi vay. 14

3. Vai trò của nguồn vốn huy động. 15

3.1. Đối với nền kinh tế. 15

3.2. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với NHTM. 17

II. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN. 18

1.1. Tạo vốn thông qua tiền gửi thanh toán. 18

1.2. Tạo vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn. 19

1.3. Tạo vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm. 20

1.4. Tạo vốn thông qua huy động tiền gửi của ngân hàng khác. 21

 1.5. Tạo vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá. 21

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN. 22

3.1. Những nhân tố khách quan. 22

3.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội. 22

3.1.2. Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô. 23

3.2. Những nhân tố chủ quan. 23

3.2.1. Lãi suất 23

3.2.2. Công nghệ ngân hàng. 24

3.2.3. Chiến lược Marketing ngân hàng. 24

3.2.4.Công tác cán bộ tổ chức. 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH. 28

I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH. 28

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Ba Đình. 28

1.2. Đặc điểm môi trường hoạt động và khách hàng của NHCT Ba Đình. 29

1.3. Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 30

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHCT BA ĐÌNH 41

2.1. Hình thức huy động vốn của ngân hàng. 41

2.2. Quy mô và cơ cấu vốn huy động. 42

HUY ĐỘNG VỐN TỪ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ 44

HUY ĐỘNG VỐN BẰNG CÁC HÌNH THỨC KHÁC 45

2.3. Mạng lưới tổ chức huy động vốn. 45

2.4. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHCT Ba Đình. 51

2.4.1.Những kết quả đã đạt được. 51

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong hoạt động huy động vốn tại NHCT Ba Đình. 52

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH. 55

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHCT BA ĐÌNH. 55

1. Vai trò của nguồn vốn đối với nền kinh tế. 55

2. Định hướng trong công tác huy động vốn. 57

II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH 60

1. Hoàn thiện công nghệ ngân hàng. 60

2. Mở rộng mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm. 61

3. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ huy động vốn. 63

4. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng. 63

5. Phát huy hiệu quả chiến lược marketing ngân hàng. 65

6. Kết hợp công tác kiểm tra, kiểm soát, phân tích, đánh giá năng lực khách hàng. 67

7. Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả. 68

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHCT BA ĐÌNH. 69

1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước. 69

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 71

3. Kiến nghị đối với NHCT Ba Đình. 72

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của người vay. Chính sách kỳ hạn phải giải quyết mối quan hệ giữa thời hạn nguồn và thời hạn cho vay. Chính sách các khoản đảm bảo: Quy định các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại bảo đảm cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ phần trăm cho vay dựa trên tài sản bảo đảm. Đó là chính sách đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu, các tài sản có biểu hiện nghi ngờ Với các DNVVN thông thường ngân hàng vẫn yêu cầu phải có tài sản thế chấp khi vay vốn Thứ hai, quy trình phân tích tín dụng. Đó là việc cán bộ tín dụng thực hiện các bước nhằm phân tích tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Mà ở đây, ảnh hưởng đến mở rộng cho vay DNVVN là trình độ của cán bộ tín dụng còn non yếu, không đủ khả năng phân biệt phương án khả thi hay không. Cán bộ tín dụng thiều khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện cũng như hiệu quả thực tế. Đôi khi, cán bộ tín dụng quá cứng nhắc, thực hiện theo đúng thủ tục mà không có sự linh hoạt như tư vấn hoặc là xem xét kỹ phương án vay vốn của khách hàng. Nhìn chung, các ngân hàng vẫn còn e ngại khi cho DNVVN vay vốn. Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung. Nhu cầu vốn vay của các DNVVN ngày một gia tăng buộc các ngân hàng phải quan tâm hơn đến việc mở rộng cho vay khu vực này. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CỦA VPBANK ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBANK) 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh(VPBANK) NThương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến nay (tháng 8/2006), vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng.. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.  Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch.   Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 1.000 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.  2.1.2.Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động vủa Vpbank   CN Sài Gòn CN Bắc Giang CN Hải Phòng Hội sở HN HĐ quản trị ĐH cổ đông CN Hà Nội CN Thăng Long CN Quảng Ninh CN Cần Thơ CN Cấp II - PGD Ban điều hành CN Vĩnh Phúc CN Huế Ban Kiểm soát HĐ Tín dụng Các ban tín dụng P.KTKT nội bộ VP. VPB P. Thu hồi nợi P.Ngân Quỹ P.Kế Toán P.GD- Kho quỹ P.Tổng hợp- QLý P.TTQT- Kiểu hối TT. Western Union TT Tin học TT Đào tạo 2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VPBANK 2.1.3.1 Các hoạt động cơ bản của VPBANK - Cho vay bổ sung vốn lao động sản xuất kinh doanh (không quá 12 tháng) - Cho vay trung và dài hạn để mua sắm đổi mới, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định - Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà, mua oto-xe máy, mua sắm các tài sản hoặc phục vụ nhu tiêu dùng khác - Cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi - Cho vay thi công các công trình đầu tư, xây dựng cơ bản dựa trên cam kết đảm bảo thanh toán với chủ đầu tư - Mua bán giấy tờ có giá - Tham gia cho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay cầm cố bằng chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán. - Cho vay mua cổ phiểu của các doanh nghiệp cổ phần hóa. - Dịch vụ tư vấn và BHNT - Phát hành séc hoặc thẻ thanh toán để thanh toán tiền mua bán xăng dầu. - Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức phong phú - Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng - Mở L/C nhập khẩu và dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu - Thông báo L/C xuất khẩu và các dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu - Chi trả kiều hối và chuyển tiền giữa Việt nam và các nước - Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union - Các dịch vụ ngân quỹ - Dịch vụ tư vấn địa ốc 2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBANK Với sự nỗ lực không ngừng trong nhưng năm qua, VPBank đă đạt được những kết quả rất đáng khích lệ ,điều này chứng tỏ quyết tâm của VPBank trong viêc theo đuổi một chính sách kinh doanh nhất quán trong việc phục vụ khách hàng mục tiêu của mình. Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong năm 2005-2006 Đơn vị:tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 I. Các chỉ tiêu về tài sản (31/12) Tổng tài sản có 4.150 6.556 Tiền huy động 3.872 5.645 Cho vay 1.866 3.395 Vốn cổ phần 198,5 243,7 II. Kết quả kinh doanh Tổng thu nhập HĐ 286,2 470,226 Tổng chi phí HĐ (226,1) (394,014) Lợi nhuận trước thuế 60,1 76,209 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động 2005, 2006 của VPBANK) Với 1 loạt các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên mọi lĩnh vực,tổng thu nhập hoạt động của VPBank năm 2006 tăng 64,6% so với năm 2005 tương đương với 184,6 tỷ đồng.Lợi nhuận trước thuế của VPBank tăng 26% so với năm 2005.Mức tăng lợi nhuận này được đánh giá là khá cao trong bối cảnh VPBank phải đói đầu với nhiều sự cạnh tranh của các NHTMCP khác.Mức tăng lợi nhuận cao được giải thích là do VPBank đã tập trung hơn vào việc mở rộng dịch vụ ngân hàng cũng như phát triển công nghệ từ đó thu hút được nhiều hơn số lương khách hàng Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn những năm 2004,2005 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng % Tổng nguồn vốn huy động 2.213 100 3.873 100 5.645 100 Thị trường I 1.243 56 1.825 47 3.426 61 Tiền gửi tiết kiệm 1.033 47 1.541 39 2.697 48 Tiền gửi thanh toán 210 9 284 8 729 13 Thị trường II và tiền gửi khác 970 44 2.048 53 2.219 39 Năm 2003 ,do tăng chất lượng dịch vụ qua các đợt huy động tiết kiệm tiền gửi”siêu lãi suất”dẫn đến tổng vốn huy động trong năm đạt 2.213 tỷ đồng,trong đó riêng tiết kiệm đạt 1.033 tỷ đồng.Năm 2004 VPBank đã thực hiện 3 đợt huy động vốn bốc thăm trúng thưởng,điều này đã kích thích nhiều khách hàng đến gửi tiền,tổng vốn huy động trong năm này là 3.873 tỷ đồng tăng 1660 tỷ đồng,trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng hơn 400 tỷ đồng lên 1.541 tỷ đồng.Năm 2005 với việc tăng thêm lãi suất tiết kiệm,các con số trên đã tăng lên 1 cách đột biến với các con số tương ứng là 5.645 tỷ đồng và 2.697 tỷ đồng.Các con số trên chứng tỏ uy tín của Vpbank ngày càng tăng trong con mắt của dân chúng .Với 1 chính sách linh hoạt trong việc huy động tiền gửi ,khả năng huy động vốn của VPBank ngày càng 1 nâng cao,điều này rất quan trọng vì nó có thể tạo ra nguồn vốn có quy mô lớn trong một thời gian ngắn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của VPBank. 2.2. Thực trạng hoạt động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank. 2.2.1. Quy trình hoạt động cho vay đối với các DN vừa và nhỏ tại VPBank Theo quy định 427/QĐ-HĐQT (13/5/2002) của chủ tịch HĐQT,quy trình cho vay đối với các DN vừa và nhỏ tại Vpbank được tiến hành theo các giai đoạn như sau Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt. 1. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. - Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, nắm bắt nhu cầu vốn vay, tư vấn thoả mãn như cầu khách hàng trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. - Cán bộ tín dụng thực hiện theo trình tự và phải tuân thủ những quy định sau: + Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: hồ sơ về khách hàng vay vốn, hồ sơ khoản vay, hồ sơ về dự án đầu tư(áp dụng trong cho vay trung và dài hạn), hồ sơ về bảo đảm tiền vay. + Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, báo cáo trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo. Trong trường hợp tài liệu khách hàng cung cấp chưa đầy đủ để tiến hành thẩm định xét duyệt thì cán bộ tín dụng yêu cầu và hướng dẫn khách hàng bổ sung hoàn thiện. 2. Thẩm định. Bước thẩm định yêu cầu các phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng hoặc cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án, thực hiện thẩm định khoản vay, thẩm định dự án đầu tư… để có kết luận và đề xuất các điều kiện tín dụng, đề xuất các phương pháp giải quyết, sau đó lập tờ trình tín dụng hoặc báo cáo thẩm định, báo cáo với trưởng phòng nghiệp vụ và lãnh đạo ngân hàng xem xét quyết định. Trình tự thực hiện thẩm định: - Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng - Thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng: ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mô hình tổ chức hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các rủi ro có thể gặp phải, quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích năng lực tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính như chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng cuả doanh nghiệp. - Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ: Cán bộ tín dụng phải phân tích tính khả thi của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh sau đó xác định nhu cầu vay vốn ngắn hạn, đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để từ đó phân tích khả năng trả nợ vay, nguồn trả và hạn trả. - Thẩm định dự án đầu tư: đây là một khâu then chốt, có tầm quan trọng đặc biết trong việc phán quyết tín dụng trung và dài hạn hoặc ra quyết định đầu tư. - Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: cán bộ tín dụng thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn cho khoản vay theo các quy định và hướng dẫn của Ngân hàng. - Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân Ngân hàng: Cán bộ tín dụng báo cáo với trưởng phòng nghiệp vụ để phối hợp với các bộ phận chức năng xem xét thẩm định, làm cơ sở đề xuất các điều kiện tín dụng đối với khoản vay: thời hạn khoản vay sao cho phù hợp với nguồn trả nợ và khả năng trả nợ vay của khách hàng, tính toán chi phí của khoản vay, xác định lãi suất cho vay sao cho hợp lý. Lập tờ trình cho vay Sau khi thực hiện các tác nghiệp thẩm định theo trình tự trên, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình cho vay thẩm định hoặc báo cáo thẩm định đối với các dự án cho vay trung và dài hạn…để thống nhất đưa ra kết luận thẩm định của phòng nghiệo vụ, đề nghị phán quyết tín dụng, báo cáo lãnh đạo Ngân hàng phê duyệt. Báo cáo trưởng phòng nghiệp vụ. Sau khi lập xong tờ trình cho vay, cán bộ tín dụng báo cáo kết quả thẩm định và trình hồ sơ vay vốn cho trưởng phòng nghiệp vụ để kiểm tra, bổ sung thông tin thiếu, đưa ra quyết định sau đó trình lên Lãnh đạo Ngân hàng. 3. Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay - Trình duyệt hồ sơ vay vốn: Sau khi thống nhất kết luận thẩm định và các ý kiến đề xuất, trưởng phòng nghiệp vụ sẽ tập hợp hồ sơ tín dụng, bổ sung một số ý kiến của các phòng ban có liên quan sau đó trình Lãnh đạo xem xét quyết định. - Báo cáo hội đồng tín dụng Theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, cán bộ tín dụng sẽ tập hợp hồ sơ gửi các thành viên của Hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng sẽ kết luận để tư vấn về viếc có đồng ý cho vay hay không và các điều kiện bổ sung đối với khoản vay. Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và giám sát khoản vay. 4. Lập, đàm phán, ký kết các hợp đồng Khi khoản vay đã được Lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên quan, cán bộ tín dụng trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay trình trưởng phòng nghiệp vụ chi ý kiến chỉnh sửa. Sau khi có ý kiến đồng ý của trưởng phòng nghiệp vụ về dự thảo hợp đồng, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng về điều kiện hợp đồng, chú ý thống nhất với phương án cho vay đã được lãnh đạo phê duyệt Sau khi đã thống nhất với khách hàng về các điều kiện hợp đồng, cán bộ tín dụng trình dự án cuối cùng đã được khách hàng đồng ý lên trưởng phòng nghiệp vụ, sau khi kiểm tra lại, lãnh đạo sẽ ký kết hợp đồng với khách hàng. Sau khi ký kết hợp đồng thì cán bộ tín dụng làm thủ tục giao nhận giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm. 5. Giải ngân vốn vay, giám sát sử dụng vốn vay. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay…và hoàn tất các thủ tục tín dụng liên quan, cán bộ tín dụng chuẩn bị giải ngân vốn vay theo yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu rút vốn vay, cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ rút vốn vay, và yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ tài liệu chứng minh mục đích rút vốn vay đúng quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết. 6. Theo dõi khoản vay, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh. - Kiểm tra sử dụng vốn vay: Mục đích của việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay là kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng cho vay đã cam kết để Ngân hàng có các biện pháp xử lý thích hợp. - Theo dõi khoản vay: cán bộ tín dụng thường xuyên quản lý, theo dõi các khoản dư nợ, số khế ước, thời hạn thanh toán, thay đổi lãi suất( nếu có). - Theo dõi, phân tích tình hình khách hàng trong thời gian vay vốn. - Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng: theo dõi qua hợp đồng, khế ước nhận nợ, chứng từ, sổ sách kế toán để kịp thời thông báo nhắc nhở khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí trước 05 ngày làm việc khi đáo hạn. - Xử lý các vấn đề phát sinh như: gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, xử lý tranh chấp hợp đồng… 7. Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ. Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất toán khế ước, khoản vay. 2.2.2.Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBANK) 2.2.2.1. Doanh số cho vay DNVVN. Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất, mang lại doanh thu chủ yếu cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng thì cho vay là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, ngân hàng luôn chú trọng vào hoạt động cho vay và không ngừng mở rộng cho vay tới các đối tượng khác nhau. Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tế trong kỳ. Bảng 2.6 : Doanh số cho vay DNVVN trong tổng doanh số cho vay chỉ tiêu  2004  2005 (+/- %) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) Tổng doanh số cho vay 2.115.000 100 3.922.178 100  82,6 Dsố cho vay các DNVVN 1.010.330 46,88 1.895.980 48,34 87,6 - Doanh số cho vay khác 1.104.670 53,12 2.026.198 51,.66 83,42 (Nguồn báo cáo sao kê tín dụng của VPBank) Trong 2 năm 2004,2005 doanh số cho vay của VPBank tăng trưởng rất cao. Tổng doanh số cho vay năm 2005 so với năm 2004 tăng 82,6% tương đương với 1.807.178 tỷ đồng. Trong đó, doanh số cho vay đối với DNVV chiếm tỷ trọnglớn, khoảng 50% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2004 đạt 1.010.330 tỷ đồng( chiếm 46,88%), năm 2005 đạt 1.895.980 tỷ đồng( chiếm 34,7%). Như vậy, doanh số cho vay đối với DNVVN tại VPBank tăng cả về tuyệt đối và tương đối, theo đó năm 2005 tăng 885.650 tỷ đồng tương đương với 87,6% so với năm 2004. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của toàn bộ hệ thống VPBank. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhu cầu vốn của các DNVVN tăng lên đáng kể vì các DNVVN vừa phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng mở rộng quy mô hoạt động. DNVVN có quan hệ tín dụng với VPBank có nhu cầu vay liên tục. Vì vậy, để đáp ứng kịp thời vốn cho doanh nghiệp, Vpbank cần phải giải ngân cho khách hàng nhiều hơn 2.2.2.2. Dư nợ cho vay DNVVN. Bảng 2.7 : Dư nợ cho vay DNVVN trong tổng dư nợ chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) %(+-) Tổng dư nợ cho vay 1865,6 3.014 61,5 Dư nợ cho vay DNVVN 849,22 45,52 1488,01 49,37 75,22 Dư nợ cho vay khác 1016,37 51,48 1525,96 50,63 -16,5 (Nguồn báo cáo sao kê tín dụng VPbank) Qua bảng số liệu trên, ta thấy năm 2006 tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cho vay của Vpbank rất cao, đạt 61,5%.. Dư nợ cho vay DNVVN tăng đáng kể cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ. Năm 2004, dự nợ cho vay DNVVN đạt 849,22 tỷ đồng chiếm 45,52% tổng dư nợ cho vay. Năm 2005, dư nợ cho vay DNVVN đạt 1488,01 chiếm 49,37%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN năm 2006 đạt khoảng 75,22%, tăng nhanh hơn so với tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay các khách hàng khác. Dự nợ cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp. Phân theo loại hình DNVVN thì Chi nhánh cho vay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Bảng 2.9: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình doanh nghiệp Chỉ tiêu năm 2004 năm 2005 04/05 (+/- %) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) Doanh nghiệp nhà nước 356,59 46.7 668,59 40.9 87,4 Doanh nghiệp cổ phần và công ty TNHH 272,59 32.1 529,73 35.6 47,9 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 44,15 5.2 55,23 6.4 25,69 Doanh nghiệp tư nhân 135,97 16.0 254,44 17.1 87,12 (Nguồn báo cáo sao kê tín dụng VPBANK) Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã có sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Cùng với sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay củaVPBank cũng tăng theo. Trong đó, tăng nhanh nhất là dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước khoảng 87,4%, tiếp đến là doanh nghiệp tư nhân 43,2%, sau đó là doanh nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 47,9%, cuối cùng là doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài 13,4%. Tuy doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cao nhưng tỷ trọng lại chiếm rất ít, năm 2004chiếm 16%, năm 2005hiếm có 17,1%. Đối với doanh nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 15%/. Qua đây ta thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp có sự thay đổi qua 2 năm. Theo đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước giảm dần, tỷ trọng cho vay các loại hình doanh nghiệp kháctăng dần. Năm 2005, tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước là 46,7%, năm 2006 là 40,9%. Dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn năm 2005 chiếm 32,1%, năm 2006 chiếm 35,6% tổng dư nợ cho vay. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng dư nợ năm 2005 là 16%, năm 2006 tăng lên là 17,1%. 2.2.2.3. Tình hình thu nợ Doanh số thu nợ. Bảng 2.10: Doanh số thu nợ DNVVN trong tổng doanh số thu nợ. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 06/05 (+/- %) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) Tổng doanh số thu nợ 1.560.000 1.851.000 18,7 DNVVN 395.000 25,3 525.000 28,4 32,9 Khác 1.165.000 74,7 1.326.000 71,6 13,8 (Nguồn báo cáo sao kê tín dụngcủa VPbank) Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Nó cũng phản ánh một phần chất lượng tín dụng. Doanh số thu nợ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ. Tổng doanh số thu nợ và doanh số thu nợ DVVVN đều tăng. Nhưng tốc độ tăng doanh số thu nợ DNVVN ( 32,9%) cao hơn so với tổng doanh số thu nợ ( 18,7%) và doanh số thu nợ khác (13,8%). Và Chi nhánh thu được nhiều nợ từ các DNVVN có xu hướng tăng nhanh hơn so với các đối tượng khách hàng. Có được kết quả này là do VPBank đã tích cực kiểm soát hoạt động cho vay, chấp hành tốt quy định hiện hành và quy trình cho vay. Hơn nữa, cán bộ tín dụng luôn theo dõi thông tin từ khách hàng và kịp thời có những biện pháp xử lý hợp lý. Nợ quá hạn. Bên cạnh mở rộng cho vay, VPbank luôn chú trọng tới chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng, đề phòng và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra là yêu cầu cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Nó phản ánh thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn. Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn của DNVVN Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 06/05 (+/- %) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) tuyệt đối (tỷ đồng) tỷ trọng (%) Tổng nợ quá hạn 9,328 14,77 5,83 DNVVN 6,728 9,728 Nợ quá hạn DNVVN/Tổng dư nợ cho vay 0,41% - 0,5% - - Nợ quá hạn DNVVN/Dư nợ cho vay DNVVN 1,22% 1,55% (Nguồn báo cáo sao kê tín dụngVpbank) Nợ quá hạn của Vpbank tăng5,83 tỷ đồng tương đương với 48,3%. Trong đó nợ quá hạn đối với DNVVN tăng 3 tỷ đồng tương đương với 66,7%. Vì thế mà tỷ lệ nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp (dưới 2%). Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN trên tổng dư nợ cho vay năm 2004là 0,41%, năm 2005là 0,5%. Còn tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN trên dư nợ cho vay DNVVN năm 2005 là 1,2% và năm 2006 là 1,55%. Năm 2005 và 2006, Vpbank tiến hành áp dụng quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng. Vì vậy, nhiều khoản nợ nghi ngờ, nợ có vấn đề đều được đưa vào nợ quá hạn. Hơn nữa, các khoản nợ tồn đọng từ năm trước và từ các khách hàng trước đây của hội sở làm cho nợ quá hạn tăng. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn tăng qua 2 năm nhưng Chi nhánh vẫn duy trì ở mức cho phép của Ngân hàng nhà nước. Đạt được kết quả này là do công tác kiểm soát trước, trong và sau quá trình cho vay. Cán bộ tín dụng liên tục cập nhật thông tin về khách hàng nhằm quản lý khoản vay an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, Hội sở luôn tổ chức các đợt thanh tra Chi nhánh, ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0174.doc