Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bà Triệu

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Khái quát về DNNQD 3

1.1.1. Khái niệm DNNQD 3

1.1.2. Vai trò của DNNQD 5

1.1.2.1. Tác động mạnh mẽ đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: 5

1.1.2.2. Thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động 7

1.1.2.3. Góp phần tăng thu nhập quốc dân 8

1.1.2.4.Tăng thu Ngân sách Nhà nước 8

1.1.2.5.Thu hút nhiều vốn đầu tư của xã hội, đổi mới kỹ thuật - công nghệ làm động lực cho tăng trưởng. 9

1.1.3. Đặc điểm của DNNQD 10

1.2. Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNQD 12

1.2.1. Khái quát về cho vay của NHTM 12

1.2.2. Nguyên tắc cho vay của NHTM 14

1.2.2.1. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích 14

1.2.2.2. Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời hạn 14

1.2.3. Phân loại cho vay đối với DNNQD 15

1.2.3.1. Theo thời hạn cho vay 15

1.2.3.2. Theo mức độ tín nhiệm với khách hàng 16

1.2.3.3. Theo phương thức cho vay 16

1.2.3.4. Theo phương thức hoàn trả 19

1.2.3.5. Theo cách thức thực hiện hợp đồng cho vay 19

1.2.4. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng No&PTNTVN 20

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNQD 22

1.3.1. Nhân tố chủ quan (phía NHTM) 22

1.3.1.1. Chính sách của Ngân hàng 22

1.3.1.2. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng 23

1.3.1.3. Nguồn nhân lực của ngân hàng 24

1.3.1.4. Sự phát triển của công nghệ thông tin ngân hàng 24

1.3.1.5. Các nhân tố chủ quan khác 25

1.3.2. Nhân tố khách quan 25

1.3.2.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp 25

1.3.2.2. Các nhân tố khách quan khác 27

 Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD Ở CHI NHÁNH NH NO&PTNT BÀ TRIỆU 29

2.1. Tổng quan về NH No&PTNT Bà Triệu 29

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh 29

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh 29

2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh 31

2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Bà Triệu 33

2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh thời gian qua 34

2.1.3.1. Tổng nguồn vốn huy động 34

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 37

2.1.3.3. Các hoạt động khác 39

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD ở chi nhánh Bà Triệu 41

2.2.1. Hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế 42

2.2.1.1. Doanh số cho vay 42

2.2.1.2. Doanh số thu nợ 45

2.2.1.3. Tổng dư nợ 46

2.2.1.4. Dư nợ dưới tiêu chuẩn, dư nợ cần chú ý (trong tổng dư nợ) 50

2.2.2. Một số khách hàng DNNQD tiêu biểu 51

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNNQD của chi nhánh Bà Triệu 53

2.3.1. Kết quả đạt được 53

2.3.2. Hạn chế 54

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 56

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 56

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 58

 

Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD Ở CHI NHÁNH BÀ TRIỆU 61

3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới 61

3.1.1. Định hướng chung của chi nhánh giai đoạn 2006-2010 61

3.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2006 62

3.1.1.1. Mục tiêu kinh doanh trong năm 2006 62

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2006 62

3.1.3. Định hướng phát triển đối với hoạt động cho vay DNNQD 63

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD 64

3.2.1. Mở rộng hoạt động huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. 64

3.2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên 64

3.2.3. Nâng cao công nghệ ngân hàng, sử dụng rộng rãi máy tính đạt bình quân 1 máy/1 người, kết nối Internet. 64

3.2.4. Thay đổi hệ thống chính sách ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của chi nhánh cũng như yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNQD, bao gồm: 65

3.2.4.1. Mở rộng hoạt động Marketing 65

3.2.4.2. Mở rộng cơ chế cho vay 66

3.2.4.3. Mở rộng quan hệ với khách hàng 67

3.3. Một số kiến nghị 68

3.3.1. Kiến nghị đối với NH No&PTNT Đông Hà Nội 68

3.3.2.Kiến nghị đối với NH No&PTNT Việt Nam 69

3.3.3.Kiến nghị đối với các DNNQD 69

3.3.4. Kiến nghị đối với NH Nhà nước 70

3.3.5. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 70

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bà Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu trong tổng nguồn, thấp nhất vào năm 2004, chiếm 75% tổng nguồn vốn, cao nhất vào năm 2003, chiếm 86% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy, chi nhánh có thế mạnh trong việc thu hút nguồn tiền gửi nội tệ. Nguồn ngoại tệ có tăng và tăng mạnh nhất vào năm 2004, tăng 276% so với năm 2003, và sau đó giảm vào năm 2005, giảm 31695 tr.đ bằng 65% so với năm 2004. Sở dĩ có sự biến động này là do trong năm 2005, đồng USD giữ giá so với các đồng tiền mạnh, trong khi đó lãi suất gửi VND tăng cao làm cho người dân thay đổi hình thức gửi tiền, từ gửi tiền bằng USD sang gửi tiền bằng VND. Thực tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có rất nhiều các NHTM có kinh nghiệm và uy tín trong việc thu hút nguồn vốn nói chung và nguồn ngoại tệ nói riêng, nguồn ngoại tệ của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đây là con số rất đáng khích lệ nếu so sánh với tổng nguồn vốn huy động từ ngoại tệ của các chi nhánh cấp II khác trên địa bàn. Như vậy trong năm 2005, nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với các năm trước, tổng nguồn vốn giảm dẫn tới nội tệ và ngoại tệ huy động cũng giảm so với năm 2004. Thực tế, năm 2005 là năm có nhiều biến động lớn nhất về lãi suất huy động vốn trên thị trường các ngân hàng, dẫn đến tình trạng các ngân hàng nỗ lực đưa ra các chiêu thức huy động vốn hấp dẫn nhằm đánh vào tâm lý của người dân là muốn gửi tiền vào nơi có lãi suất cao. Vì hiện nay, nhận thức của người dân cũng đã thay đổi nhiều, họ không chỉ chăm chú gửi tiền vào các NHTM quốc doanh mà họ đã nhìn nhận các NHTM cổ phần như những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và đã mở rộng sự lựa chọn của mình sang những NHTM cổ phần. Đối với người dân hiện nay, một trong những tiêu chí rất quan trọng để họ lựa chọn ngân hàng và gửi tiền chính là lãi suất. Lãi suất cao, lợi ích thu được từ khoản tiền gửi lớn, vì vậy họ thích gửi tiền vào những nơi có lãi suất cao. Lãi suất tăng vọt là cơ hội song cũng là thách thức đối với các NHTM. Khó khăn lúc này đối với chi nhánh Bà Triệu là chi nhánh không được phép điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình hoạt động của chi nhánh. Chỉ khi có quyết định của ngân hàng cấp trên, chi nhánh mới được phép thay đổi lãi suất. Lãi suất cho vay tăng đột biến, chi nhánh muốn mở rộng tín dụng phải xem xét cân đối giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, giữa thu lãi suất từ hoạt động cho vay và chi lãi suất cho hoạt động đi vay. Lãi suất tăng gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thu hút số lượng khách hàng đến vay cũng như tăng trưởng tín dụng. b) Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 tr.đ (%) tr.đ (%) tr.đ (%) tr.đ (%) Tổng nguồn 136.752 100% 239.600 100% 364.520 100% 327.949 100% TG KKH 20.127 15% 37.739 16% 77.090 21% 37.748 12% TG CKH < 12t 29.922 22% 122.498 51% 203.115 56% 148.309 45% TG CKH>= 12t 86.703 63% 79.363 33% 84.315 23% 141.892 43% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của chi nhánh Bà Triệu) Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn, có tăng dần qua các năm (năm 2003, tăng 17612 tr.đ, năm 2004 tăng 39351 tr.đ) và giảm mạnh vào năm 2005, giảm 39342 tr.đ so với năm 2004. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2004, chi nhánh nhận dịch vụ chi bảo hiểm xã hội cho 2 quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Do vậy, vào thời điểm cuối hàng tháng, chi nhánh nhận được một lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn (ước tính 45000 tr.đ) chuyển về chuẩn bị cho công tác chi trả. Sang năm 2005, sau khi phân tích kỹ hiệu quả của dịch vụ này thấy không mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng, chi nhánh đã tạm ngừng phục vụ cơ quan Bảo hiểm xã hội, dẫn tới việc giảm sút ở nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tăng mạnh vào năm 2003, tăng 92576 tr.đ tức tăng 409% so với năm 2002, năm 2004 tăng 80617 tr.đ tức tăng 166% so với năm 2003. Sự tăng này là do được phép của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, chi nhánh đã khai thác nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm vào năm 2005, giảm 54806 tr.đ chỉ bằng 73% so với năm 2004. Nguyên nhân là từ năm 2005 trở đi, chi nhánh không được nhận nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn của chi nhánh hiện nay bao gồm tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng trưởng không đều. Năm 2003, nguồn này giảm 7304 tr.đ tức giảm 8% so với năm 2002. Năm 2004, nguồn này tăng 4952 tr.đ tức tăng 106% so với năm 2003, và tăng vọt vào năm 2005, tăng 57577 tr.đ bằng 168% so với năm 2004. Nguyên nhân là do có sự dịch chuyển nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng sang kỳ hạn trên 12 tháng, chủ yếu là 13 tháng trong năm 2005. Mặt khác, bắt đầu từ năm 2005, cơ cấu huy động vốn có sự đa dạng hơn, chi nhánh có thể huy động vốn dưới nhiều kỳ hạn khác nhau tạo nên sự lựa chọn phong phú hơn cho khách hàng, đặc biệt khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hình thức gửi tiền với kỳ hạn trên 12 tháng như: 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng…. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn hoàn toàn là tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên chi nhánh hoàn toàn có thể chủ động trong việc tăng trưởng dư nợ. Hiện tại chi nhánh mới chỉ thu hút chủ yếu nguồn tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ nên lãi suất đầu vào còn tương đối cao. Do vậy, chi nhánh cần tìm kiếm và khai thác thêm nguồn vốn nhàn rỗi ở tất cả các kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn nhằm hạ lãi suất đầu vào. Đồng thời huy động nguồn vốn ở các kỳ hạn dài (trên 24 tháng) phục vụ cho nhu cầu tín dụng (ngắn, trung, dài hạn) và tăng lợi nhuận cho chi nhánh. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Tín dụng không chỉ là chức năng cơ bản của các Ngân hàng thương mại, mà còn là chức năng cơ bản của hầu hết các định chế tài chính. Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất của các Ngân hàng, vì vậy, sự thành công hay thất bại của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Nhận thức được vấn đề này trong những năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh Bà Triệu đã không ngừng phát triển. a) Dư nợ tín dụng theo nội tệ, ngoại tệ Dư nợ tín dụng theo nội tệ, ngoại tệ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 65797 100% 211649 100 299729 100% 243726 100% Nội tệ 65797 100% 164737 78% 223690 75% 147643 61% Ngoại tệ - 46912 22% 76039 25% 96083 39% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Tổng dư nợ của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2003, tổng dư nợ tăng 145852 tr.đ, đạt 322% so với năm 2002. Năm 2004, tăng 88080 tr.đ, đạt 142% so với năm 2003. Năm 2005, tổng dư nợ giảm 56003 tr.đ, chỉ đạt 81% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do: Trong năm 2005, một số khách hàng có dư nợ lớn tại chi nhánh đã chuyển toàn bộ giao dịch về Ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội. Tổng dư nợ của các khách hàng đã chuyển đi ước đạt 100 tỷ đồng với doanh số cho vay xấp xỉ 250 tỷ đồng/năm. Trong tổng dư nợ, dư nợ nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 60%), có tính chất ổn định với phần lớn là khách hàng truyền thống. Dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng dư nợ (tăng từ 22% lên 25% và 39% qua 3 năm). Dư nợ ngoại tệ từ mức con số 0, đến nay chi nhánh đã đạt mức dư nợ 96083 tr.đ, chiếm 39% tổng dư nợ. Điều đó cho thấy nhu cầu vay vốn ngoại tệ của khách hàng tại chi nhánh ngày càng tăng. Dư nợ ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu đầu tư cho các đối tượng thanh toán hàng nhập khẩu, xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có nguồn thu từ ngoại tệ. b) Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 65797 100% 211649 100% 299729 100% 243726 100% Ngắn hạn 40346 61% 164800 78% 242693 81% 172890 71% Trung hạn 19451 39% 32711 15% 38306 13% 54843 23% Dài hạn - - 14138 7% 18730 6% 15993 7% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ, tăng mạnh vào năm 2003, tăng 124454 tr.đ (bằng 408% so với năm 2002); tiếp tục tăng vào năm 2004, tăng 77893 tr.đ (đạt 147% so với năm 2003). Đến năm 2005, dư nợ ngắn hạn giảm 69803 tr.đ chỉ đạt 71% so với năm 2004. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ trung hạn trong cơ cấu tổng dư nợ giảm, từ 39% (năm 2002) xuống còn 23% (năm 2005), nhưng số lượng tuyệt đối lại tăng qua các năm, năm 2003 tăng 13260 tr.đ so với năm 2002, năm 2004 tăng 6595 tr.đ so với năm 2003, năm 2005 tăng 16537 tr.đ so với năm 2004. Dư nợ dài hạn có tămg trưởng song chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ. 2.1.3.3. Các hoạt động khác Ngoài huy động vốn và cho vay, chi nhánh còn duy trì và phát triển 1 số hoạt động kinh doanh khác như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh… nhằm cung cấp ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng và tăng lợi nhuận cho chi nhánh. a) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Cùng với sự phát triển các mặt nghiệp vụ khác, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho chi nhánh. Thanh toán quốc tề và kinh doanh ngoại tệ Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thanh toán chuyển tiền - Số món 75 86 147 190 - Số tiền 2316 1500 1643.49 5312.33 Thanh toán L/C + nhờ thu - Số món 23 100 451 400 - Số tiền 3791.64 21300 54031 22000 Thanh toán biên mậu (tr.đ) 0 425 2717 4112 Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua ngoại tệ 7476 10518 31093 42110 Doanh số bán ngoại tệ 7436 9501 31867 37636 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ ngày càng phát triển qua các năm trên tất cả các mặt hoạt động, trong đó nổi bật nhất là thanh toán mở L/C và nhờ thu với số lượng món mở liên tục tăng hơn 4 lần qua các năm 2003 và 2004. Số tiền thu được từ hoạt động này cũng tăng đáng kể, năm 2003, số tiền thu được tăng 17508.36 nghìn USD đạt 562% so với cùng kỳ năm 2002, và tiếp tục tăng trong năm 2004, tăng 32731 nghìn USD tức tăng 164% so với năm 2003. Đến năm 2005, thanh toán L/C giảm cả về số lượng thanh toán và doanh số chỉ đạt 41% so với năm 2004. Hoạt động thanh toán biên mậu là hoạt động thanh toán qua biên giới mới được đưa vào hoạt động năm 2003, nhưng sau 3 năm hoạt động đã đem lại kết quả ban đầu rất đáng khích lệ với mức độ tăng trưởng gấp hơn 5 lần của năm 2004 so với năm 2003, và năm 2005 mức độ tăng gấp 1.5 lần so với năm 2004. Cùng với đó, sự tăng trưởng của kinh doanh ngoại tệ, cả doanh số mua vào và doanh số bán ra đều tăng mạnh làm tăng nguồn thu lãi từ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cho chi nhánh. Có được những kết quả trên là do chi nhánh đã tích cực mở rộng quan hệ, thu hút được khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu lớn với nguồn thu ngoại tệ lớn về giao dịch tại chi nhánh, đồng thời cũng là sự phấn đấu lao động hết mình của bộ phận thanh toán quốc tế phòng kinh doanh chi nhánh Bà Triệu, mặc dù với quân số ít ỏi chỉ có 3 người những đã làm việc hết sức mình để tạo ra khoản thu nhập hết sức quý báu đóng góp vào thu nhập chung của toàn chi nhánh. Để phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh cần tập trung khai thác các đối tượng khách hàng có hàng xuất khẩu và có nguồn thu lớn về ngoại tệ, đồng thời mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối nhằm khai thác tối đa nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng, đem lại thu nhập cho chi nhánh. b) Nghiệp vụ bảo lãnh Với chi nhánh Bà Triệu là ngân hàng cấp II, loại IV với quy mô hoạt động nhỏ, do đó nghiệp vụ bảo lãnh cũng phát triển với quy mô nhỏ nhưng chất lượng của các nghiệp vụ bảo lãnh khá tốt. Nghiệp vụ bảo lãnh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số món bảo lãnh đã phát hành 106 116 130 Số dư bảo lãnh 2232 5308 5559 Phí bảo lãnh 31 93 110 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Hoạt động bảo lãnh phát triển tốt qua các năm cả về số món bảo lãnh, số dư bảo lãnh và phí thu được từ hoạt động bảo lãnh. Và một điều đáng mừng là chi nhánh chưa từng phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào, tất cả các khoản bảo lãnh đều đảm bảo khả năng thực hiện hoặc thời hạn trả nợ. Điều này chứng tỏ uy tín của chi nhánh là một ngân hàng hoạt động khá tốt và hiệu quả. Nó cũng thể hiện cố gắng rất lớn của chi nhánh trong việc khai thác tối đa các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng nguồn thu từ phí của dịch vụ này. c) Hoạt động tài chính, kế toán, thanh toán ngân quỹ Để thực sự là cơ sở hỗ trợ đắc lực cho công tác huy động vốn và công tác cho vay, công tác tài chính, kế toán, thanh toán ngân quỹ luôn được quan tâm đúng mức. Chi nhánh luôn tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán như: thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán chuyển tiền thường…. Cán bộ kế toán ngân quỹ được trang bị kiến thức vi tính cơ bản, sử dụng máy móc trong thao tác nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho việc thanh toán được nhanh chóng, an toàn, đặc biệt là trong thanh toán chuyển tiền điện tử. Hoạt động kế toán, thanh toán ngân quỹ luôn bám sát hoạt động kinh doanh đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hạch toán chính xác chế độ thu chi tài chính, quản lý tài sản cơ quan, tiền mặt, chứng từ có giá một cách an toàn tuyệt đối luôn tạo được lòng tin đối với khách hàng. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD ở chi nhánh Bà Triệu Cho vay đối với DNNQD từ trước đến nay luôn là một trong những hoạt động chính trong nghiệp vụ cho vay ở chi nhánh Bà Triệu. DNNQD như chúng ta đã biết bao gồm rất nhiều loại hình nhưng tại chi nhánh Bà Triệu, cho vay DNNQD chỉ bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), công ty cổ phần (CTCP), trong đó chủ yếu là cho vay CTTNHH, CTCP, cho vay DNTN chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn hầu như không có vì các DNTN này không có nhu cầu vay trung và dài hạn. Cho vay các DNNQD đang ngày càng được chú trọng phát triển hơn và sẽ trở thành đối tượng khách hàng chính của chi nhánh trong những năm tới. Vì hơn 90% các DNNQD là những doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ do đó chú trọng phát triển hoạt động cho vay với DNNQD cũng phù hợp với quy mô phát triển cả về vốn và nhân lực của một chi nhánh cấp II như Bà Triệu. Xem xét cụ thể hoạt động cho vay các DNNQD trên các chỉ tiêu sau: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ, dư nợ dưới tiêu chuẩn, 1 số khách hàng tiêu biểu…. 2.2.1. Hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế 2.2.1.1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay là số tiền chi nhánh cho khách hàng vay trong một thời kỳ xác định. Doanh số cho vay lớn thể hiện hoạt động cho vay tại ngân hàng khá sôi nổi, ngân hàng đang tích lũy 1 lượng vốn lớn đảm bảo cung cấp đầy đủ khả năng vay vốn của khách hàng. Doanh số cho vay nhỏ chứng tỏ số lượng các khoản vay không nhiều hoặc quy mô các khoản vay tại ngân hàng không lớn. Tại chi nhánh Bà Triệu, doanh số cho vay được thể hiện dưới bảng: Doanh số cho vay theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng DS cho vay ngắn hạn 212436 100% 559592 100% 329289 100% DNNN 100650 47% 220636 39,4% 87037 26% DNNQD 108316 51% 337071 60,2% 230536 70% - CTCP, CT TNHH 108316 329056 222581 - DNTN 0 8015 6765 Cho vay khác 3470 2% 1885 0,4% 11716 4% DS cho vay trung hạn 39959 100% 42199 100% 44031 100% DNNN 2198 6% 18421 44% 22979 52% DNNQD(100% CTTNHH, CTCP) 31382 79% 22023 52% 19930 45% Cho vay khác 6379 16% 1755 4% 1122 3% DS cho vay dài hạn 14373 100% 6277 100% 615 100% DNNN 0 0 0 DNNQD(100% CTTNHH, CTCP) 14373 100% 6277 100% 615 100% Cho vay khác 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Tổng doanh số cho vay năm 2004 tăng 2,28 lần so với năm 2003, nhưng năm 2005 tổng doanh số cho vay giảm chỉ bằng 61% so với năm 2004. Trong tổng doanh số cho vay, ta nhận thấy, doanh số cho vay trung hạn tăng qua 3 năm trong khi đó doanh số cho vay dài hạn lại giảm qua 3 năm, nhưng với doanh số cho vay DNNQD của cả 3 kỳ hạn đều giảm ở năm 2005. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2005, có 5 khách hàng lớn đều là DNNQD chuyển quan hệ tín dụng từ chi nhánh về NH No&PTNT Đông Hà Nội. Doanh số cho vay DNNQD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của các kỳ hạn. Đặc biệt trong hoạt động cho vay dài hạn, 100% doanh số cho vay là của DNNQD và toàn bộ doanh số cho vay này là của 3 doanh nghiệp: TNHH Long Giang, cổ phần bao bì Thăng Long, TNHH Quảng An, nhưng doanh số cho vay có xu hướng giảm dần. Đây là những khoản mà các doanh nghiệp này vay từ các năm trước và qua các năm phải trả nợ một khoản lãi và gốc, ngoài ra chi nhánh không có thêm khoản cho vay dài hạn mới, do đó doanh số cho vay dài hạn có xu hướng giảm. Đây không phải là xu hướng xấu vì chất lượng các khoản vay dài hạn hiện nay vẫn rất tốt, chi nhánh cố gắng duy trì tốt những khoản cho vay dài hạn hiện có và tìm kiếm những dự án đầu tư dài hạn có hiệu quả và phù hợp với những định hướng của chi nhánh là mở rộng hoạt động cho vay trên cơ sở tìm kiếm những khách hàng tốt, đảm bảo chất lượng các khoản vay. Doanh số cho vay DNNQD trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng nhưng lại giảm về số lượng tuyệt đối, từ 51% (năm 2003) lên 60.2% (năm 2004) và 70% (năm 2005). Trong khi đó, doanh số cho vay DNNQD trong trung hạn lại có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng ít dần trong doanh số cho vay trung hạn. Đối với DNTN, chi nhánh thường đầu tư cho vay các khoản vay ngắn hạn, còn cho vay trung và dài hạn không có. Lí do là nhu cầu của khách hàng DNTN tại chi nhánh chủ yếu vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh trước mắt giúp cho việc quay vòng vốn nhanh, ngoài ra không có các khoản vay trung và dài hạn. Họ thường sử dụng vốn tự có của mình tài trợ các dự án cần nguồn vốn dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị… chứ không có nhu cầu vay tại chi nhánh. Doanh số cho vay DNTN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay DNNQD, năm 2003 là 0%, năm 2004 là 2.4% và năm 2005 là 2.7%. Phần lớn doanh số cho vay DNNQD vẫn là cho vay đối với CTTNHH và CTCP. Doanh số cho vay DNTN có xu hướng tăng nhưng tăng chậm. Chi nhánh cần mở rộng cho vay hơn với loại hình doanh nghiệp này. Vì với loại hình này, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình, do đó chủ doanh nghiệp có trách nhiệm rất lớn đối với khoản vay tại ngân hàng, làm cho khoản vay của ngân hàng đối với DNTN trở lên an toàn hơn. Tìm kiếm những đối tượng an toàn để mở rộng hoạt động cho vay luôn là một trong những hướng đi đúng của tất cả các ngân hàng. Xem xét doanh số cho vay theo một khía cạnh khác khi phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, ta có bảng sau: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng Tổng DS cho vay 266768 100% 608068 100% 373935 100% DNNN 102848 38% 239057 39% 110016 29% DNNQD 154071 58% 365371 60% 251081 67% Cho vay khác 9849 4% 3640 1% 12838 4% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Trong doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, ta nhận thấy doanh số cho vay của DNNQD chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong tổng doanh số cho vay. Điều đó cho thấy hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh đang ngày càng được mở rộng và đang được chi nhánh rất quan tâm, phù hợp với định hướng phát triển của chi nhánh cũng như định hướng phát triển chung của NH No&PTNT Việt Nam. Với lí do trong năm 2005 có 5 khách hàng lớn là DNNQD chuyển toàn bộ giao dịch về Ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội làm cho doanh số cho vay năm 2005 giảm so với năm 2004, nhưng điều đó không có nghĩa là chi nhánh đang thu hẹp hoạt động cho vay của mình. Với 5 khách hàng lớn này, hoạt động giao dịch hàng ngày với chi nhánh khá nhiều mà số lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh ít nên không thể đảm nhận được toàn bộ các giao dịch đó, vì vậy có sự thuyên chuyển khách hàng về Ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội và chi nhánh sẽ tìm cách thu hút thêm những khách hàng là DNNQD có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với quy mô hoạt động của chi nhánh, tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD. 2.2.1.2. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là số tiền mà khách hàng trả cho khoản vay của mình trong 1 thời kỳ xác định. Với doanh số thu nợ nhận được, chi nhánh có thể dùng số tiền này để tiếp tục cho vay hoặc trả cho những khoản tiền gửi đến hạn, hoặc trả những khoản nợ đến hạn của chi nhánh. Luôn luôn là một sự tuần hoàn giữa cho vay – thu nợ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tại chi nhánh Bà Triệu, doanh số thu nợ được thể hiện qua bảng sau: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng Tổng DS thu nợ 102029 548663 449981 DS thu nợ ngắn hạn 94547 100% 510375 100% 412754 100% DNNN 57618 61% 217730 42.6% 120227 29.1% DNNQD 35326 61% 290761 57.0% 291514 70.6% - CTTNHH, CTCP 35326 286591 283273 - DNTN 0 4170 8241 Cho vay khác 1603 5% 1884 0.4% 1013 0.3% DS thu nợ trung hạn 7247 100% 36604 100% 33875 100% DNNN 231 3% 3379 9% 17519 52% DNNQD (100% CTTNHH, CTCP) 5450 75% 29682 81% 13622 40% Cho vay khác 1566 22% 3543 10% 2734 8% DS thu nợ dài hạn 235 100% 1684 100% 3352 100% DNNN 0 0 0 DNNQD (100% CTTNHH, CTCP) 235 100% 1684 100% 3352 100% Cho vay khác 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Doanh số thu nợ trong dài hạn tăng qua các năm, năm 2004 tăng gấp 7,2 lần so với năm 2003, năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2004, cùng với sự giảm của doanh số cho vay DNNQD trong dài hạn ta nhận thấy các khoản cho vay các DNNQD trong dài hạn có chất lượng tín dụng khá tốt, khả năng trả lãi và nợ gốc đúng hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn DNNQD có xu hướng tăng, tăng khá mạnh vào năm 2004, tăng 255435 tr.đ, gấp 8,2 lần so với năm 2003, tăng nhẹ vào năm 2005, chỉ tăng 735 tr.đ so với năm 2004, chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số thu nợ ngắn hạn, tương ứng với tỷ trọng của doanh số cho vay DNNQD trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Tổng doanh số thu nợ của chi nhánh tăng mạnh vào năm 2004, tăng 24232 tr.đ gấp 5,5 lần so với năm 2003, đồng thời lại giảm nhiều vào năm 2005, giảm 16060 tr.đ tức giảm 54% so với năm 2004. Điều này cũng dễ hiểu vì phần lớn các DNNQD chuyển về NH No&PTNT Đông Hà Nội đều là những doanh nghiệp có doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ lớn. Xem xét tổng doanh số thu nợ và so sánh với tổng doanh số cho vay, ta nhận thấy khả năng quản lý nợ vay cũng như công tác thu nợ tại chi nhánh khá tốt, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định, các khoản nợ đều trả đúng hạn. Trong doanh số thu nợ các DNNQD, thì doanh số thu nợ ngắn hạn của CTTNHH, CTCP vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2003 chiếm 100%, năm 2004 chiếm 98,6%, năm 2005 chiếm 97,2%. Doanh số thu nợ ngắn hạn của DNTN chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng lên. Điều này phù hợp với xu hướng tăng lên của doanh số cho vay DNTN. Và cũng vậy, doanh số thu nợ trung và dài hạn của DNNQD đều là của CTCP, CTTNHH. 2.2.1.3. Tổng dư nợ Tương ứng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ của các DNNQD cũng luôn chiếm tỷ trong lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Tổng dư nợ được xem xét trên 2 phần: dư nợ bằng VND và dư nợ ngoại tệ. a) Dư nợ bằng VND Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay bằng VND Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 117888 100% 166654 100% 83188 100% DNNN 43032 36.5% 45938 27.6% 12747 15% DNNQD 72989 62% 119300 71.6% 58322 70% - CTTNHH, CTCP 72989 115454 55952 - DNTN 0 3846 2370 Cho vay khác 1867 1.5% 1416 0.8% 12119 15% Cho vay trung hạn 32711 100% 38306 100% 48462 100% DNNN 1967 6% 17009 44.4% 22469 46.4% DNNQD (100% CTTNHH, CTCP) 25932 79.3% 18273 47.7% 24581 50.7% Cho vay khác 4812 14.7% 3024 7.9% 1412 2.9% Cho vay dài hạn 14138 100% 18730 100% 15993 100% DNNN 0 0 0 DNNQD (100% CTTNHH, CTCP) 14138 100% 18730 100% 15993 100% Cho vay khác 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Ta thấy dư nợ cho vay đối với DNNQD luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong từng kỳ hạn, trong ngắn hạn chiếm trên 60% tổng dư nợ ngắn hạn, trong trung hạn chiếm trung bình 50% tổng dư nợ trung hạn. Đặc biệt trong cho vay dài hạn, dư nợ đối với DNNQD chiếm 100% dư nợ cho vay dài hạn, điều này cho thấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36429.doc
Tài liệu liên quan