Đề tài Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương nội chi nhánh - Ba Đình

Lời mở đầu 1

Chương I: Tổng quan về tín dụng và khu vực kinh tế tư nhân 2

I.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 2

1.1.1 Khái niệm về tín dụng 2

1.1.2.Tính chất pháp lý của các nghiệp vụ tín dụng. 2

1.1.2.2. Cho vay dựa trên chuyển nhượng trái quyền. 4

1.1.2.3. Tín dụng qua chữ ký. 5

1.1.3. Phân loại tín dụng trong các ngân hàng thương mại. 6

1.1.3.1. Phân loại tín dụng chung. 6

1.1.3.2.Tín dụng ngân quỹ. 7

1.1.1.3. Tín dụng thuê mua. 8

1.1.3.4.Tín dụng tài trợ cho ngoại thương. 9

1.2. Khu vực kinh tế tư nhân: 12

1.2.1. Chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân. 12

1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 13

1.2.2.1. Phát triển về số lượng. 13

1.2.2.2. Phát triển về quy mô vốn, lao động, lĩnh vực và địa bàn. 15

1.2.3. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân. 16

1.2.3.1. tạo công ăn việc làm. 16

1.2.3.2. Đóng góp vào GDP và thúc đẩy phát triển kinh tế. 17

1.2.3.3. Về xuất khẩu. 18

1.2.3.4. Đóng góp vào ngân sách. 18

1.2.3.5.Thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội. 19

1.2.3.6. Tạo môi trường kinh doanh. 20

1.2.4. Hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân. 20

1.2.4.1. Quy mô vốn. 20

1.2.4.2. Về chất lượng lao động. 21

1.2.4.3. Trình độ khoa học công nghệ. 22

1.2.4.4. Trình độ quản lý. 23

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNT_CN Ba Đình đối với khu vực kinh tế tư nhân 24

2.1. Khái quát về chi nhánh Ba Đình. 24

2.1.1. Quá trình hình thành. 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 25

2.1.3.Nhiệm vụ và phương hướng phát triển. 31

2.2. Khu vực kinh tế tư nhân Hà Nội. 32

2.2.1. Những đóng góp. 33

2.2.1.1. Vào GDP. 33

2.2.1.2.phát triển công nghiệp. 33

2.2.1.3. Phát triển nông nghiệp. 34

2.2.1.4.Phát triển các ngành dịch vụ. 35

2.2.1.5. Hoạt động xuất khẩu. 35

2.2.1.6. Giải quyết việc làm. 36

2.2.2. Khó khăn về vốn. 36

2.2.3. Phương hướng mực tiêu phát triển kinh tế tư nhân hà nội đến năm 2010. 37

2.2.4. Vài nét về tình hình khu vực Ba Đình. 39

2.3. Hoạt động tín dụng của NHNT Ba Đình. 40

2.3.1. Các hoạt động tín dụng. 40

2.3.2. Hoạt động tín dụng đới với khu vực kinh tế tư nhân. 44

Chương III: Một số ý kiến để mở rộng hoạt động tín 49

đối với khu vực tư nhân 49

3.1.xây dựng chiến lược cho vay. 52

3.2. Hình thành bộ phận chuyên cho vay. 53

3.3. Xây dựng quy trình thủ tục cho vay. 53

3.4. Sử dụng phương pháp tính điển tín dụng trong cho vay. 54

3.5. Mở rông nghiệp vụ cho thuê tài chính và bảo lãnh. 55

3.6. Phát triển mạnh dịch vụ đi kèm. 56

3.7. Khuyến khích doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng. 57

3.8. Nâng cao trình độ và tầm nhận thức của cán bộ tín dụng. 58

3.9. Tao dựng mối qua hệ 3 bên. 59

Kết luận 61

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương nội chi nhánh - Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được đào tạo qua trường lớp chính quy về quản trị doanh nghiệp hay quản lý về kinh tế chung. Khoảng 85% các doanh nghiệp tư nhân được phát triển trên cơ sở hộ cá thể, 285 chủ doanh nghiệp là cán bộ nhà nước đã nghỉ theo chế độ.Chính vì quản lý và điều hành dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ, chưa qua đào tạo và không có bằng cấp chuyên môn nên khó khăn trong việc cạnh tranh, hơn nữa trong điều kiện hội nhập như hiện nay.kiểu kinh doanh trên sẽ không còn phù hợp do hiện nay nó là rào cản sự phát triển của doanh nghiệp, chẳng hạn là làm ăn theo lối chộp giật, khó có khẳ năng tiếp thu những cái mới. Chương II Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNT_CN Ba Đình đối với khu vực kinh tế tư nhân 2.1. Khái quát về chi nhánh Ba Đình. 2.1.1. Quá trình hình thành. Ngân hàng ngoại thương việt nam được thành lập ngày 1/4/1963 được thành lập theo quyết định 115/CP ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách từ cục ngoại hối ngân hàng TW nay là ngân hàng nhà nước, hoạt động dưới dự bảo lãnh của ngân hàng nhà nước là ngân hàng duy nhất được phục vụ kinh tế đối ngoại và hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước. Theo thời gian cùng với sự phát triển về mọi mặt của đất nước nói chung và của kinh tế nói riêng, ngân hàng ngoại thương việt nam đã có những chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước hiện tại và trong tương lai, và một trong những chiến lược ấy là mở rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng trên khắp cả nước để đáp ứng các dịch vụ ngân hàng cho nhân dân. Với phương châm đó ngân hàng ngoại thương chi nhánh cấp I hà nội được thành lập năm 1985 hoạt động trên một địa bàn là trung tâm tài chính của cả nước, và để đáp nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, do sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của cả nước nói chung và của thủ đô nói riêng, cùng với xu hướng ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng quốc tế đã, đang và sẽ vào việt nam, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị vào WTO, thì việc mở rộng và phát triển mạng lưới là bước đi quan trọng cho sự phát triển của ngân hàng, chính vì lẽ đó mà ngân hàng ngoại thương chi nhánh Ba Đình được thành lập ngày 15/9/2004 theo quyết định số 480/QĐ NHNT – TCCB – DT ngày 23/8/2004 là chi nhánh cấp II hạch toán phụ thuộc vào chi nhánh cấp I Hà Nội. Địa bàn hoạt động của chi nhánh là trên địa bàn quận Ba Đình và các vùng lân cận, đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc, là một trong các quận trung tâm của Thủ Đô với các hoạt động kinh tế sôi động là điều kiện thuận lới cho chi nhánh hoạt động và phát triển. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức. Theo quyết định số 525/QĐ/ TCCB – DDT ngày 31/10/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ban phân cấp, uỷ quyền của chi nhánh cấp I đối với chi nhánh cấp II ngày 19/12/2001 của giám đốc chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội, gồm có các phòng sau. CN cấp II Ba Đình Ban Giám Đốc Phòng kế toán dịch vụ ngân hàng Phòng quan hệ khách hàng Phòng hành chính ngân quỹ Mỗi phòng đều do một trưởng phòng và một phó phòng điều hành và giúp việc. đối với mỗi trưởng phòng có nhiệm vụ và quyền hạn sau: -Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh Ba Đình về mọi mặt hoạt động của phòng mình - Xây dựng chương trình kế hoạch và biện pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng mình. - Có nhiệm vụ tham mưu giúp cho giám đốc trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh. Đề xuất những kiến nghị với chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, Ngân hàng ngoại thương trung ương, Ngân hàng Nhà Nước thành phố,chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến phòng mình chiệu trách nhiệm. - Có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban khác của chi nhánh khi sử lý các vấn đề nghiệp vụ có liên quan. - Ký trên các giấy tờ, chứng từ , văn bản giao dịch. - Phối hợp với các tổ chức Đảng, đoàn thể của cơ quan trong việc thự hiện các chế độ, chính sách quản lý đối với công chức, viên chức. Động viên công chức viên chức tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua của cơ quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn. - Bố trí và sắp xếp cán bộ của phòng mình cho phù hợp, xây dựng nội quy làm việc và phương thứ điều hành, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. - Phân công trách nhiệm cho các phó trưởng phòng và các thành viên trong phòng. -Bảo quản các tài liệu và tài liệu mật theo quy định hiện hành. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi ban giám đốc chi nhánh giao. * Nhiệm vụ và quyền hạn của phó trưởng phòng . - Giúp trưởng phòng điều hành, chỉ đạo một số công việc do Trưởng phòng giao và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và ban giám đốc chi nhánh về công việc được phân công. - Ký thay trưởng phòng trên các giấy tờ, chứng từ, văn bản giao dịch thuộc trách nhiệm phụ trách, trình ban giám đốc theo sự uỷ quyền của trưởng phòng và theo đúng sự phân cấp uỷ quyền của giám đốc chi nhánh. - Khi trưởng phòng đi vắng được thay mặt trưởng phòng giải quyết các cộng việc chung của phòng và chịu trách nhiệm về các công việc mà mình đã giải quyết. - Tham gia ý kiến với trưởng phòng trong việc thực hiện các mặt công tác của phòng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban + Phòng quan hệ khách hàng. - Tham gia giúp ban giám đốc để thực hiện các chính sách, chủ trương của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam về tiền tệ, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, ngân hàng… - Nghiêm cứu, phân tích kinh tế địa phương, giúp ban giám đốc xây dựng chương trình KH- KT-XH của thành phố, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. - Dự thảo các báo cáo sơ kết tổng kết quý, sáu tháng và năm của chi nhánh Ba Đình để báo cáo chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội, giúp ban giám đốc xây dựng chương trình công tác quý, sáu tháng và năm của chi nhánh. - Giúp giám đốc về công tác pháp chế cảu chi nhánh Ba Đình và thực hiện thông tin tín dụng và thanh toán quốc tế. -Thực hiện nghiệp vụ cho vay và nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ với các thành phần kinh tế theo luật của Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng tín dụng, hồ sơ thanh toán xuất nhập khẩu và tính lãi theo định kỳ, thanh toán với nước ngoài theo đúng quy định của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. - Thẩm định và xem xét bảo lãnh đối với những dự án có mức ký quỹ dưới 100%, phát hành thư bảo lãnh đối với nước ngoài kể cả việc mở L/C và thanh toán L/C trả chậm với mức ký quỷ 100%. - Quản lý và kiểm tra mẫu dấu đối với các ngân hàng nước ngoài. - Phối hợp với các phòng xây dựng kế hoạch vốn theo quý, năm. - Thông báo và lưu giữ tỷ giá mua bán hàng ngày, tỷ giá thống kê tháng, lãi suất huy động, cho vay bằng VND và bằng ngoại tệ. - Mua bán ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế và cá nhân được phép mua bán ngoại tệ. - Thực hiện các báo cáo của phòng do chi nhánh cấp I quy định. - Thực hiện một số nghiệp vụ khác do ban giám đốc giao. + Phòng kế toán nghiệp vụ ngân hàng. ++ Bộ phận thông tin khách hàng. - Tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới - Tiếp nhận quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi về: chủ tài khoản, địa chỉ, kế toán trưởng, mẫu dấu, chữ ký… - Tiếp nhận và trả lời các thông tin tài khoản khách hàng: số dư tài khoản, hoạt động và ra chi tiết liên quan đến tài khoản thông qua nhiều hình thức bao gồm giao dịch trực tiếp và thông qua các phương tiện thông tin liên lạc. - In, chấm và trả sao kê, sổ phụ bảng phiếu tính lãi, cấp ấn chỉ cho khách hàng . - Giải đáp thắc mắc hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho khách hàng, phản ánh tình hình giao dịch và đề xuất chính sách thu hút khách hàng. ++ Bộ phận dịch vụ khác hàng. - Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi cả bằng ngoại tệ và nội tệ của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền và băng mọi hình thức: tiền mặt, chuyển khoản, séc. - Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản tiền gửi, tiết kiệm,hỳ phiếu, trái phiếu cả bằng nội tệ và bằng ngoại tệ. -Xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ và phát hành séc Vietcombank. - Xử lý nghiệp vụ mua, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch bằng mọi hình thức và bán ngoại tệ theo hộ chiếu. - Chi trả kiều hối chuyển tiền nhanh - Quản lý các đại lý uỷ nhiệm thu hồi. - Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý các chứng từ nhờ thu trong nước, nước ngoài, séc đích danh. - Trực tiếp thu chi tiền mặt, séc du lịch liên quan đến các nghiệp vụ trên theo hạn mức giám đốc giao cho. - Phát hành thư bảo lãnh ( dự thầu hay đấu thầu ) cho khách hàng trong nước ký quỹ 100% và các hồ sơ bảo lãnh của phòng tín dụng – tổng hợp thẩm định chuyển tiền đến. ++ Nghiệp vụ chuyển tiền và quản lý tài sản . - Tạo các bảng sao kê trả lương tự động, thực hiện các giao dịch chuyển tiền tự động(AFT), các giao dịch đầu tư tự động. - Hạch toán và quản lý hồ sơ tiền vay do phòng tín dụng chuyển xuống . - Sau khi kiểm tra, đối chiếu và tính lãi theo định kỳ cho khách hàng trên các tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tài khoản tiền vay, chuyển kết quả đến cho bộ phận quản lý thông tin khách hàng để thông báo cho khách hàng. - Quản lý toàn bộ tài sản khách hàng ( các tài khoản nội bảng và tài khoản ngoại bảng liên quan, banrg kê tiết kiệm trái phiếu, kỳ phiếu). - Tạo diện, bảng kê, tạo file đi nước ngoài, đi liên hàng bù trừ. - Tạo thư nhờ thu, thanh toán báo cáo nhờ thu. - Đóng và lưu nhật ký chứng từ. - Thực hiện báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội. ++ Bộ phận quản lý chi tiêu nội bộ. - Quản lý thu nhập chi phí của khách hàng. - Thực hiện chế độ chi tiêu hành chính có hạn mức tối đa do chi nhánh quay định - Thực hiện một số nhiệm vụ do ban giám đốc giao cho. * Phòng hành chính – ngân quỹ. ++ Công tác hành chính. - Tham mưu cho ban giám đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị, sửu chữa nhỏ, mua sắm tài sản, vật liệu, thực hiện các hợp đồng về điện nước, điện thoại. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax, quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu tại kho chi nhánh. - Quản lý, bảo quản tài sản của chi nhán, ô tô, kho vật liệu dự trữ của chi nhánh theo đúng chế độ quy định. - Thực hiện công tác lễ tân, công tác phục vụ các hợp đồng của chi nhánh. - Thực hiện bảo vệ cơ quan bằng cách phối hợp với các phường có liên quan. - Tham mưu cho ban giám đốc về chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong cơ qua, tổng hợp công tác thi đua trong cơ quan. ++ Công tác ngân quỹ. - Thu chi đồng Việt Nam và ngân phiếu. - Thu chi các loại ngoại tệ: tiền mặt, séc du lịch, giám định tiền thật, tiền giả. - Quản lý kho tiền, tài sản thế chấp,chứng từ có giá . - Thực hiện điều chuyển tiền mặt, đảm bảo định mức tồn quỹ VND, ngoại tệ, ngân phiếu, séc. - Thực hiện các báo cáo của phòng theo quy định của chi nhánh cấp I. ++ Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao. 2.1.3.Nhiệm vụ và phương hướng phát triển. Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động nhằm mở rộng lượng khách hàng giao dịch, cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo các yêu cầu của Ngân hàng ngoại thương chi nhánh cấp I hà nội và của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam như: Cho vay, thanh toán xuất nhập khẩu, mở tài khoản giao dịch cho khách hàng, phát hành và thanh toán thẻ, mua bán các loại ngoại tệ… để phục vục các khách hàng trong và ngoài nước hoạt động trên địa bàn Ba Đình và các vùng lân cận. Đối với hoạt đông tín dụng chi nhánh tập trung vào khách hàng là khu vực kinh tế tư nhân. Chi nhánh chỉ tập trung vào việc phát triển khách hàng là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và các khách hàng là thể nhân với các hình thức cho vay cầm cố, thế chấp tài sản là chứng từ có giá, các hoạt động tín dụng của chi nhánh đảm bảo tăng trưởng thận trọng, và ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng. Sang năm 2006 thực hiện chủ chương tăng cường hoạt động cho vay bán lẽ của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nhằm đa dạng hoá khách hàng và các sản phẩm tín dụng, chi nhánh Ba Đình sẽ chú trọng hơn nữa vào mảng khách hàng là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và đối tượng khách hàng là thể nhân trên địa bàn quận và các vùng lân cận trên cơ sở an toàn, bền vững, góp phần vào sự phát triển hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. 2.2. Khu vực kinh tế tư nhân Hà Nội. Cùng với sự phát triển của kinh tế tư nhân nói chung. Khu vực kinh tế tư nhân hà nội cũng có sự phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, nhất là từ khi có luật doanh nghiệp ra đời và đi vào đời sống từ 1/1/2000. Và Nhà nước đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập doanh nghiệp do đó đã có sự tăng đột biến. Số lượng giai đoạn 2000-2002 bình quân mỗi năm có 3320 doanh nghiệp thành lập mơi. gần 276doanh nghiêp/tháng, trong năm 2003 bình quân mỗi tháng có khoảng gồm 500 doanh nghiệp được thành lập. Về vốn cùng với tốc độ tăng của các doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đang ký cũng tăng mạnh mẽ. Từ năm 2000 – 2003 số doanh nghiệp mới đang ký với tổng số vốn là 24000632 triệu đồng. Bình quân vốn đang ký kinh doanh của mỗi doanh nhgiệp giai đoạn 2000 – 2003 là 1,66 tỷ đồng. Loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn, tính từ năm 2000 đến nay, tiếp đó là công ty cổ phần cũng trong giai đoạn này số lượng doanh nghiệp thay đổi nội dung là tương đối lớn và cũng làm tăng đáng kể lượng vốn đang ký bổ sung. Giai đoạn từ 2000 – 2003 có 3244 lượt đang ký bổ sung với tổng số vốn tăng đang ký tăng là 7236 tỷ bằng 1/3 số vốn của đang ký mới, số doanh nghiệp đang ký giảm vốn và giải thể không còn hoạt động là rất thấp. Đối với hộ kinh doanh cá thể và tiểu chủ thì chủ yếu tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ là hệ buôn bán nhỏ, nhận hàng của doanh nghiệp bán buôn bán lẻ hoặc làm đại lý. Do đó đã tạo thành một hệ thống bán lẽ và dịch vụ phục vụ tiêu dùng rộng kháp trên địa bàn. Với sự phát triển ngày một mạnh mẽ, khu vực kinh tế tư nhân Hà Nội đã và đang có sự đóng góp rất tích cực vào kinh tế hà nội nói riêng và cả nước nói chung. 2.2.1. Những đóng góp. 2.2.1.1. Vào GDP. Khư vực kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định được vai trò trong phát triển xã hội của thủ đô, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp trên 20% tổng sản phẩm quốc nội của thành phố và đang phát triển khá tốt trong các ngành kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân hà nội cũng có sự đóng góp quan trọng vào ngân sách của thành phố. Và sự đóng góp ngày càng tăng theo thời gian, cụ thể trong 5 năm từ 1996 – 2000 tổng số nộng gân sách 24683 tỷ đồng chiếm 4,3% ngân sách thành phố. Năm 2001 đóng góp 528,2 tỷ đồng chiếm 3,35 ngân sách thành phố, năm 2002 là 650 tỷ đồng chiếm 3,6%. 2.2.1.2.phát triển công nghiệp. Khu vực kinh tế tư nhân hà nội có những đóng góp to lớn trong phát triển công nghiệp, giai đoạn 1996 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,53% /năm, năm 2001- 2005 giá trị công nghiệp tăng bình quân là19,67%, khư vực kinh tế tư nhân tăng cao hơn khu vực kinh tế nha nước: giai đoạn 1991 đến 2000 là 10,05%, giai đoạn 2001 đến 2002 là 17,46%. Công nghiệp thuộc khư vực kinh tế tư nhân phát triên rất đa dạng và phong phú và tham gia vaò hầu hết các ngành. Tập trung nhiều cào các ngành như chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống dệt may …qua các số liêu trên ta thấy rằng giá trị công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân hà nội tăng qua các năm và hầu như chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ không cao do đó giá trí trị sản phẩm không cao. Trong đó đóng góp trong các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố hà nôị như sau: ngành cơ khí và kim khí tỷ trọng giá trị sản xuất cơ khí khu vực tư nhân năm 1995 chiếm 10,35%, năm 2002 là 10,08%, tốc độ tăng giai đoạn năm 1991 – 2000 là 21% và từ 2001- 2002 là 10%. + ngành dệt may khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của toàn thành phố. Giai đoạn 1986 – 2000 là khoảng 20%/năm, năm 2001 – 2002 là 15,6%/năm, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong các ngành nay tăng từ 7,4% năm 1995 lên 10,4% năm 2002. + về điện tử tốc độ phát triển giai đoạn 1996 – 2000 là 76%/ năm, giai đoạn 2001 – 2002 là 25,3% trên/năm, trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước có tốc độ tăng tương ứng là 12,4%/năm và 18,9%/năm. nhưng tỷ trọng còn thấp năm 1995 chiếm 5,84%, năm2002 chiếm 3,85%. +ngành chế biế lương thực thực phẩm giai đoạn 1996 - 2000 khu vực kinh tế tư nhân tăng 9,11%/ năm, giai đoạn 2001- 2002 là 24,93%/năm trong khi đó tốc độ tăng trung bình của thành phố là 9,87%/ năm giai đoạn 1996 – 2000, là 13,48%/năm giai đoạn 2001- 2002. Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân tăng 15,1% năm 1995 lên 17,67% năm 2002. + về vật liệu xây dựng số lượng doanh nghiệp trong ngành này giảm mạnh giá trị sản suất khu vực kinh tế tư nhân tăng trung bình là 2,44%/năm giai đoạn 1996 – 2000, trong giai đoạn 2001 – 2002 là 11,5% thấp hơn nhiều so với khu vực kinh tế nhà nước. + về xây dựng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn. trong đó lớn nhất là vốn đầu tư để nâng cấp, cải tạo, đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại… đa số các doanh nghiệp kinh tế tư nhân hà nội có quy mô vốn bình quân là 2,5 tỷ đồng trong đó các doanh nghiệp có mức vốn dưới một tỷ xấp xĩ 80% tổng số. Tuy đã có tốc độ tăng trưởng song tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân còn chiếm tỷ trọng thấp. 2.2.1.3. Phát triển nông nghiệp. Trong nông nghiệp khu vực kinh tế tư nhân chiếm ưu thế tuyệt đối, phát triển khá tốt ở các hộ cá thể, hộ kinh tế trang trại và doanh nghiệp tư nhân đóng góp của kinh tế tư nhân trong sản xuất nông nghiệp toàn thành phố năm1995 là 96,2%, năm 2002 là 96,4%. 2.2.1.4.Phát triển các ngành dịch vụ. Khu vực kinh tế tư nhân tham gia các ngành như thương mại khách sạn nhà hàng đã phát triển tốt. Đóng góp quan trọng vào sản phẩm quốc nội dịch vụ thủ đô, các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, bảo hiểm… vẫn do nhà nước và nước ngoài đảm nhận. Các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng lớn về số lượng và doanh thu trong giai đoạn 1995 – 2000 tốc độ tăng trung bình của khu vực của kinh tế tư nhân là 12,8%/ năm trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước là 4%/năm. Năm 2001 tăng 20,5%, Nhà nước là 12,6%. Năm 2002 tăng 10,9%, Nhà nước tăng 10,5%. Trong đó các hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân chiếm 64,3% năm 1995 và 69,0% vào năm 2002. Phương thức kinh doanh đã có sự thay đổi tích cực, một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bước đầu phát triển hoạt động kinh doanh với quy mô lớn. Trên cơ sở xây dựng các siêu thị và cửa hàng tự chọn như siêu thị 218 Thái Hà với diện tích là 300 mét vuông, siêu thị sao Hà Nội là 200 mét vuông. 2.2.1.5. Hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 101,4 triệu USD năm 2000 lên tới 7,23% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Năm 2001 là 112,3 triệu USD chiếm 7,48%, năm 2002 là 122,1 triệu USD chiếm 7,38% chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn khu vực kinh tế Nhà nước. Nhưng trong 2 năm 2001 và 2002 tốc độc tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là 9,71%/ năm thì khu vực của Nhà nước là 8,72%, hoạt động nhập khẩu của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm năm 2000 là 303,8 triệu USD xuống còn383,8 triệu USD năm 2002, tỷ trọng chiếm 10,13% năm 2000 xuống còn 8,47% năm 2002 trong kim ngạch xuất khẩu của Hà nội, hoạt động xuất khẩu tăng qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố, trong khi đó nhập khẩu của khu vực kinh tế tư nhân thành phố giảm về tuyệt đối và tương đối. 2.2.1.6. Giải quyết việc làm. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hà nội đã có sự đóng góp lớn trong việc giải quyết việc làm của Thủ đô, nếu chỉ tính riêng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội thì doanh nghiệp khư vực tư nhân đóng góp 21% tổng số lao động, nếu tính toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân thì chiếm 41% tổng số lao động trên địa bàn, hàng năm thì khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng cao. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trung bình tăng 13,5%/năm, doanh nghiệp tư nhân tăng 14,7%/năm. 2.2.2. Khó khăn về vốn. Vốn là vấn đề rất quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, hiện nay vốn đã và đang là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng, doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bình quân một doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có mức vốn thực tế là 1,4 tỷ đồng. Trong đó chiếm 68% các doanh nghiệp có vốn dưới một tỷ đồng gồm 29% các doanh nghiệp số vốn từ 1- 5 tỷ đồng, trong cơ cấu vốn khoảng 45% giá trị tài sản cố định do đó bình quân mỗi một doanh nghiệp có khoảng trên dưới 500 triệu vốn lưu động, đó là một con số nhỏ bé để hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân rất khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thương mại và các nguồn tín dụng ưu đãi của nhà. Tỷ trọng tín dụng thương mại dành cho khu vực kinh tế tư nhân thường chỉ chiếm 10 - 20% tổng giá trị dư nợ của các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Hà nội, vốn của các doanh nghiệp này vẫn chủ yếu hoạt động bằng vốn tự có của chủ doanh nghiệp, hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, vốn vay người quen , vốn chiếm dụng đối tác trong cơ cấu vốn vay của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân thì có tới hơn 72% là vay từ bạn bè bà con, chỉ có gần 28% là vay từ các ngân hàng thương mại, có 61,49% chủ doanh nghiệp trả lời không nhận được từ các ngân hàng thương mại do không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, lãi suất cao. Tính đến tháng 6/2003 dư nợ cho vay của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mới chỉ chiếm 11% tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế của các ngân hàng thương mại.Vấn đề tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thì khó còn vốn ngoài ngân hàng thì chi phí cao, không chủ động và rủi ro cao và thương phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc như mua bán chịu. Doanh nghiệp thường phải chịu mức giá “ngầm” cao hơn giá thực tế do đó vốn đối với các doanh nghiệp tại khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn hà nội là rất khó khăn. 2.2.3. Phương hướng mực tiêu phát triển kinh tế tư nhân hà nội đến năm 2010. Từ nay đến năm 2010 kinh tế tư nhân phát huy mọi nguồn lực để phát triển mạnh mẽ đóng góp ngày càng nhiều vào hiệu quả kinh tế xã hội của thủ đô, tăng cường hợp tác giữa kinh tế tư nhân và giữa kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân để hổ trợ, giúp đỡ nhau tạo điều kiện để phát triển để đạt được phương hướng tổng quat trên thì kinh tế tư nhân cần đi theo các hướng cơ bản sau. + Phát triển kinh tế tư nhân một cách bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững về kinh tế khu vực kinh tế tư nhân phải bám sát vào quy hoạch của thành phố, có chiến lựơc phát triển dài hơi, nắm bắt và ứng dụng kịp thời khoa học và công nghệ. Để phát triển bền vững về mặt xã hội thì khu vực kinh tế tư nhân phải tuân thủ đúng phát luật, giải quyết hài hoà lợi ích nhà nứơc lợi ích với người lao động, với bạn hàng để phát triển bền vững về mặt xã hội thì khu vực kinh tế tư nhân nên ứng dụng công nghệ tiên tiến và có biện pháp sử lý chất thải, phí cần thiết. + Phát triển đội ngũ doanh nghiệp có kiến thức kinh doanh căn bản, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có ý thức tuân thủ pháp luật và ý thức cộng đồng cao. + Từ nay đến năm 2010 chú trọng phát triển loại hình công ty cổ phần để các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và huy động một số lượng vốn lớn từ xã hội tham gia vào sản xuất kinh doanh hơn nữa loại hình công ty này có thể phân tán rủi ro trong kinh doanh, tuy nhiên từ nay đến năm 2010 thì lạoi hình công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn là loại hình chủ lực được khu vực kinh tế tư nhân ưu thích khi thanh lập, tuy nhiên loại hình này cần phải chuyển đổi thành các cổng ty trách nhiêm hữu hạn theo nghĩa thực thụ, tức là có nhiều thành viên góp vốn và số lượng lớn chứ không phải như các công ty trách nhiệm hữu hạn theo kiểu gia đình hiện nay để phù hợp với xu thế phát triển. +Về cơ cấu ngành của kinh tế tư nhân trên địa bàn hà nội đến 2010 thì khu vực thương mại dịch vụ vẫn chiếm ưu thế trong đó vẫn là các hoạt động thương mại truyền thống cuối giai đoạn nay thì hoạt động dịch vụ cao cấp sẽ có vị trí ngày càng cao, đối với khu vực công nghiệp các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố sẽ chiếm tỷ trong ngày càng cao với công nghệ tiên tiến. + Về cơ cấu theo không gian: đối với các ngành công nghiệp có khối lượng vận chuyển lớn vể nguyên vật liệu và sản phản thì được ra ngoại thành hay các vùng lân cận. Còn trong nội thành chỉ đặt các văn phòng giao dịch, tập trung các ngành công nghiệp sạch có lượng chất sám cao, ít chất thải. * Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến 2010. -Đến năm 2010 số lượng doanh nghiệp đạt khoảng 77500 doanh nghiệp tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36942.doc
Tài liệu liên quan