Đề tài Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 4

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu 4

1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 4

1.1.1.2 Khái niệm thị trường xuất khẩu 5

1.1.2 Phân loại và phân đoạn thị trường xuất khẩu 6

1.1.2.1 Phân loại thị trường xuất khẩu: 6

1.1.2.2 Phân đoạn thị trường xuất khẩu: 8

1.2 MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.2.1 Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu 10

1.2.2 Nội dung của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 10

1.2.2.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế 10

1.2.2.2 Xúc tiến xuất khẩu 11

1.2.2.3 Các lựa chọn đối với việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 12

1.2.2.4 Đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu 13

1.2.2.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế 13

1.2.3 Các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu 14

1.2.3.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng 14

1.2.3.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu 15

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 16

1.2.4.1 Nhân tố khách quan: 16

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan 19

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 21

1.2.5.1 Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm 21

1.2.5.2 Tốc độ tăng trưởng thị trường xuất khẩu thực mới bình quân 22

1.2.5.3 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn 23

1.2.5.4 Bình quân của tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu 24

1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 24

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 27

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG 27

2.1.1 Quá trình hình thành của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 27

2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương: 27

2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty: 28

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 30

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 30

2.1.2.2 Bộ máy quản trị của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 31

2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 35

2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm 35

2.1.3.2 Đặc điểm về lao động 36

2.1.3.3 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị. 37

2.1.3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu. 38

2.1.3.5 Đặc điểm về vốn 40

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005-2008 41

2.3.1 Phân tích tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 41

2.2.1.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu đồ gia dụng của CTCP Ngôi Nhà Ánh Dương 41

2.3.1.2 Cơ cấu các sản phẩm thuộc nhóm hàng đồ gia dụng được xuất khẩu giai doạn 2005-2008 43

2.3.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng giai đoạn 2005-2008 44

2.3.2 Phân tích các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 45

2.3.2.1 Xúc tiến xuất khẩu 45

2.3.2.2 Thâm nhập thị trường nước ngoài 47

2.3.2.3: Nghiên cứu dự báo và lựa chọn thị trường xuất khẩu 47

2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương thời gian qua 48

2.3.3.1 Số lượng thị trường thực mới hàng năm 49

2.3.3.2 Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu thực mới bình quân 50

2.3.3.3 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn 50

2.3.3.4 Bình quân của tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu 52

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005-2008 52

2.4.1 Những ưu điểm trong hoạt động động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 52

2.4.2 Những tồn tại trong hoạt động động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 53

2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại trên 54

2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: 54

2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà nước: 55

CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 57

3.1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG 58

3.1.1 Những ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương 58

3.1.2 Những ảnh hưởng của bối cảnh trong nước đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương 59

3.2 NHỮNG THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG ĐẾN 2015 60

3.2.1 Những thời cơ của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương đến 2015 61

3.2.2 Những thách thức đối với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương đến 2015 62

3.3 ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG TRONG TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 63

3.4 MỤC TIÊU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG ĐẾN 2015 64

3.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG 65

3.5.1 Giải pháp đối với công ty 65

3.5.1.1 Xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty 65

3.5.1.2 Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường quốc tế 66

3.5.1.3 Xây dựng chiến lược marketing và tăng cường hoạt động marketing của công ty 66

3.5.1.4 Thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành 67

3.5.1.4 Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm 68

3.5.2 Giải pháp từ phía Nhà nước 69

3.5.2.1 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại về đồ gia dụng 69

3.5.2.2 Tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi cho ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng .70

3.5.2.3 Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ gia dụng 70

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
008, diến biến của nền kinh tế cũng tương đối mở và thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể phát huy mọi khả năng của mình. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương Chức năng của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương : Nhập khẩu các nguyên vật liệu và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, xuất khẩu thành phẩm đồ gia dụng và dây cáp điện ra thị trường quốc tế. Thực hiện sản xuất kinh doanh các mặt hàng của công ty tại thị trường trong nước Nhiệm vụ của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn phù hợp với mục tiêu và chiến lược của công ty cũng như phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cam kết trong các hợp đồng sản xuất kinh doanh nội địa, các hợp đồng ngoại thương mà công ty đã ký kết. Không ngừng đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ cũng như phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển công ty. Thực hiện đầy đủ các chính sách như chế độ bảo hiểm, tiền lương, phúc lợi.đảm bảo sự công bằng và đời sống vật chất cho cán bộ nhân viên. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước. 2.1.2.2 Bộ máy quản trị của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương Bộ máy quản trị của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng, gồm tổng giám đốc, các giám đốc, kế toán trưởng cà các trưởng phòng. Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể như sau: Tổng giám đốc công ty: Tổng giám đốc là người đại diện về luật pháp của công ty, được giao trách nhiệm quản lý công ty, là người chỉ huy cao nhất của công ty, do đó tổng giám đốc có những nhiệm vụ sau: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạch định hoặc cùng với các giám đốc hoạch định các chiến lược phát triển của công ty. Đưa ra các quyết định lớn đến hướng đi của công ty, hay các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đại diện về mặt pháp luật và thay mặt cho công ty trong các mối quan hệ và sự kiện bên ngoài công ty. Phụ trách công tác tổ chức bộ máy quản lý, công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhân viên, công tác kỷ luật khen thưởng.. Giám đốc kinh doanh thương mại: Là cấp dưới trực tiếp của tổng giám đốc, hỗ trợ công việc cho tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc đưa ra những kế hoạch và chiến lược của công ty nói chung, đồng thời phải chủ động đề xuất các kế hoạch kinh doanh, marketing và xuất nhập khẩu nói riêng. Giám đốc kinh doanh thương mại chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trong các lĩnh vực marketing và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Giám đốc kinh doanh thương mại trực tiếp chỉ huy và đôn đốc các hoạt động của ba phòng, đó là phòng marketing, phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu. Giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Là cấp dưới trực tiếp của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận trước tổng giám đốc. Giám đốc chi nhánh phải nắm bắt và thường xuyên báo cáo những biến động tại thị trường miền Nam, phát hiện những cơ hội và nguy cơ trên thị trường, kịp thời đưa ra các đối sách phản ứng trước những biến động đó. Một điều quan trọng là giám đốc chi nhánh phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh không đi chệch với mục tiêu và chiến lược của toàn công ty. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh không có nhiệm vụ xuất nhập khẩu, nên giám đốc chi nhánh chỉ phải lãnh đạo các hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing tại khu vực của mình và công tác kế toán. Giám đốc nhà máy: Là cấp dưới trực tiếp của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất ra sản phẩm tại nhà máy trước tổng giám đốc. Giám đốc nhà máy có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của phòng kế hoạch vật tư, phòng nghiên cứu sản phẩm. Phần lớn lao động của công ty đều tập trung tại nhà máy nên giám đốc nhà máy cũng phải nắm bắt được tình hình nhân sự, cơ cấu lao động tại đây. Giám đốc nhà máy cũng chịu trách nhiệm về tiến độ sản xuất, đảm bảo sản xuất ra sản phẩm và giao hàng đúng thời hạn quy định các hợp đồng mà công ty ký kết. Kế toán trưởng: Là cấp dưới trực tiếp của tổng giám đốc. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công tác sau: Chỉ đạo phòng kế toán hạch toán kế toán đầu đủ, chính xác và kịp thời toàn bộ tài sản, vật tư, vốn, các hoạt động thu chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của công ty. Hỗ trợ ban giám đốc chỉ đạo và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện, giám sát việc quản lý, chấp hành chế độ tài chính kế toán chung của Nhà nước cũng như của nội bộ công ty. Phòng xuất nhập khẩu: Là một trong những phòng chuyên môn nghiệp vụ của công ty, hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc kinh doanh thương mại. Nhiệm vụ của phòng xuất nhập khẩu là: Ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Phòng kinh doanh: Công ty có một phòng kinh doanh hoạt động theo chỉ đạo của giám đốc kinh doanh thương mại; và một phòng kinh doanh của chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh. Các phòng kinh doanh này đều có chung những nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, kiến nghị và đề bạt những ý tưởng kinh doanh lên ban giám đốc. Mặt khác phòng kinh doanh phải hoàn thành chỉ tiêu doanh số bán hàng mà Ban giám đốc đã giao cho. Phòng marketing: Hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc kinh doanh thương mại, có nhiệm vụ phát triển kênh phân phối sản phẩm; xây dựng thương hiệu SUNHOUSE có vị thế vững mạnh trên thị trường bằng các biện pháp quảng cáo, PR, tiếp xúc khách hàng, hậu mãi Kết hợp với phòng kinh doanh tìm kiếm và mở rộng thị trường; nghiên cứu những diễn biến của thị trường và dự kiến những đối sách trước sự biến động này. Phòng kế hoạch – vật tư: Hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy, chịu trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu và bao hộp nhãn mác dùng cho sản xuất và đóng gói sản phẩm; phụ trách kho hàng. Thường xuyên báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, số lượng bán thành phẩm, sản phẩm tồn kho lên giám đốc nhà máy để ban giám đốc có kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như thanh lý hàng tồn kho. Phòng nhân sự: Phòng nhân sự có nhiệm vụ quản lý tình hình lao động và tổ chức cơ cấu lao động tại nhà máy. Vì nhà máy là nơi tập trung phần lớn lao động của công ty, nên phòng nhân sự phải thường xuyên báo cáo tình hình cho giám đốc nhà máy, giúp giám đốc quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả sử dụng lao động. Phòng nghiên cứu kỹ thuật công nghệ: Đây là một phòng thuộc nhà máy, hoạt động của phòng này nằm dưới sự chỉ đạo của giám đốc với những nhiệm vụ chính sau: thông số các quá trình sản xuất và định mức nguyên vật liệu; theo dõi quy trình công nghệ sản xuất đồ nhôm chống dính và đồ inox, công nghệ Anodized và quy trình làm sản phẩm nhựa và cán nhôm; kiểm soát kỹ các nguyên vật liệu như dung dịch chống dính, hóa chất phun sơn và dung môi, nguyên liệu phủ trong chảo chống dính; phân tích xu hướng công nghệ sản xuất đồ gia dụng. Tổng Giám Đốc Kế toán trưởng Giám đốc kinh doanh thương mại Giám đốc chi nhánh Tp HCM Giám đốc nhà máy Các nhân viên Kế toán Phòng XNK Phòng kinh doanh Phòng Marketing Phòng kế toán Phòng Kinh doanh Phòng Kế hoạch Phòng Nghiên cứu Phòng Nhân sự Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ phối hợp: -------- Quan hệ chức năng: Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm Công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương sản xuất những loại sản phẩm sau: Đồ gia dụng, đồ nhà bếp: Bộ nồi inox, bộ nồi anod, chảo chống dính, bộ nồi nhôm, nồi cơm điện, bình lọc nước, ấm đun nước Cáp điện các loại: Cáp điện 40,5KV XLPE/PVC/DSTA/PV; Cáp điện 24KV XLPE/PVC/DSTA/PVC; Cáp điện 0,6/1KV XLPE/PVC/DSTA/PVC; Cáp điện 0,6/1KV XLPE/PVC/PVC Từ năm 2000 đến 2004, sản phẩm của công ty là nồi cơm điện, bình lọc nước, ấm đun nước, chảo chống dính và cáp điện, trong đó dây cáp điện là sản phẩm chiến lược của công ty. Đến cuối 2004, công ty đã hoàn thành xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất đồ nhôm chống dính và đồ inox với công ty SUNHOUSE Hàn Quốc. Từ đó sản phẩm đồ gia dụng của công ty đã trở nên đa dạng hơn với sự có mặt của bộ nồi inox và bộ nồi nhôm. Cùng với sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh, đồ gia dụng đã trở thành sản phẩm chính của công ty, và được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, công ty đã bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm gia dụng đầu tiên ra thị trường Irac, Iran, Arap xeut. Công ty ưu tiên cho phát triển và sản xuất bộ nồi inox và bộ nồi nhôm. Đây là những dòng sản phẩm cao cấp, định vị thương hiệu Sunhouse gắn với các mặt hàng gia dụng chất lượng cao. Đến 2006, công ty có thêm một mặt hàng gia dụng mới là bộ nồi anod. Từ khi có thêm sản phẩm bộ nồi anod, thì chảo chống dính, bộ nồi nhôm, bộ nồi inox và bộ nồi anod chia nhau chiếm tỷ trọng cao nhất trong loạt sản phẩm đồ gia dụng. 2.1.3.2 Đặc điểm về lao động Qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, lực lượng lao động của công ty cũng có những thay đổi trong cơ cấu nhằm tận dụng được tối đa năng lực và trí tuệ của đội ngũ những người lao động. Từ khi thành lập năm 2000, công ty chỉ có 30 lao động, đến cuối năm 2008, số lao động tại công ty đã lên tới 340 trong đó số lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm 15%, trình độ cao đẳng và trung cấp trung cấp chiếm 25%, còn lại là lao động phổ thông đã qua đào tạo cơ bản. Hình 2.2: Cơ cấu lao động của công ty (Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình nhân sự hàng năm) Như vậy, trong các giai đoạn phát triển, lực lượng lao động cũng có những sự thay đổi phù hợp với chiến lược sản xuất của công ty. Trong đó, số lượng nhân viên có trình độ cao tăng đều theo các năm. Từ năm 2004, với sự ra đời của lần lượt các nhà máy đã khiến cho số lượng công nhân của công ty tăng vọt, làm cho cơ cấu lao động thay đổi, đó là số lượng lao động có trình độ phổ thông hoặc đã qua các trường học nghề tăng lên, chiếm đa số trong lực lượng lao động. 2.1.3.3 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị. Năm 2004 là năm đánh dấu sự phát triển của công ty về mặt công nghệ. Đó là việc áp dụng dây chuyền sản xuất của Hàn Quốc để sản xuất bộ nồi inox và đồ nhôm chống dính. Công nghệ này là của công ty SUNHOUSE Hàn Quốc. Trên đà ưu tiên phát triển sản xuất đồ gia dụng, năm 2005, công ty hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất đồ gia dụng anod với công nghệ Anodized lạnh đầu tiên tại khu vực ASEAN. Có thể tìm hiểu qua về công nghệ Anodize như sau: Nhiều liên kết kim loại sẽ yếu đi sau quá trình oxy hoá, trừ nhôm. Nhôm sẽ thể trở nên cứng hơn và bền hơn sau khi trải qua một công đoạn được gọi là “anodizing” (điện phân các anode). Anodizing bao gồm công đoạn nhúng nhôm tấm vào bể anodized, thường là hoá chất acetone trong các thí nghiệm. Tấm nhôm sẽ trở thành tập hợp của các anode cực dương và bể hoá chất là tập hợp của các cực âm. Dòng điện chạy qua bể anodized, làm oxy hoá bề mặt của nhôm. Bề mặt oxy hoá tạo thành một lớp vỏ bọc cứng thay cho lớp nhôm thông thường ở bề mặt tấm nhôm. Kết quả của quá trình này cho ra đời một loại liên kết nhôm cực mạnh gọi là nhôm anod (anodized aluminium). Như vậy, SUNHOUSE đã trở thành nhà tiên phong trong việc áp dụng những công nghệ hiện đại và mới nhất vào sản xuất sản phẩm đồ gia dụng. Với vị trí của người dẫn đầu,công ty đã có nhiều cơ hội trong việc tạo lập thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, đó là áp lực luôn phải sáng tạo đổi mới, phải nắm bắt và làm chủ các công nghệ nhập khẩu cũng như duy trì được khoảng cách an toàn với đối thủ các đối thủ cạnh tranh phía sau. 2.1.3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu sản xuất dây cáp điện được nhập từ nhiều nước khác nhau, sau đây là chi tiết các loại thiết bị được nhập: Bảng 2.1: Các loại thiết bị trong dây cáp điện STT Thiết bị Xuất xứ 1 Chuỗi silicon cách điện Hàn Quốc 2 Thép không gỉ cán nguội dạng cuộn Ấn Độ 3 Phụ kiện cáp quang Trung Quốc 4 Dây cáp điện áp Hàn Quốc (Nguồn: : Báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu phòng kế hoạch vật tư) Để sản xuất sản phẩm giá dụng, công ty đã phải nhập khẩu các loại nguyên vật liêu sau: Bảng 2.2: Các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đồ gia dụng STT Nguyên vật liệu Xuất xứ 1 Nắp kính Indonesia 2 Khuôn Hàn Quốc 3 Thân chảo, nồi chưa gia công Hàn Quốc 4 Dung dịch chống dính Trung Quốc 5 Hóa chất phun sơn và dung môi Hàn Quốc 6 Núm nhựa, quai nhựa, cán chảo Hàn Quốc 7 Nhựa sanda Hàn Quốc 8 Nguyên liệu phủ trong chảo chống dính Singapore 9 Inox Singapore (Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu phòng kế hoạch vật tư) Từ 2004 đến nay, công ty đã có những thay đổi trong chiến lược, lấy sản xuất đồ gia dụng là trọng tâm, nên từ đó đến nay, nguyên vật liệu cho lĩnh vực này chiếm phần lớn giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu. Do các nguyên vật liệu đều được nhập khẩu từ nước ngoài nên quá trình mua và vận chuyển phức tạp hơn so với trong nước. Do đó đòi hỏi công ty phải tính toán chính xác và dự đoán lượng nguyên liệu cần thiết để phục vụ cho sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí thu mua cũng như tránh lãng phí nguồn nguyên vật liêu dư thừa do sản xuất tồn đọng. Ngoài trách nhiệm của phòng kế hoạch – vật tư, thì bộ phận xuất nhập khẩu cũng phải thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu chính xác trên mọi phương diện từ thủ tục chứng từ đến thanh thoán giao nhận đảm bảo về mặt thời gian để kịp thời đưa nguyên vật liệu vào sản xuất. 2.1.3.5 Đặc điểm về vốn Công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương là công ty có tiềm lực lớn về nguồn vốn. Qua từng giai đoạn phát triển, nguồn vốn của công ty lại được nâng lên tương xứng với quy mô sản xuất ngày càng tăng. Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ tăng (%) 07/06 08/07 1 Vốn chủ sở hữu 50.000 55.000 63.000 10 14 2 Nợ phải trả 17.440 23.004 20.452 31,9 -11,1 Nợ ngắn hạn 11.458 15.774 12.913 37 -18,2 Nợ dài hạn 5.982 7.230 7.539 20,8 4,2 3 Tổng nguồn vốn 67.440 78.004 83.452 15,6 7 ( Nguồn: Phòng kế toán) Qua các năm gần đây, nguồn vốn của công ty có chiều hướng tăng. Nguồn vốn tăng mạnh nhất trong năm 2007 với tỷ lệ 15,6%. Đến năm 2008, mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhiều hơn 14%, nhưng nguồn nợ phải trả lại giảm đi 11,1% so với 2007 là do một phần lợi nhuận các cổ đông trích lại để làm vốn kinh doanh, và trả một phần nợ ngắn hạn. Xét về cơ cấu, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm phần lớn trong tổng số vốn, các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng số nợ phải trả. Như vậy, trong điều kiện hình hình tài chính chung đang gặp nhiều khó khăn, thì công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương vẫn chủ động và duy trì tiềm lực mạnh về nguồn vốn kinh doanh của mình, đây cũng là cách để công ty tạo dựng niềm tin của khách hàng và các đối tác trong giai đoạn khó khăn này. 2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005-2008 2.3.1 Phân tích tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 2.2.1.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu đồ gia dụng của CTCP Ngôi Nhà Ánh Dương Kể từ khi công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương bắt đầu xuất khẩu đồ gia dụng ra thị trường quốc tế cho đến nay hoạt động này đã mang lại cho công ty gần 90 tỷ đồng doanh thu, đóng góp 7% vào tổng doanh thu của công ty. Nếu như tại thị trường nội địa, sản phẩm đồ gia dụng còn có các mặt hàng như ấm đun nước, nồi cơm điện, thì sản phẩm đồ gia dụng của công ty được xuất khẩu ra nước ngoài chỉ gồm các loại bộ nồi và chảo chống dính. Bảng 2.4 Tỷ trọng sản phẩm đồ gia dụng xuất khẩu trong tổng số lượng được sản xuất. STT Năm Tổng sản phẩm Sản phẩm xuất khẩu (Đơn vị tính: bộ) Tỷ trọng (%) 1 2005 180.950 bộ nồi 15.010 8,3 225.700 chảo chống dính 19.180 8,5 2 2006 240.080 bộ nồi 21.120 8,8 290.630 chảo chống dính 25.870 8,9 3 2007 307.100 bộ nồi 28.860 9,4 369.790 chảo chống dính 35.500 9,6 4 2008 276.000 bộ nồi 24.560 8.9 325.240 chảo chống dính 29.270 9,0 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo phòng xuất nhập khẩu) Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy hầu như sản phẩm của công ty đều được tiêu thụ tại thị trường nội địa, số lượng sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa vượt quá 10%. Tuy nhiên số lượng đồ gia dụng xuất khẩu tăng đều từ 2005 đến 2007, tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu cũng tăng lên trong thời gian đó. Điều này được lý giải bởi đây là giai đoạn phát triển mạnh của công ty, các điều kiện khách quan và chủ quan đều tạo điều kiện tốt cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp cho sản lượng xuất khẩu đồ gia dụng tăng mạnh. Tuy nhiên đến năm 2008, số lượng nồi và chảo chống dính được sản xuất giảm đi so với năm 2007, số lượng sản phẩm xuất khẩu và tỷ trọng đều giảm, điều này cho thấy không những việc kinh doanh quốc tế mà cả kinh doanh nội địa của công ty đã bị giảm sút. Một trong những nguyên nhân lớn nhất chính là tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2005, thị trường xuất khẩu của công ty là Iran, Iraq; đến 2006, công ty đã có thêm bạn hàng là ArapXeut; Ấn Độ cũng trở thành bạn hàng của công ty vào năm 2007. Trong năm 2008, mặc dù công ty đã có nhiều biện pháp nhằm thâm nhập một số thị trường mới, tuy nhiên công ty vẫn chưa tìm kiếm được bạn hàng mới ngoài những bạn hàng truyền thống. Mặc dù thị trường quốc tế của công ty chưa rộng lớn, nhưng việc kinh doanh trên những thị trường này cũng góp phần làm tăng doanh thu của công ty trong những năm qua. Hình 2.3 Doanh thu của hoạt động xuất khẩu đồ gia dụng so với tổng doanh thu của công ty (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh phòng kinh doanh thương mại) Theo dõi hình 2.3, ta thấy trong năm 2006, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đồ gia dụng tăng gấp đôi so với 2005, sau đó phát triển ổn định trong năm 2007, mức tăng trưởng tương đối đều trong giai đoạn này. Nhưng đến 2008 thì doanh thu của công ty giảm nhẹ. Tuy nhiên mức độ đóng góp vào tổng doanh thu của hoạt động xuất khẩu đồ gia dụng hoàn toàn phù hợp với tình hình xuất khẩu đã phân tích ở trên. 2.3.1.2 Cơ cấu các sản phẩm thuộc nhóm hàng đồ gia dụng được xuất khẩu giai doạn 2005-2008 Sản phẩm đồ gia dụng của công ty cỏ phần Ngôi Nhà Ánh Dương xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm bộ nồi nhôm, bộ nồi Inox, bộ nồi Anod và chảo chống dính. Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu các mặt hàng gia dụng xuất khẩu (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của phòng xuất nhập khẩu) Như vậy, trong các mặt hàng gia dụng được xuất khẩu, chảo chống dính chiếm tỷ lệ khá lớn, đều từ 50% trở lên trong các năm. Tuy nhiên đây mới chỉ là biểu hiện bề ngoài thể hiện ở đơn vị tính ( bộ nồi và chiếc chảo). Bởi một bộ nồi thường có ít nhất 3 chiếc với kích cỡ khác nhau, nên nếu xét về tương quan số lượng, thì số lượng nồi lại lớn hơn số chảo. Giá một bộ nồi nhôm giao động từ 419.000 - 729.000 VND; bộ nồi anod có giá 939.000 - 1.639.000 VND; bộ nồi inox khoảng 300.000 - 600.000 VND; trong đó chảo chống dính giá từ 129.000 - 299.000 có mức VND, như vậy mặc dù chảo chống dính có tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhưng lại là mặt hàng mang lại doanh thu ít hơn. Năm 2005, do dây chyền sản xuất bộ nồi anod mới được đưa vào hoạt động nên sản lượng chưa cao, đây lại là sản phẩm mới nên chỉ được chào hàng và xuất khẩu với số lượng ít, chỉ chiếm 5%. Sau khi sản phẩm bộ nồi anod được khách hàng đón nhận thì nó đã trở thành mặt hàng chủ lực của công ty, cân bằng về cơ cấu so với bộ nồi nhôm và bộ nồi inox. Do tính năng và ưu điểm riêng của từng dòng sản phẩm, mà các loại bộ nồi nhà bếp đều được ưa chuộng và đáp ứng được thị hiếu của nhiều khách hàng khác nhau . Nhìn chung cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu không đổi qua các năm, chứng tỏ nhu cầu và thị hiếu tại các thị trường xuất khẩu của công ty rất ổn định. Điều này cho phép công ty vạch ra những kế hoạch dài hạn về việc tăng cường xuất khẩu sang các thị trường truyền thống này, nhất là trong giai đoạn các sản phẩm của công ty vẫn còn mới về công nghệ sản xuất, chưa đến giai đoạn bão hòa. 2.3.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng giai đoạn 2005-2008 Thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương trong những năm qua gồm có Iraq, Iran, Arap Xeut, Ấn Độ. Trong những thị trường trên, thì Iraq là thị trường lâu đời nhất và là bạn hàng thân thiết nhất của công ty, Iraq cũng là bạn hàng lâu năm của công ty Sunhouse Hàn Quốc, nơi đã bán dây chuyền sản xuất cho công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương (Sunhouse Việt Nam). Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu đồ gia dụng (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của phòng xuất nhập khẩu) Nhìn trên biểu đồ ta thấy năm 2005, công ty chỉ có hai thị trường xuất khẩu là Iraq, Iran, trong đó Iraq là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn hơn Iran. Đến 2006, công ty đã có thêm thị trường mới là Arap Xeut, do đó cơ cấu thị trường có thay đổi, tuy nhiên, hai thị trường truyền thống là Iraq và Iran vẫn đóng vai trò chủ đạo, thị trường Arap Xeut mới bước đầu mở ra với công ty. Năm 2007, công ty tiếp tục chinh phục thị trường Ấn Độ và đây vẫn là thị trường mới nhất của công ty cho đến năm 2008. Mặc dù có thêm thị trường mới, nhưng Iraq và Iran vẫn là hai thị trường lớn và ổn định nhất của công ty. Như vậy có thể thấy thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương còn hẹp về mặt địa lý. Tuy nhiên để có thể đánh giá về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của công ty, chúng ta còn phải xem xét trên nhiều chỉ tiêu khác, các chỉ tiêu này sẽ được làm rõ ở các phần sau. 2.3.2 Phân tích các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 2.3.2.1 Xúc tiến xuất khẩu Xúc tiến xuất khẩu là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng để đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một công ty, do đó bất cứ một công ty nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề nàyC cũng không phải ngoại lệ. Thời gian qua, công ty đã triển khai một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu sau: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm: Đây là biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất để đưa sản phẩm đến gần với các khách hàng, tuy nhiên công ty lại không tận dụng triệt để được biện pháp này. Công ty mới chỉ thực hiện hoạt động quảng cáo trong nước thông qua báo, đài mà không đưa sản phẩm lên truyền hình, một phương thức vốn được coi là tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Tuy nhiên trong thời đại thương mại điện tử, việc sử dụng website chính thức cũng là một cách hiệu quả để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của công ty. Các khách hàng trong nước và nước ngoài đã biết tới công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương qua trang Web Sunhouse.com.vn , tuy nhiên trên trang Web này, thông tin về hoạt động của công ty cũng chưa được cập nhật đầy đủ, thông tin về sản phẩm còn bị hạn chế. Tham gia các hội chợ, triển lãm: Hàng năm, công ty tham gia khá tích cực các hội chợ triển lãm trong nước như hội chợ xuân, hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ Việt Nam EXPORT đó chính là dịp để công ty giới thiệu cũng như khẳng định uy tín của thương hiệu sản phẩm đồ gia dụng Sunhouse. Bên cạnh đó, trong năm 2006 và 2007, công ty đã hợp tác với Sunhouse Hàn Quốc tham dự hội chợ tại Iraq. Với mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, mấy năm gần đây, công ty đều có đại diện tham dự các hội chợ tại các quốc gia này, một mặt để giới thiệu sản phẩm tới bạn bè thế giới, mặt khác thu thập thêm những thông tin thị trường và các thương hiệu đồ gia dụng trên thế giới đang có mặt tại đó. Xây dựng thương hiệu sản phẩm: Đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương được đông đảo khách hàng biết đến với thương hiệu Sunhouse. Tất cả các sản phẩm của công ty được sản xuất ra đều được dán nhãn hiệu này, tuy nhiên Sunhouse cũng là tên của công ty sản xuất đồ gia dụng Sunhouse Hàn Quốc, công ty này đã bán công nghệ sản xuất bộ nồi nhôm, inox cho công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương, nên vẫn nhiều khách hàng lầm tưởng Sunhouse Việt Nam là một bộ phận của Sunhouse Hàn Quốc. Do đó trên trường quốc tế, công ty cổ phân Ngôi Nhà Ánh Dương còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể độc lập về hình ảnh với Sunhouse Hàn Quốc. Ngoài những biện pháp trên, công ty còn tổ chức hội nghị khách hàng thường niên tại trung tâm hội nghị Quốc gia để gặp gỡ trực tiếp, thu nhận ý kiến phản hồi từ các khách hàng trong và ngoài nước 2.3.2.2 Thâm nhập thị trường nước ngoài Có hai cách để một công ty áp dụng khi thâm nhập thị trường nước ngoài đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Tuy nhiên để xuất khẩu gián tiếp ( hay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) đòi hỏi công ty đó không những lớn mạnh về vốn, mà còn phải có đủ năng lực để hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Với khả năng có hạn, do đó công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương lựa chon hình thức xuất khẩu trực tiếp. Cũng có nhiều cách thức để tìm kiếm đối tác nước ngoài. Ngoài những mối quan hệ trong kinh doanh, công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương chủ yếu áp dụng cách thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1905.doc
Tài liệu liên quan