Đề tài Mobile Adhoc Network (MANET)

I.2 MỤC LỤC

PHẦN I: Mở đầu

I.1 Giới thiệu và ý nghĩa đề tài

I.2 Mục lục (cấu trúc báo cáo đề tài)

I.3 Phân công công việc

PHẦN II: Nội dung chi tiết

* Một số thuật ngữ dùng trong báo cáo

II.1 tìm hiểu chung về MANET .

II.1.1 manet là gì .

II.1.2 Đặc tính của mạng không dây di động ad-hoc .

II.1.3 ứng dụng .

II.2 Cấu trúc mạng MANET

II.2.1 Các thành phần 1 mạng manet .

II.2.2 các chế độ hoạt động của mạng

II.2.3 động lực ban đầu của mạng MANET .

II.3 Các đặc điểm giao diện MANET .

II.3.1 giao diện MANET là gì .

II.3.2 những khó khăn đối với mạng MANET

II.4 định tuyến trong MANET

II.4.1 khái niệm định tuyến

II.4.2 một số yêu cầu định tuyến

II.5 Đánh địa chỉ và mô hình tiền tố địa chỉ của mạng MANET .

II.5.1 Kiến trúc địa chỉ thông thường

II.5.2 Routers và Hosts trong mạng MANET

II.6 Nguyên tắc phân loại các hình thức triển khai mạng .

II.6.1 Tính khả dụng của dịch vụ .

II.6.2 Số lượng router MANET trong một mạng MANET .

II.7 Bảo mật trong mạng MANET

II.8 Demo cách thiết lập một mạng Ad-hoc đơn giản nhờ LAPTOP

PHẦN III: Kết Luận và Kiến nghị

PHẦN IV: Tài Liệu Tham Khảo

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mobile Adhoc Network (MANET), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Host (H): bất kì nốt nào không phải là router, tức là nốt không thực hiện chuyển tiếp các gói tin tới các nốt khác. Liên kết (link): là phương tiện truyền thông trong đó các node có thể giao tiếp tại lớp liên kết, tức là lớp ngay dưới lớp IP. Ví dụ điển hình là các mạng Ethernet, liên kết điểm-điểm PPP, X.25, Frame Relay hay các mạng ATM cũng như các đường xuyên hầm lớp Internet như đường hầm qua IPv4 hay IPv6. Nốt lân cận (neighbor): Trong trường hợp định tuyến, hai router sẽ là hai nốt lân cận nếu một nốt có thể gửi/nhận các gói tin IP giao thức định tuyến tới nốt kia mà không cần chuyển qua nốt trung gian trên cùng lớp đó. Giao diện (interface): là điểm gắn kết của một nốt tới một liên kết truyền thông Giao diện mạng MANET (MANET Interface): được phân biệt bởi khả năng tiếp cận không đối xứng theo đổi theo thời gian của nó (ví dụ: SBI) trong số các router lân cận. Router MANET (MNR): được phân biệt bởi một hay nhiều giao diện MANET. Một router MANET có thể không có hoặc có nhiều giao diện non-MANET. Router MANET chị trách nhiệm che dấu các đặc điểm của mạng MANET khỏi các nốt không có khả năng nhận ra mạng MANET. II.1 Tìm hiểu chung về MANET II.1.1 Manet là gì Ta cần hiểu MANET là từ viết tắt của cụm từ Mobile Adhoc Netwok( mạng di động tùy biến không dây) Mobile: + Hình trạng mạng có thể thay đổi được + Các nút mạng có thể di chuyển linh động Adhoc : + Hình trạng mạng được thiết lập tùy ý + Không hạ tầng mạng,không server,không Accesspoint Network: + Tất cả các nút mạng đều có chức năng và hoạt động như một router Mạng không dây di động ad-hoc (Mobile Ad-hoc NETworks, viết tắt là MANET) là một loại mạng không dây trong đó các nút mạng (node) có thể di chuyển tự do và không lệ thuộc vào bất kỳ nút mạng hay thiết bị mạng nào. Môi trường mạng này có thể thiết lập dễ dàng ở bất kỳ nơi nào và không tốn nhiều chi phí. Trong môi trường mạng không dây ad-hoc, hai nút mạng có thể liên lạc trực tiếp với nhau nếu như chúng nằm trong vùng phủ sóng của nhau (radio communication range). Ngược lại, nếu hai nút mạng xa nhau muốn trao đổi dữ liệu với nhau thì chúng cần sự hỗ trợ của các nút mạng lân cận để chuyển tiếp thông tin Đây là một minh họa MANET đơn giản Hiện có rất nhiều ứng dụng được triển khai trong môi trường mạng ad-hoc như: ứng dụng trong mạng sensor (sensor network) - phân bố các sensor trên 1 cánh đồng, một thành phố,… để thu thập dữ liệu (nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm, ..) gởi về trung tâm, home network – người dùng có thể điều khiển các thiết bị trong nhà của mình khi đang di chuyển trên đường, … II.1.2. Đặc tính của mạng không dây di động ad-hoc II.1.2.1 .Một mạng MANET bao gồm các hạ tầng di động (ví dụ một router với nhiều host và thiết bị truyền thông vô tuyến), ở đây được gọi là các nốt (node), đang di chuyển tự do. Các nốt có thể được đặt trên máy bay, tầu thủy, xe kéo, ô tô hoặc được mang theo người hay các thiết bị nhỏ, và có thể bao gồm nhiều host trên một router. Một mạng MANET là một hệ thống các nốt di động tự trị. Hệ thống có thể hoạt động độc lập hoặc có thể có cổng để giao tiếp với mạng cố định. Trong chế độ tiếp với mạng cố định, mạng MANET hoạt động như một mạng “đuôi” liên kết với một mạng internet cố định. Các mạng “đuôi” truyền lưu lượng xuất phát và/hoặc đến các nốt trong mạng, nhưng không cho phép truyền lưu lượng ngoài chuyển tiếp qua mạng. Các nốt mạng MANET bao gồm các bộ phát và bộ thu sử dụng ăng ten mọi hướng để phát quảng bá hoặc ăng ten định hướng để phát điểm-điểm, có thể điều chỉnh được, hoặc kết hợp các loại ăng ten này. Tại một thời điểm nào đó, tùy thuộc vào vị trí của các nốt và vùng phủ sóng bộ thu và bộ phát của chúng, mức công suất phát và mức nhiễu đồng kênh, một kết nối vô tuyến dưới dạng ngẫu nhiên, đồ thị nhiều chặng hay mạng ad hoc tồn tại giữa các nốt. Cấu hình adhoc này có thể thay đổi theo thời gian khi các nốt di chuyển hoặc điều chỉnh các thông số thu phát của chúng. II.1.2.2. Thay đổi đồ hình mạng liên tục Một trong những đặc trưng quan trọng của môi trường mạng không dây di động ad-hoc là sự thay đổi trạng thái thường xuyên và nhanh chóng của các nút mạng cũng như các liên kết giữa các nút mạng. Một nút mạng có thể gia nhập hoặc tách khỏi mạng tại bất kỳ thời điểm nào. Các nút mạng có thể di chuyển tự do dẫn đến các liên kết giữa các nút mạng thay đổi liên tục. Vì vậy, đồ hình mạng (network topology) trong môi trường mạng không dây di động ad-hoc thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi thông tin giữa các nút mạng. Đây chính là một trong những thử thách chính khi xây dựng một giao thức định tuyến trong mạng không dây di động ad-hoc. Giao thức định tuyến phải có khả năng tương thích cao với đặc trưng này sao cho có khả năng tự thiết lập và tái thiết lập thông tin định tuyến một cách nhanh chóng và hiệu quả. II.1.2.3. Tính tự thiết lập Mạng không dây di động ad-hoc không phụ thuộc vào bất kỳ một cấu trúc mạng nào sẵn có cũng như sự quản lý tập trung tại bất kỳ một nút mạng nào. Các nút mạng có vai trò ngang nhau và hoạt động độc lập nhau. Các nút mạng phải tự thiết lập các thông tin cần thiết cho chính mình (địa chỉ mạng, thông tin định tuyến,...) khi gia nhập vào mạng cũng như tự điều chỉnh thông tin khi mạng thay đổi. Do đó, giao thức định tuyến trong môi trường mạng này phải hỗ trợ cơ chế tự thiết lập, cập nhật và quản lý các thông tin cần thiết cho các nút mạng. II.1.2.4. Môi trường mạng không dây Nhìn chung, các nút mạng trong môi trường mạng không dây sử dụng tần số radio hoặc hồng ngoại (infrared) để trao đổi dữ liệu với nhau. Các thiết bị không dây như thế có thể kể đến là: laptop, pocket PC, PDA, điện thoại di động, sensor, các thiết bị vệ tinh, … Mặc dù, các thiết bị khác nhau ở tầng vật lý nhưng khi cùng tham gia trong cùng một môi trường mạng không dây thì dùng chung một băng tần để trao đổi dữ liệu. Trong môi trường không dây này, các thiết bị đều chịu những hạn chế như: • Băng thông thấp • Môi trường tuyền thông có độ tin cậy thấp • Hạn chế về năng lượng, bộ nhớ, khả năng tính toán Điều đặc biệt là mỗi node trong mạng đóng vai trò như một Router-điều này đồng nghĩa với việc chia sẻ mạng ngang hàng của mỗi node và khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của mạng II.1.3 Ứng dụng phổ biến của MANET Công nghệ mạng adhoc di động tương tự như mạng vô tuyến gói di động (Mobile Packet Radio Networking), mạng lưới di động (Mobile Mesh Networking) và kết nối mạng vô tuyến, nhiều chặng, di động (Mobile, Multihop, Wireless etworking). Vấn đề nổi trội của kết nối mạng di động với sự nhấn mạnh về hoạt động của giao thức IP di động sẽ được mở rộng dần và yêu cầu công nghệ kết nối di động có khả năng tương thích cao để có thể quản lý hiệu quả các nhóm mạng ad hoc nhiều chặng, trong đó các nhóm mạng có thể hoạt động độc lập hoặc cũng có thể kêt nối với một số điểm Internet cố định. Các ứng dụng của công nghệ MANET có thể bao gồm các ứng dụng công nghiệp và thương mại liên quan đến trao đổi dữ liệu di động có tính chất cộng tác lẫn các máy. Ngoài ra, các mạng di động cấu hình lưới có thể được vận hành một cách hiệu quả dưới dạng mạng thay thế hoặc mạng mở rộng của mạng di động tổ ong. Việc kết nối mạng trong quân đội cũng yêu cầu các dịch vụ dữ liệu IP trong các mạng truyền thông di động vô tuyến, nhiều mạng trong số này bao gồm các phần với cấu hình mạng tự trị với tính động cao. Bên cạnh đó, sự phát triển của các công nghệ tính toán và truyền thông có thể cung cấp các ứng dụng cho các mạng MANET. Khi được kết hợp một cách hợp lý với truyền thông vệ tinh, mạng MANET có thể cung cấp các phương thức cực kỳ linh hoạt trong việc thiết lập truyền thông cho hoạt động cứu hỏa, cứu thương, khắc phục sự cố tai nạn hoặc các trường hợp cần triển khai mạng thật nhanh chóng để phục vụ tức thì. II.2 Cấu trúc mạng MANET II.2.1 Các thành phần 1 mạng manet Do các đặc điểm của mạng MANET (di động, vô tuyến, không dự tính trước) nên việc xác định các thành phần của một mạng MANET là rất khó khăn, nếu không nói là không thể trong một số trường hợp nhất định. Tại một thời điểm mạng MANET có thể bao gồm một số nốt nào đó, nhưng tại thời điểm sau đó mạng này có thể chia thành nhiều mạng MANET. Sau đó nó lại có thể nhập lại thành một nhóm mới các node và tạo thành mạng MANET lớn hơn. Các router nhất định trong một mạng MANET có thể kết nối với các vùng định tuyến khác nhau. Các router này được gọi là router biên BR (border router), và chúng thường chạy nhiều giao thức định tuyến. Các router biên có nhiệm vụ lựa chọn thông tin định tuyến để thông báo giữa các vùng định tuyến liên quan đến nhau. Router biên cũng cho thấy các router có thể tiếp cận được thông qua nó. Khi các thành viên trong mạng MANET thay đổi, thì kết nối của các router biên trong mạng MANET cũng thay đổi. Do vậy, rất khó để router biên có thể thể hiện tập hợp cố định các nốt tiếp cận được (reachable node). Nó có thể lựa chọn không thông báo bất kì thông tin định tuyến nào về mạng MANET đó cho các vùng định tuyến khác. II.2.2 Các chế độ hoạt động của mạng MANET có hai chế độ hoạt động chính là chế độ cở sở hạ tầng và chế độ IEEE Ad- hoc. Chế độ cơ sở hạ tầng: Chế độ này thì mạng bao gồm các điểm truy cập AP cố định và các node di động tham gia vào mạng, thực hiện truyền thông qua các điểm truy cập. Trong chế độ này thì các liên kết có thể thực hiện qua nhiều chặng. Chế độ cơ sở hạ tầng Chế độ IEEE Ad- hoc: Chế độ này thì các node di động truyền thông trực tiếp với nhau mà không cần tới một cơ sở hạ tầng nào cả. Trong chế độ này thì các liên kết không thể thực hiện qua nhiều chặng. Chế độ IEEE Ad- hoc II.2.3 Bản chất hoạt động của mạng MANET Các nguyên lý thiết tiếp dựa trên gói đặc biệt thích hợp áp dụng kế lõi giao thức IP như kết nối mạng MANET. Tuy nhiên, cần có thêm một số chức năng bổ không kết nối (connectionless) và chuyển đối với trường hợp mạng động như mạng sung để đáp ứng những thử thách và cơ hội trong mạng MANET. II.2.3.1.Các mạng gói vô tuyến Động lực ban đầu của mạng MANET là kết nối mạng gói vô tuyến PR (Packet Radio). Trong mạng gói vô tuyến, mỗi router được trang bị một giao diện vô tuyến. Mỗi router đều có thể di động và các router có thể hoặc có thể trở thành bị phân tách về mặt không gian, do vậy các router không thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Hai router có thể yêu cầu một hoặc nhiều router trung gian để chuyển tiếp (định tuyến) các gói tin thay mặt cho chúng. Trong ví dụ trong hình 2, để mạng PR1 gửi các gói tin đến mạng PR3, mạng PR2 trung gian phải chuyển tiếp cá gói tin này. Như vậy mạng PR2 phải nhận gói tin từ mạng PR1 tại giao diện của nó và quyết định truyền lại các gói tin qua cùng giao diện đó như khi các gói tin này được nhận để các gói tin này có thể đến được mạng PR3. Nhìn từ mạng PR2 thì cả mạng PR1 và PR3 đều là các router lân cận trong đó PR1 và PR3 lại không phải là các router lân cận của nhau. II.3.2.2. Mạng gói vô tuyến và mạng Internet Các mạng gói vô tuyến dẫn đến các thử thách liên quan đến kiến trúc mạng như làm thế nào để kết nối các mạng gói vô tuyến với các mạng khác, đặc biệt là các mạng cố định. Một thử thách khác nữa là làm thế nào để giải quyết sự khác biệt về đặc tính của các giao diện và các nốt khác nhau có mặt trong các mạng khác nhau. Các phương diện trên của mạng gói vô tuyến đã giúp kích thích sự phát triển của giao thức Internet, một kiến trúc dựa trên kết nối mạng không kết nối (connectionless networking) và chuyển tiếp dựa trên gói (packet-based forwarding), hai đặc điểm cho phép việc kết nối giữa các thiết bị khác loại bởi các công nghệ truyền thông hỗn hợp. II.2.2.3. Mạng gói vô tuyến và mạng MANET Cấu hình router trong hình 1 là cấu hình router MANET đơn giản nhất: một giao diện duy nhất triển khai các đặc điểm của giao diện MANET . Ngoài ra còn rất nhiều thử thách khác đối với cả mạng MANET và mạng gói vô tuyến như: các giao diện không dây dẫn đến việc chia sẻ tài nguyên truyền thông và dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nốt lân cận, và các nốt này thường giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự thay đổi linh hoạt của các kênh vô tuyến và sự di chuyển của các nốt sẽ dẫn đến khả năng mất gói và sự thay đổi cấu hình mạng liên tục.Hình 3 cho thấy một giản đồ chung về mạng MANET: mỗi router MANET (MNR) có một hoặc nhiều giao diện MANET, qua đó các giao thức nhận ra giao diện MANET sẽ hoạt động để đảm bảo truyền thông trong mạng MANET và vận hành các giao diện khác không phải giao diện MANET, liên lạc với phía các host hoặc các mạng khác. Qua các giao diện nhận dạng không phải mạng MANET (non-MANET), các giao thức không cần nhận ra các đặc tính của mạng MANET. II.3 Các đặc điểm giao diện MANET II.3.1 Giao diện MANET là gì được phân biệt bởi khả năng tiếp cận không đối xứng theo đổi theo thời gian của nó (ví dụ: SBI) trong số các router lân cận. II.3.2 Những khó khăn đối với mạng MANET Các đặc điểm của mạng MANET dẫn đến nhiều thử thách dưới nhiều hình thức do vậy cần phải có giao thức hoạt động riêng cho mạng MANET Các vấn đề cần lưu ý như : Định tuyến/Quản lí các nodes: Thêm vào mạng Thoát khỏi mạng Tính di động của các nodes Tính bảo mật Công suất tiêu thụ Băng thông Mật độ các nodes Xung đột Mô phỏng, và kinh nghiệm thực tế Sự tương tác giữa các lớp Xét sâu hơn 1 số vấn đề II.3.2.1)Giao diện bán quảng bá SBI Với một giao diện SBI có khả năng tiếp cận không đối xứng thay đổi theo thời gian và các router MANET phân bố rời rạc trong không gian, mỗi router có thể có tầm nhìn khác nhau đối với mạng MANET. Nghĩa là mỗi nốt có thể nhìn thấy nhóm các router MANET lân cận khác nhau. Nhóm các router MANET lân cận do mỗi router MANET nhận thấy trong khu vực xung quanh thuờng yêu cầu các router MANET khác gửi các gói từ cùng giao diện vô tuyến mà các router này nhận các gói tin. Về mặt cấu hình mạng, việc chuyển tiếp các gói tin qua cùng một giao diện sẽ dẫn đến việc một gói tin sẽ được gửi đến nhiều router do đuợc truyền qua phuơng tiện truyền thông vô tuyến tại một vị trí mới. Một ví dụ đuợc chỉ ra trong hình 4, mỗi router có thể giao tiếp với một nhóm router khác nhau. Việc chuyển tiếp các gói tin qua cùng giao diện mà các router nhận các gói tin tới cũng dẫn dến nhân đôi số lượng gói tin IP mà các router nhận đuợc với nhiều hơn một router lân cận trong khi đang chuyển sang tiếp cận nhóm các router lân cận mới. Do vậy, việc phát hiện gói tin đuợc nhân đôi cũng là một phần luôn có trong vấn đề thiết kế giao thức MANET. II.3.2.2) Mối liên hệ giữa các router MANET cạnh nhau và vùng lân cận mở rộng của các router Việc xác định quá trình quyết định sự có mặt của các router bên cạnh, sự tiếp tục có mặt và kết thúc có mặt là một thử thách lớn đối với mạng MANET. Mối liên hệ giữa các router cạnh nhau rất khó xác định do các đặc điểm của giao diện MANET.Hai nốt bất kì có thể là nốt lân cận hoặc không phải nốt lân cận và một số cơ chế đơn giản đuợc sử dụng để xác định mối quan hệ nốt lân cận như: chỉ nhận gói đơn, tỉ lệ mất gói chấp nhận được, và bắt tay đơn giản. RFC2461 thực hiện trao đổi bản tin ban đầu để xác định mối quan hệ lân cận hoặc sự vắng mặt. Trong mạng với giao diện MANET các loại mối quan hệ nốt lân cận cũng như các cơ chế phát hiện và duy trì trạng thái của các mối liên hệ sẽ mở rộng hơn.Các giao diện mạng vô tuyến có thể thực hiện truyền thông đơn hướng. Các mạng vô tuyến động cũng có thể thực hiện phân phối các gói thay đổi lớn theo thời gian giữa các cặp giao diện mạng, do vậy tỉ lệ mất gói có thể không đủ để xác định mối quan hệ nốt lân cận. Tương tự như vậy, khi các nốt di chuyển tương đối với nhau, tỉ lệ mất gói cũ có thể không ảnh hưởng đến khả năng truyền thông trong tương lai. Trong mạng MANET với giao diện SBI, các router MANET trong cùng một vùng không gian nhỏ thường được kết nối với các router ở gần với mật độ dày đặc. Các router này tạo thành một tập các mối quan hệ nốt lân cận mở rộng. Tập các router này được gọi là một quần thể MANET (MANET neighborhood). Một quần thể MANET thường bao gồm một vài router MANET, với mỗi router lại được kết nối dày đặc với các router khác. Các mối quan hệ quần thể động này không thích hợp với các giao thức Internet được thiết kế cho các mạng cố định như mô hình mạng Ethernet.Với mối quan hệ quần thể mờ nhạt như vậy giữa các router MANET, mô hình địa chỉ liên kết với một Ethernet link là không hợp lý. Ví dụ, trong một mạng Ethernet, các nốt thường được thông báo dải các địa chỉ đang sử dụng trên liên kết (“on-link”). Trong mạng MANET thì các router MANET không thể chắc chắn được nhóm router MANET nào đó sẽ luôn có thể kết nối tới được. Thay vào đó, các router MANET phải dò tìm và xác định ra các router lân cận của nó và sau đó xử lý đối với sự thay đổi trong số các router lân cận này theo thời gian. II.4 Định tuyến trong MANET II.4.1 Khái niệm định tuyến Định tuyến là cách thức mà Router (bộ định tuyến) hay PC (hoặc thiết bị mạng khác) sử dụng để truyền phát các gói tin tới địa chỉ đích trên mạng. Các giao thức định tuyến thông thường dựa trên các thuật toán vectơ khoảng cách (distance vector) hoặc thuật toán trạng thái liên kết (link state). II.4.2 Một số yêu cầu định tuyến Định tuyến theo kiểu phân bố Tiết kiệm công suất Định tuyến đa đường Giảm vòng lặp Bảo mật Trên đây là sơ đồ định tuyến theo kiểu phân bố,ta đi vào cụ thể hơn PROACTIVE: -Các node duy trì một bảng các đường đi đến tất cả các node trong mạng -Các node phải định kì trao đổi thông tin về đường đi - Ưu điểm: tại mọi thời điểm các dường đi đều sẵn sàng nên đỗ trễ khi bắt đầu gửi gói là nhỏ - Khuyết điểm: lãng phí tài nguyên băng thông à thích hợp cho mạng có dự di động nhỏ REACTIVE: -Các thông tin về đường đi chỉ được xác định khi có yêu cầu - Ưu điểm: không gây tổn hại tới băng thông - Khuyết điểm: độ trễ cao vì mất thời gian thiết lập đường đi à thích hợp các mạng cần sự di động cao ZRP-hybrid: (định tuyến theo miền) Là giao thức lai giữa 2 giao thức trên , phân chia mạng thành các miền định tuyến và sử dụng 2 giao thức để hoạt động bên trong và giữa các miền là IARP và IERP IARP: là dạng PROACTIVE có miền giới hạn IERP: là dạng REACTIVE II.5 Đánh địa chỉ và mô hình tiền tố địa chỉ của mạng MANET Mục này trình bày mô hình kiến trúc cho mạng MANET trong đó đảm bảo được tính nguyên vẹn của kiến trúc địa chỉ IP hiện tại đồng thời cho phép các đặc tính riêng cua giao diện MANET. II.5.1 Kiến trúc địa chỉ thông thường Mô hình kiến trúc coi các router MANET như là các router thường với các nốt có thể được kết nối. Các nốt đã được kết nối này có thể được kết nối phía sau router, tức là router chịu trách nhiệm thông báo vị trí của địa chỉ riêng hoặc nhóm các địa chỉ . Cấu hình này ngụ ý rằng nhìn từ các nốt này và các ứng dụng chạy trên chúng, các nốt này không thể hiện các đặc điểm riêng của giao diện mạng MANET. Một router MANET có thể được phân nhiều tiền tố hoặc không có tiền tố nào. Nếu một router được phân một tiền tố là p::, thì các tiền tố mạng con rút ra từ tiền tố này như p:1::/64, p:2::/64, ... có thể được cấp phát cho các giao diện không phải MANET của các router MANET và các nốt trên các giao diện này có thể được cấp phát địa chỉ từ tiền tố này và được cấu hình với tiền tố này tùy theo cơ chế tự động đánh địa chỉ đang quản lý các giao diện này. Khái niệm này được minh họa trong hình Các giao diện MANET không được cấu hình với tiền tố này. Cấu hình chi tiết của các giao diện MANET được mô tả chi tiết trong mục tiếp theo. N N Loopback Router Manet : Các giao diện khác Tiền tố hợp lệ P::/62 Tiền tố được cấp phát P:1::/64 Tiền tố được cấp phát P:2::/64 P:2::1 P:2::K : : GIAO DIỆN CỦA MANET Ví dụ router MANET và các tiền tố Cấu hình này ngụ ý rằng nhìn từ các nốt này và các ứng dụng chạy trên chúng, các nốt này không thể hiện các đặc điểm riêng của giao diện mạng MANET. Một router MANET có thể được phân nhiều tiền tố hoặc không có tiền tố nào. Ví dụ, nếu một router được phân một tiền tố là p::, thì các tiền tố mạng con rút ra từ tiền tố này như p:1::/64, p:2::/64, ... có thể được cấp phát cho các giao diện không phải MANET của các router MANET và các nốt trên các giao diện này có thể được cấp phát địa chỉ từ tiền tố này và được cấu hình với tiền tố này tùy theo cơ chế tự động đánh địa chỉ đang quản lý các giao diện này. Khái niệm này được minh họa trong hình. Các giao diện MANET không được cấu hình với tiền tố này. Cấu hình chi tiết của các giao diện MANET được mô tả chi tiết trong mục tiếp theo. II.5.2 Routers và Hosts trong mạng MANET Mô hình đánh địa chỉ mạng MANET trình bày trong mục này sẽ cho thấy sự khác biệt rõ hơn giữa vai trò của router và host trong một mạng MANET. · Các đặc điểm giao diện MANET chỉ được thể hiện ở các router MANET chạy các giao thức thích hợp · Các nốt và mạng/mạng con trên giao diện không phải MANET không được tính đến khi xem xét các đặc điểm của mạng MANET · Ứng dụng trên host và các giao thức chạy ổn định, không thay đổi. Các giao thức MANET là các giao thức đã được phát triển để hoạt động trên các giao diện MANET và có khả năng nhận ra mạng MANET. Nhóm làm việc MANET (MANET Workgroup) của tổ chức IETF có nhiệm vụ phát triển các giao thức định tuyến cho các giao diện MANET và nhóm làm việc Autoconf thì có nhiệm vụ phát triển các giao thức tự cấu hình cho các giao diện MANET và các router MANET. Lưu ý rằng việc đánh địa chỉ tương tự như định tuyến trong mạng Internet có cấu trúc. Các router chạy giao thức định tuyến qua các router kết nối với nhau với các đặc điểm mà chỉ giao thức định tuyến đó có. Mặt khác, các host kết nối với router qua các giao diện với các đặc điểm đã được xác định trước đó. II.6 Nguyên tắc phân loại các hình thức triển khai mạng Sự phát triển mạnh mẽ của các giao diện vô tuyến với giá rẻ hiện tại và trong tương lai tiếp tục kích thích mối quan tâm và sự phát triển về kĩ thuật trong lĩnh vực MANET dẫn đến nhiều hình thức triển khai mạng. Trong mục này ta sẽ trình bày một số đặc điểm mô tả các trường hợp triển khai mạng MANET. II.6.1 Tính khả dụng của dịch vụ Các nốt thường mong muốn rằng luôn có một số dịch vụ/máy chủ khả dụng. Khi mô tả một trường hợp triển khai mạng, cần chỉ ra các dịch vụ sẵn có và khoảng cách giữa các nốt tham gia. Trong mạng MANET, các nốt có thể giả thiết một dịch vụ đang sẵn sàng trong khu vực địa phương (trong vòng một chặng IP) hoặc trong một quy mô nhỏ (một hoặc một số chặng IP – trong mạng MANET, trong một địa điểm, hoặc toàn cầu). Các nốt có thể giả thiết rằng không có dịch vụ hay server nào đang sẵn sàng. Cuối cùng, các nốt cũng có thể giả thiết rằng các server thỉnh thoảng ở trạng thái sẵn sàng nhưng không đảm bảo hay chắc chắn độ khả dụng. Một số nghiên cứu về cấu hình tự động, quản lý mạng và định tuyến trong hệ thống tự trị AS (Autonomous System) có thể được phát triển dựa trên điều kiện hoạt động và các giới hạn đã nêu ra. II.6.2 Số lượng router MANET trong một mạng MANET Số lượng router MANET trong một vùng định tuyến MANET là vấn đề rất quan trọng. Số lượng này không phải là số lượng toàn bộ các nốt trong một mạng MANET (do các router MANET có thể hỗ trợ một nhóm các nốt kết nối với nhau) mà là số lượng router MANET có mặt trong một vùng định tuyến phẳng. một giao thức MANET, số lượng router MANET có thể hợp thành mạng MANET cho trường hợp triển khai điển hình thường được sử dụng thường xuyên hơn. Để đơn giản, ta có : Mạng nhỏ : Từ 2 đến 30 routers MANET Mạng trung bình : Từ 30 đến 100 routers MANET Mạng lớn : Từ 100 đến 1000 routers MANET Mạng rất lớn : Nhiều hơn 1000 routers MANET Cho đến nay, các trường hợp mạng MANET kích thước vừa và nhỏ đã đưa ra khá nhiều và đã được thử nghiệm và triển khai. Các mạng MANET kích thước vừa và nhỏ có thể hoạt động tốt trong nhiều trường hợp mà không cần phân cấp. Đối với các mạng có kích thước lớn và rất lớn, việc phân cấp định tuyến (được sử dụng cho định tuyến trong mạng IP hữu tuyến) có thể được thực hiện. Cá vùng định tuyến phẳng đối với các mạng MANET kích thước lớn và rất lớn vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu trong khi mở rộng các thiết kế và giao thức hiện có. II.7 Bảo mật trong mạng MANET Mỗi router MANET có thể không biết trước các router lân cận của nó, nhưng nó phải xác định quần thể các router lân cận và theo dõi sự thay đổi của các router này như là sự thay đổi của mạng. Tương tự đối với các thành viên khác trong mạng MANET các router MANET có thể rời mạng hoặc gia nhập vào một mạng MANET, và do đó mạng MANET này có thể chia nhỏ hoặc hòa nhập vào mạng khác. Ngoài vấn đề này, nhiều router MANET được sử dụng để truyền thông qua các giao diện vô tuyến và bản chất mở của giao diện vô tuyến cũng có nghĩa là các nốt gần nhau thường có khả năng gửi và nhận các gói tin giao thức MANET. Nếu không có các biện pháp bảo mật, các router MANET hoạt động với các đặc điểm trên sẽ thể hiện các thông tin về giao thức và nhận các thông tin về giao thức từ các nốt bên cạnh. Việc bảo vệ các router MANET khỏi các nốt xung quanh có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các phương thức bảo mật bao gồm: mật khẩu chữ kí, đảm bảo nguyên vẹn dữ liệu và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc47K-TP-Nguyen Van Thien.doc
  • ppt47K-TP-Nguyen Van Thien.ppt
Tài liệu liên quan