Đề tài Mối quan hệ giữa chức năng kiểm toỏn với trỏch nhiệm của kiểm toán viên về chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I. Cơ sở lý luận 3

1. Chức năng của kiểm toỏn 3

1.1 Chức năng xác minh 3

1.1.1 Cơ sở công nghệ thông tin kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán 4

1.1.2 Xỏc nhận (giải trỡnh) của nhà quản lý (giỏm đốc) 10

1.1.3 Mục tiờu kiểm toỏn chung 14

1.1.4 Mục tiêu kiểm toán đặc thù 17

1.2 Chức năng bày tỏ ý kiến 20

1.2.1 Bỏo cỏo kiểm toỏn về bỏo cỏo tài chớnh 20

1.2.2 Thư quản lý 22

2. Trách nhiệm của kiểm toán viên về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính 23

2.1. Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp 23

2.2. Trách nhiệm đối với báo cáo tài chính 25

2.3. Trỏch nhiệm phỏp lý 25

2.3.1. Trỏch nhiệm dõn sự 25

2.3.2. Trỏch nhiệm hỡnh sự 26

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 26

1. Mối quan hệ giữa chức năng kiểm toán với chất lượng báo cáo tài chính

1.1. Những yếu tố quyết định chất lượng báo cỏo tài chớnh 26

1.2. Các sai phạm thuộc về khách hàng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC 28

1.3. Những sai phạm ở đơn vị làm ảnh hưởng tới chất lượng của BCTC 30

2. Thực trạng và nguyên nhân về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính hiện nay ở nước ta 31

2.1. Thực trạng 31

2.2. Nguyờn nhõn của thực trạng 32

2.3. Chất lượng công tác quản lý chất lượng kiểm toán báo cáo tài chớnh ở Thỏi Lan 34

3. Giải phỏp nõng cao trỏch nhiệm của kiểm toỏn viờn 34

3.1. Giải pháp tổ chức đào tạo 34

3.2. Hoàn thiện khuụn khổ phỏp luật 36

3.3. Mở rộng diện kiểm toán bắt buộc và đa dạng hoá các loại hỡnh dịch vụ 36

3.4. Các quan điểm phát triển kiểm toán đến năm 2010 37

3.5. Định hướng phát triển đến năm 2010 38

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa chức năng kiểm toỏn với trỏch nhiệm của kiểm toán viên về chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu khác. Do đó đánh giá sự hợp lý chung cũng hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục. Trên cơ sở đó có thể đánh giá khả năng đạt được của các mục tiêu khác. Nếu KTV không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được tất yếu phải dùng đến mục tiêu chung khác. Từ đó KTV sẽ lập kế hoạch thu thập những bằng chứng chi tiết hơn trên các khoản mục hay phần hành động cụ thể với những mục tiêu xác định. Việc định vị các bộ phận cấu thành kèm theo định hướng mục tiêu tương ứng này sẽ giúp ích rất lớn cho kiểm toán nâng cao hiệu suất hoạt động do có được kết luận đúng đắn, trên cơ sở đó có bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực và chi phí kiểm toán ít. Đồng thời, mục tiêu hợp lý chung đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phán đoán cùng tác phong sâu sát với thực tế ở đơn vị cña KTV. 1.1.3.2 Mục tiêu chung khác Những mục tiêu chung khác này được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý là hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trình bày. Mục tiêu hiệu lực là tính xác minh vào tính có thật của số tiền trên các khoản mục. Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành khoản mục đó. Từ đó số tiền ghi vào BCTC phải là những con số thực tế, tức là những xác nhận này đề cập tới vấn đề tài sản, nợ và vốn cân đối trong bảng cân đối tài sản có thực vào ngày lập bảng cân đối tài sản hay không. Như vậy mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh bổ sung vào cam kết về sự tồn tại của nhà quản lý. Mục tiêu trọn vẹn là hướng xác minh về sự đầy đủ về nội dung cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục. Cụ thể mục tiêu này liên quan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục. Mục tiêu này hướng xác minh bổ sung cho xác nhận về tính trọn vẹn của nhà quản lý. Các mục tiêu trọn vẹn và hiệu lực hướng trọng tâm chú ý vào những quan hệ kiểm toán ngược nhau. Mục tiêu hiệu lực có quan hệ đến khả năng phóng đại số tiền bởi những nghiệp vụ, tài sản vốn không có thực trong khi mục tiêu trọn vẹn lại quan hệ tới nhưng bộ phận thực tế phát sinh nhưng không ghi sổ. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Những xác nhận này của ban quản trị đề cập đến liệu tài sản có thuộc quyền sở hữu của công ty hay không và nợ có phải là nghĩa vụ của công ty vào ngày được xét hay không ? Mục tiêu này bổ sung cho cam kết về quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài được luật định thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hoặc hợp đồng dài hạn) của các khoản nợ và vốn. Thực chất của mục tiêu này là hướng tới mối quan hệ giữa các bộ phận và giữa các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối tài sản. Mục tiêu định giá là hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập...) thành tiền. Như vậy, mục tiêu này nghiêng về thẩm tra giá trị thực kể cả cách đánh giá theo nguyên tắc kế toán, thực hiện các phép toán theo nguyên tắc toán học. Tuy nhiên mục tiêu này không loại trừ xem xét tới liên hệ về cơ cấu có ảnh hưởng tới số tiền ghi trong BCTC như việc thẩm tra các khoản cổ tức, lãi suất, hối khấu... Đây là những khoản cấu thành chi phí, thu nhập, tài sản, vốn. Mục tiêu này được sử dụng để làm rõ hơn cam kết của nhà quản lý về định giá và phân phối. Mục tiêu phân loại là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong các BCTC theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực. Trong các văn bản này, hệ thống tài khoản là cơ sở ban đầu để thẩm tra phân loại tài sản, nghiệp vụ và vốn của khách hàng. Đồng thời giới hạn về thời gian, đặc biệt là nghiệp vụ xảy ra cuối kỳ kế toán cũng là một trọng tâm rà soát việc ghi vào các tài khoản. Với nội dung trên mục tiêu này là sự bổ sung cần thiết vào cam kết phân loại và trình bày. Mục tiêu chính xác cơ học: là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ, các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ứng, số cộng gộp các tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các số phụ có liên quan, các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất. Thực tế số dư (tổng phát sinh) của tài khoản được phản ánh vào các khoản mục xác định của BCTC. Các con số này được minh chứng từ các sổ chi tiết trong các sổ phụ được liệt kê từ các bảng kê , nhật ký và các bảng phụ lục do khách hàng lập. Mục tiêu chính xác cơ học sẽ bổ sung cho cam kết này của nhà quản lý với hàm ý khẳng định mức chính xác số tổng cộng của chúng với sổ cái. Mục tiêu trình bày hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào các BCTC. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi KTV thử nghiệm chắc chắn là tất cả các tài khoản thuộc bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh cùng các thông tin có liên quan đã được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và giải trình kèm theo. Với ý nghĩa đó, mục tiêu này là phần bổ sung của KTV vào xác nhận của nhà quản lý về sự trình bày và thuyết minh. Tuy nhiên với KTV việc xác minh không chỉ dừng ở mục tiêu (như đã trình bày ở trên) mà phải cụ thể vào từng khoản mục hay thành phần kiểm toán (gọi là mục tiêu đặc thù). 1.1.4 Mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu kiểm toán đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chúng trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo đó mỗi mục tiêu chung có ít nhất một mục tiêu đặc thù. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu đặc thù còn tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể và phán đoán của KTV. Vì vậy cũng có thể không có mục tiêu đặc thù được áp dụng phổ biến trong trường hợp khác nếu KTV xét thấy mục tiêu đó không thích hợp hoặc không quan trọng với khoản mục hay chu trình nào đó trong tình huống cụ thể của cuộc kiểm toán. Tình huống cụ thể thì rất đa dạng nên kinh nghiệm và khả năng phán đoán của KTV có vai trò quan trọng trong quá trình này. Trong khi đó sự tương ứng giữa mỗi mục tiêu chung với một hoặc nhiều mục tiêu đặc thù thích hợp phải được hoạch định trên những luận cứ chung như mục tiêu kiểm toán chung, đặc điểm của khoản mục hay phần hành kiểm toán, đặc điểm tổ chức của hệ thống kiểm toán và kế toán. Mối quan hệ đó có thể khái quát theo sơ đồ sau: Mục tiêu kiÓm toán đặc thù Đặc điÓm của các bộ phận cấu thành đối tượng kiểm toán Mục tiêu kiÓm toán chung Đặc điÓm của hệ thống kế toán và kiểm soát Trên góc độ xác định mục tiêu đặc thù của kiểm toán cần xem xét những đặc điểm này trong quan hệ với chức năng các mục tiêu chung của kiểm toán. Như chúng ta biết đối tượng chung của kiểm toán tài chính có thể phân thành các phần hành kiểm toán theo loại khoản mục hoặc theo chu trình:mua hàng và thanh toán, tiền lương và nhân viên, bán hàng và thu tiền... Kiểm toán mỗi chu trình hay loại khoản mục này đều hướng tới những mục tiêu chung từ tính hợp lý chung đến hiệu lực, trọn vẹn, tính giá quyền và nghĩa vụ, phân loại và trình bày, chính xác cơ học. Tuy nhiên đối tượng cụ thể của mỗi phần hành kiểm toán có những điểm khác nhau nên cách cụ thể hoá các mục tiêu chung vào từng phàn hành cũng khác nhau. Chẳng hạn mục tiêu hiệu lực có hướng chung là không khai khống. Nếu cụ thể hoá mục tiêu này vào hàng tồn kho có nghĩa là hàng hoá phải còn tồn tại thực tế... Trường hợp các phần hành có liên quan tới cả hai mặt về tài sản và vốn cũng phải cụ thể hoá vào cả hai mặt đó cho sát thực với mục tiêu kiểm toán. Việc định ra các mục tiêu kiểm toán đặc thù trước hết phải dựa vào bản chất của đối tượng kiểm toán cụ thể (từng khoản mục hay từng chu trình). Song thực tế, việc phân định này thường gắn với đối tượng của hạch toán kế toán:tài sản, vốn và quá trình tuần hoàn của tài sản. Cụ thể hơn, có thể dựa vào các quy định trong văn bản pháp lý về tài chính, về kế toán... bởi lẽ khi soạn thảo và ban hành các văn bản này, các nhà hoạch định chính sách đã quan tâm đến đặc điểm thuộc bản chất của từng đối tượng. Tuy nhiên mọi chính sách đều có thể trở nên lạc hậu tại một thời điểm nào đó. Khi đó cần trở lại bản chất của đối tượng và nguyên tắc thông lệ chung. Trong khi xem xét về bản chất của mỗi loại đối tượng trên cần kết hợp xem xét về hình thức biểu hiện chúng. Có nhiều khoản mục hay phần hành có bản chất giống nhau nhưng do hình thức biểu hiện khác nhau thì hướng kiểm toán cụ thể cũng khác nhau. Ví dụ tài sản có thể là tài sản cố định cũng có thể là hàng hoá, khoản phải thu... Như vËy, với mỗi hình thức vật chất đó việc lựa chọn mục tiêu kiểm toán chung cũng như việc cụ thể hoá chúng cũng phải được quan tâm để chọn ra phương sách kiểm toán theo hướng thích hợp Trong việc định ra mục tiêu kiểm toán đặc thù, cùng với bản chất chung của đối tượng kiểm toán cần phân tích sâu hơn cụ thể tính chất của đối tượng. Ví dụ giữa tài sản cố định, hàng hoá, tiền... có độ biến động rất khác nhau, từ đó nội dung, trình tự, cách tính giá của các đối tượng cũng khác nhau. Vì thế việc lựa chọn mục tiêu kiểm toán đặc thù và cụ thể hoá chúng cho từng loại, từng thứ đã được phản ánh trên BCTC phải quan tâm đầy đủ đến từng mặt thuộc đặc tính của từng đối tượng kiểm toán cụ thể. Mục tiêu đặc thù cần được hướng tới từng loại đối tượng kiểm toán để có thể tập trung chú ý vào các trọng điểm và xác định cách thức, trình tự xác minh chẳng hạn, với doanh thu và chi phí, trọng tâm chú ý của phân loại và trình bày lại là ranh giới giữa các loại thu, chi với nghiệp vụ thực tế đã xảy ra với nghiệp vụ có thể xảy ra kể cả các nghiệp vụ kinh tế bất thường chưa xử lý đến cùng như là các vụ kiện chưa xử lý xong, các tổn thất hay thu nhập bất thường chưa có quyết định xử lý đến cùng theo nguyên tắc thận trọng với đòi hỏi chỉ ghi những chi phí có thể xảy ra, không ghi những khoản thu có thể xảy ra . Cùng các vấn đề chung về các quan hệ kinh tế, pháp lý của đối tượng kiểm toán, việc xác định mục tiêu kiểm toán đặc thù cần phải đặc biệt chú ý đến các đặc điểm về tổ chức kế toán và kiểm soát từng phần hành hay khoản mục cần xác minh. Tất nhiên, mọi phần hành, mọi khoản mục đều phải dựa trên các nguyên lý, nguyên tắc kế toán và kiểm soát nói chung. Tuy vậy nguyên lý hay nguyên tắc được ứng dụng khác nhau vào từng phần hành cả về số lượng, cơ cấu sổ sách cũng như trình tự ghi sổ và tổ chức kiểm soát nội bộ kế toán và về quản lý. với nội dung, hình thức và trình tự kế toán khác nhau thì các mục tiêu kiểm toán chung được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù cũng khác nhau. Cần chú ý rằng vấn đề đặt ra không phải là số lượng các mục tiêu kiểm toán chung và số lượng các mục tiêu kiểm toán đặc thù tương ứng với mỗi mục tiêu kiểm toán chung. Điều quan trọng nhất là tính đúng phương hướng và bước đi cho cả cuộc kiểm toán cũng như cho từng phần hành kiểm toán cụ thể. Trong quan hệ đó có thể bổ sung vào các mục tiêu kiểm toán chung “mục tiêu giới hạn“ để xác minh việc thực hiện nguyên tắc nhất quán về thời hạn tính nhập các khoản thu chi vào cuối kỳ kế toán. Đây là một công việc tất yếu phải làm song có thể tách ra một mục tiêu chung độc lập hoặc có thể gộp vào mục tiêu phân loại và trình bày. Mỗi mục tiêu kiểm toán chung cần có mục tiêu kiểm toán đặc thù tương ứng vào từng khoản mục, từng chu trình song số lượng mục tiêu kiểm toán đặc thù tương ứng lại không phải máy móc là một hoặc nhiều mục tiêu. Tuy nhiên cũng có thể tách riêng những hướng trọng tâm phải xác minh thành những mục tiêu đặc thù độc lập. Như vậy chức năng xác minh của kiểm toán được cụ thể hoá thành các mục tiêu như trên là một điều hợp lý qua đó có thể nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Bên cạnh chức năng xác minh thì một chức năng rất quan trọng nữa và không thể thiếu được là chức năng bày tỏ ý kiến. 1.2 Chức năng bày tỏ ý kiến Chức năng này có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Nếu kết luận về chất lượng thông tin có quá trình phát triển lâu dài từ chỗ chỉ có từ xác nhận đến hình thành báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực chung thì kết luận về pháp lý hoặc tư vấn cũng có quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình đó sản phẩm cụ thể của bày tỏ ý kiên chỉ thấy rõ ở thế kỷ XX. Tuy nhiên ngay ở thời kỳ đầu ngắn ngủi này, cách thức thực hiện chức năng về bày tỏ ý kiến trách nhiệm và tư vấn cũng rất khác biệt giữa các khách thể kiểm toán và giữa các nước có cơ sở kinh tế và pháp lý khác nhau. Ở các khu vực công cộng (bao gồm cả các xí nghiệp công, các đơn vị sự nghiệp và các cá nhân hưởng thụ ngân sách nhà nước) đều đặt dưới sự kiểm soát của kiểm toán nhà nước. Trong quan hệ này chức năng xác minh và kết luận về chất lượng thông tin được thực hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, chức năng bày tỏ ý kiến về pháp lý và tư vấn kiểm toán lại rất khác nhau. 1.2.1 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Đây là loại báo cáo bằng văn bản do KTV lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị (tổ chức, doanh nghiệp) đã được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán về BCTC có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kiểm toán và với người sử dụng BCTC. Đối với hoạt động kiểm toán, báo cáo kiểm toán về BCTC là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC để trình bày kết quả của cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh giá của KTV về thông tin định lượng và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành. Chuẩn bị kiểm toán Thực hiện cuộc kiểm toán Kết thúc cuộc kiểm toán Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Hình 2: Trình tự thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Đối với người sử dụng BCTC, khi sử dụng BCTC có báo cáo kiểm toán về BCTC đính kèm giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá được độ tin cậy của các thông tin định lượng trên BCTC trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có BCTC này. Với chức năng hoạt động của mình, ý kiến của KTV trình bày trên báo cáo kiểm toán về BCTC nhằm thực hiện chức năng bày tỏ ý kiến : Ý kiến của KTV trình bày trên báo cáo kiểm toán về BCTC là một trong những nội dung quan trọng của báo cáo kiểm toán về BCTC. Ý kiến này đưa ra đánh giá của KTV trên các phương tiện phản ánh (hoặc trình bày) trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu các thông tin định lượng của BCTC và sự tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Ý kiến đánh giá về BCTC được kiểm toán được kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Nghĩa là ý kiến của KTV đưa ra trên báo cáo kiểm toán về BCTC một sự đảm bảo chắc chắn rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu nhưng không bảo đảm tuyệt đối rằng không có bất kỳ một sai sót nào trên BCTC đã được kiểm toán. KTV chỉ quan tâm đến các yếu tố trọng yếu của các BCTC. 1.2.2 Thư quản lý Bên cạnh sản phẩm của "bày tỏ ý kiến" kết quả xác minh về độ tin cậy của thông tin là "báo cáo kiểm toán " thì sản phẩm của bày tỏ ý kiến dạng tư vấn là thư quản lý. Như vậy thư quản lý là hình thức bày tỏ ý kiến của KTV dưới dạng tư vấn. Đây là hình thức chủ yếu mà KTV đưa ra những kết luận cuối cùng về đối tượng được kiểm toán và đưa ra những ý kiến tư vấn về các lĩnh vực, các hoạt động mà đơn vị kiểm toán quan tâm. Ở mức độ cao của chức năng này là sự phán quyết như các quan toà. Có thể tìm thấy biểu hiện rõ nét nhất ở toà thẩm kế của cộng hoà Pháp và các nước Tây Âu. ở đây các cơ quan kiểm toán nhà nước có quyền kiểm tra tài liệu và tình hình quản lý của các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để xác minh tính chính xác và hợp lệ của tài liệu thu chi và quản lý ngân sách. Đồng thời các cơ quan này cũng có quyền xét xử như một quan toà bằng các phán quyết của mình. Để đảm bảo cho các cơ quan này thực hiện chức năng của mình, KTV cao cấp được pháp luật thừa nhận những quyền đặc biệt. chẳng hạn ở cộng hoà Pháp họ được pháp luật thừa nhận quyền "bất năng thuyên chuyển"; hoặc ở cộng hoà liên bang Đức họ có quyền "bất năng thay đổi". Khác với các nước Tây Âu, ở các nước Bắc Mỹ và nhiều nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương (đặc biệt là Australia và Singapore) chức năng bày tỏ ý kiến này lại được thực hiện bằng phương thức tư vấn. Hoạt động tư vấn này trước hết trong lĩnh vực nguồn thu và sử dụng công quỹ. Ngoài ra chức năng tư vấn bao hàm cả việc phác thảo và xem xét những dự kiến về luật trước khi đưa ra quốc hội. Ở khu vực kinh doanh hoặc các dự án ngoài ngân sách Nhà nước, chức năng bày tỏ ý kiến cũng được thực hiện qua phương thức tư vấn. Tuy nhiên do khách thể chủ yếu là các doanh nghiệp nên chức năng tư vấn chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức là lời khuyên hoặc các đề án. Do đó trong trường hợp này sản phẩm của bày tỏ ý kiến gồm hai dạng đó là báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Như vậy chức năng của kiểm toán là "xác minh" và "bày tỏ ý kiến" có tác dụng như thế nào trong trách nhiêm của KTV về chất lượng kiểm toán BCTC ? ta tìm hiểu tiếp phần sau. 2. Trách nhiệm của kiểm toán viên về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính 2.1. Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp Với mục đích để đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp của BCTC thì trước hết trách nhiệm của KTV phải: Luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán. Trách nhiệm của KTV trong việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp không những được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 mà còn được quy định trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA quy định: Tính độc lập: là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV. Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất cứ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng tới sự trung thực kh¸ch quan và độc lập nghề nghiệp của mình. KTV không được nhận làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế và quyền lợi kinh tế như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc cổ đông chi phối của khách hàng hoặc có kí kết hợp đồng gia công dịch vụ , đại lý tiêu thụ hàng hoá... KTV không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thích với những người trong bộ máy quản lý trong đơn vị được kiểm toán. KTV không được vừa làm dịch vụ kế toán (như trực tiếp ghi chép, giữ sổ kế toán và lập BCTC) vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì KTV phải tìm cách loại bỏ được sự hạn chế này. nếu không loại bỏ được thì KTV phải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán. Tính độc lập trong kiểm toán có nghĩa là việc có một quan điểm vô tư khi thực hiện khảo sát kiểm toán, đánh giá các kết quả và công bố các báo cáo kiểm toán. Tính độc lập nhất định phải được xem như một trong những phẩm chất chủ yếu nhất của kiểm toán. Lý do mà rất nhiều người sử dụng thuộc nhiều thành phần khác nhau sử dụng báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên về tính trung thực của các BCTC là sự tin tưởng của họ vào quan điểm vô tư đó. Điều cơ bản không chỉ là KTV phải giữ thái độ độc lập khi thực thi trách nhiệm của mình mà còn cả những người sử dụng các BCTC phải có niềm tin vào tính độc lập đó. Hai mục đích này thường được gọi là tính độc lập thực sự và tính độc lập bề ngoài. Tính độc lập thực sự có khi KTV thực tế có thể duy trì thái độ vô tư trong suốt quá trình kiểm toán trong khi độc lập bề ngoài là kết quả của những lời giải thích của những người khác về tính độc lập đó. Chính trực: KTV phải thẳng thắn trung thực và có chính kiến rõ ràng. Khách quan: KTV phải công bằng tôn trọng sự thật và không được thành kiến thiên vị. Tức là một KTV không được chú tâm phản ánh sai sự việc và khi hợp đồng thực hiện kiểm toán độc lập (kể cả cung cấp dịch vụ khai thuế và dịch vụ tư vấn cho ban quản trị) KTV không được để sự phán xét của mình lệ thuộc vào người khác. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: KTV phải thực hiện công việc với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần, KTV có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. Tính bí mật: KTV phải đảm bảo bí mật thông tin có được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất kỳ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. Tư cách nghề nghiệp: KTV phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: KTV phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận theo các quy định pháp luật hiện hành. Trên đây là quy định, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà KTV phải tuân thủ trong công việc của mình. Vậy thì trách nhiệm đối với BCTC thuộc về ai? điều này được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế. 2.2. Trách nhiệm đối với báo cáo tài chính */ Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm lập, trình bày trung thực, hợp lý BCTC theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) và các quy định có liên quan. KTV và công ty kiểm to¸n ph¶i chÞu trách nhiệm kiểm tra, chuẩn bị và trình bày ý kiến của mình về BCTC. Việc kiểm toán tài chính không làm gi¶m nhẹ trách nhiệm của giám đốc đơn vị được kiểm toán đối với BCTC. */ Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế: Trách nhiệm lập và trình bày BCTC thuộc về ban giám đốc công ty, chuyên gia kiểm toán chỉ chịu trách nhiệm hoàn thành và diễn đạt ý kiến về BCTC. Việc kiểm toán BCTC cũng không miÔn hoàn toàn trách nhiệm của ban giám đốc. 2.3. Trách nhiệm pháp lý KTV không những phải tuân thủ trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp mà còn phải tuân thủ trách nhiệm pháp lý của mình. Viêc xác định trách nhiệm pháp lý của KTV tuỳ thuộc vào pháp luật của từng quốc qia gồm: 2.3.1. Trách nhiệm dân sự Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của những sai phạm có thể dẫn tới trách nhiệm dân sự thường do KTV thiếu thận trọng đúng mực, hoặc do không tôn trọng các chuẩn mực nghề nghiệp. Lúc này họ có thể chịu trách nhiệm dân sự trước các đối tượng: - Chịu trách nhiệm đối với khách hàng là người thuê kiểm toán BCTC thường liên quan đến việc không hoàn thành hợp đồng kiểm toán và gây thiệt hại cho khách hàng. - Chịu trách nhiệm đối với người sở hữu chứng khoáng của công ty - Chịu trách nhiệm với các bên thứ 3 có liên quan 2.3.2. Trách nhiệm hình sự Ngoài trách nhiệm dân sự nếu do gian lận, KTV còn phải chịu trách nhiệm hình sự về những sai phạm của mình. Tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam KTV sẽ bị truy tố và Toà án hình sự sẽ xét xử. Với những trách nhiệm đạo đức, pháp lý ... được trình bày ở phần trên thì nếu KTV tuân thủ đúng đắn sẽ hạn chế không những được rất nhiều sai phạm mà còn tăng chất lượng kiểm toán BCTC. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Mối quan hệ giữa chức năng kiểm toán với chất lượng báo cáo tài chính 1.1. Những yếu tố quyết định chất lượng báo cáo tài chính Đầu tiên là tính độc lập của cơ quan kiểm toán là vấn đề cơ bản cho công tác kiểm tra tài chính có hiệu lực và hiệu quả. Kết quả kiểm tra tài chính đối với tất cả các cơ quan, đơn vị, các tổ chức... nói chung chịu nhiều tác động về nhiều mặt. Tính độc lập đầy đủ của cơ quan kiểm toán, cũng như KTV là yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến chất lượng kiểm toán bởi vì trong hoạt động kiểm toán mọi ý kiến đánh giá, nhận xét và kết luận của KTV đều dựa vào bằng chứng kiểm toán và tuân thủ pháp luật không chịu sự tác động của bất kì sức ép nào nhất là sức ép quyền lực. Thứ hai: trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của KTV là nhân tố quyết định đến chất lượng kiểm toán. Nếu tất cả các yếu tố hợp thành tạo nên môi trường kiểm toán thuận lợi nhưng do KTV thiếu trình độ nghiệp vụ không đáp ứng nhiệm vụ được giao hoặc không trung thực, khách quan hoặc để các lợi ích cá nhân chi phối đến hoạt động kiểm toán thì kết quả kiểm toán sẽ bị sai lệch, bóp méo. Thứ ba là cơ cấu tổ chức và cơ chế phân cấp phân nhiệm của cơ quan kiểm toán có tác động đến chất lượng kiểm toán. Nếu cơ cấu tổ chức hợp lý quy định rõ chức năng nhiệm vụ của đơn vị theo từng chuyên ngành sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị chuyên môn hoá hoạt động kiểm toán theo hướng chuyên sâu thì hiệu quả chất lượng kiểm toán từng bước được nâng cao và ngược lại. Việc bố trí hợp lý và giao việc phù hợp với khả năng chuyên môn nghiệp vụ của từng thành viên trong đoàn là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả kiểm toán. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC là việc tuyển dụng cán bộ, KTV: KTV là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng kiểm toán, ngoài những tiêu chuẩn của một công chức khi tuyển dụng KTV cần đặc biệt chú ý đến hai tiêu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBK1016.doc