Đề tài Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phát

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư và lạm phát 3

A- Tổng quan về đầu tư và lạm phát 3

I- Đầu tư 3

1. Khái niệm 3

2.Phân loại đầu tư 3

2.1. Hoạt động đầu tư tài chính 3

2.2. Hoạt động đầu tư thương mại 4

2.3. Hoạt động đầu tư phát triển 4

II. Lạm phát 5

1 Khái niệm lạm phát 5

2 Phân loại lạm phát 6

3- Nguyên nhân của lạm phát. 8

4- Tác động của lạm phát 8

B/ LÍ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ LẠM PHÁT 10

I/ Lạm phát tác động đến đầu tư 10

1. Gây sụt giảm nhu cầu đầu tư 10

2. Phá hoại hiệu quả tính toán của các dự án, giảm hiệu suất và rối loạn các dự án đang hoạt động. 15

2.1 Phá vỡ hiệu quả tính toán tài chính của các dự án đầu tư 15

2.3 Áp lực gia tăng lương nhân công cao, trong khi đó giá thành sản phẩm đã cố định hoặc tăng cao gây khó tiêu thụ 17

2.4 Đình đốn các dự án đang hoạt động, hoặc phá sản, rút vốn dẫn tới sụp đổ thị trường, rối loạn nguồn cung, cầu. 18

3. Gây mất cân đối cơ cấu đầu tư, tăng xu hướng đầu cơ trục lợi 18

3.1 Tăng đầu tư vào các ngành không ưu tiên, hoặc không có hiệu quả sau khi lạm phát. 18

3.2 Tăng tâm lý đầu cơ, sử dụng vốn theo hướng ngắn hạn. 19

4. Gây ra môi trường đầu tư mất ổn định (mất tính hấp dẫn của môi trường đầu tư) 20

4.1 Giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, làm môi trường đầu tư mất hấp dẫn với các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài 20

4.2 Giá thành các nguồn lực đầu vào làm giảm tính cạnh tranh của môi trường đầu tư 20

5. Suy giảm, phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư 21

II/ Đầu tư tác động đến lạm phát: 22

1. Ngắn hạn – đầu tư thúc đẩy gia tăng lạm phát: 22

1.1 Kích thích, gia tăng tổng cầu – Lạm phát do cầu kéo: 22

1.2 Tăng lượng cung tiền – Lạm phát do cung ứng tiền tệ : 24

1.3 Kích thích xuất nhập khẩu – Lạm phát do xuất nhập khẩu : 24

1.4 Đầu tư dàn trải – Lạm phát do cơ cấu : 25

2. Ảnh hưởng dài hạn – Đầu tư giúp bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát : 25

2.1 Sự gia tăng nguồn cung trong dài hạn : 25

2.2 Hoàn chỉnh cơ cấu kinh tế, hạn chế các cú sốc cung gây ra lạm phát : 26

Chương III : Thực trạng mối quan hệ đầu tư và lạm phát ở Việt Nam hiện nay ( giai đoạn 2007 – 2009 ) 28

A. Thực trạng đầu tư, lạm phát trong các năm gần đây. 28

I. Thực trạng lạm phát trong các năm 2007 - 2009 28

1. Thực trạng lạm phát 28

1.1. Lạm phát 2007-2008 28

1.2. Lạm phát 2009 32

2. Thực trạng đầu tư 37

2.1. Tổng quan. 37

2.2. Tình hình đầu tư ở Việt Nam 37

2.2.1. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước 38

2.2.2. Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp tư nhân 40

2.2.3. Vốn từ tiết kiệm dân cư 41

2.3. Nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài 42

2.3.1 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 42

2.3.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). 44

2.4. Các nguồn vốn khác 48

B. Mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư và lạm phát 49

3. Mối quan hệ của đầu tư tới lạm phát 49

3.1. Tác động của đầu tư tới lạm phát. 49

3.1.1. Ảnh hưởng tới cung tiền tệ. 49

3.1.2. Hiệu quả đầu tư và lạm phát. 51

3.2. Tác động ngược lại của lạm phát đến đầu tư. 54

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ NHẰM DUY TRÌ LẠM PHÁT Ở MỨC THÍCH HỢP 57

I. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HẠN CHẾ LẠM PHÁT 57

1. Phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả: 57

1.1 Phân bổ vốn có hiệu quả: 57

1.2. Sử dụng vốn có hiệu quả 58

1.2.1. Vốn ngân sách Nhà nước 58

1.1.2. Nguồn vốn từ dân cư 58

1.2.3 Nguồn vốn từ nước ngoài 59

2. Đầu tư phát triền nguồn nhân lực nhằm năng cao năng suất lao động 62

3. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 62

II. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 63

1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiện nay khi lạm phát đã giảm cần áp dụng chính sách tiền tệ linh động để đối phó với lạm phát hiệu quả 63

2. Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công. 64

3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa. 64

4. Từ việc đẩy mạnh sản xuất trong nước, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. 65

5. Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng 66

6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, minh bạch hóa thông tin, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá 67

7. Bên cạnh kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ chỉ rõ cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2655 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ và phức tạp. Chỉ số lạm phát và chỉ số CPI tăng cao đem lại những khó khăn lớn trong nền kinh tế..Năm 2007 chỉ số lạm phát là 12.63% Tệ hại hơn, năm 2008 với chỉ số lạm phát khoảng 23% đánh dấu một năm nền kinh tế đấu tranh khốc liệt với lạm phát khi giá cả của hầu hết các mặt hàng đều tăng lên Điều này phản ánh rõ nét qua chỉ số CPI năm 2007 và năm 2008 Chỉ số CPI các tháng năm 2007(năm 2007 CPI tăng 12,63%): tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CPI 1,05% 2,17% giảm 0.22% 0,49% 0,77% 0,85% 0,94% 0,55% 0,51% 0,74% 1,23% 2,91% Những dấu hiệu gia tăng của chỉ số CPI cuối năm 2007 đã dự đoán chính xác cho mức tăng CPI khủng khiếp của Việt Nam trong năm 2008. Chỉ số CPI các tháng năm 2008(năm 2008 CPI tăng 22,97%): tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CPI 2,38% 3,56% 2,9% 2,20% 3,92% 2,14% 1,13% 1,56% 0,18% giảm 0,19% giảm 0,76% giảm 0,68% Nhìn lại số liệu những năm qua, nhiều người giật mình khi thấy năm 2007 và năm 2008 nhảy sang mức tăng hai con số từ quá trình tăng liên tục từ năm 2006 đến nay. ( Chỉ số lạm phát từ năm 1995 - 2007. Nguồn tổng cục thống kê ) Một số đặc điểm của lạm phát ở Việt Nam trong vài thập niên vừa qua và những năm gần đây. Thứ nhất: Lạm phát ở nước ta trong vài thập kỷ qua thay đổi lên xuống rất thất thường. Một số năm lạm phát gia tăng rất cao, một số năm được cải thiện nhưng không bền vững, có lúc lạm phát xuống đên mức âm. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm. 1986 1990 1995 2000 2005 2007 800 67.1 12.7 -0.6 8.4 12.6 Thứ hai: Lạm phát ở nước ta trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng không ngừng. Mức độ lạm phát vượt ngưỡng cho phép 9% của một đất nước và đã kéo lên đến hai chữ số. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm. 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 3.9% 3.1% 7.8% 8.3% 7.5% 12.6% 20% Đặc biệt nghiêm trọng ngay trong quý đầu 2008, mức độ lạm phát đã là 9.4% bằng ba phần tư lạm phát cả năm 2007 và tính đến cuối năm 2008 lạm phát đã vượt trên 20%. Theo báo cáo của tổng cục thống kê lạm phát năm 2008 vào khoảng dưới 20%. Tóm lại, lạm phát hiện nay của nước ta thực sự đáng lo ngại cho các cấp, ngành hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cho người dân. Lạm phát cao đang tác động lớn đên sản xuất, mức sống của người dân, nhất là người dân nghèo có thu nhập thấp. Lạm phát hiện nay có 4 đặc điểm chính là: Lạm phát diễn ra trong thể trạng nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển, nhưng vẫn còn non trẻ, chưa đủ độ trưởng thành, mà đã tăng trưởng nóng, giống như một đứa trẻ bị sốt nóng, sức chịu đựng yếu ớt, có thể nhanh chóng hồi phục, nhưng cũng không thể không chăm sóc cẩn thận. Lạm phát diễn ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cao, có một nguồn ngoại tệ lớn đổ vào nền kinh tế thông qua xuất khẩu, đầu tư, viện trợ, kiều hối, du lịch ... mà chưa kịp điều hòa. Lạm phát là do một lượng lớn vốn đầu tư kém hiệu quả, nhất là các xí nghiệp quốc doanh và các dự án được bao cấp lớn nhưng kinh doanh thua lỗ hoặc hiệu quả thấp. Lạm phát diễn ra do tăng trưởng đầu tư mạnh, về mặt này, lạm phát là kết quả của một sự phát triển bình thường, vì thế lạm phát là lành mạnh. Bảng tình hình lạm phát ở Việt Nam Nguồn: ADB (2007). “Key Indicators 2007: Inequality in Asia”; Từ những đặc điểm trên đây có thể thấy, lạm phát hiện nay ở Việt Nam mang tính chất nửa tốt, nửa xấu, cái chúng ta cần chống chính là cái nửa xấu của lạm phát, trong khi vẫn cần tiếp tục thúc đẩy các mặt tốt của nó, làm cho môi trường đầu tư năng động hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế b.Nguyên nhân của mức tăng lạm phát Ở đây chúng ta sẽ đề cập tất cả các nhóm nguyên nhân giải thích cho lạm phát tăng lên ở Việt Nam qua hai năm trở lại đây. - Giá cả thế giới tăng cao, trong khi đó chúng ta lại nhập siêu khá lớn, điều này trực tiếp đội giá thành sản phẩm trong nước tăng lên. - Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam tăng lên đột biến trong đó đóng góp lớn là từ vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó là lượng vốn hóa trong nước từ thị trường chứng khoán , đẩy một lượng vốn khổng lồ vào việc mua sắm sản xuất. - Việc gia tăng cung tiền làm cho mức lạm phát tăng lên. - Sự không hiệu quả của các biện pháp chính sách tiền tệ, tài khóa, ... "Lạm phát cao ở nước ta có nguyên nhân từ giá cả thế giới tăng cao, nhưng nguyên nhân chủ yếu là cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, chính sách tiền tệ, tài khóa chưa thật phù hợp. Công tác chỉ đạo điều hành, nhất là kinh tế vĩ mô đã có bước tiến bộ, nhưng còn nhiều bất cập", Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn. ( trích Vnexpress.net ) 1.2. Lạm phát 2009 a. Diễn biến Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12/2008 của 6 tháng đầu năm 2009 như trong biểu đồ. Diễn biến giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2009 có một số  đặc điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, giá tiêu dùng đầu năm nay tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Tháng 1 tăng 0,32% so với tăng 2,38%; Tháng 2 tăng 1,17% so với tăng 3,56%; Tháng 3 giảm 0,17% so với tăng 2,99%; Tháng 4 tăng 0,35% so với tăng 2,20%; Tháng 5 tăng 0,44% so với tăng 3,91%; Tháng 6 tăng 0,55% so với tăng 2,14%. Sau 6 tháng (tức là tháng 6/2009 so với tháng 12/2008) tăng 2,68% so với 18,44%. Chính tình hình trên cùng với việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP (từ 6,7% xuống còn 5%), Quốc hội đã điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng (từ dưới 15% xuống còn dưới 10%). Cũng từ diễn biến này, mà nhiều người đã cho rằng lạm phát chưa có gì đáng lo và Nhà nước có thể yên tâm để tập trung cao hơn cho mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm nay đã được điều chỉnh và cao hơn năm sau. Thứ hai, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã có xu hướng cao lên qua các tháng. Nếu bình quân 1 tháng trong 5 tháng đầu năm tăng 0,42%, thì tháng 6 đã tăng 0,55%, cao hơn mức bình quân một tháng trong 5 tháng đầu năm, cao hơn trong 3 tháng trước đó. Chính xu hướng này và các yếu tố tác động (sẽ được đề cập ở phần sau) đã làm xuất hiện dư luận lo ngại về nguy cơ tái lạm phát. Nói là nguy cơ, có nghĩa là lạm phát chưa đến ngay trong vài ba tháng tới, mà có thể sẽ đến vào cuối năm nay và đầu năm sau. Cũng chính từ đó mà mục tiêu tiếp ngay sau mục tiêu ưu tiên của năm nay mà Quốc hội đưa ra là kiềm chế lạm phát. Thứ ba, so sánh sau một năm (tức là so với cùng kỳ năm trước), tốc độ tăng giá tiêu dùng từng tháng và bình quân các tháng năm nay có xu hướng chậm dần Tháng 1 tăng 17,48%; Tháng 2 tăng 14,78%, bình quân hai tháng tăng 16,13%; Tháng 3 tăng 11,25%, bình quân ba tháng tăng 14,47%; Tháng 4 tăng 9,23%, bình quân bốn tháng tăng 13,14%; Tháng 5 tăng 5,28%, bình quân năm tháng tăng 11,59%; Tháng 6 tăng 3,94%, bình quân sáu tháng tăng 10,27%. Đó là xu hướng tốt. Tuy nhiên, mặt bằng giá năm nay vẫn tăng so với mặt bằng giá của năm 2008, trong khi mặt bằng giá của năm 2008 đã tăng rất cao (gần 23%) so với năm 2007. Chính điều này đã làm người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, những người bị giảm thu nhập do mất hay thiếu việc làm vẫn cảm thấy giá cả đắt đỏ hơn mặc dù về con số tháng sau so với tháng trước tăng thấp, thậm chí tháng 3 còn giảm so với tháng 2. Thứ tư, theo nhóm hàng, trong khi giá lương thực giảm hoặc tăng thấp thì giá các nhóm hàng còn lại trong “rổ” tính giá tiêu dùng đã tăng cao hơn. Cụ thể: tháng 6 giá lương thực chỉ tăng 0,59%, thì giá các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng còn lại tăng 2,99%. Đó là kết quả của sản xuất lương thực vụ đông xuân được mùa đã đóng góp, nhưng lại có yếu tố giảm giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước (giảm 28,5%) mặc dù lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh (tăng 56,2%). Thứ năm, theo khu vực, giá tiêu dùng ở khu vực nông thôn tăng thấp hơn ở khu vực thành thị (tháng 6 tăng 0,50% so với tăng 0,62%), 6 tháng tăng 2,47% so với tăng 2,94%). Đặc điểm thứ tư và thứ năm trên cho thấy rõ nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã góp phần “cứu” đất nước trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu về nhiều mặt, từ tăng trưởng kinh tế (khi tăng trưởng công nghiệp bị sụt giảm mạnh hơn), lạm phát, tiêu thụ trong nước, xuất khẩu, lao động việc làm,...; đồng thời cũng cho thấy kích cầu đầu tư, tiêu dùng cần hướng mạnh hơn vào trọng điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thời gian gần đây, trong một số cuộc hội thảo, trên diễn đàn Quốc hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện sự lo ngại về tái lạm phát. Người viết cho rằng xu hướng diễn biến của lạm phát năm nay sẽ khác với năm trước: nếu năm trước tăng rất cao vào những tháng đầu năm, nhưng đã chậm lại và giảm vào những tháng cuối năm, thì năm nay sẽ có xu hướng ngược lại - tăng thấp vào đầu năm, nhưng sẽ cao lên vào cuối năm và cả năm sẽ ở mức xấp xỉ 10%. Vì vậy, lạm phát chưa đến ngay trong vài ba tháng tới, nhưng phải cẩn trọng, bởi lạm phát có thể quay trở lại. Lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 là 6,88% Riêng trong tháng 12, CPI tăng 1,38%. Chỉ số lạm phát tháng 12 cao hơn 6,52% so với cùng kỳ. Chốt lại năm 2009, lạm phát tháng 12 năm nay cao hơn 6,52% so với cùng kỳ; lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng thời kỳ năm 2008 cao hơn 6,88%. Như vậy, Chính phủ đã kiềm chế lạm phát thành công, ở mức dưới 7%. b. Những yếu tố tác động Xu hướng và khuyến cáo trên căn cứ vào nhiều yếu tố tác động. Các yếu tố này có thể khái quát thành các nhóm như sau. Nhóm thứ nhất là nguồn hàng, bao gồm nguồn hàng sản xuất trong nước và nhập siêu. Về sản xuất trong nước, năm trước tăng cao vào đầu năm, tăng thấp vào cuối năm, nhưng tính chung cả năm tăng 6,18%; năm nay tăng thấp vào đầu năm, tăng cao hơn vào cuối năm, nhưng tính chung cả năm tăng thấp hơn năm trước (mục tiêu phấn đấu tăng 5%). Nhập siêu, năm trước cao vào đầu năm, ít hơn vào những tháng cuối năm, nhưng cả năm ở mức 18 tỷ USD. Năm nay sẽ thấp hơn vào đầu năm (6 tháng đầu năm nay ở mức trên 2,1 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 14,2 tỷ USD của cùng kỳ năm trước) cao hơn vào cuối năm nhưng khả năng cả năm có thể chỉ ở mức hai phần ba  mức của năm trước. Nhóm thứ hai là tiền tệ - tài khoá. Nếu năm trước, chính sách tiền tệ - tài khoá chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt, thì năm nay chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng và tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng hiện đã ở mức trên dưới 15% so với cuối năm trước, nhưng chủ yếu từ tháng 4 đến nay (sau khi gói kích cầu thứ nhất được thực hiện đến nay đã kéo trên 350 nghìn tỷ đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại ra lưu thông). Hiện có 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất (131, 443, 497, 579). Theo dự kiến, tốc độ tăng dư nợ tín dụng cả năm sẽ ở mức 30% - cao gấp 6 lần tốc độ tăng GDP. Đó là một hệ số khá cao so với năm trước và so với các nước trong khu vực, nên việc cẩn trọng với lạm phát là không thừa. Nhóm thứ ba là tiêu thụ ở trong nước. Nếu năm trước, tiêu thụ ở trong nước chuyển từ tăng cao sang “co lại”, thì năm nay lại chuyển từ “co lại” sang tăng cao lên qua các tháng. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 4%, 2 tháng tăng 5%, 3 tháng tăng 6,6%, 4 tháng tăng 7,4%, 5 tháng tăng 8,4%, 6 tháng tăng 8,8%. Tuy chưa bằng tốc độ tăng của các năm trước năm 2007, nhưng đã cao hơn tốc độ tăng 6,5% của năm 2008 và cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP (3,9%). Đây vừa là động lực của tăng trưởng, vừa là một trong những yếu tố quan trọng làm cho giá tiêu dùng có xu hướng cao lên. Nhóm thứ tư là chi phí đẩy. Nhóm này gồm một số nhóm nhỏ. Giá cả trên thị trường thế giới, nếu năm trước tăng cao vào đầu năm, giảm mạnh vào cuối năm (góp phần kéo lạm phát cao trong các tháng cuối năm), thì năm nay đầu năm ở mức thấp nhưng đang có xu hướng cao lên vào cuối năm, nhất là giá xăng dầu, sắt thép, thức ăn chăn nuôi, đường, sữa, thuốc chữa bệnh,... Đó là giá tính bằng USD, khi nhập khẩu tính bằng VND sẽ còn tăng kép, bởi tỷ giá VND/USD năm nay tăng cao hơn năm trước (6 tháng đầu năm nay tăng 5,33%, nếu tính bình quân 6 tháng so với cùng kỳ tăng 9,62%, trong khi các con số tương ứng của cùng kỳ năm trước là 5,02% và 0,51%). Nếu lạm phát trên thế giới tăng lên như dự báo của nhiều chuyên gia, thì lạm phát ở trong nước sẽ bị “khuyếch đại” lên. Ở trong nước, giá nhiều loại nguyên nhiên vật liệu nếu năm trước đầu năm tăng lên, cuối năm giảm xuống theo giá thế giới; chi phí vay vốn nếu năm trước ở mức cao, năm nay được bù lãi suất; nhưng nếu hết năm phần vay vốn lưu động hết thời hạn cấp bù lãi suất thì có thể sẽ có “cú sốc” không chỉ về chi phí vốn vay, mà cả về tiếp cận vốn vay không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả các ngân hàng thương mại. Việc thực hiện cơ chế thị trường về giá đối với xăng, dầu, điện, than đá, nước... và một số loại dịch vụ cũng sẽ làm cho mặt bằng giá tăng lên. Nhóm thứ năm là việc “chia sẻ” - thời gian qua giá vàng, chứng khoán, bất động sản ấm, nóng lên, đã hút một lượng tiền không nhỏ vào đây; nhưng tới đây, nếu nó giảm xuống thì sẽ gây áp lực lên thị trường hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng. 2. Thực trạng đầu tư 2.1. Tổng quan Trong những năm vừa qua, vốn đầu tư vào Việt Nam tăng trưởng khá cao, giúp Việt Nam ra khỏi danh sách những nước có thu nhập thấp trên thế giới, GDP cũng tăng nhanh, mạnh. Sở dĩ có được kết quả đó là do Việt Nam có môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng, cơ sở pháp lý lanh mạnh cùng với những chính sách hợp lý thúc đẩy sự phát triển đất nước, hòa nhịp với tiến độ phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Đặc biệt trong khoảng 2 năm gần đây, toàn thế giới đang lâm vào khủng hoảng tài chính kinh tế, Việt Nam cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng, nhưng nhờ biện pháp kích cầu kịp thời, hợp lý, tăng cường và thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, nước ta đã thóat ra khỏi khủng hoảng trong sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế. Vốn đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh qua các năm. Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên họp lần thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong năm 2009, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 715 nghìn tỷ đồng, bằng 42,6% GDP (kế hoạch là 39,5% GDP), tăng 17% so với năm 2008. Dự báo, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 sẽ vào khoảng 800 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP và tăng 12% so với ước thực hiện năm 2009. Tuy nhiên việc giải ngân, sử dụng vốn còn nhiều vấn đề bất cập khiến hiệu quả của nguồn vốn đạt được chưa thực sự cao. 2.2. Tình hình đầu tư ở Việt Nam Sau cuộc cải cách về kinh tế năm 1986, kinh tế Việt Nam đã dần ổn định và phát triển. Vốn đầu tư trong nước cũng tăng nhanh đáng kể trong những năm vừa qua. Cụ thể là ở các lĩnh vực sau: 2.2.1. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước Theo số liệu thông kê được cho thấy vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước liên tục tăng nhanh qua các năm: năm 1995 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 13575 tỷ đồng, năm 2000 đã là 39006 tỷ đồng, tức là gấp gần 2,9 lần năm 1995, năm 2007 là 106200 tỷ đồng, gấp 2.72 lần năm 2000. ***Gần đây nhất, theo báo cáo của Chính phủ tại phiên họp lần 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm 2009 là 161 nghìn tỷ đồng, tăng gần 63% so với thực hiện năm 2008, tăng 42,7% so với kế hoạch năm, và chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong khoảng 161 nghìn tỷ đồng đó, đầu tư theo dự toán ngân sách nhà nước đầu năm ước đạt 135,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,1% so với kế hoạch năm; chuyển nguồn từ kế hoạch năm 2008 sang 2009 là 22 nghìn tỷ đồng… *** Dự đoán 2010, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 125,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 15,7% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 66 nghìn tỷ đồng (gồm 56 nghìn tỷ đồng trong kế hoạch 2010 và 10 nghìn tỷ đồng từ năm 2009 chuyển sang), chiếm 8,2% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng 22,2% so với ước thực hiện năm 2009. Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư còn yếu kém, chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho hoạch định các kế hoạch phát triển. Việc quản lý vừa rườm rà, vừa lỏng lẻo trong đầu tư thể hiện ở tất cả các khâu từ xác định chủ trương, lập thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán… đến khâu triển khai thực hiện, theo dõi cấp phép và thanh toán gây ra tình trạng thất thoát không nhỏ cho vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn có tình trạng số lượng dự án duyệt chờ ngân sách cấp vốn ngày càng tăng, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.Biểu hiện của hoạt động đầu tư từ vốn ngân sách chưa hiệu quả đó là đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả, chậm tiến độ thi công, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu tư vào các ngành không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Doanh nghiệp nhà nước(DNNN) là loại hình kinh doanh được rót vốn từ ngân sách Nhà Nước. Cổ phần hóa DNNN đang trở nên phổ biến ở nước ta. Hiện các DNNN vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, trên 80% vốn đầu tư của Nhà nước, 60% tổng lượng tín dụng trong nước, trên 70% vốn vay nước ngoài. Mức độ độc quyền của các doanh nghiệp này là rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế các DNNN chỉ sản xuất ra chưa tới 40% GDP (so với 45% của khu vực ngoài quốc doanh và 15% của các doanh nghiệp FDI), đóng góp 30% thu ngân sách về thuế và chỉ tạo ra việc làm cho gần 10% lực lượng lao động. Thêm vào đó, xu hướng gia tăng nhanh hệ số ICOR của khu vực Nhà nước: từ 3,6 năm 1995 lên 9,1 năm 2005 là đáng lo ngại (trong khi ICOR của khu vực các doanh nghiệp tư nhân chỉ tăng từ 2 lên 4,1, còn ICOR của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại giảm từ 9,6 xuống 5,2), hàm ý rằng hiệu quả đầu tư của các DNNN đang giảm sút nhanh chóng. VỐN ĐẦU TƯ CỦA DNNN VIỆT NAM 14587 18055 15597 21554 25100 30300 33500 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 nam Giá trị Vốn DNNN Vậy, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước đang tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, công tác quản lý còn yếu kém, thủ tục rườm rà ...gây thất thoát, lãng phí vốn. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn chưa cao điển hình là DNNN với chỉ số ICOR tăng dần. 2.2.2. Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp tư nhân Những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tư nhân gia tăng nhanh chóng: theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với hơn 83 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới trong năm 2009, con số doanh nghiệp đã đăng ký khi cộng dồn lại đến tháng 12 năm 2009 ước đạt 460 ngàn doanh nghiệp. Từ số lượng khoảng 31.000 doanh nghiệp vào năm 2000, con số này nay đã tăng 15 lần chỉ vỏn vẹn trong 9 năm . Cùng với sự gia tăng về số lượng là sự gia tăng cả về qui mô vốn đầu tư: Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2008, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tính theo giá thục tế đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư của khu vực nhà nước là 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 29% tổng vốn toàn, con số này đã giảm 11,4% so với năm 2007; khu vực tư nhân là 263 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 41% tổng số vốn, tăng gần 43% so với năm 2007. Còn theo báo cáo của Chính phủ tại phiên họp lần thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong năm 2009 Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ước cả năm 2009 đạt 60 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 75,9% kế hoạch, giảm 7,7% so với thực hiện năm 2008, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân ước cả năm đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, đạt 93,8% kế hoạch, tăng 22,5% so với thực hiện năm 2008, chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Dự kiến năm 2010: vốn từ khu vực doanh nghiệp nhà nước khoảng 66 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 8,2% và tăng 10%; vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư khoảng 281,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,1% và tăng 27,7. Về khía cạnh chất lượng, hiệu quả kinh doanh của khu vực này cung tăng lên đáng kể. Theo ông Lê Duy Bình – một thành viên thuộc tổ công tác thi hành Luât doanh nghiệp và Luật đầu tư, nhận xét rằng doanh nghiệp tư nhân đẫ có sự phát triển nhanh chóng cả số và chất lượng, sự phát triển ấn tượng này còn thể hiện qua quy mô  hoạt động lớn mạnh nhanh chóng, doanh thu thuần của khu vực này từ năm 2000 - 2008 đã tăng hơn 1.500%, lợi nhuận tăng gần 2.700%, tổng tài sản tăng gần 2.500%, vốn chủ sở hữu trung bình/doanh nghiệp tăng gấp 3 lần, lợi nhuận trung bình/doanh nghiệp tăng gấp 5 lần Như vậy, qui mô vốn đầu tu khu vực tư nhân đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của cả nước, tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn so với DNNN và đang ngày nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 2.2.3. Vốn từ tiết kiệm dân cư Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ và truyền thống.Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân không phải là nhỏ tồn tại dưới nhiều hình thức như: tiền mặt, vàng, ngoại tệ. Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do tiền gửi của người dân lại được đem đi cho các doanh ngiệp vay vốn phát triển, đây là 1 nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng đóng góp gián tiếp vào GDP cũng như thể hiện mức độ phát triển của quốc gia. Khi mức sống gia tăng, tích luỹ nhiều hơn thì mục tiêu phát triển cũng hoàn thiện hơn. Các số liệu thu được đã dẫn tới một dự báo rằng mức tích luỹ của hộ gia đình Việt Nam có thể đạt 15% GDP trong vòng vài năm tới. Với khoảng 15 triệu hộ gia đình đóng góp khoảng 1/3 GDP, trong giai đoạn 2000-2005 tiết kiệm của khu vực dân cư chiếm khoảng 11% GDP. Những năm đầu thế kỷ 21, lãi suất tăng cao cùng với sự phát triển đa dạng của Ngân hang thương mại, tiền gửi tiết kiệm của dân cư vào ngân hàng bình quân đạt mức cao. Bước sang năm 2007- giữa 2008, thị trường chứng khoán ở Việt Nam bùng nổ, phát triển mạnh mẽ, phần đông người dân rút tiền tiết kiệm để đầu tư chứng khoán .Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 3 tháng đầu năm năm 2008, điểm đáng chú ý nhất trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay của nền kinh tế là tiền gửi VND của dân cư tăng rất thấp, chỉ tăng 6,6% so với mức tăng 13,2% của cùng kỳ năm 2007 . Nhưng tới cuối năm 2008, thị trường mới này bắt đầu giảm nhiệt, lượng tiền gửi lại tăng lên. Vậy, nguồn vốn từ dân cư có tiềm năng rất lớn. nguồn vốn này cần có sự quan tâm đặc biệt để thu hút nhiều hơn nữa nhằm tận dụng triệt để nguồn tiết kiệm trong nước. 2.3. Nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài Việt Nam rất có kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty nước ngoài coi Việt Nam là một điểm lựa chọn thực tế để xây dựng các nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối và xuất nhập khẩu. Từ năm 1988, khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Qua gần 20 năm vận động và phát triển, đến nay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, cho kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp. 2.3.1 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. ***Năm 2008 là năm thành công của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trước những khó khăn của nền kinh tế thế giới và khu vực, lượng FDI đăng ký vào Việt Nam vẫn đạt 58,3 tỷ USD đến hết tháng 10, gấp 2,73 lần tổng số vốn FDI đăng ký của cả năm 2007. Lượng vốn được giải ngân tính đến 10 tháng là 9,1 tỷ USD, cao hơn 13% so với tổng lượng vốn FDI giải ngân 2007.  Sơ đồ 5: Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư qua các năm Nguồn: Tổng cục Thống kê và www.asset.vn *** Năm 2009: Vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009 đạt 21,48 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD.: Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) năm 2009 đạt 29,9 tỷ USD, bằng 86,6 % so với năm 2008 và chiếm 52,7 % tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009, khu vực ĐTNN xuất siêu 5,03 tỷ USD. Về tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư: Theo các báo cáo nhận được đến 15/12/2009, trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Về tính chung cả cấp mới và tăng vốn: trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. ***Dự kiến năm 2010: Chủ trương đối với khu vực ĐTNN là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phátliên hệ thực tiễn việt nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan