Đề tài Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xe máy Honda Việt Nam

 MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TỔNG THỂ: 4

1.Yếu tố văn hóa - xã hội 4

2. Yếu tố kinh tế. 5

2.1) Tỷ lệ lãi suất : 5

2.2) Tỷ giá hối đoái. 6

2.3) Tỷ lệ lạm phát. 7

2.4) Quan hệ giao lưu quốc tế. 7

3. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ. 8

4. Yếu tố chính trị - luật pháp. 10

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP 11

1. Nhà cung cấp 11

2. Các sản phẩm thay thế 12

3. Đối thủ tiềm ẩn 12

4. Các tổ chức công quyền và bộ máy xã hội 13

5. Đối thủ cạnh tranh 13

5.1) Yamaha Việt Nam 14

5.2) SYM 14

5.3) Suzuki Việt Nam 15

5.4) Các hãng cung cấp xe máy khác 16

6. Phân tích khách hàng 16

6.1) Đối tượng khách hàng: 16

6.2) Dịch vụ chăm sóc khách hàng 17

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 18

1. Hoạt động hỗ trợ 18

1.1) Cơ sơ hạ tầng 18

1.2) Quản lý nguồn nhân lực 20

1.3) Phát triển công nghệ 20

2. Hoạt động cơ sở 21

2.1) Tổ chức đầu vào: 21

2.2) Vận hành: 21

2.3) Tổ chức đầu ra 21

2.4) Maketing và bán hàng 22

2.5) Dịch vụ hậu mãi 23

IV. MA TRẬN SWOT 24

V. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 26

1.Chiến lược tận dụng thế mạnh của tổ chức để khai thác các cơ hội trong môi trường kinh doanh bên ngoài.(SO) 26

2. Chiến lược tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục điểm yếu bên trong Doanh nghiệp.(WO) 26

3. Chiến lược tận dụng điểm mạnh bên trong tổ chức nhằm giảm bớt tác động của các nguy cơ bên ngoài.(ST) 26

4. Chiến lược cố gắng khắc phục điểm yếu và giảm tác động, hoặc tránh nguy cơ bên ngoài (chiến lược mang tính phòng thủ) (WT) 26

KẾT LUẬN 28

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12346 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xe máy Honda Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chừng và tồn tại được hầu như dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước, còn các doanh nghiệp tư nhân thì manh mún, thậm chí làm ăn chộp giật. Một so sánh đơn giản là, trong khi tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nội địa chỉ đạt khoảng 100 triệu USD thì riêng Công ty Honda Việt Nam kể từ khi thành lập (năm 1996) đến nay đã đầu tư đến 194 triệu USD vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Ngoài những vấn đề nêu trên, còn có những yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ… cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xe máy Honda nói riêng. 3. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ. Ngày nay công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Thay đổi công nghệ có thể làm cho các sản phẩm hiện đang sản xuất trở nên lỗi thời trong khoảng thời gian ngắn cũng với thời gian đó có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm mới. Như vậy kỹ thuật công nghệ đồng thời có thể mở ra cơ hội cũng như thách thức bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã diễn ra xu hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm. Honda đã, đang và luôn quan tâm đầu tư phát triển công nghệ nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm ưu việt hơn và thân thiện với môi trường. Bước vào thế kỷ XXI, Honda nỗ lực hết mình để giảm thiểu lượng khí thải cũng như nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe máy nhằm góp phần cải thiện những vấn đề về môi trường hiện tại như hiện tượng Trái Đất nóng dần lên. Hiện tại, công ty đang xúc tiến rất nhiều các biện pháp khác nhau để nâng cao tối đa khả năng thân thiện với môi trường cho các sản phẩm Honda trên quy mô toàn cầu. Honda đã áp dụng hệ thống phun điện nhiện liệu điện tử đang được trang bị trên ôtô lên xe gắn máy, bắt đầu từ những chiếc môtô cỡ lớn nhiều xi-lanh. Hệ thống phun nhiên liệu điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý cung cấp nhiên liệu cho động cơ thông qua sự kiểm soát chặt chẽ của hệ thống máy tính. Nhờ đó, có thể kiểm soát được lượng nhiên liệu cung cấp một cách lý tưởng hơn nhiều so với hệ thống chế hoà khí thông thường. Tại Việt Nam, với khẩu hiệu “ Dẫn đầu về công nghệ- Leading the Technology”, vào  tháng 4/2007 Honda Việt Nam (HVN) đã trởthành nhà sản xuất đầu tiên tại Việt Nam trang bị công nghệ phun xăng điện tử (PGM-FI) cho mẫu xe Future Neo FI và dự định sẽ tiếp tục áp dụng rộng rãi hơn nữa trong tương lai. Trong vòng ba tháng đầu năm 2007, Honda bán ra hơn 252.000 xe máy, tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm 2006 và dự tính trong năm nay sẽ bán ra hơn 1,15 triệu xe. Với tốc độ phát triển này, nhiều chuyên gia khẳng định Honda sẽ tiếp tục gia tăng khoảng cách với các đối thủ trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường xe máy Việt Nam. Đặc biệt, mới đây Honda tiếp tục trình làng hai mẫu xe mới, nhắm vào từng đối tượng cụ thể, có tính năng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá cả phù hợp: Air Blade và Future Neo FI. Và mới đây nhất Honda đã đưa ra công nghệ mới đó là tự động hóa xe số Honda. Trong các số báo tháng 10 và tháng 12 năm 2009 đã đăng tải về công nghệ CV-Matic của Honda – công nghệ tự động mới dành cho xe số. Và nay công nghệ mới này đã được áp dụng cho xe Wave RSX FI-AT sẽ xuất hiện trên thị trường từ ngày17/04. Đây có thể được coi là một hướng đi mới cho dòng xe số của Honda, tạo một bước ngoặt lớn trong dòng xe số. Với mục đích cung cấp các sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống, Honda đã và đang nghiên cứu và phát triển chiếc xe máy với công nghệ tự động có thể vận hành bằng những thao tác vô cùng đơn giản. Vào năm 1958, Honda ra mắt dòng xe Super Cub C100 được trang bị hệ thống ly hợp ly tâm giúp người lái có thể chuyển số trong khi vận hành mà không sử dụng đến côn tay. Từ đó đến nay, xe máy Honda liên tục được cải tiến, nổi bật là việc áp dụng động cơ bốn thì OHC (trục cam bố trí trên đỉnh xylanh), hệ thống mới như công nghệ PGM-FI giúp tăng cường khả năng vận hành của xe cũng như khả năng thân thiện với môi trường. Và giờ đây, Honda đã tự động hóa dòng xe số giúp tăng thêm nữa sự tiện lợi cho khách hàng. Wave RSX FI AT sẽ là bước khởi đầu cho một trang sử mới của dòng xe số. Tính đến năm 2010, Honda không ngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ và đã trở thành nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam có nhiều mẫu mã, chủng loại xe nhất. Mỗi mẫu mã, chủng loại đều nhắm vào một vài đối tượng khách hàng cụ thể và điều đó giúp Honda liên tục dẫn đầu trên thị trường xe máy Việt Nam. 4. Yếu tố chính trị - luật pháp. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực, quốc gia đó. Việt Nam khá ổn định về chính trị và xã hội, đó là một lợi thế quan trọng so với nhiều nước trong vùng. Ngoài ra Việt Nam đang có hệ thống luật pháp tương đối tốt. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã thực hiện hàng loạt cải cách về luật pháp, đưa hệ thống luật của Việt Nam tiến gần tới tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về đầu tư và kinh doanh. Đặc biệt Luật Doanh nghiệp Việt Nam được các nhà đầu tư coi là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cởi mở hơn so với các nước trong khu vực. Việt Nam cũng đã có luật đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh cũng như trước pháp luật. Ngoài ra Việt Nam cũng đang cố gắng đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Trong hoạt động kinh doanh của mình, từ nguyên liệu sử dụng, các hoạt động sản xuất, các dịch vụ chăm sóc khách hàng đến các tiêu chuẩn về môi trường… Honda luôn tuân thủ và chấp hành  đầy đủ các chính sách về chính trị và pháp luật của Việt Nam như Luật Doanh nghiệp, Luật giao thông, Luật lao động…Công ty Honda Việt Nam thường mở ra các chương trình tập huấn, hướng dẫn viên công ty đem đến cho các học viên thông tin cập nhật nhất về tình hình giao thông ở nước ta cũng như tầm quan trọng của các hoạt động an toàn giao thông thông qua hàng loạt hình ảnh và phim tư liệu về những thói quen xấu khi tham gia giao thông, đặc biệt là của giới trẻ, như không đội mũ bảo hiểm, lái xe sau khi uống rượu bia, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách trên đường... cùng hậu quả là những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Qua những thông tin sinh động đó, học viên có thể ý thức được tầm quan trọng của việc nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông và chú ý an toàn khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó khi tuyển dụng lao động luôn đảm bảo điều kiện lao động, an toàn lao động, thời hạn hợp đồng, thời gian làm viêc tuân theo quy định của Luật lao động. Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 nêu rõ, phải "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển... Gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, doanh nghiệp nước ta nói chung và Honda nói riêng đứng trước những thời cơ mới rất quan trọng, nhưng phải đối mặt cũng không ít thách thức mới. Và doanh nghiệp xe máy Honda đã, đang, sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hơn nữa nhằm mang lại những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP 1. Nhà cung cấp Sự khác biệt hóa sản phẩm của nhà cung cấp: Được chế tạo từ vật liệu chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến nhất, phụ tùng chính hiệu Honda dù được nhập khẩu từ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Italia hay cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước đều luôn đảm bảo các yêu cầu tính năng kỹ thuật, đồng thời thỏa mãn nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật như Jis, Hes, Jama... và cả các tiêu chuẩn TCVN Việt Nam. Mọi phụ tùng do Honda Việt Nam cung cấp đều luôn đạt yêu cầu về chất lượng ngang bằng với chất lượng sản xuất tại Nhật Bản. Ở ViệtNnam, nhà máy Honda mới chỉ dừng lại ở công việc lắp ráp xe máy, còn phụ tùng chính hãng được nhập khẩu từ các nhà máy chính hãng Honda từ các nước khác, điều này khiến cho mức độ tập trung nhà cung ứng lớn, Honda Việt Nam khó chuyển đổi nhà cung ứng đầu vào. Mặc dù vậy, công ty Honda Việt Nam lại không có sự cạnh tranh về nhà cung ứng, và luôn yên tâm về giá cả cũng như chất lượng đầu vào. 2. Các sản phẩm thay thế Các sản phẩm của Honda Việt Nam không phải cạnh tranh với quá nhiều loại sản phẩm thay thế trên thị trường . Mặc dù ôtô cũng đang dần trở thành sản phẩm thay thế chiếm vị trí cao trên thị trường trong nước, nhưng vẫn chưa phải là mặt hàng thay thế hoàn hảo, vì thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp nên xe máy vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu và cần thiết nhất. Theo điều tra mới nhất của hãng Honda, tiềm năng cho thị trường xe máy còn rất lớn. Hiện nay, ở Việt Nam trung bình là 6 người/1 xe máy, và hầu hết mọi người vẫn còn có nhu cầu sử dụng phương tiện này. Nhờ có những ưu thế như trên, hãng Honda Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. 3. Đối thủ tiềm ẩn Ở Việt Nam, số lượng xe máy nhập khẩu nguyên chiếc là không nhiều do bị đánh thuế cao và giá khá đắt nên không có tính đại trà, chỉ chiếm số lượng nhỏ khách hàng. Hơn nữa, rào cản gia nhập thị trường ôtô, xe máy trong nước là khá lớn do đã có sự phân chia thị phần xe máy rõ ràng của các hãng xe máy lớn, khách hàng trung thành với các nhãn hiệu có uy tín trên thị trường như Honda, Yamaha, Suzuki…nên các hãng sản xuất xe máy mới xuất hiện trên thị trường thường bị thiếu năng lực cạnh tranh. Do vậy, đối thủ tiềm ẩn chủ yếu trong ngành của ngành sản xuất xe máy trong nước nói chung và Honda nói riêng là xe máy nhập lậu từ Trung Quốc, tuy chất lượng không cao nhưng giá rẻ và dễ tìm kiếm phụ tùng thay thế. Để khắc phục nguy cơ này từ phía đối thủ tiềm ẩn cũng như để hướng đến thị trường người dân có thu nhập trung bình thấp, Honđa Việt Nam đã cho ra mắt các dòng xe giá rẻ, chất lượng tốt và thân thiện với môi trường. Thực tế đã chỉ ra rằng, các sản phẩm của Honda có một chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng và có nhiều điểm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, giữ lòng tin trong khách hàng. Với chiến lược phát triển theo chiều sâu, sản xuất ra các sản phảm giá rẻ, chất lượng tốt, thân thiện với môi trường đã giúp Honda đứng vững trong thị trường Việt Nam rất nhiều năm qua. 4. Các tổ chức công quyền và bộ máy xã hội Để có thể hoạt động và phát triển tốt, Honda Việt Nam không thể không nhắc đến sự ảnh hưởng của các tổ chức xã hội và bộ máy công quyền . Với trụ sở nhà máy chính đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, hoạt động của nhà máy chắc chắn sẽ bị tác động một phần không nhỏ của chính sách phát triển của địa phương, ví dụ như chiến lược phát triển tỉnh Vĩnh phúc, các chính sách áp dụng để bảo vệ môi trường, các tổ chức công an, đoàn thể…. Vì vậy, nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho việc sản xuất và phát triển của nhà máy, Honda Việt Nam đã rất chú trọng đến các chính sách của tỉnh và thành phố và tạo ra sự điều chỉnh trong chiến lược. Mặt khác, bằng việc giúp đỡ địa phương đó trong việc hỗ trợ phát triển nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội Honda đã không những thành công trong việc gây dựng hình ảnh tốt cho công ty, mà còn giúp công ty dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vấn đề khúc mắc với các tổ chức xã hội. Các chương trình gần đây có thể được kể đến đó là: trao tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trên toàn quốc, các chương trình từ thiện, khuyến học, giúp đỡ trẻ em khuyết tật…tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. 5. Đối thủ cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải làm gì và làm như thế nào để có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là công việc không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vấn đề này không chỉ áp dụng riêng với Honda Việt Nam mà với tất cả các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, thị trường xe máy ở Việt Nam đã nhiều thay đổi khi các doanh nghiệp thấy được nhu cầu về xe máy của người Việt Nam là rất lớn. Sau Honda, một số hãng xe gắn máy lớn khác cũng đã tiến hành liên doanh với Việt Nam để thành lập những công ty liên doanh sản xuất xe máy như Suzuki Việt Nam, Yamaha Việt Nam, VMEP của tập đoàn SYM… Bên cạnh đó là sự đổ bộ ồ ạt của các dòng xe máy Trung Quốc tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Cuộc cạnh tranh giờ đây không chỉ là cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng mà thực sự là cuộc cạnh tranh về thương hiệu sản phẩm. 5.1) Yamaha Việt Nam Có thể thấy ngay cạnh tranh trực tiếp với Honda trên thị trường hiện nay là Yamaha Việt Nam. Công ty Yamaha Motor Việt Nam thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1999, là doanh nghiệp liên doanh giữa công ty Yamaha Motor Nhật Bản, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và công ty công nghiệp Hong Leong Industries Berhad Malaysia với số vốn pháp định là 24.250.000 USD. Tuy là kẻ đến sau nhưng Yamaha đã chiếm được vị trí tương đối vững chắc trên thị trường xe máy Việt Nam. Sản phẩm của hãng được nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Yamaha tung ra thị trường với nhiều loại xe, từ xe số, xe phanh đĩa, xe tay ga với kiểu dáng và màu sắc trẻ trung. Các kiểu xe ga của Yamaha như Mio Amore, Mio Maximo, Mio Classic đều có thiết kế nhỏ gọn, giá cả dao động từ 16-18 triệu đồng, phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh xe tay ga dành cho nữ giới, Yamaha cũng rất chú ý tới dòng xe tay ga dành cho nam giới- đó chính là Nouvo. Ngoài ra Yamaha cũng cung cấp trên thị trường các sản phẩm xe số như Sirius, Jupiter…với nhiều màu sắc đa dạng. Mặc dù không thể trực tiếp cạnh tranh với Honda về chất lượng nhưng các hãng xe máy khác lại có lợi thế hơn về chủng loại sản phẩm. Chủng loại của các hãng này rất phong phú, đa dạng, hợp thời trang. Ngoài ra, Yamaha còn có chiến lược tiếp thị, quảng cáo rộng rãi, có hình thức mua trả góp với lãi suất thấp để thu hút khách hàng. Tập đoàn Yamaha cũng đã thành lập tại Băng Cốc một trung tâm với chức năng nghiên cứu phát triển các loại xe máy ở Châu Á và Việt Nam tạo điều kiện tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường. 5.2) SYM Một đối thủ nữa không thể không nhắc tới là SYM. Đây là công ty công nghiệp San Yang thuộc tập đoàn Chinfon được thành lập năm 1954 tại Đài Loan, khởi đầu bằng việc sản xuất dinamo xe đạp. Năm 1962 bắt đầu sản xuất xe máy. Trong 50 năm qua, San Yang đã tiêu thụ khoảng 6.000.000 xe máy, luôn là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và tiêu thụ xe máy ở Đài Loan. Năm 1992, San Yang đầu tư sản xuất xe máy tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 1.160.000.000USD, công suất 540.000 xe/năm. Đây là dự án đầu tư lớn nhất tại Việt Nam thuộc loại này. Năm 2002, công ty San Yang đã tăng cường đầu tư để triển khai dự án thiết kế và lắp ráp động cơ 15.000.000 USD. VMEP là công ty đầu tiên đưa thiết bị sản xuất động cơ vào Việt Nam, các phân xưởng đầu tiên đã đưa vào hoạt động: sản xuất xi lanh, cốt cam, phụ tùng ô tô và khuôn mẫu chính xác. Hiện nay, VMEP là doanh nghiệp có tỷ lệ nội đại hóa cao nhất trong các doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam với mức độ nội địa hóa đạt hơn 90% cho một số loại xe. Về nhân sự, VMEP có gần 2000 cán bộ nhân viên chính thức, toàn bộ nhân viên kỹ thuật được đào tạo chuyên môn để đảm bảo cung cấp chế độ hậu mãi tốt. Sản phẩm mang thương hiệu SYM có hai dòng xe chính: xe số và xe tay ga.Dòng xe số có các nhãn hiệu như Angle, Star, Magic, Amigo, Bonus, Husky. Dòng xe ga có Attila, Excel, HD, GTS. Với chất lượng, uy tín và sự cải tiến không ngừng, các sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, SYM Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nhãn hiệu được người tiêu dùng yêu mến. 5.3) Suzuki Việt Nam Suzuki là một hãng xe lớn của Nhật Bản. Công ty Suzuki Việt Nam thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1995 tại Việt Nam với lượng vốn pháp định 11.700.000 USD, tổng số vố đầu tư là 34.200.000 USD. Năm 1996, công ty đã đi vào hoạt động. Không chỉ cải tiến các xe đã có, Suzuki còn đưa ra thị trường các loại xe mới như Shogun R125, Viva 110 thường và phanh đĩa, Smash 110. Ngoài ra, hãng còn sản xuất một số loại xe khác bao gồm: xe thể thao (GSX hay Hayabusa), xe đường trường (V-Strom), xe tay ga (Burgman), xe vượt chướng ngại vật (RM), xe vượt mọi địa hình (Vinson, Ozark, Eiger, Quadsport). Tất cả đề được thiết kế với tính năng nổi trội. Sản lượng mỗi năm của Suzuki khoảng 60.000 chiếc. Công ty cũng không ngừng nghiên cứu cải tiến công nghệ nhằm đem lại những sản phẩm tinh tế. Bên cạnh đó là hệ thống đại lý rộng khắp, phục vụ tận tình với chế độ hậu mãi và chăm sóc khách hàng chu đáo. Chính nhờ các nỗ lực không ngừng nên thị trường của Suzuki ngày càng được mở rộng. 5.4) Các hãng cung cấp xe máy khác Trong điều kiện mức thu nhập bình quân của người Việt Nam còn thấp thì giá bán xe máy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là khá cao. Nắm bắt được nhu cầu về xe máy tại thị trường Việt Nam là rất lớn, các ông chủ tập đoàn xe máy lớn tại Trung Quốc như Lifan, Zhongshen, Fushi…bằng “chiến thuật” theo mẫu của các động cơ có sẵn trên thị trường đã sản xuất hàng loạt sản phẩm xe máy với giá bán thấp kỷ lục để xuất sang thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và đã thực sự rất thành công vì một bộ phận lớn người lao động Việt Nam có nhu cầu mua xe máy song lại có thu nhập thấp. Gián tiếp đưa xe máy Trung Quốc vào thị trường Việt Nam là các doanh nghiệp lắp ráp dây chuyền IKD. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp này là nhập khẩu linh kiện, chi tiết, phụ tùng của các nhà sản xuất tại Trung Quốc rồi đem về lắp ráp, hoàn thiện và tung ra thị trường. Không những nhái lại “ kiểu dáng” mà người sản xuất xe Trung Quốc còn nhái lại “ nhãn hiệu” hoặc nếu có khác thì chỉ khác ở một số bộ phận, chi tiết rất khó để nhận ra. Từ những phân tích trên cho thấy, thị trường xe máy ở Việt Nam đang diễn ra sự cạnh trannh hết sưc khốc liệt. Vì thế, để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường đòi hỏi Honda phải biết tận dụng tối đa các điểm mạnh, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng đồng thời phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh cũng như kinh doanh hợp lý. 6. Phân tích khách hàng 6.1) Đối tượng khách hàng: Hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, Honda không ngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ và đã trở thành nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam có nhiều mẫu mã, chủng loại xe nhất. Mỗi mẫu mã, chủng loại đều nhắm vào một vài đối tượng khách hàng cụ thể và điều đó giúp Honda Việt Nam liên tục dẫn đầu trên thị trường xe máy Việt Nam. Hiện tại thì không chỉ có những chiếc xe theo phong cách thể thao mà những chiếc xe có phong cách nhẹ nhàng mà phái nữ cũng rất yêu thích như Lead hay SH cũng được bổ sung vào các dòng sản phẩm của Honda nhằm đáp ứng sự mong đợi của đông đảo đối tượng khách hàng. Chiếc xe Wave110 RSX của HondaVN cũng có phong cách thiết kế mang đậm tính “thể thao” nhưng nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ hơn. Còn Future X được thiết kế nhằm đến đối tượng khách hàng mục tiêu là nam giới trên dưới 30 tuổi- những người có thể là đã có gia đình nhưng tâm hồn vẫn còn tràn đầy sức trẻ, muốn thể hiện bản thân qua phong cách thể thao phù hợp với mình. Ngày 10 tháng 3 năm 2010, Honda Việt Nam tiếp tục giới thiệu đến khách hàng mẫu xe Click Exceed phiên bản 2010 được cải tiến dành riêng cho phụ nữ công sở với hy vọng góp phần giúp phụ nữ Việt Nam thành công hơn trong cuộc sống. Với chất lượng Honda toàn cầu, tính an toàn cao, đặc biệt thích hợp với các điều kiện giao thông ở Việt Nam cùng với các dịch vụ sau bán hàng chu đáo, các sản phẩm của Honda Việt Nam đã chiếm trọn cảm tình của khách hàng Việt Nam. Đến nay, đã có hơn 2,5 triệu sản phẩm của Honda Việt Nam được khách hàng trên cả nước ưa chuộng sử dụng. Honda Việt Nam đã ko ngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đơn cử như hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Honda với những ưu điểm vượt trội như khởi động tốt, đảm bảo tính năng vận hành ổn định, linh hoạt và mạnh mẽ. Đặc biệt là hệ thống PGM-FI lập trình bằng vi tính sẽ phân tích các điều kiện hoạt động, từ đó tính ra lượng nhiên liệu chính xác cần phải bơm vào buồng đốt, giúp sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn và giảm thiểu mức hao phí. Xe Future Neo FI tiết kiệm đến 6% mức tiêu hao nhiên liệu so với mẫu xe Future Neo thông thường (theo thử nghiệm nội bộ). Bên cạnh ưu điểm về chất lượng sản phẩm tốt, Honda cũng chú ý tới kiểu dáng và màu sắc đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Mới đây nhất là tháng 10/2006, mẫu xe Click đã được người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn nữ ưa chuộng vì sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với thiết kế hiện đại. Xe Click Play mới có 3 sắc màu thời trang là hồng đáng yêu, xanh cá tính và trắng - cam rực rỡ cùng thiết kế tem sọc ngang phá cách và công nghệ tiên tiến. 6.2) Dịch vụ chăm sóc khách hàng Sau cùng nhưng không thể không nhắc đến đó là chất lượng dịch vụ của Honda.” Honda Việt Nam cam kết cung cấp những dịch vụ tốt nhất sau bán hàng tới mọi khách hàng thông qua mạng lưới CỬA HÀNG BÁN XE VÀ DỊCH VỤ do Honda ủy nhiệm trên toàn quốc.” Mỗi cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda ủy nhiệm (HEAD) trên toàn quốc đều là một trung tâm bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn của Honda  với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chính quy và giàu kinh nghiệm. Tại hệ thống chăm sóc khách hàng của HVN có các ưu điểm Trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn của Honda. Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề được Honda trực tiếp đào tạo. Phụ tùng chính hiệu Honda với chất lượng toàn cầu. Bảo hành cho chất lượng sửa chữa ba tháng miễn phí. Tư vấn Dịch vụ miễn phí. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do sự quản lý chưa chặt chẽ, khâu dịch vụ chăm sóc khách hàng của Honda đã xuất hiện nhiều sơ suất: Kĩ thuật viên tay nghề chưa cao Một số nhân viên có thái độ phục vụ chưa tốt Giá bán các linh kiện, phụ tùng thay thế không được niêm yết rõ ràng, dẫn đến tình trạng bán nâng giá ở một số HEAD Slogan: “The power of dream” - “Sức mạnh của giấc mơ” III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 1. Hoạt động hỗ trợ 1.1) Cơ sơ hạ tầng Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03 đối tác: Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42% ) Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28% ) Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%) Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn Nhà máy xe máy thứ nhất : Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam. Thành lập: Năm 1998 Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: USD 290,427,084 Lao động: 3.560 người Công suất: 1 triệu xe/năm Nhà máy xe máy thứ hai: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ hai chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước. Năm thành lập: Năm 2008 Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: 65 triệu USD Lao động: 1.375 người Công suất: 500.000 xe/năm Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả hai nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới 1.2) Quản lý nguồn nhân lực Honda có những triết lý quản trị nhân lực rất rõ ràng. - Thành công mà Honda giành được có một bí mật vô cùng quan trọng, đó là tôn trọng nhân viên, cổ vũ khả năng tư duy sáng tạo độc lập của họ. - Honda rất chú trọng việc bồi dưỡng nhân tài, mời người mới. Khi khai thác phát triển loại xe máy mới, Honda luôn tín nhiệm sử dụng một cách có ý thức những nhà nghiên cứu trẻ, có tài năng, cầu tiến - Chế độ ưu đãi hợp lý và có tính khích lệ cao với những người có đóng góp xứng đáng Khi nhân viên đề xuất một ý tưởng hợp lý được đưa vào sử dụng, sẽ cho điểm căn cứ vào mức độ quan trọng của ý tưởng mà họ đưa ra. Nếu ý tưởng đó đạt 300 điểm, sẽ được nhận “giải thưởng Honda” gấp 10 lần. 1.3) Phát triển công nghệ - Honda liên tục đầu tư dể tìm tòi,nghiên cứu những bước đột phá trong sản phẩm. Đầu tư mạnh vào nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, nâng cao công nghệ VD: từ công nghệ làm mát bằng gió, họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25586.doc
Tài liệu liên quan