Đề tài Môi trường Marketing của công ty Kinh Đô

MỤC LỤC

 

 

I. LỜI NGỎ

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

III. ĐẶT VẤN ĐỀ

IV. CÁC KHÁI NIỆM

V. NỘI DUNG

 Ảnh hưởng chung của môi trường marketing đến các doanh nghiệp

 Những yếu tố cơ bản của môi trường nội bộ

 Những yếu tố cơ bản của môi trường vi mô

 Những yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô

VI. TÓM TẮT BÀI

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

VIII. ĐÁNH GIÁ NHÓM LÀM VIỆC

 

doc26 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 11747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường Marketing của công ty Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình đến những thị trường thích hợp đối với họ. Công ty sản xuất phải quyết định xem mình có cần sử dụng dịch vụ của các tổ chức đó không hay tụ đảm nhiệm lấy tát cả các công việc cần thiết. Sauk hi quyết định sử dụng các dịch vụ này, công ty phải lựa chọn kĩ lưỡng những người cung ứng dịch vụ bởi vì các công ty chuyên kinh doanh lĩnh vực này sẽ khác nhau về chất lượng hoàn thành công việc, khối lượng dịch vụ cung ứng và giá cả. Cần phải định kì tiến hành đánh giá các hoạt động của các công ty này, suy nghĩ các phương án thay thế những công ty mà công việc làm của họ không còn đáp ứng được yêu cầu của mình. Các tổ chức tài chính – tín dụng: Các tổ chức tài chính tín dụng bao gồm các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức khác hỗ trợ công ty đầu tư cho các thương vụ và bảo hiểm chống rủi ro liên quan đến việc mua hay bán hàng. Phần lớn các công ty và khách hàng không thể bỏ qua sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính – tín dụng khi đầu tư cho các thương vụ của mình. Việc tăng giá tín dụng và thu hẹp khả năng tín dụng có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động Marketing của công ty. Vì thế công ty cần thiết lập những mối quan hệ bền vững với những tổ chức tài chính – tín dụng quan trọng nhất đối với mình. Khách hàng: TT CÁC NHÀ BUÔN BÁN TRUNG GIAN THỊ TRƯỜNG CÁC NHÀ SẢN XUẤT THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG THỊ TRƯỜNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CÔNG TY Công ty cần phải nghiên cứu kĩ khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng. Tát cả những thị trường này bao gồm: Thị trường người tiêu dùng – những hộ dân mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân. Thị trường các nhà sản xuất – các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất. Thị trường nhà buôn bán trung gian – tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời. Thị trường các cơ quan Nhà Nước – những tổ chức Nhà Nước mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hành hóa và dịch vụ đó cho những người cần đến nó. Thị trường quốc tế - những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người tiêu dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà Nước ở ngoài nước. Công ty có thể bán sản phẩm của mình trên tất cả các thị trường này. Một phần sản phẩm được bán cho người tiêu dùng trực tiếp từ nhà máy hay thong qua các điểm bán lẻ. Công ty có thể bán sản phẩm của mình cho cả những người sản xuất sử dụng (ví dụ như công ty có thể sử dụng xe nâng do chính công ty mình sản xuất ra để giao hàng hay). Công ty cũng bán sản phẩm của mình cho những người bán sĩ và lẻ để họ bán lại sản phẩm của mình trên các thị trường người tiêu dùng và thị trường người sản xuất. Mỗi kiểu thị trường đều có những nét đặc thù riêng của nó mà người bán cần phải nghiên cứu kĩ. Đối thủ cạnh tranh: Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Gỉa sử như nhà quản trị muốn biết hết tất cả các đối thủ cạnh tranh với công ty mình thì cách tốt nhất là tiến hành nghiên cứu xem người ta quyết định mua sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh tranh ra sao. Hiểu được người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm đó như thế nào nhà quản trị có thể dễ dàng phát hiện tất cả các đối thủ cạnh tranh cản trở công ty mình. Bốn kiểu đối thủ cạnh tranh cơ bản Vì công ty Kinh Đô sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau, đa dạng hóa sản phẩm nên đối thủ cạnh tranh của họ cũng rất nhiều. Ví dụ như mặt hàng bánh trung thu có các đối thủ cạnh tranh như : Cty Đồng Khánh, Như Lan, Bibica, Hữu Nghị,… Mặt hàng bánh mềm dẻo, có các đối thủ cạnh tranh như: Phạm Nguyên, Orion, Lotte,… Công chúng trực tiếp: Công chúng địa phương Các nhóm công dân hành động Công chúng thuộc các cơ quan Nhà Nước Công chúng thuộc các phương tiện thông tin Công ty Giới tài chính Quần chúng đông đảo Các loại công chúng trực tiếp của công ty. Công chúng trực tiếp là một nhóm bất kì tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những tổ chức hay có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của nó. Công chúng trực tiếp có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lai những nỗ lực của công ty nhằm phục vụ thị trường. Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí (ví dụ như những nhà hảo tâm). Công chúng tìm kiếm là nhóm mà công ty đang tìm kiếm sự quan tâm của họ, nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ như các phương tiện thông tin đại chúng). Công chúng không mong muốn là nhóm mà công ty đang cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (ví dụ như nhóm người tiêu dùng tẩy chay). Công ty có thể xây dựng kế hoạch Marketing cho tát cả công chúng trực tiếp, cơ bản của mình, cũng như cho tất cả các thị trường khách hàng. Gỉa sủ rằng công ty muốn giành được từ một nhóm công chúng cụ thể nào đó thái độ phản ứng thiện cảm, những lời khen hay sự đóng góp về tiền bạc hay thời gian. Để làm được điều đó công ty cần phải thiết kế hàng hóa hấp dẫn đối với chính nhóm hàng hóa này. Bất kì công ty nào cũng hoạt động trong môi trường công chúng gồm bảy loại công chúng trực tiếp: Giới tài chính: Giới tài chính có ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm nguồn vốn của công ty. Công chúng trực tiếp cơ bản trong giới tài chính là ngân hàng, các công ty đầu tư, các công ty mô giới của sở giao dịch chứng khoán, các cổ đông. VD: Nguồn tài trợ chủ yếu của Công ty Kinh Đô là ngân hàng Eximbank vì Kinh Đô cũng là 1 cổ đông của Eximbank. Đồng thời nguồn vốn của họ cũng được gia tăng nhờ việc cổ phần hóa công ty. Cụ thể như gần đây Kinh Đô đang có kế hoạch bán 20 tỷ ra thị trường chứng khoán. Công chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin: Công chúng thuộc các phượng tiện thong tin là những tổ chức phổ biến tin tức, những bài báo cáo và những xã luận. Trước hết đó là báo chí, đài phát thanh và truyền hình. VD: công ty Kinh Đô đã quản cáo sản phẩm kem Kido’s trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho người tiêu dung được biết đến các hình thức khuyến mãi và bao bì mới cho sản phẩm…. Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan Nhà Nước: Ban lãnh đạo nhất thiết phải chú ý đến tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực Nhà Nước. Ví dụ như các nhà quản trị phải hưởng ứng những vấn đề an toàn hàng hóa, quảng cáo trung thực, quyền hạn của những nhà kinh doanh, cần phải nghĩ đến chuyện tiếp xúc với những nhà sản xuất khác để cùng nhau đấu tranh để có được những luật lệ cạnh tranh tốt đẹp hơn. Các nhóm công dân hành động: Những quyết định Marketing được công ty thông qua có thể gây nên những điều nghi vấn từ phía các tổ chức người tiêu dùng, các nhóm bảo vệ môi trường, đại diện của các dân tộc ít người… Công chúng trực tiếp địa phương: Mọi công ty đều có quan hệ với công chúng trực tiếp địa phương như những người dân sống ở vùng xung quanh và các tổ chức địa phương. Để làm việc với nhân dân địa phương các công ty lớn thường cử một người chuyên trách về việc quan hệ với địa phương, tham dự các cuộc họp của hội đồng địa phương để trả lời những câu hỏi, đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề cấp thiết. Quần chúng đông đảo: Công ty cần phải theo dõi thái độ chặt chẽ của quần chúng với hàng hóa và hoạt động của mình. Và tuy rằng quần chung đông đảo không phải là một lực lượng có tổ chức đối với công ty, những hình ảnh của công ty dưới con mắt của quần chúng có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của nó. Để tạo cho mình một hình ảnh vững chắc, công ty cần phải cử người tham gia các chiến dịch quyên góp cho địa phương, cống hiến những đóng góp đáng kể vào mục đích từ thiện và soạn thảo quy định xem xét khiếu nại của người tiêu dùng. VD: Công ty Kinh Đô phải xem xét thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của mình ví dụ như: họ có do dự khi mua sản phẩm hay không? Nếu do dự thì vì sao? Họ có tiếc tiền khi mua sản phẩm hay không? Công chúng trực tiếp nội bộ: Công chúng trực tiếp nội bộ của công ty bao gồm công nhân viên chức, những người tình nguyện giúp đỡ các nhà quản trị, các ủy viên hội đồng giám đốc của công ty. Với mục đích thông tin và cổ vũ công chúng trực tiếp nội bộ các công ty lớn thường phát hành những tờ tin tức và sử dụng hình thức thông tin khác. Khi công nhân viên chức có thái độ tốt đối với công ty thì thái độ tốt của họ sẽ truyền lan ra nhóm các công chúng trực tiếp khác. Các yếu tố môi trường bên ngoài vi mô là những yếu tố vừa chủ quan vừa khách quan nên doanh nghiệp có thể điều chỉnh được ít hay nhiều. Những yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô: YẾU TỐ CHÍNH TRỊ YẾU TỐ KHOA HỌC KĨ THUẬT YẾU TỐ VĂN HÓA YẾU TỐ TỰ NHIÊN YẾU TỐ KINH TẾ YẾU TỐ NHÂN KHẨU CÔNG TY Những yếu tố cơ bản của môi trường vi mô. Công ty và các nhà cung ứng, những người mô giới Marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các nhóm công chúng trực tiếp hoạt động trong khuôn khổ môi trường vĩ mô rộng lớn hơn của các lực lượng hoặc là mở ra những khả năng mới, hoặc là gây ra những nguy hiểm mới cho công ty. Những lực lượng này chính là yếu tố “không khống chế được” mà công ty cần phải chú ý theo dõi và phản ứng kịp thời. Môi trường vĩ mô gồm sáu lực lượn cơ bản sau: Môi trường tự nhiên: Nạn khan hiếm một số loại nguyên liệu: Nước và không khí có thể tưởng như là những dạng tài nguyên thiên nhiên vô cùng tận, đã có một số dấu hiệu cho thấy mối đe dọa với chúng trong tương lai. Do vậy người ta chủ trương cấm bán một số thuốc dưới dạng bình xịt, bởi vì chúng có thể gây tổn hại cho tầng ozon cua khí quyển. Còn đối với nước thì hiện nay đã xuất hiện một số vấn đề trên thế giới. Việc sử dụng những tài nguyên có thể phục hồi được như rừng và lương thực cũng đòi hỏi phải quan tâm. Để bảo vệ đất và đảm bảo đủ số lượng gỗ đáp ứng sức cầu trong tương lai, các công ty khai thác rừng phải trồng lại rừng trên những diện tích đã chặt. Việc cung cấp lương thực có thể trở thành một vấn đề lớn bởi vì diện tích đất nông nghiệp có hạn và ngày càng bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và sử dụng vào mục đích thương mại. Một vấn đề rất nghiêm trọng đang nảy sinh do cạn kiệt những nguồn tài nguyên không hồi phục như dầu mở, than đá và các loại khoáng sản khác. Ngay cả trong trường hợp có nguyên liệu ban đầu hoạt động của những công ty có sử dụng những khoáng sản khan hiếm sẽ có thể gặp rắc rối và đòi hỏi tốn kém hơn nhiều.Còn việc trút toàn bộ những chi phí đó lên vai người tiêu dung chắc chắn sẽ không phải là dễ dàng gì. Các công ty làm công tác nghiên cứu khoa học và thăm dò có thể làm cho vấn đề bớt gay gắt khi khám phá ra những nguồng nguyên liệu quý giá mới và tạo ra những vật liệu mới. Tăng giá năng lượng: Vấn đề đảm bảo phát triển kinh tế trong tương lai đã trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trọng có liên quan đến một trong những dạng tài nguyên thiên nhiên không hồi phục được là dầu mỏ. Nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp dầu mỏ mà trong khi vẫn chưa tìm ra được nguồn thay thế kinh tế hơn cho dạnh năng lượng này thì dầu mỏ vẫn tiếp tục giữ vai trò khống chế trong kinh tế chính trị và kinh tế thế giới. VD: thời gian qua giá xăng tăng lên cũng ảnh hướng ít nhiều đến công ty Kinh Đô. Gia tăng ô nhiễm môi trường: Hoạt động công nghiệp hầu như bao giờ cũng gây tổn hại cho môi trường. Hãy suy nghĩ về cách loại trừ các chất thải của các ngành hóa chất và hạt nhân, về mức độ nguy hiểm của thủy ngân trong nước biển và đại dương, các hoá chất ô nhiễm khác trong thực phẩm và đất, cũng như về tình trạng môi trường bị ô uế vì những chai lọ, sản phẩm bằng nhựa và các vật liệu bao bì khác không bị phân hủy bằng phương pháp hóa sinh. Sự can thiệp kiên quyết của nhà nước vào quá trình sử dụng hợp lý và tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Ban lãnh đạo bộ phận Marketing phải để mắt tới tất cả vấn đề này để có thể nhận được những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động của công ty mà không gây tổn hại cho môi trường. Hoạt động kinh doanh của công ty chắc chắn cũng sẽ phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt từ phía các cơ quanh Nhà Nước, cũng như từ phía các nhóm dư luận xã hội có uy thế. Thay vì chống lại các hình thức điều tiết, nhà kinh doanh phải tham gia vào việc tìm kiếm những giải pháp chấp nhận được cho những vấn đề cung cấp nguyên vật liệu và năng lượng đang đặt ra cho đất nước. Môi trường dân số (nhân khẩu học): Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như: qui mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc trình độ học vấn, nghề nghiệp,… Đó là các khía cạnh được những người làm marketing quan tâm nhiều nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến con người và con người cũng chính là tác nhân tạo ra thị trường. Hiện nay thế giới luôn có nhiều thay đổi, trong đó bao hàm sự biến động về dân số có thể làm thay đổi về “ mặt lượng “ của thị trường (tăng hoặc giảm qui mô dân số dẫn đến tăng hoặc giảm qui mô thị trường). Đồng thời nó cũng làm thay đổi về “ mặt chất “ của thị trường (tuổi trung bình cao hơn trong cơ cấu dân số sẽ dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu liên quan đến sức khoẻ trong cộng động dân chúng). Một số thay đổi chính yếu tác động đến các hoạt động marketing của một doanh nghiệp như: những sự chuyển dịch về dân số là sự gia tăng về qui mô dân số ở một số quốc gia do di dân. Xu hướng di dân là do chính sách nhập cư thoáng hay do điều kiện kinh tế phát triển ở một số quốc gia. Dân tập trung vào một số đô thị lớn do điều kiện việc làm và đời sống cao nên gây ra hiện tượng chảy máu chất xám và phân hoá giàu nghèo. Tại việt nam nói riêng quá trình đô thị hoá và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Người từ các vùng quê đổ ra thành thị làm ăn, làm các đô thị ngày càng mở rộng và đông đúc. Đây là yếu tố làm phát triển nhu cầu xây nhà cửa, sắm đồ đạc gia đình, nhu cầu thêu nhà bình dân, nhu cầu cơm bình dân, nhu cầu gửi tiền về quê, nhu cầu gọi điện thoại,… Đất đai ven đô thị dần trở nên đắt hơn và trở thành tụ điểm dân cư mới, mang lại nhiều tiền cho nông dân ngoại thành trước đây vốn thiếu thốn Þ giúp đời sống nông thôn thay đổi Þ nông thôn trở thành thị trường quan trọng cho nhiều doanh nghiệp. Dân số lớn và phát triển cao tạo ra một thị trường tiềm năng rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp việt nam với qui mô dân số gần 70 triệu người với tốc độ phát triển cao là thị trường hấp dẫn của các công ty trong nước và ngoài nước. Nhưng dân số phát triển cao sẽ dẫn đến bùng nổ dân số thế giới là nỗi lo chủ yếu của nhiều chính phủ và tổ chức. Cở sở của mối quan tâm là nguồn tài nguyên của trái đất có hạn, không thể đảm bảo cuộc sống cho một số lượng người đông như vậy và đáng lo hơn cả là mức phát triển dân số đạt mức cao nhất ở những nước ít có khả năng đảm bảo cuộc sống. Ở những khu vực kém phát triển trên thế giới chiếm 76% dân số thế giới và đang phát triển lên tới tốc độ 2% mỗi năm, trong khi đó dân số ở những khu vực phát triển lại chỉ tăng 0,6% mỗi năm. Những thay đổi về cơ cấu tuổi tác trong dân chúng tỉ lệ sinh đẻ thấp, các điều kiện kinh tế, phúc lợi xã hội ở các quốc gia phát triển tạo ra cấu trúc tuổi cao hơn trong dân chúng Þ làm thay đổi thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Þ kéo theo sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng và nhu cầu về các hàng hoá , dịch vụ Þ do vậy, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi các chiến lược marketing để thích ứng. khi tỉ lệ người già ngày càng tăng thì buộc các công ty phải chuyển sang phục vụ khách hàng lớn tuổi bằng cách đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới như sữa chống loãng xương cho người già, kem dưỡng da cho phụ nữ trên 50, bảo hiểm cho người già… Tháp tuổi việt nam trên to dưới bé tức tỉ lệ dân số trẻ cao Þ đây là thị trường quan trọng cho nhiều nhà kinh doanh. Sự thay đổi về cơ cấu gia đình: đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường, nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau: Xuất hiện nhiều thanh niên độc thân, sống độc lập với gia đình hay vợ chồng có xu hướng có ít con hơn và tỉ lệ sinh nam cao hơn nữ Þ tạo ra một cơ cấu gia đình có qui mô nhỏ hơn rất nhiều. Vai trò của phụ nữ càng nâng cao hơn trong gia đình, tỉ lệ phụ nữ có việc làm , độc lập về tài chính trong gia đình có xu hướng ngày càng cao. Qui mô gia đình 2 con ở việt nam dẫn đến mức tiêu dùng sản phẩm, đồ chơi, quần áo trẻ em giảm, nhưng lại yêu cầu chất lượng cao hơn phụ nữ được giải phóng và tham gia vào các hoạt động xã hội là nhân tố thúc đẩy tiêu dùng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ như máy giặt, bếp gas, nhà trẻ, học sinh nội trú, thực phẩm chế biến sẵn, mỹ phậm, quần áo thời trang, giặt là, dịch vụ giao hàng tận nhà, người giúp việc, ... VD: dân số ảnh hướng lớn đến công ty Kinh Đô bởi nếu chất lượng sản phẩm tốt và giá cả phù hợp thì họ sẽ bán được sản phẩm nhiều hơn. Đặc biệt bán được nhiều hơn nữa khi có những trung gian marketing như :các đại lý, của hàng bán sỉ và lẻ,… ở những nơi có đông dân cư. Ảnh hưởng của những biến động trong thành phần dân cư đến tình hình thị trường của ba lĩnh vực hoạt động Xu thế Công ty hàng không Quần áo Đồ điện tử gia dụng Thế hệ của thời thơ ấu bước vào tuổi trung niên Mỗi năm càng có thêm nhiều người có tiền dư để đi du lịch +++ Mỗi năm họ càng bỏ chi phí nhiều hơn cho quần áo và chuyển từ chỗ mua quần áo rẻ tiền sang mua quần áo chất lượng tốt hơn +++ Thu nhập tăng đảm bảo cho họ có tiền mua dàn âm thanh nổi, tv, và các thiết bị khác chất lượng cao hơn ++ Số người lớn tuổi tăng lên Họ có thời gian để đi du lịch nhưng nạn lạm phát có thể tước đi của họ món tiền cần thiết để đi du lịch + Người lớn tuổi ít mua quần áo Nhu cầu không lớn thường buộc phải sử dụng máy móc cũ Số phụ nữ đi làm tăng lên Nguồn thu nhập thứ 2 cho phép nhiều phụ nữ đi du lịch hơn. Số phụ nữ độc thân có tiền tăng +++ Phụ nữ kinh doanh cần nhiều quần áo hơn và họ có tiền để mua quần áo +++ Có khả năng mua nhiều hàng chất lượng cao hơn+++ Chia nhỏ đơn vị gia đình Có số tiền thu nhập lớn hơn sau khi đã nạp thuế tính cho mỗi thành viên trong gia đình, cho rằng đường hàng không kinh tế hơn đường bộ ++ Xu thế mua hàng chất lượng cao, đảm bảo lợi nhuận cao hơn cho khu vực bán lẻ ++ Số tiền thu nhập lớn tính trên đầu người, giải trí bằng trò chơi điện tử, loại bỏ các hoạt động khác của gia đình ++ Chú thích: +++ ảnh hưởng rất tích cực ++ ảnh hưởng tích cực + ảnh hưởng tốt nhưng ít Một cơ cấu dân cư có trình độ văn hóa cao hơn: Sự nâng cao về đời sống kinh tế, văn hóa và giáo dục tạo ra một tỷ lệ cao hơn dân số có trình độ văn hóa. Ngoài ra sự phát triển về kỹ thuật công nghệ đã làm thay đổi dần vai trò của máy móc, tri thức dẫn đến một sự gia tăng số lượng công nhân áo trắng trong cơ cấu lao động Þ Tạo ra trên thị trường những nhu cầu tiêu dùng cao cấp hơn, đòi hỏi nhiều hơn vào các nhu cầu giải trí, văn hóa, tinh thần, ... Hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào trình độ văn hóa, giáo dục của họ. Đó là văn hóa tiêu dùng như văn hóa thời trang, văn hóa ẩm thực ... những người có văn hóa cao sẽ có cơ hội kiếm nhiều tiền hơn và có nhu cầu tiêu dùng những hàng hóa có chất lượng cao hơn. Môi trường kinh tế: Môi truờng kinh tế bao gồm những tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác nhau do vậy. doanh nghiệp phải nắm rõ kinh tế hiểu được sự mong nuốn của con người và khả năng chi tiêu ở họ. Thị trường thì cần sức mua của công chúng. Sức mua này phụ thuộc vào giá cả sản phẩm thu nhập hiện có lượng tiền tiết kiệm và khả năng vay vốn. Ngoài bản thân con người ra, sức mua của họ cũng rất quan trọng đối với các thị trường. Mức sức mua chung phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, giá cả, số tiền tiết kiệm và khả năng vay nợ.. Sự suy thoái kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp cao, lãi suất vay tín dụng tăng đề ảnh hưởng đến sức mua. Phản ứng của nhiều người đối với tình hình kinh tế hiện nay là thái độ thận trọng hơn khi mua hàng. Để tiết kiệm tiền bạc, họ mua những thứ mang “nhãn hiệu cửa hàng” nhiều hơn và ít hơn những thứ hàng mang “nhãn hiệu toàn quốc”. Nhiều công ty đã sản xuất ra những mặt hàng “kinh tế hơn” và trong quảng cáo đã nhấn mạnh tính hấp dẫn về giá cả của chúng. Một số người tiêu dung đã gác lại việc mua những thứ hàng sử dụng lâu bền, một sốngười khác thì ngược lại đã vội vã mua sắm chúng vì sợ rằng với tình hình kinh tế hiện nay thì giá cả sẽ tăng lên. Các nhà hoạt động thị trường cần phải lưu ý đến tính chất phân bố thu nhập. Sự phân bố thu nhập ở nhiều khu vực cho đến nay vẫn mang tính chất hết sức không đều. Dẫn đầu là những người tiêu dung thuộc tầng lớp thượng lưu. Đối với họ những sự kiện vừa qua xảy ra trong nền kinh tế không hề ảnh hưởng đến tính chất của các khoản chi phí và họ vẫn là thị trường chủ yếu tiêu thụ những thứ hàng xa xỉ. Tiếp đến là những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Họ có hạn chế chút ít trong việc chi tiêu, nhưng dù sao vẫn cảm thấy thoải mái và có khả năng mua sắm những quần áo đắt tiền, những đồ cổ, những chiếc xe hơi thứ hai hay ngôi nhà thứ hai. Giai cấp công nhân thì thực tế chỉ có thể mua sắm những thứ thật cần thiết trong số thực phẩm, quần áo và nhà cửa và phải hết sức cố gắng tiết kiệm. Cuối cùng là tầng lớp hạ lưu của xã hội (những người nghèo khổ) cũng như nhiều người về hưu buộc phải tính toán từng xu ngay cả mua những thứ thật cần thiết. Các nhà hoạt động thị trường cần phải chú ý đến sự khác biệt về địa dư trong phân bố thu nhập Lạm phát đang là 1 vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp. Trong tình hình lạm phát thì doanh nghiệp càng khó khăn hơn khi vốn vay ngân hàng giảm mà lãi suất thì không ngừng tăng. Hơn nữa chi phí cho đầu vào rất cao trong khi đầu ra thị trường và sức tiêu thụ của người tiêu dùng thì hạn chế. Do vậy các yếu tố này đều làm cho các doanh nghiệp đặc bịêt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn lại càng khó khăn hơn có thể. Nếu không được giải quyết thì dẫn đến khả năng ngừng trệ và nguy cơ phá sản rất cao. VD: với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay không chỉ công ty Kinh Đô chịu ảnh hưởng mà các công ty khác cũng phải gánh chịu. Nếu công ty không nghiên cứu thị trường kịp thời và thay đổi theo tình hình đó thì công ty đó có thể thua lỗ và thậm chí nghiêm trọng hơn nữa là dẫn đến phá sản. Môi trường pháp luật: Các quyết định Maketting của một doanh nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố pháp luật. Đó có thể là những điều khoản luật pháp các chính sách đã được nhà nước, chính phủ và chính quyền địa phương ban hành các yếu tố này điều chỉnh những hoạt động của doanh nghiệp theo khuôn khổ cho phép của pháp luật. Hệ thống pháp luật của một quốc gia bao gồm: hiến pháp, luật dân sự, luật công ty, luật thương mại, luật thuế thu dn, luật đất đai…Các chính sách nhà nước liên quan đến doanh nghiệp bao gồm các chính sách đặc thù về từng lĩnh vực nhu chính sách thuế quan, tài trợ trong doanh nghiệp, trong giao thông,quota xuất nhập khẩu và khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Ví dụ một số chương trình của chính phủ (như biểu thuế hàng ngoại nhập cạnh tranh, chính sách miễn giảm thuế) tạo cho doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng hoặc cơ hội tồn tại. Ngược lại việc tang thuế trong các ngành công nghiệp nhất định có thể đe doạ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Môi trường pháp luật chính trị trước hết là bảo vệ quyền lợi giữa các công ty với nhau như doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thựôc quyền sở hữu của mình. Cùng với việc thừa nhận sự phát triển lâu dài, bình đẳng của các loại hình doanh nghiệp hiến pháp Việt Nam năm 1992 còn qui định “tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.”. Trên thương trường doanh nghiệp được lựa chọn và thay đổi ngành nghề và địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư. Doanh nghiệp được chủ động tìm kiếm thị trường khách hàng và tự do giao kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nươcs được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp có quyền chuyển thuê và sử dụng lao động trên cơ sở thực hiện những qui định của pháp luật về lao động. Pháp luật xác định doanh nghiệp có quyền tổ chức nghiên cứu, chuyển giao triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cũng có quyền từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật qui định của bất kì cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào trừ những khoản tự nguyện vì mục đích nhân đạo và công ích. Môi trường pháp luật chính trị cũng là để bảo vệ ngươì tiêu dùng tránh được các giao dịch mua bán không thành, bảo vệ lợi ích rộng lớn của xã hội tránh khỏi các hành vi hoạt động sai lệch.Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng phạm vi và ngành nghề đã được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Doanh nghiệp phải đăng kí thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật. Doanh nghiệp phải thực hiện kế toán, tài chính để cung cấp báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước doanh nghệp cũng phải thực hiện để đảm bảo cho hoạt động quản trị nội bộ doanh nghiệp theo đúng qui định của pháp luật về quản trị kinh doanh. Doanh nghiệp phải thực hiện những qui định của pháp luật về quyền sở hữu trí tụe liên quan quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMôi trường maketing- ví dụ từ công ty Kinh Đô.doc
Tài liệu liên quan