Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương I: Lý luận chung về chất lượng sản phẩm và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.

I. Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm

I.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm

I.2. Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm

I.3. Phân loại chất lượng sản phẩm

I.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

I.5. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm

II. Vai trò của chất lượng sản phẩm với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

II.1. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và XNK bao bì

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty sản xuất và XNK bao bì

I.1. Lịch sử hình thành và phát triển

I.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất và XNK bao bì.

II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty sản xuất và XNK bao bì

II.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty

II.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất và XNK bao bì

II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty sản xuất và XNK bao bì

II.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty.

II.2. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị và điều kiện lao động.

III. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và XNK bao bì

III.1. Hệ thống chỉ tiêu chuất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và XNK bai bì.

III.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty.

III.3. Tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và XNK bao bì trong thời gian qua.

III.4. Công tác quản trị chất lượng ở Công ty sản xuất và XNK bai bì.

IV. Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm và công tác quản trị chất lượng ở Công ty sản xuất và XNK bai bì.

IV.1. Thành tích

IV.2. Tồn tại

Chương III: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và XNK bao bì

Giải pháp 1: Xác định trách nhiệm về Công ty quản lý chất lượng

Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý, bảo quản nguyên vật liệu.

Giải pháp 3: Xây dựng các nhóm chất lượng

Giải pháp 4: Nhóm biện pháp về giáo dục - đào tạo

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch. - Công ty có trụ sở chính tại: Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội. - Văn phòng giao dịch: 28B Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội - Địa chỉ điện tín: PACKEXIM - Hà Nội - Điện thoại: 8344034 - 8345193 - 8266299 - FAX: 8448266298 - Ngân hàng giao dịch Ngân hàng công thương Ba Đình TK 710 A - 00489 Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội TK 361.111000183 Qua 30 năm cùng lớn lên và trưởng thành cùng với quá trình phát triển của ngành thương mại. Từ 1 xí nghiệp sản xuất nhỏ bé, cơ sở vật chất lạc hậu, nhà xưởng sơ sài, dột nát với trên 100 cán bộ công nhân viên từ các ngành nghề khác nhau tập hợp lại, nhưng với tinh thần "quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách cùng với sự chỉ đạo và quan tâm của Nhà nước của Bộ Thương mại đơn vị đã từng bước trưởng thành. Đến nay Công ty đã xây dựng, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật nhà xưởng với tầm vóc của một đơn vị sản xuất công nghiệp hoàn chỉnh, nhà xưởng kiên cố, rộng rãi trong tổng thể quy hoạch hợp lý. Do nhu cầu thị trường Công ty không ngừng chú tâm vào những mặt hàng đã có mà còn mở rộng nhiều mặt hàng mới như có xí nghiệp cơ điện, xí nghiệp hợp in phẳng để sản xuất tụ điện…hợp sắt tây 3 mái…bên cạnh đó Công ty mở rộng quan hệ với nhiều đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất và XNK bao bì. Tuy doanh nghiệp đã chuyển sang cơ chế thị trường được hơn 10 năm và có những bước tiến đáng kể, Công ty gặt hái nhiều thành tựu liên tục có lãi trong nhiều năm cũng như sự đổi mới trong khoa học kỹ thuật. Chính có sự thay đổi cơ bản đó nên Công ty cũng có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003 và kế hoạch 5 năm (2001 - 2005). + Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thực tế của đơn vị trong những năm gần đây. + Căn cứ mục tiêu nhiệm vụ và các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2003 của Bộ trưởng thương mại hướng dẫn tạo văn bản số 3639/Thương mại - KHTK ngày 30/9/2002. + Công ty sản xuất và XNK bao bì xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003 với các chỉ tiêu sau: Biểu số 1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003- 2005 TT Các khoản mục ĐVT KH 2003 KH 2004 KH 2005 1 Kim ngạch XN khẩu 1000 USD 9.750 1040 11150 - Tổng kim ngạch xuất khẩu - 550 600 650 - Tổng kim ngạch nhập khẩu - 9.200 9800 10.500 2 Tổng doanh thu Triệu đồng 1.730 1800 1900 3 Các khoản nộp ngân sách Triệu đồng 8.130 8.722 9.360 4 Lợi nhuận thực hiện - 130 140 150 5 Chi phí - 5730 6080 6420 6 Tổng quỹ tiền lương 5775 5940 6420 7 Lao động định biên Người 550 570 600 (Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Công ty) Có thể nói các chỉ tiêu này chưa nói lên tất cả nhưng đây là những chỉ tiêu căn bản nhất, theo kế hoạch này các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2002. Bên cạnh đó Công ty còn xây dựng kế hoạch dài hạn đến 2005. Việc đưa ra chiến lược dài hạn sẽ thúc đẩy sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong mọi mặt nhưng bên cạnh đó lãnh đạo cũng phải thực hiện tốt các công tác: thị trường, vấn đề và quản lý vốn, đầu tư nghiên cứu khoa học cũng như công tác cán bộ vì tất cả các vấn đề đó nó sẽ không những thúc đẩy Công ty hoàn thành kế hoạch mà còn vượt mức. II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty sản xuất và XNK bao bì. 1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty. Công ty PACKEXIM là một doanh nghiệp Nhà nước, đứng đầu là Giám đốc do bộ Thương mại bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty và đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước. Giúp việc cho Giám đốc là 3 phó Giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách lĩnh vực sản xuất còn phó Giám đốc kia phụ trách về lĩnh vực kinh doanh XNK (trực tiếp quản lý và điều hành các văn phòng giao dịch kinh doanh XNK) và chịu trách nhiệm trước Gián đốc Công ty về lĩnh vực công tác được giao. Sơ đồ 5: Hệ thống bộ máy tổ chức của Công ty Giám đốc Công ty Phó Giám đốc phụ trách XNK Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Phòng TC - CT Phòng TC - HC Phòng KT - KT - ĐT Ban bảo vệ TT giao dịch Phòng XNK I Phòng XNK II XN carton sóng XN in hộp phẳng XN bao bì nhựa XN cơ điện (Nguồn: Phòng TC - HC) 2. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị và điều kiện lao động. Là Công ty đã 30 năm tuổi đời cho nên các dây chuyền công nghệ của Công ty có một số máy móc tuy đã hết khấu hao từ lâu nhưng vẫn phải đưa vào sử dụng Công ty dám mạnh dạn đầutư các máy móc thiết bị hiện đại vì khả năng tài chính hiện nay của Công ty không cho phép cũng như sự biến động rất lớn trên thị trường bao bì. Công ty cố gắng mua sắm máy móc thiết bị mới phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá nâng cao tính cạnh tranh. Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp carton sóng Giấy Tấm carton Cắt, xén Tạo đường hằn Thành phẩm Đóng gói Dập đinh In Biểu đồ 2: Thống kê máy móc thiết bị toàn Công ty TT Tên thiết bị Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá Giá trị còn lại 1 Máy in Roland LHLB Đức 1996 2.000.000.000 490.266.000 2 Máy bế hộp tự động Trung Quốc 1997 1.300.000.000 486.000.000 3 Máy tráng vécny Trung Quốc 1997 140.000.000 64.000.000 4 Máy dập định hình Trung Quốc 1998 50.000.000 6.000.000 5 Máy dập mảnh Việt Nam 1975 25.000.000 2.000.000 6 Máy xén giấy Nga 1988 50.000.000 7.500.000 7 Đèn halogen Hàn Quốc 1995 15.000.000 2.200.000 8 Máy dán tự động Hàn Quốc 1998 500.000.000 450.500.000 9 Thiết bị làm khuôn gỗ Trung Quốc 1999 30.000.000 17.500.000 10 Máy ép kiện Trung Quốc 1985 7.000.000 1.300.000 11 Thiết bị kiểm tra xe máy Nhật Bản 1994 30.000.000 26.620.000 12 Thiết bị kiểm tra mạ Nhật Bản 1996 22.000.000 17.350.000 13 Trạm biến thế Việt Nam 1996 300.000.000 47.000.000 14 Máy thổi màng PP Việt Nam 1989 30.000.000 1.100.000 15 Máy dán tự động Đài Loan 1991 400.000.000 128.000.000 16 Máy chia cuộn Việt Nam 1996 40.000.000 9.166.000 17 Máy đục lỗ Việt Nam 1994 5.000.000 1.900.000 18 Máy in 8 màu Hàn Quốc 1998 2.500.00.000 1.540.000.000 19 Đài carton sóng Nhật Bản 1984 1.500.000.000 162.000.000 20 Máy cắt góc Việt Nam 1995 12.000.000 1.357.000 21 Máy xén giấy Trung Quốc 1978 30.000.000 13.660.000 22 Máy tráng paraphin Việt Nam 1992 30.000.000 3.787.000 III. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và XNK bao bì. 1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và XNK bao bì. Để đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm thì cơ sở quan trọng nhất là hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Vì sản phẩm của Công ty được dùng để bảo quản sản phẩm khác nên đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải cao. Đối với các sản phẩm được kiểm tra xem có đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định không theo chất lượng đã đăng ký và theo các yêu cầu kỹ thuật đối với từng sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu không đạt chất lượng mà vẫn đem ra tiêu thụ trên thị trường thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và cả uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, để có một sản phẩm đạt chất lượng cao theo đúng yêu cầu thì chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm phải khá đầy đủ và chặt chẽ ở từng công đoạn. Một sản phẩm được coi là đạt tiêu chuẩn khi nó thoả mãn các yêu cầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đăng ký về sản phẩm. Chỉ tiêu này chủ yếu đánh giá theo tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp dựa vào tiêu chuẩn theo đơn đặt hàng. Các tiêu chuẩn trên là cơ sở để phân loại sản phẩm thành chính phẩn, phế phẩm. Do vậy mức độ phù hợp của hệ thống tiêu chuẩn này với đòi hỏi của khách hàng và với hệ thống tiêu chuẩn do các doanh nghiệp trong ngành đang áp dụng có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm các sản phẩm bao bì của Công ty là để bảo quản sản phẩm xi măng nên sản phẩm bao bì có ccá tiêu chuẩn kỹ thuật sau: * Tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm sợi. + Độ rộng sợi: 2,80 ± 0,1mm + Độ dày sợi: 0,040 á0,045mm + Độ kéo đứt đạt: ³ 3,80kg + Trọng lượng 1 kg đạt 16 bao trở lên. + Trọng lượng 1 bao được phép: 0,0610 - 0,0620kg (toàn bộ số phế do hỏng sợi mép phải băm sử dụng lại trong ca) * Tiêu chuẩn kỹ thuật dệt. + Chiều rộng bao gập lại: 500 ± 2mm (theo yêu cầu công nghệ) + Mặt bao phẳng nhẵn, không răng cưa cạnh bao. + Bao không bỏ sợi ngang, dọc. + Lỗi trên bao không quá 1% sợi dọc, ngang (số lỗi hỏng phải chuyển laọi B,C) * Tiêu chuẩn kỹ thuật cắt bao. + Đường cắt thẳng, đều, cách thân mép bao 3 á 4 mm. + Khi cắt loại bỏ bao hộp, bao mắt sợi ngang sợi dọc, mặt bao rách giấy, bao hở, dồn mép. + Chọn bao theo quy cách, phân loại bao A, B, C có bao 100 cái, bó đánh số. * Tiêu chuẩn kỹ thuật tạo miệng bao + Chọn bao dỗ bằng đầu, đặt lên khuôn cắt chia đều 2 phía, sau đó cắt lại đuôi theo yêu cầu công nghệ. + Số lượng bao cho 1 lần cắt từ 15 á18 cái. * Chiều dài bao 750 ± 1 (theo yêu cầu công nghệ từng loại bao) + Miệng phễu 160 mm x 50 mm + Mỗi lần cắt xong phải kiểm tra độ chính xác của bao sao cho đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. * Tiêu chuẩn kỹ thuật thứcd bao tính cho sản phẩm. + Bao phẳng không bị dộp, không bị dòn, lực bám dính chắc giữa 2 lớp PP và giấy ráp, không bị chồng sợi PP. + Bao cắt có kích thước + Bao đơn là 750 mm + Bao kép là 1.556 mm + Bao cắt không được chéo lệch * Tiêu chuẩn kỹ thuật in bao + Chọn bao in đủ chiều dài 750 mm, không bị bỏ sợi ngang, không bị rách giấy mặt ngoài, không bị bong dộp, đúng chiều miệng bao theo cỡ của máy in (kích thước bao theo yêu cầu công nghệ từng loại) + Các hình in, chữ in, rõ ràng, không bị nhoè, mất nét, được bố trí cân đối hợp lý trên 2 mặt bao, hình, chữ phải ngay thẳng. + Mực in theo đúng mầu mẫu, đồng đều, không bị nhạt, đậm, được bám chắc trên bề mặt bao. * Tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm ruột bao. + Chiều rộng ống giấy gấp đôi bằng 495 á 5 mm (tuỳ theo công nghệ yêu cầu từng loại hàng) + Chiều dài ống giấy bằng 750 mm (tuỳ theo yêu cầu từng loại hàng) + Keo dán bao dính đều, không dính sang mặt sau. - Mặt phẳng bao đẹp, không nhăn, dúm, không bị chéo, lệch. * Tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm xăm bao. - Số đinh xăm 250 cái, xuyên thủng kết 2 mặt bao, tiết diện lỗ xuyên như nhau. - Lỗ xăm đầu tiên cách đỉnh bao 30 á 45 mm và được chia đều trên bề ngang bao. - Khi xăm đưa chiều miệng bao bên trái (theo hướng người đưa bao) - Bao trước khi đưa vào bàn xăm chọn 5 cái / 1 lần (không bị thiếu quá 10 lỗ trên mặt bao đã xăm). - Bao phải vuốt thẳng, đưa vào đúng chiều, bó 100 cái. - Bao may bó 2 dây, bao ống bó ba dây, xếp theo kiện. * Tiêu chuẩn kỹ thuật may bao. + Đường may phẳng, đều cách đều đều và đáy bao 15 á20 mm. + Bước chỉ may đều, khoảng cách bước may 10 ± 1 mm mũi chỉ không bị bỏ. + Nếu đầu bao dài hơn thân bao 30 á 40 mm (và phải có khoá dài 20 mm đối với nẹp dời). + Miệng bao cân đối, có chiều sâu, rộng đúng theo quy phạm của từng loại bao VD (Hoàng Thạch - chiều cao van là 100mm, chiều sâu là 130 mm). * Tiêu chuẩn kỹ thuật lồng ghép bao. + Lấy ruột bao từ bộ phận xeo, kích thước ruột là 750 á 1 mm. + Khi lồng bao đưa ruột vào bên trong, ruột bao phải phẳng bằng kích thước bên ngoài. + Chiều dài bao bằng 750 ± 1 mm, đối với bao LUKSVAXI bằng 79 mm. + Chiều ngang ống bao bằng 420 ± 2mm, đối với bao LUKSVAXI bằng 420 ± 2mm. + Chiều dày cạnh gấp bằng 80 ± 1 mm, đối với bao LUKSVAXI bằng 82 ± 1 mm. Ta thấy Công ty đã thiết lập 1 hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm khá đầy đủ và chặt chẽ qua từng công đoạn, một sản phẩm được coi là đạt tiêu chuẩn khi nó thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đăng ký về sản phẩm. Chỉ tiêu này chủ yếu đánh giá theo tiêu chuẩn cơ sở của Công ty trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam và theo đơn đặt hàng. Để có các thông số về yêu cầu kỹ thuật Công ty phải đem mẫu đến chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội về kiểm nghiệm và duyệt các chỉ tiêu. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty. * Trình độ lao động: Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nó phản ánh khả năng sáng tạo của người lao động trong sản xuất,s của cán bộ nhân viên cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện qua việc hàng năm Công ty luôn tổ chức thi nâng bậc cho công nhân. * Trình độ thiết bị máy móc và công nghệ. Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ và chất lượng máy móc thiết bị công nghệ sẽ là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Trình độ máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, máy móc thiết bị củact hầu như nhập khẩu từ Trung Quốc, chỉ có một máy dập 63 tấn là do Việt Nam sản xuất. * Nguyên vật liệu sử dụng. Nguyên vật liệu là các yếu tố cấu thành nên sản phẩm. Chất lượng nguyên vật liệu quyết định trực tiếp đến chất lượng sản xuất ra. Các nguyên vật liệu Công ty đang sử dụng để sản xuất gồm: giấy krápt, nhựa PP, mực in…được nhập từ nước ngoài, các nguyên vật liệu phụ thì do Việt Nam sản xuất. Các nguyên vật liệu này rất dễ bị cháy nổ…nên cần được bảo quản tốt. * Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm: Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của xí nghiệp là tổng thể các bộ phận thực hiện việc giám sát và tiến hành các hoạt động đảm bảo chất lượng trong Công ty. 3. Tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và XNK bao bì trong thời gian qua. Tính từ ngày thành lập Công ty sản xuất & XNk bai bì đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển và trưởng thành. Mặc dù vậy nhờ sự lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp cho Công ty đứng vững và tự khẳng định mình. Tuy Công ty đã có cách nhìn nhận đúng đắn về một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty đó là việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, như hiện nay Công ty vẫn chưa áp dụng hệ thống ISO 9002 - tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty đang tập trung chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Từng công đoạn sản xuất đều được kiểm tra giám sát chặt chẽ để từ đó có biện pháp khắc phục và cải tiến, đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn đã quy định và đã đăng ký. Đối với nguyên vật liệu, vật tư đầu vào trước khi nhập kho không được kiểm tra thử nghiệm mà Công ty tin tưởng vào bên bán nguyên vật liệu. Hiện nay Công ty chưa có phòng kỹ thuật. Việc phân loại sản phẩm bao bì được nghiệm thu và tiền hành theo các quy định sau: + Sản phẩm loại A. - Chiều dài 76 cm - Chiều dài hữu ích 73 cm - Chiều ngang 420 ± 1cm - Mặt bao phẳng, nẹp không rách, may không bỏ mũi, đường may cách nhau từ 10 -> 13mm ± 1 mm. - Van bao 100mm. - Chiều sâu của van 130 mm ± 2mm. - Manh không bị dúm - Ruột đạt tiêu chuẩn đã quy định. + Sản phẩm loại B: Những sản phẩm xếp loại B là những sản phẩm dệt bị mất sợi ngang, sợi dọc, phức bị dộp không ăn hoặc lỗi do in (in nhoè, thiếu, sai, hỏng…) + Sản phẩm loại C: Loại C là những sản phẩm do ngắn về kích thức không sử dụng được (phế phẩm). 4. Công tác quản trị chất lượng ở Công ty. Hiện nay, Công ty đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua cách thức kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện ở từng công đoạn. Tất cả công tác về kiểm tra và đánh giá về chất lượng sản phẩm của Công ty đều do các tổ KCS phụ trách (các tổ KCS này trực thuộc từng phân xưởng). Các tổ KCS có nhiệm vụ và quyền hạn. * Nhiệm vụ - Kiểm tra quản lý chặt chẽ công tác chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn trong ca theo yêu cầu chất lượng kỹ thuật quy định. - Theo dõi quản lý nhân lực, sản phẩm sản xuất của từng tổ, nhóm giao nhận cụ thể từng khâu 1. - Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh tổ, nhóm, cá nhân theo quy định rõ ràng chính xác. Xác nhận kết quả sản xuất của tổ nhóm, cá nhân hết ca sản xuất. Báo cáo định kỳ theo quy định 10 ngày, 20 ngày, tháng về Quản đốc phân xưởng hợp nghiêm trang phải dùng và báo cáo kịp thời cho Quản đốc phân xưởng có những biện pháp xử lý. + Tất cả những sai phạm trong ca đều phải lập biên bản, báo cáo Quản đốc phân xưởng xem xét xử lý. + Bộ phận KCS đi trước ca sản xuất, về sau ca sản xuất 15 phút để tiếp nhận và bàn giao ca theo quy định. - Bộ phận KCS đề nghị khen thưởng tổ, nhóm, cá nhân có ý thức trách nhiệm cao, làm tốt công việc trong ca hoặc trong tháng và ngược lại đề nghị phạt tổ, nhóm, cá nhân ý thức kém, vi phạm công tác chất lượng trong các ca sản xuất. * Quyền hạn - trách nhiệm. Là người giúp việc và chịu sự điều hành của Quản đốc phân xưởng. Tổ KCS có các quyền hạn và trách nhiệm sau: - Trực tiếp quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, chất lượng. Thực hiện đúng và nghiêm túc quy trình, quy phạm kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng yêu cầu, kích thước, chất lượng kỹ mỹ thuật. - Thường xuyên kiểm tra hướng dẫn công nhân viên thực hiện tốt công tác chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề để hoàn thành tốt công tác chất lượng sản phẩm . - Tự học hỏi thêm kiến thức làm chủ thành thạo công tác kỹ thuật được giao. Tổng hợp chính xác khối lượng thực hiện của từng tổ, nhóm, cá nhân, ký xác nhận cho công nhân khi hết ca làm việc và theo dõi báo cáo kết quả sản xuất từng ca cho xưởng. - Bị phạt trách nhiệm bồi thường khi không nghiêm túc trong quá trình kiểm tra kiểm soát để chất lượng sản phẩm bị lỗi, hỏng vượt quá quy định tỷ lệ và mức bồi hoàn vật chất KCS cụ thể như sau: + Đối với công nhân dệt việc bồi hoàn vật chất công ty đã gồm cả sản phẩm tài sản phải bồi hoàn vật chất Ê30.000 đồng/1 tháng (đây là tỷ lệ ằ15% số tiền sản phẩm thiết bị bị giảm trừ) ngoài số tiền vượt quá quy định này KCS phải bồi hoàn trách nhiệm theo tỷ lệ là 50% số tiền người công nhân hàng tháng bị bồi hoàn vật chất cao nhất k hi người công nhân trong tổ bị bồi thường vật chất vượt quá 20.000 đồng tiếp theo. + Đối với công nhân kéo sợi khi phải bồi hoàn vật chất do làm hỏng, lãng phí vật tư cán bộ KCS phải bồi hoàn 10% số tiền/1 tháng của ca trực tiếp quản lý. + Đối với các nghề khác như phức, cắt mép, in tạo miệng, may, xăm Khi người công nhân trong tổ bị bồi hoàn vượt quá 200.000đồng cán bộ KCS quản lý trong khâu đó phải bồi hoàn trách nhiệm 20% số tiền công nhân bị bồi hoàn vật chất. - Những sản phẩm cuối cùng trên từng công đoạn sản xuất bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng nguyên do KCS quản lý chất lượng không nghiêm sẽ bị xử lý theo 2 hình thức sau: + Đối với những vi phạm không nghiêm trọng (nhỏ hơn 5 triệu đồng) thì cán bộ KCS phải bồi thường từ 1 đến 3 tháng lương. + Đối với những hành vi gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật và phải bị xử lý hành chính. - Số tiền phát sinh đối với KCS và cán bộ bộ phận liên quan trừ vào lương hàng tháng. - Như vậy công tác quản lý chất lượng của công ty đều do các tổ chức KCS đảm nhận. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng khá hoàn chỉnh, song trong khi thực hiện còn nhiều mặt chưa được đồng bộ. Thể hiện là việc kiểm tra chất lượng trong công ty vẫn còn mang nặng tính hình thức, các phòng ban, các cấp phối hợp với nhau chưa thật chặt chẽ. Tuy nhiên, qua công tác quản lý chất lượng ở công ty cũng phải khẳng định sự đóng góp to lớn của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc duy trì chất lượng sản phẩm ở điều kiện còn khó khăn của công ty hiện nay. Trong thời gian tới công tác quản lý chất lượng của công ty cần được chú trọng và nâng cao hơn nữa nhằm đảm bảo và tiêp tục nâng cao chất lượng sản phẩm bao bì. Sơ đồ. Mô hình hệ thống tổ chức công tác quản lý chất lượng. KCS phân xưởng II KCS phân xưởng I Quản đốc phân xưởng III Quản đốc phân xưởng II Quản đốc phân xưởng I KCS phân xưởng III Giám đốc Mô hình kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty. Gấp tạo cạnh KCS kiểm tra In bao KCS kiểm tra Lồng ruột bao KCS kiểm tra Cắt tạo miệng KCS kiểm tra May, xăm KCS kiểm tra KCS kiểm tra Tạo vỏ bao Nhập kho KCS kiểm tra Tráng ép giấy vải Dệt KCS kiểm tra KCS kiểm tra Phức Sợi Nguyên liệu Nguyên liệu IV. Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm và công tác quản trị chất lượng ở công ty sản xuất và XNK bao bì. 1. Thành tích. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của giám đốc công ty, các phòng ban chức năng công ty tìm kiếm việc làm cho người lao động. Sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Tổng công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực quyết tâm của 439 cán bộ công nhân viên Công ty đã đạt được nhiều thành tựu sau - Đã sắp xếp lực lượng Lao Động tại từng xưởng cho hợp lý phù hợp với công việc với sức khoẻ người lao động theo yêu cầu của Sản xuất kinh doanh. Phát huy cao năng lực lao động đã bổ sung lực lượng cán bộ kỹ thuật cho các xưởng để nâng cao trình độ tay nghề, tạo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng xây dựng quy chế tuyển dụng và tổ chức quản lý lao động hàng năm theo quy định, đã tiến hành cùng các xưởng sản xuất rà soát lực lượng lao động, kiểm tra sức khoẻ, phân loại lao động đã sắp xếp bố trí công việc hợp lý và đảm bảo đúng chế độ chính sách với người lao động. - Nhận thức được vai trò của nhân tố con người đối với việc nâng chất lượng sản phẩm, trình độ nhận thức tay nghề của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, hàng năm xí nghiệp tiến hành nâng cao tay nghề cho công nhân bằng các khoá đào tạo, thi thợ giỏi, thi tay nghề... Cụ thể là đã tổ chức thi nâng bậc cho 72 công nhân viên của 5 nghề, số đạt đã được nâng lương từ bậc 2 lên bậc 3 và từ bậc 3 lên bậc 4. Tổ chức thi thợ sản xuất bao bì giỏi cho 67 công nhân của 5 nghề, số người đoạt giỏi: 19 người đã được đề nghị Tổng công ty cho lên 1 bậc lương liền kề. Kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lý công ty có đủ năng lực để làm việc, nâng cao công tác chất lượng, nâng cao ý thức kỷ luật của cán bộ công nhân viên ngày càng nghiêm túc. - Về không khí làm việc: Để nâng cao chất lượng trong việc quản lý chất lượng, công ty còn chú trọng đến cả không khí làm việc trong cơ quan. Từ lãnh đạo đến nhân viên, công nhân sản xuất đều có mối quan hệ hài hoà, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. - Tổng số vật tư nhập về không tồn kho, vật tư đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép. - Phụ tùng thay thế các thiết bị máy móc đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không để tình trạng máy chờ việc. - Để thực hiện công tác quản lý, nâng cao công suất sử dụng thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ ở bộ phận phức, toàn bộ máy dệt ở cơ sở 1 & 2 đều được cải tiến lại do thay đổi quy cách sản phẩm. - Trong sản xuất áp dụng mọi biện pháp khoa học kỹ thuật để định mức vật tư tiêu tốn thấp nhất. Nhưng phải đạt mục tiêu chất lượng sản phẩm tốt nhất, tiết kiệm chi phí đầu vào hạ giá thành sản xuất, tránh gây lãng phí vật tư. - Đã có người cố gắng khắc phục mọi khó khăn đảm bảo vốn cho sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính, quản lý vật tư các xưởng, không để xảy ra sai sót. - Công tác quản lý của công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ban lãnh đạo công ty đã chủ động cải tiến đổi mới cơ cấu đúng lúc, đúng hướng. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, năng động, quản lý có hiệu quả góp phần vào việc điều hành sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Tồn tại. - Bên cạnh những thành tích đạt được công ty vẫn còn tồn tại một số thiếu sót sau - Quản lý chất lượng ít nhiều vẫn còn mang tư tưởng cũ, đó là quản lý chất lượng với kiểm tra chất lượng coi việc kiểm tra chất lượng là công cụ chủ yếu của nâng cao chất lượng sản phẩm. Cách tiếp cận nhận thức về quản lý chất lượng vẫn còn bó hẹp trong khâu sản xuất. Sự am hiểu về chất lượng của cán bộ công nhân viên nói chung chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Công ty chưa quán triệt được tư tưởng quản lý chất lượng đồng bộ với đông đảo cán bộ công nhân viên. - ý thức làm chủ và trách nhiệm của công nhân viên chưa thật cao, cần phải chấn chỉnh kịp thời về giờ giấc làm việc, tinh thần tự vươn lên trong công việc được giao. - Sử dụng vật tư, điện còn lãng phí, tỷ lệ phế liệu trong sản xuất vẫn còn. - Chấp hành tuân thủ quy trình quy phạm chưa cao dẫn đến sản phẩm còn sai lỗi. - Số lượng công nhân tuy có trình độ khá đồng đều song tác phong chất hành kỷ luật công nghiệp còn kém nên không hoàn thành trách nhiệm. - Trang thiết bị chưa đồng bộ. - Thực tế khi sản phẩm bị trả lại bộ phận KCS không chịu trách nhiệm, mà khi ấy sản phẩm sẽ được xem xét bị hỏng bị sai ở công đoạn nào rồi quy trách nhiệm cho công nhân làm ở công đoạn đó, dẫn tới gây bất bình trong đội ngũ công nhân, không tạo động lực cho người công nhân làm việc. Chương 3. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty xuất nhập khẩu Bao Bì. Qua thời gian tìm hiểu và phân tích tình hình chất lượng của Công ty XNK Bao bì căn cứ vào những thành tích, tồn tại ở công ty tôi xin mạnh dạn trình bày một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giải pháp 1: Xác định trách nhiệm về công tác quản lý ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì.doc
Tài liệu liên quan