Đề tài Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Tổng hợp Hà Nội

Lời nói đầu 1

Chương I: Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường 2

1.1. Vốn cố định trong doanh nghiệp 2

1.1.1. Khái niệm đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp 2

1.1.2. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp 3

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm chu chuyển của vốn cố định 4

1.1.4. Vai trò của vốn cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 5

1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường 6

1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 6

1.2.2. Sự cần thiết và yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp 7

1.3. Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp 13

1.3.1. Làm tốt công tác đầu tư, mua sắm TSCĐ 13

1.3.2. Quản lý chặt chẽ và sử dụng triệt để các TSCĐ hiện có vào sản xuất kinh doanh 14

1.3.3. Tổ chức thực hiện tốt việc tính khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả 15

1.3.4. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, nâng cao quyền tự chủ tài chính cho các doanh nghiệp 16

 

doc55 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả năng tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp mình, điều kiện cung cấp vật tư, khả năng tận dụng thời gian làm việc và tận dụng công suất TSCĐ dựa trên cơ sở phân tích đó đi đến quyết định loại TSCĐ nào là hợp lý cần đầu tư mua sắm. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì phải xác định được khâu nào là chủ yếu để đầu tư trước, khâu nào đầu tư sảu. Chỉ tiến hành mua sắm, đầu tư máy móc thiết bị (TSCĐ) thực sự cần thiết giảm bớt lượng thiết bị, máy móc dự trữ đến mức thấp nhất tránh tình trạng ứ đọng vốn. Lựa chọn phương án đầu tư đạt hiệu quả nhất, phải chú trọng quan tâm đến yếu tố tiến bộ KHKT khi đầu tư mua sắm TSCĐ. Sao cho phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Việc đầu tư mua sắm pahỉ theo tỷ trọng TSCĐ đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất kinh doanh thì ngày càng tăng, còn các loại tài sản không phát huy hiệu quả trực tiếp trong sản xuất kinh doanh như: văn phòng làm việc... có xu hướng giảm xuống. Căn cứ vào việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các l oại máy móc thiết bị, giữa các khâu của quy trình công nghệ và tổng số TSCĐ hiện có để lập ra kế hoạch điều chỉnh cơ caáu, kế hoạch đầu tư đúng hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có, cải tạo máy móc thiết bị cũ, loại bỏ những thiết bị mà chi phí phục hồi lớn hơn mua sắm, có kế hoạch đầu tư theo chiều sâu. 1.3.2. Quản lý chặt chẽ và sử dụng triệt để các TSCĐ hiện có vào sản xuất kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải tăng cường công tác quản lý chật chẽ TSCĐ từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng. Thực hiện phân loại cũng như phân cấp quản lý TSCĐ, tiến hành giao TSCĐ cho từng bộ phận cá nhân một cách rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc thực hiện chế độ khuyến khích vật chất nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cường độ sử dụng máy móc thiết bị, đưa ra thời gian hoạt động của máy móc thiết bị vào sản xuất là lớn nhất, khai thác triệt để công suất thiết kế của TSLĐ nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định theo cả chiều sâu và chiều rộng, tiết kiệm đến mức tối đa vốn cố định, tăng nhanh vòng quay của vốn. Nâng cao tốc độ sử dụng tài sản cố định theo chiều rộng được thể hiện bằng việc tăng thời gian làm việc có ích của TSCĐ hoặc tăng sản lượng và tỷ trọng TSC đang hoạt động trong cơ cấu TSCĐ hiện có củ doanh nghiệp. Khả năng tăng thời gian làm việc có ích của TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Khả năng tăng thời gian làm việc có ích của TSCĐ nói chung mang tính chất dài hạn. Để làm được điều đó phải đảm bảo tính thường xuyên liên tục cân đối công suất sản xuất, tăng cường việc kiểm tra giám sát, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ nâng cao thời gian gia công chính, nâng cao hệ số công tác... Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ theo chiều sâu được tiến hành chủ yếu bằng việc hoàn chỉnh kỹ thuật sản xuất và hiện đại hoá TSCĐ như: nâng cao công suất của máy móc thiết bị, nâng cao thông số kỹ thuật cơ bản của máy móc thiết bị như tốc độ, cơ giới hoá tự động hoá... hoàn thiện quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất dây chuyền trên cơ sở tập trung sản xuất, có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đổi mới TSCSĐ có chế độ thưởng phạt hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. 1.3.3. Tổ chức thực hiện tốt việc tính khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả. Trích khấu hao cơ bản là một hình thức thu hồi vốn cố định, phục vụ tái sản xuất TSCĐ, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn đã bỏ ra, ngày nay khi KHKT đã phát triển nhanh chóng thì vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở các nhà tài chính là hao mòn vô hình, làm thế nào để giảm đến mức thấp nhất hao mòn vô hình tránh tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thơì hạn. Điều này liên quan đến nhiều vấn đề trong đó có phương pháp khấu hao như thế nào để giảm đến mức thấp nhất hao mòn vô hình, tránh tình trạng mất vốn cố định. Vấn đề đặt ra là phải làm tốt công tác trích khấu hao hợp lý có căn cứ khoa học, hợp lý theo một tỷ lệ nhất định mà nhà nước đã quy định. Đồng thời phải sử dụng quỹ khấu hao phù hợp với mục đích của nó. Tuy nhiên đây cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối tức là phải đảm bảo để tái sản xuất TSCĐ khi bị hỏng nhưng không có nghĩa số tiền khấu hao phải giữ nguyên như vậy cho đến lúc cần sử dụng mà trong thời gian đó có thể dùng vào đầu tư tạm thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả. 1.3.4. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, nâng cao quyền tự chủ tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước phải có chính sách nhập khẩu các máy móc thiết bị hợp lý, chính sách thuế nhập khẩu cần dược quan tâm xem xét kĩ sao cho mức thuế phù hợp, có khuyến khích cho việc nhập khẩu những thiết bị hiện đại tiên tiến bên cạnh đó tuyệt đối ngăn cấm thiết bị cũ lạc hậu nhập khẩu. Hơn nữa bên cạnh chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm và có được thiết bị hiện đại tiên tiến thông qua liên doanh, liên kết. Nhà nước phải có trung tâm tư vấn dịch vụ KHKT để nghiên cứu phân tích giúp các doanh nghiệp nên đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Có như vậy mới bắt được kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Đồng thời nhà nước phải kịp thời đưa ra các chính sách chế độ quản lý vốn cố định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Hoàn rhiện việc giao vốn, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp đồng thời phải đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong mỗi doanh nghiệp. Có biện pháp thưởng phạt thích đáng trong vấn đề sử dụng tài sản cố định làm đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp. Những đổi mới chính sách TCKT chung của nhà nước bước đầu tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất trong các doanh nghiệp, khuyến khích tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, khai thác triệt để các tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có phục vụ sản xuất. + Theo thông tư 51/TTD ngày 21 tháng 1 năm 1995 của chính phủ. + Theo chế độ về quản lý và sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành theo quyết định số 1062/TC/GĐ/CSTC ngày 14.11.1996 của bộ trưởng bộ tài chính qui định TSCĐ thuộc nguồn vốn NSNN cấp được để laị cho doanh nghiệp sử dụng để tái đầu TSCĐ. + Theo quyết định 166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 áp dụng việc tăng nhanh mức trích khấu khấu hao TSCĐ cho các DNNN. Như vậy nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự chủ trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Song để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cố gắng mới có thể đứng vững trên thị trường. chương 2 Thực trạng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty in tổng hợp hà nội. 2.1. Một số nét khái quát về quá trình hình thành- phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Tổng hợp Hà Nội. 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Công ty in Tổng hợp Hà Nội. Công ty in Tổng hợp Hà Nội ngày nay là tiền thân của nhà in Lê Cường được xây dựng thành một doanh nghiệp nhà nước. Ngày 1.7.1959 được uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội ra quyết định số 1674/TCUB chuẩn y cho nhà in Lê Cường được hợp doanh với nhà nước. Trải qua chặng đường 10 năm cải toạ xây dựng và phát triển Công ty đã biến đổi cơ bản. Từ buổi đầu là một xí nghiệp Công - Tư hợp doanh, sau nhiều lần hợp nhất (từ năm 1960 - 1973 đã hợp nhất 45 nhà in lớn nhỏ) hình thành một xí nghiệp in Hà Nội. Ngày 3.9.1973 uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội lại ra quyết didnhj số 129/QĐ/CN tách xí nghiệp in Hà Nội thành 2 xí nghiệp. - Xí nghiệp in Báo Hà Nội mới ở 35 phố Nhà Chung trực thuộc biên tập báo Hà Nội mới quản lý. - Xí nghiệp in Hà Nội ở 75 hàng Bồ trực thuộc sở văn hoá thông tin quản lý. Trong giai đoạn này xí nghiệp sản xuất chủ yếu bằng công nghệ in TYPÔ với các trang thiết bị cũ và lạc hậu, các công đoạn sản xuất chủ yếu bằng thủ công. Thực hiện nghị định 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 20.11.1991 về việc thành lập và giải thẻe các doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp in Hà Nội đã làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước, với tên là Công ty in Tổng hợp Hà Nội có trụ sở tại số 67 phố Phó Đức Chính Hà Nội. Từ đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng với đường lối đổi mới các cơ sở sản xuất đã chuyển dần sang cơ chế thị trường để hoà nhập với sự chuyển mình của nền kinh tế đáp ứng nhu cầu khách hàng đảm bảo về chất lượng sản phẩm, cũng như thời gian, công nghệ in typô đã trở nên lạc hậu, được sự quan tâm giúp đỡ của thành phố và sở văn hoá thông tin Hà Nội công ty đã mạnh dạn thay đổi công nghệ in typô bằng công nghệ in offset tương đối hoàn chỉnh với loạt máy in offset của Nhật, Đức, Liên Xô, các công đoạn từng bước được cơ khí hoá, công việc sản xuất của công ty được duy trì và hàng năm tiếp tục được phát triển. luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nộp ngân sách nhà nước, uy tín của công ty với khách hàng được nâng cao lên năm sau cao hơn năm trước, uy tín của công ty với khách hàng được củng cố công ty đã có nhiều bạn hàng lớn như: Nhà xuấ bản giáo dục, nhà xuất bản kim đồng, nhà xuất bản thanh niên, báo phụ nữ, báo KHKT... cùng với hội đồng XSKT miền bắc, công ty xổ số thủ đô và các tỉnh ngoài ra các đối tượng bạn hàng ở các bộ, ngành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. Một vài số liệu về công ty. Các chỉ tiêu Đv Năm 1998 Năm 1999 Sản lượng trang in Trang 803.000.000 984.000.000 Doanh thu đ 5.685.293.100 5.853.146.659 Lợi nhuận thuần đ 172.756.293 200.655.028 Thu nhập bình quân/người đ 674.200 728.730 Nộp ngân sách đ 361.579.600 472.237.333 2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty in Tổng hợp Hà Nội. 2.1.2.1. Nhiệm vụ phương hướng sản xuất kinh doanh. + Xây dựng và phát triển Công ty in Tổng hợp Hà Nội trở thành một công ty có quy mô hiện đại với toàn ngành. Có dây chuyền sản xuất tiên tiến không thua kém các công ty khác trong cả nước và trong khu vực. Khép kín ba công nghệ sản xuất: Tạo mẫu, chế bản - in hoàn thiện sản phẩm với các thiết bị đại đồng bộ. Căn cứ định hướng ngành in của bộ văn hoá thông tin đến năm 2000 và 2020, vào chủ trương quy hoạch và hiện đại hoá Công ty in Tổng hợp Hà Nội cấp thành phố từ. thức tế, công ty xác định mục tiêu phát triển đến năm 2010 như sau: + Năng lực in trên 5 tỷ trang/ năm (trang in 13 x 19). + Tổng danh thu 60 -70 tỷ đồng /năm. + Có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. 2.1.2.2. Bộ máy quản lý sản xuất. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý sản xuất theo hình thức tập trung. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận: - Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc: được uỷ quyền giải quyết, công việc khi giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách lĩnh vực về hành chính, quản trị trong đơn vị. - Phòng kế toánd tài vụ: giúp giám đốc quản lý về công tác tài vụ - kinh tế thống kê trong công ty. - Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh: Tiếp nhận các hợp đồng, lập định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm sản xuất. Sơ đồ chức bộ máy quản lý sản xuất. Giám đốc Phòng TC HC Phòng KT tài vụ Phó giám đốc Phòng kế hoạch SXKD PX hoàn thiện PX in PX chế bản PX cơ khí 2.1.2.3. Bộ máy kế toán. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Hình thức kế toán côngty áp dụng theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 6 người: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán TSCĐ, kế toán vật tư, kế toán tính toán và tiêu thụ, kế toán tiền lương, kế toán thống kê, thủ quỹ. Sơ đồ bộ máy kế toán. KT trưởng kiêm KT tổng hợp và TSCĐ KT vật tư KT thanh toán và tiêu thụ KT tiền lương KT thống kê Thủ quỹ 2.1.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất . Công ty in Tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp nhỏ sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc vào đơn đặt hàng và thông qua yêu cầu theo từng hợp đồng của của khách hàng. nên chủng loại sản phẩm sản xuất phong phú. Các máy móc thiết bị tương đối hiện đại phù hợp với quy trình in các sản phẩm được sản xuất ra theo quy trình sau: - Phòng thiết kế kỹ thuật nhận được tài liệu gốc, phòng thiết kế kỹ thuật trên cơ sở nội dung in thiết kế lên các yêu cầu in. - Vi tính: Đưa bản thiết kế vào máy vi tính, điều chỉnh bố trí vào các trang in trang ảnh, kiểu chữ... phim mẫu: àm nhiệm vụ lên phim mẫu. - Phòng bình bản: trên cơ sở các tài liệu, phòng bình bản làm nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng mầu vào các tấm mika theo từng trang in. - Phân xưởng phơi bản: Trên cơ sở các tấm mika của phòng bình bản chuyển sang, bộ phận phơi bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn nhôm và kẽm. - Phân xưởng in: Khi nhận được các chế bản khuô nhôm và kẽm. Phơi bộ phận in offset in trang sẽ tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in đó. - Phân xưởng hoàn thiện: tiến hành đóng quyển, kiểm thu thành phẩm, đóng gói nhập kho. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Phòng kế hoạch SXKD Phòng thiết kế kỹ thuật Vi tính Phim mẫu Phòng bình bản Phân xưởng phơi bản Phân xưởng in Phân xưởng hoàn thiện 2.1.2.5. Tình hình lao động, cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Tổng số lao động của công ty hiện có là 125 người. Trong đó 57 nam và 68 nữ. Trong tổng số 125 CBCNV có 9 người cán bộ quản lý chiếm 7,2%, công nhân sản xuất trực tiếp có 82 CN chiếm 65,6%, trong đó CN bậc 2 -3 có 5 người chiếm 4%, 12 người có trình độ trung học chiếm 9,6%, 108 người được đào tạo tại chỗ chiếm 86,4%. Qua số liệu trên ta thấy trong 125 CBNV thì số CNSX trực tiếp 82 người không nhiều, tuy nhiên số CN ngành nghề khác lại nhiều 23 người, hơn nữa trình độ kỹ thuật của công nhân nhìn chung còn thấp điều này cho thấy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của công ty. Với đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty là chuyên in các ấn phẩm. Do vậy vật tư được sử dụng in là các loại giấy, mực và các nguyên liệu khác. Các loại vật tư này rất sẵn có trên thị trường vì vậy việc mua vật tư của công ty có nhiều thuận lợi. Với đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng do vậy việc tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng sản xuất ra đến đâu tiêu thụ ngay hết đến đó, không có sản phẩm tồn kho. 2.1.2.6. Quy mô sản xuất kinh doanh: Tại Công ty in Tổng hợp Hà Nội chủ yếu là sản xuất nhỏ do vậy quy mô của công ty không lớn. Tính đến thời điểm 31.12.1999 số vốn cố định của công ty là 3.574.396.878 đ chiếm 61,9% trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh, trong đó TSCĐ không dùng chờ thanh lý là 104.836.000 đồng. Biểu 1: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ dùng trong SXKD năm 2002 Loại TSCĐ Nguyên giá (NG) Tỷ trọng % Khấu hao cơ bản đã trích Giá trị còn lại (GTCL) % GTCL 1. MMTB 3.167.842.240 50,5 1.710.474.935 1.457.367.305 46 2. PTVT 115.649.992 1,9 43.610.867 72.039.125 62,3 3. TBDCQL 85.623.000 1,4 29.184.000 56.439.000 63,9 4. NC - VKT 2.906.801.000 46,2 931.437.555 1.975.363.445 68 Cộng 6.275.916.232 100 2.714.707.357 3.561.208.875 56,7 Qua bảng biểu 1 ta thấy tính đến 31.12.99 hầu hết các TSCĐ có giá tị còn lại so với nguyên giá lớn hơn 56,7%, cụ t hể: - Giá trị còn lại (GTCL) của máy móc thiết bị (MMTB) là 1457.367.305 đồng chiếm 46% so với nguyên giá (NG) như vậy loại tài sản này đã khấu hao được hơn một nửa. Nhìn chung vẫn có thể sử dụng được trong một vài năm nữa. Sắp tới công ty cần có kế hoạch để thay thế loại máy móc thiết bị này. - GTGL của phương tiện vận tải (PTVT) là 72.039.125 đ chiếm 62,3% so với nguyên giá như vậy loại tài sản này vẫn còn tốt công ty cần có chế độ bảo dưỡng tốt để phục vụ việc kinh doanh của công ty. - GTCT của thiết bị dụng cụ quản lý (TBDCQL) là 56.439000đ, chiếm 68% so với nguyên giá (NG). - GTCL của nhà cửa và kiến trúc là 1.975.363.445 đ chiếm 65,9% so với NG, loại tài sản vẫn có thể sử dụng tốt, chưa cần phải tu bổ sửa chữa. Nói chung loại tài sản này công ty vẫn có thể sử dụng tốt chưa cần phải tu bổ, sửa chữa. Nhìn chung toàn bọ các TSCĐ ở công ty vẫn còn sử dụng được tốt, công ty cần có chế độ bảo dưỡng tu bổ hợp lý để phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.2.7. Những thuận lợi, khó khăn của công ty khi chuyển sang cơ chế thị trường: a. Những thuận lợi của côngty in Tổng hợp Hà Nội. - Được sự quan tâm trợ giúp của sở VHTT TPHN và sự phấn đấu quản lý sản xuất của ban giám đốc và toàn thể CBCNV trong công ty. - Sản phẩn của công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng nên có rất nhiều thuận lợi. - Có mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng quen thuộc. b. Những khó khăn của công ty in Tổng hợp Hà Nội Máy móc thiết bị tuy còn sử dụng tương đối tốt nhưng công nghệ đã lạc hấuo với các công ty cùng ngành. - Đội ngũ công nhân có trình độ còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. - Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, do những công ty này được tranh bị những máy móc thiết bị hiện đại hơn. - Giá nguyên vật liệu cũng thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm của công ty. 2.1. 2.8. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty in Tổng hợp Hà Nội qua 3 năm (2000- 2001 -2002.) Để biết được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty in Tổng hợp Hà Nội qua 3 năm ta xem biểu 2 “Một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty in Tổng hợp Hà Nội qua 3 năm 2000 - 2001 -2002 đã tăng lên so với năm 2001 là 167.853.559 đ với số tương đối là 2,95%; so với năm 2000 là 1.303.136.637 với số tương đối là 28,6%. * Lợi nhuận năm 2002 giảm so với năm 2000 là 7.986.428 đồng tương ứng với 4,15%, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 27.898.735 đ tương ứng 16,2%. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận 2002 tăng so với năm 2001 là do giá nguyên vật liệu giảm đi làm cho giá thành sản phẩm giảm, do vậy mà tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí đây cính là nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng. * Nộp ngân sách nhà nước năm 2002 tăng so với năm 2000 là 88737833 tăng so với năm 2001 là 110657733, như vậy ta thấy rằng công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ nhà nước. * Vốn kinh doanh bình quân của công ty năm 2000 là 4.772.728.568,5đ năm 2001 là 5.906.905,5 đ, năm 2002 là 5.128.856.835,5đ. Như vậy vốn kinh doanh của công ty năm 2002 đã tăng lên so với năm 2001 là 122.109.930 đ với số tương đó là 2,3%, tăng lên so với năm 2000 là 706.128.270 đ vơi số tương đối là 15% trong đó: - Vốn lưu động bình quân của công ty năm 2000 là 1.962.017.761 đ, năm 2001 là 1.589.005.973 đ năm 2002 là 1.720.587.105,5 đ. Như vậy vốn lưu động bình quân năm 2002 tăng lên so với năm 2000 là 131.531.132,5 đ, với số tương đối là 8,2% giảm đi so với năm 2000 là 241.430.655,5 đ với số tương đối là - 0,25 % tăng so với năm 2000 là 947.558.922,5 đ với số tương đối là 34,3%. Qua 3 năm ta thấy công ty chủ yếu tăng vốn cố định để đầu tư vào TSCĐ mới và giảm lượng vốn lưu động không cần thiết. * Giá thành toàn bộ năm 2000 là 4.669.737.000 đồng năm 2001 là 5.013.573.907 đồng, năm 2002 là 5.158.388.926 đồng. Như vậy giá thành toàn bộ năm 2002 tăng so với năm 2001 là 144.815.926 với số tương đối là 10,46%. Mà tốc độ tăng giá thành toàn bộ năm 2002 so với năm 2001 nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu của 2002 so với năm 2001 đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm lợi nhuận của công ty tăng lên, mặc dù giá thành toàn bộ tăng. * Tỷ suất lợi nhuận năm 2000 là 4%, năm 2001 là 3,2% năm 2002 là 3,6% như vậy tỷ suất lợi nhuận của năm 2002 giảm đi so với năm 2000 là - 0,8% và tăng lên so với năm 2001 là 0,4%. * Tỷ suất lợi nhuận giá thành tiêu thụ năm 2000 là 4,12%, năm 2001 là 3,13%, năm 2002 là 3,88%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận giá thành tiêu thụ năm 2002 đã tăng lên so với năm 2001 là 0,75% và giảm đi so với năm 2000 là - 024%. * Tỷ suất lợi nhuận doanh thu tiêu thụ năm 2000 là 4,23% năm 2001 là 3%, năm 2002 là 3,42% như vậy tỷ suất lợi nhuận năm 2002 đã tăng lên so với năm 2001 là 0,42%, giảm đi so với năm 2000 là - 0,81%. 2.2. Thực trạng tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty in Tổng hợp Hà Nội 2002. 2.2.1. Những thuận lợi khó khăn. 2.2.1.1. Thuận lợi: - Đầu tư mua sắm mới một số máy móc thiết bị phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh nhờ đó công gy đã ký được một số hợp đồng lớn tạo đà phát triển cho công ty. - Thị trường tiêu thụ của công ty năm 2002 ổn định ngoài các bạn hàng quen thuộc còn có thêm các bạn hàng mới tìm đến công ty ký hợp đồng lớn. - Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao và ổn định, mẫu mã luôn được cải tiến đẹp hơn, phong phú hơn đã tạo được uy tín với khách hàng. - Giá vật tư trong năm 2002 có nhiều biến động cụ thể như đầu năm 2002 giá mực Nhật giảm xuống từ 120.600 đ/cân xuống 44.800 đ/cân, giá giấy cút xê 85gm 79 x 109 đầu năm 1.000 đ/tờ cuối năm giảm xuống 889,3 đ/tờ. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận. 2.2.1.2. Khó khăn: - Mặc dù năm 2002 công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị nhưng những thiết bị này vẫn chưa đồng bộ để đáp ứng yêu cầu sản xuất. - Trong năm 2002 sản xuất của công ty tăng lên do vậy mà lượng vốn huy động vào SXKD còn thiếu rất lớn nhất là vốn lưu động trong sản xuất. 2.2.2. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty in Tổng hợp Hà Nội năm 2002 Sử dụng vốn cố định có hiệu quả là một trong những nhân tố quyết định đến việc bảo toàn vốn sản xuất nói chung, vốn cố định của công ty in Tổng hợp Hà Nội năm 2002 ta xem xét bảng biểu 3 “Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty in Tổng hợp Hà Nội qua 3 năm 2000 - 2001 - 2002/ Qua biểu 3 ta có nhận xét: * Năm 2000, do tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là 0,07 có nghĩa là một đồng vốn cố định bỏ ra thu được 0,07 đồng loị nhuận, năm 2001 tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là 0,046, năm 2002 là 0,054. Như vậy một đồng vốn cố định năm 2002 bỏ ra thu được lợi nhuận ít hơn so với năm 2000 là - 0,016 đồng, so với năm 2001 thu lợi nhuận nhiều hơn là 0,008 đồng. Điều này cho thấy so với năm 2001 tìh năm 2002 công ty sử dụng vốn cố định hiệu quả, nhưng so với năm 2001 năm 2002 công ty lại sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn mặc dù vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh có giảm đi 9.421.193,5 đồng tương ứng với 0,25% nếu sử dụng với số vốn cố định bình quân năm 2001 đưa vào sản xuất năm 2002 thì lợi nhuận sẽ thu được nhiều hơn. * Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Năm 2000 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1,65 ó nghĩa là một đồng vốn cố định bỏ ra thu được 1,65 đồng doanh thu, năm 2001 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1,53, năm 2002 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1,58. Như vậy 1 đồng vốn cố định năm 1999 thu được ít doanh thu hơn năm 2000 là 0,07 đồng so với năm 2001 thì năm 2002 một đồng vốn cố định bỏ ra lại thu được nhiều doanh thu hơn 0,05 đồng mặc dù số vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh ít hơn. * Hiệu suất sử dụng TSCĐ. Năm 2000 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 0,96 điều đố có nghĩa là 1 đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thu được 0,96 đồng doanh thu. Năm 2001 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 0,96, năm 2002 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 0,93. Như vậy so với hai năm 2000 - 2001 thì năm 2002 một đồng. Điều này cho thấy công ty sử dụng TSCĐ kém hiệu quả mặc dù TSCĐ năm 2002 tăng 1.592.703.141,5 đồng tương ứng 33,8% so với năm 2000 và tăng 377.693.289,5 đồng tương ứng với 7,12% so với năm 2001. * Hàm lượng vốn cố định. Năm 2000 hàm lượng vốn cố định là 0,6; năm 2001 hàm lượng vốn cố định là 0,65; năm 2002 hàm lượng vốn cố định là 0,63 như vậy để tạo ra 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm số vốn cố định bình quân cần thiết năm 2002 nhỏ hơn vốn cố định bình quân năm 2001 là 0,02 đồng, lớn hơn namư 2000 là 0,03 đồng. Tuy vốn cố định bình quân năm 2002 bỏ ra ít hơn số vốn cố định bình quân năm 2001 nhưng mức dùng vốn cố định để sản xuất ra 1 sản phẩm lại ít hơn do vậy doanh thu sẽ thu được nhiều hơn. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2002 là tốt hơn năm 2001. 2.2.3. Tình hình quản lý, sử dụng và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Tổng hợp Hà Nội. 2.2.3.1. Tình hình trang bị đầu tư mua sắm. Thiết bị công nghệ của công ty in Tổng hợp Hà Nội chủ yếu được trang bị ở các năm 1990 - 1991. Nhìn chung những thiết bị công nghệ này ở mức trung bình so với toàn ngành. Hiện tại vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để biết được tình hình trang bị đầu tư mua sắm TSCĐ của công ty ta xem biểu 4 “Tình hình trang bị TSCĐ của Công ty in Tổng hợp Hà Nội năm 2002”. Qua biểu 4 ta thấy trong năm 2002 số TSCĐ của công ty tăng lên là 161.963.774 đồng. Trong đó. - Đầu tư cho máy móc thiết bị là: 129.342.774 đồng bao gồm: + Máy khấu chỉ PURLUX - SBX.03: 70.400.000 đồng. + Máy phơi bảo offset: 58.942.774 đồng. - Đầu tư cho TBDCQL là 32.621.000 đồng dùng mua 2 máy điện thoại di động. Theo sóo liệu ở biểu 1 ta thấy thiết bị DCQL mới chỉ khấu hao hết 34,1% với loại tài sản này vẫn còn sử dụng tốt. Máy móc thiết bị đã khấu hao là 54% nhìn chung thì loại tài sản vẫn còn hoạt động tốt. Tuy nhiên trong năm công ty vẫn đầu tư vào loại tài sản này chính tỏ công ty rất quan tâm đến viẹec đầu tư vào TSCĐ nhất là những loại máy móc thi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH341.doc
Tài liệu liên quan