Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tin học Lớp 6

MỤC LỤC

 

I. TÊN ĐỀ TÀI Trang 3

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề Trang 3

2. Mục đích đề tài Trang 4

3. Lịch sử đề tài Trang 4

4. Phạm vi đề tài Trang 5

5. Phương pháp nghiên cứu Trang 5

 

III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Thực trạng đề tài Trang 6

2. Nội dung cần giải quyết Trang 8

3. Biện pháp giải quyết Trang 8

4. Kết quả chuyển biến Trang 12

 

IV. TỔNG KẾT – KIẾN NGHỊ

1. Tóm lược giải pháp Trang 13

2. Phạm vi áp dụng Trang 13

3. Kiến nghị Trang 14

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 23147 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tin học Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Tính thực tiển, sư phạm, khoa học: Hiệu quả: Xếp loại: ……., ngày ….tháng….năm………. CT. HĐKHGD NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHGD PGD: Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Tính thực tiển, sư phạm, khoa học: Hiệu quả: Xếp loại: ……., ngày ….tháng….năm………. CT. HĐKHGD NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHGD SỔ GD ĐT Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Tính thực tiển, sư phạm, khoa học: Hiệu quả: Xếp loại: ……., ngày ….tháng….năm………. CT. HĐKHGD MỤC LỤC TÊN ĐỀ TÀI Trang 3 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đặt vấn đề Trang 3 Mục đích đề tài Trang 4 Lịch sử đề tài Trang 4 Phạm vi đề tài Trang 5 Phương pháp nghiên cứu Trang 5 NỘI DUNG CÔNG VIỆC Thực trạng đề tài Trang 6 Nội dung cần giải quyết Trang 8 Biện pháp giải quyết Trang 8 Kết quả chuyển biến Trang 12 TỔNG KẾT – KIẾN NGHỊ Tóm lược giải pháp Trang 13 Phạm vi áp dụng Trang 13 Kiến nghị Trang 14 I/ TÊN ĐỀ TÀI “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học 6” II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Tầm quan trọng của công nghệ thông tin Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển của kinh tế và xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và hòa nhập với thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường nhằm giúp học sinh tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Nhất là trong năm học 2009 - 2010, ở trường THCS đã có phân phối chương trình và bộ sách giáo khoa đầy đủ cho cả 4 khối 6, 7, 8 và 9, điều đó cho thấy được tầm quan trọng của tin học và việc nhà nước ta đã và đang tạo nền móng CNTT vững chắc chuẩn bị cho nguồn nhân lực CNTT của đất nước. Tác dụng của CNTT trong dạy học ở bậc THCS Môn tin học ở bậc THCS bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, … Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập. + Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội. Trong chương trình ở THCS, môn tin học lớp 6 có thể được xem là nền tảng để học môn tin học vì ở chương trình lớp 6 các em sẽ bước đầu làm quen với các kiến thức căn bản về tin học (thông tin, giải thuật, chương trình,…) cũng như các kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính (sử dụng chuột, bàn phím, …) đây là những kiến thức và kỹ năng rất cơ bản nhưng lại rất quan trọng của môn tin học vì khi học sinh đã nắm vững các kiến thức cơ bản cũng như những kỹ năng này sẽ là một tiền đề rất tốt để học sinh học tốt môn tin học ở các lớp tiếp theo ở THCS. Vì tất cả những vấn đề nêu trên, chính là lý do để tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học lớp 6” . 2. Mục đích đề tài Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã cố gắng nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn tin học 6 như: Một số biện pháp giúp học sinh tiếp thu các khái niệm mới của môn tin học. Một số biện pháp rèn kĩ năng thực hành cho học sinh. 3. Lịch sử đề tài Qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy vấn đề này đã được nhiều người quan tâm và đều nhận ra cần có những phương pháp nào đó để giúp HS học tốt tin học lớp 6, vì đây là nền tảng để học sinh có thể tiếp thu và học tốt môn tin học ở những năm tiếp theo nhưng chưa có những nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Nên tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp dạy học mới vào học sinh của mình đang giảng dạy để giúp các em tiếp cận tốt hơn với những kiến thức mới và qua đó giúp các em có thể học tốt hơn môn tin học ở lớp 6 nhằm tạo nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo. 4. Phạm vi đề tài Phạm vi đề tài là giới hạn trong việc theo dõi, nghiên cứu và đề ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học lớp 6 ở khối 6 trường THCS Bình Hiệp – Mộc Hóa – Long An năm học 2009 – 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát thực tế việc giảng dạy môn tin học lớp 6 ở trường THCS Bình Hiệp – Mộc Hóa – Long An, đề ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học 6. Tham khảo ý kiến của các thầy cô giảng dạy môn tin học 6 ở một số trường THCS trong huyện Mộc Hóa – Long An. Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới, các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành) Sử dụng bảng đối chiếu. III/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1. Thực trạng đề tài Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát khối lớp 6 trường THCS Bình Hiệp – Mộc Hóa – Long An thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được: Phần lý thuyết Mức độ thông hiểu các khái niệm mới Trước khi thực hiện chuyên đề Số HS Tỷ lệ Hiểu đúng 25/42 59.5% Hiểu sai 17/42 40.5% Phần thực hành Mức độ thao tác Trước khi thực hiện chuyên đề Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 7/42 16.7 % Thao tác đúng 20/42 47.6 % Thao tác chậm 10/42 23.8 % Chưa biết thao tác 5/42 11.9 % a) Nguyên nhân Về phần lý thuyết: Nguyên nhân chủ yếu là lượng kiến thức trong chương trình tin học lớp 6 tương đối nhiều và hoàn toàn mới đối với học sinh. Vì vậy nếu không có phương pháp thích hợp thì học sinh rất khó tiếp thu và rất khó hiểu phần lý thuyết mới có hơi trừu tượng của môn tin học từ đó dẫn đến học sinh không hứng thú trong học tập. Về phần thực hành: Nguyên nhân chủ yếu là do các em mới tiếp xúc với máy tính nên các em rất dễ nhầm lẫn các bộ phận của máy tính, cũng như các thao tác khi sử dụng máy tính vì thế nếu không có phương pháp hướng dẫn phù hợp thì rất khó để giúp học sinh học tốt phần thực hành. b) Một số thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi Về phía nhà trường: Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy vi tính, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. Về phía giáo viên: Giáo viên được đào tạo chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học môn tin học ở bậc THCS. Về phía học sinh: Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học tập, nhất là những tiết thực hành. Bên cạnh đó có một số em học sinh ở nhà có điều kiện đã trang bị máy vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với môn học. * Khó khăn Về phía nhà trường: Do chỉ có một phòng máy vi tính cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng (9 máy vi tính) cũng như chất lượng, mỗi tiết thực hành có tới 3 hoặc 4 em cùng thực hành trên một máy vi tính nên các em không có nhiều thời gian để thực hành và làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy vi tính cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là trong các giờ thực hành. Về phía giáo viên: Do môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình ở bậc THCS nên chương trình SGK và phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hơn nữa khi thực hành, các máy vi tính cũ thường gặp sự cố, trục trặc dẫn đến học sinh thiếu máy vi tính, không thực hành được nên giáo viên khó áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm giúp học sinh học tốt hơn. Về phía học sinh: Do đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, dẫn đến việc tự tìm tòi và khám phá máy vi tính cũng như tự rèn luyện các kỹ năng thực hành với các em còn rất hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính thụ động và hơi chậm tiếp thu các kiến thức mới cũng như các thao tác mới. 2. Nội dung cần giải quyết Cách tiếp thu các khái niệm mới của môn tin học. Rèn kĩ năng thực hành của học sinh thông qua các giờ thực hành 3. Biện pháp giải quyết a) Cách tiếp thu các khái niệm mới của môn tin học Đối với các khái niệm mới giáo viên nên đi từ thực tế xung quanh học sinh rồi mới đi vào khái niệm điều đó sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu và dễ hiểu hơn. Ví dụ: Bài “Vì sao cần có hệ điều hành” giáo viên lấy ví dụ thực tế một số hoạt động hằng ngày mà cần phải có sự điều khiển như: Phải có các đèn giao thông, các biển báo, … để điều khiển sự đi lại của rất nhiều phương tiện giao thông trên đường, trong một lớp phải có ban cán sự lớp để điều khiển mọi hoạt động của các bạn trong lớp, … từ đó giáo viên chỉ ra trong bất cứ hoạt động nào đều phải có sự điều khiển của một ai đó, hay thiết bị phương tiện nào đó để hoạt động được diễn ra theo ý muốn. Máy tính cũng vậy, bên trong máy tính có rất nhiều thiết bị và để máy tính có thể hoạt động theo ý muốn thì cần phải có một sự điều khiển và chính hệ điều hành sẽ làm nhiệm vụ điều khiển máy tính hoạt động theo ý muốn của chúng ta. Sau đó giáo viên đi vào vai trò của hệ điều hành sẽ giúp học sinh dễ hiểu và dễ hình dung hơn. Đối với các khái niệm nói về các thiết bị máy tính, giáo viên nên chuẩn bị sẳn các thiết bị trực quan hay tranh ảnh minh họa để học sinh dễ hình dung và tránh nhầm lẫn. Ví dụ: Bài “Máy tính và phần mềm máy tính”, giáo viên có thể tận dụng các thiết bị có sẳn trong phòng máy hoặc các hình ảnh về ổ cứng, ổ CD, ổ đĩa mềm, RAM, …. Khi dạy đến khái niệm nói về thiết bị nào, giáo viên sẽ minh họa trực quan bằng thiết bị đó điều đó sẽ giúp học sinh dễ hình dung và không bị nhầm lẫn giữa các thiết bị dẫn đến việc học sinh hiểu bài nhanh hơn. Tăng cường khả năng tự học sáng tạo, tự tìm tòi kiến thức mới thông qua SGK, sách báo tin học có tại thư viện trường, tài liệu tin học trên mạng, … Ví dụ: Bài thực hành 1 “Làm quen với một số thiết bị máy tính”. Giáo viên có thể đưa ra một số hình ảnh của các thiết bị máy tính và yêu cầu học sinh về nhà hoạt động theo nhóm các bạn gần nhà tìm hiểu SGK, các tài liệu tin học có tại thư viện, tài liệu mạng … và cho biết tên - công dụng của các thiết bị máy tính có trong bảng sau. Thiết bị Tên TB- công dụng Thiết bị Tên TB- Công dụng Và khi giáo viên giới thiệu các thiết bị học sinh sẽ dễ hiểu và dễ phân biệt các thiết bị hơn vì các em đã có sự tìm hiểu từ trước về những thiết bị đó. Kết hợp một số trò chơi học tập nhằm tạo không khí học tập vui vẻ và thông qua đó củng cố kiến thức cho học sinh sau các bài lý thuyết (Có thể sử dụng phần mềm Violet là một phần mềm giúp tạo ra các trò chơi học tập rất hay như: Ô chữ, kéo thả chữ, …). Ví dụ: Bài “Trình bày trang tính và in”. Cuối giờ giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Giải ô chữ” nhằm củng cố kiến thức. Câu hỏi hàng dọc: Đây là thao tác xuất văn bản ra giấy? (Print) Câu hỏi hàng ngang: 1) Để điều chỉnh lề trên của trang văn bản em sẽ thay đổi thông số của ô nào trong hộp thoại Page Setup? (Top) 2) Để chọn hướng trang đứng, em chọn tùy chọn nào trong hộp thoại Page Setup? (Portrait) 3) Để đặt lề phải của trang văn bản em sẽ thay đổi thông số của ô nào trong hộp thoại Page Setup? (Right) 4) Để chọn hướng trang nằm ngang em chọn tùy chọn nào trong hộp thoại Page Setup? (Landscape) 5) Để đặt lề dưới cho trang văn bản em sẽ thay đổi thông số của ô nào trong hộp thoại Page Setup? (Bottom) b) Rèn kĩ năng thực hành của học sinh thông qua các giờ thực hành Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết đặc biệt là chuột và bàn phím, vì đây là hai thiết bị cơ bản và rất quan khi thực hành. Ví dụ: Bài “Luyện tập chuột”. Khi giáo viên giới thiệu chuột máy tính, giáo viên vừa mô tả chuột máy tính vừa chỉ cho học sinh quan sát chuột máy tính có tại máy, giáo viên giới thiệu có mấy loại chuột máy tính và giáo viên có thể đặt các câu hỏi: Tại phòng máy chúng ta đang sử dụng loại chuột máy tính nào? Trên thân chuột có những phím nào? Chức năng của các phím đó? Tay đặt lên chuột như thế nào? Sau đó giáo viên thực hiện mẫu việc cầm chuột như thế nào là đúng, cách di chuyển chuột sao cho nhanh và chính xác,… để học sinh quan sát và thực hiện theo. Tận dụng những phần mềm học tập để học sinh luyện tập các thao tác sử dụng chuột và bàn phím nhằm chuẩn bị tốt hơn cho các chương tiếp theo. Ví dụ: Bài “Học gõ mười ngón”. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi đúng, cách đặt hai bàn tay lên bàn phím để luyện gõ phím nhanh bằng mười ngón. Giáo viên khi giới thiệu nên thực hiện mẫu cho học sinh quan sát sẽ giúp học sinh dễ hình dung thao tác và dễ thực hiện theo hơn. Tận dụng những phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh ảnh,…) áp dụng vào giờ dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết các thao tác, giúp cho buổi học thực hành hiệu quả hơn. Ví dụ: Bài “Định dạng văn bản”. Khi dạy bài này giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để trình chiếu lên màn hình lớn các thao tác định dạng văn bản để học sinh quan sát được rõ ràng, đầy đủ và chính xác nhằm giúp học sinh dễ phân biệt các thao tác với nhau và từ đó sẽ thực hành tốt hơn trong giờ thực hành. Tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành ở nhà cho học sinh Ví dụ: Bài “Học gõ mười ngón”. Do đa số học sinh không có điều kiện trang bị máy tính ở nhà nên giáo viên có thể phóng to mô hình bàn phím máy tính ở SGK cho bằng kích thước bàn phím máy tính thật trong phòng máy và yêu cầu học sinh về nhà luyện tập cách đặt tay lên bàn phím, thao tác với các hàng phím bằng mười ngón tay nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm chéo bài của nhau (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. Ví dụ: Bài “Văn bản đầu tiên của em”. Khi dạy bài này, đến cuối giờ giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ thực hành trên máy cùng soạn thảo một đoạn văn bản ngắn xem nhóm nào thực hành nhanh hơn, chính xác hơn. 4. Kết quả chuyển biến Khi áp dụng những biện pháp đã nêu ở trên kết quả học tập của HS tiến bộ hẳn, các em học tập hăng hái, tích cực hơn. Cụ thể tôi đã thực hiện khảo sát và thống kê thông qua các câu hỏi lý thuyết sau giờ học lý thuyết, các bài tập thực hành sau giờ thực hành, các bài kiểm tra 15 phút, các bài kiểm tra lý thuyết 1 tiết, các bài thực hành 1 tiết,…cuối học kì 2 của học sinh khối 6 năm học 2009 – 2010 ở trường THCS Bình Hiệp kết quả thu được là: Phần lý thuyết: Mức độ thông hiểu các khái niệm mới Sau khi thực hiện chuyên đề Số HS Tỷ lệ Hiểu đúng 40/42 95.2% Hiểu sai 2/42 4.8% Phần thực hành Mức độ thao tác Sau khi thực hiện chuyên đề Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 13/42 31.0% Thao tác đúng 26/42 61.9% Thao tác chậm 3/42 7.1% Chưa biết thao tác 0/42 0% Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 6 đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm vững các kiến thức mới cũng như các thao tác mới, mà còn giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng hơn,… So với khảo sát ở đầu năm học tỷ lệ học sinh hiểu đúng các khái niệm mới tăng lên rõ rệt (tăng 35.7 %), tỷ lệ học sinh còn hiểu sai kiến thức giảm xuống rất nhiều (giảm 35.7%), tỷ lệ học sinh thực hiện thao tác đúng và nhanh tăng lên (tăng 14.3 %), tỷ lệ học sinh thực hiện đúng thao tác tăng lên (tăng 14.3%), tỷ lệ học sinh thực hiện thao tác chậm giảm (giảm 16.7 %) và không còn học sinh không thực hiện được thao tác. IV/. TỔNG KẾT – KIẾN NGHỊ Tóm lược giải pháp Để giúp HS học tốt môn tin học 6 giáo viên cần Về phần lý thuyết Hướng dẫn lý thuyết nên thông qua các ví dụ thực tế cụ thể gần gũi với học sinh. Tận dụng tối đa các thiết bị, tranh ảnh, … vào việc giảng dạy các kiến thức mới. Kết hợp việc học với các trò chơi học tập nhằm giúp học dễ tiếp thu kiến thức mới. Tăng cường khả năng tự học sáng tạo, tự tìm tòi kiến thức mới cho học sinh thông qua SGK, tạp chí,… Về phần thực hành Giới thiệu rõ và hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác cơ bản đối với từng thiết bị nhằm giúp học sinh khỏi nhằm lẫn và thực hiện tốt hơn các thao tác. Tận dụng tối đa các phần mềm học tập trong chương trình giúp học rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua các trò chơi và tạo cảm giác thoải mái trong học tập cho học sinh. Tận dụng những phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh ảnh,…) nhằm giúp học sinh phân biệt rõ ràng các thao tác thực hành tránh sự nhầm lẫn giữa các thao tác. Tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành ở nhà cho học sinh. Tạo sự tranh đua học tập giữa các em học sinh. Phạm vi áp dụng Đề tài này được xây dựng có thể áp dụng vào các tiết dạy của môn tin học cho học sinh khối lớp 6 trường THCS Bình Hiệp. Đồng thời cũng có thể áp dụng ở các trường THCS trong huyện Mộc Hóa cũng như các trường THCS ngoài huyện. Kiến nghị Thông qua đề tài này, tôi có một số kiến nghị sau: Về phía nhà trường: Tham mưu với các cấp quản lí của ngành và địa phương trang bị thêm máy vi tính, tranh ảnh, phương tiện (máy chiếu) để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy môn tin học 6 và giúp việc học tập của các em được thuận lợi hơn. Về phía giáo viên: Không ngừng học tập, trao đổi kinh nghiệm, học tập thêm các phần mềm mới phục vụ việc giảng dạy được tốt hơn. Kiến nghị BGH trường tham mưu với phòng GD thường xuyên mở các lớp tập huấn các phần mềm mới hổ trợ việc giảng dạy môn tin học như phần mềm Violet, … để hổ trợ tốt hơn việc giảng dạy môn tin học. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhất mà bản thân tôi tự nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy nhằm giúp HS có thể học tốt hơn môn tin học 6 đồng thời là cơ sở, nền tảng tạo sự hứng thú học tập cho học sinh ở những năm tiếp theo, rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học giáo dục và các anh chị đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và qua đó làm cơ sở để giúp học sinh học tốt hơn môn tin học 6 trong những năm tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn! Bình Hiệp, ngày 02 tháng 5 năm 2010 Người thực hiện Phạm Minh Dương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp giúp học sinh học tốt tin học 6.DOC
Tài liệu liên quan