Đề tài Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam

 

ChươngI: Những vấn đề cơ bản của hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1. Khái niệm sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2

1.2. Nội dung và quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 3

1.2.2. Các phương pháp phân tích và đánh giá 3

1.2.3. Quá trình nguyên tắc đánh giá hiệu quả 6

Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam 10

2.1. Tổng quan về công ty 10

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 10

2.1.2. Các đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu hàng không 12

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 15

2.2.1. Doanh thu tiêu thụ 15

2.2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty 18

2.2.3. Hạch toán lợi nhuận 21

2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh 22

2.3.1. Theo hệ thống chỉ tiêu hiệu quả của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam 30

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không 33

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam 37

3.1. Những mục tiêu định hướng và phát triển của ngành và công ty 37

3.2. Những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam 38

* Một số kiến nghị 54

Kết luận 56

Tài liệu tham khảo 57

 

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Lập kế hoạch kinh doanh, tìm đối tác, thị trường nhập khẩu xăng dầu, trực tiếp kinh doanh xăng dầu. - Phòng tổ chức cán bộ: Làm công tác tổ chức nhân lực, tiền lương, các chế độ chính sách. - Phòng kế hoạch đầu tư: Lập kế hoạch chiến lược toàn Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xây dựng các kho cảng. - Phòng kỹ thuật và công nghệ: Đảm bảo trang thiết bị kỹ thuật cho toàn công ty. - Phòng thống kê - tin học: Làm công tác thống kê và nối mạng tin học quản lý. - Giám đốc các Xí nghiệp xăng dầu miền Bắc, miền Trung, ,miền Nam, Xí nghiêp vận tải VT - KT và chi nhánh bán lẻ trực tiếp điều hành đơn vị của mình dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Công ty. Đây là mối quan hệ lãnh đạo. 2.2.3. Hạch toán lợi nhuận Trong ba năm hoạt động Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận. Năm 1996, lợi nhuận của Công ty là 25,733 triệu đồng, đạt 145% kế hoạch năm. Sang năm 1997, Công ty đạt mức lợi nhuận là 42.933 triệu đồng, đạt 136% so với kế hoạch năm và tăng 69% so với năm 1996. Mức lợi nhuận tiếp tục tăng vào năm 1998, với 68.108 triệu đồng lợi nhuận công ty đã đạt 116,8% kế hoạch năm và tăng 58,6% so với năm 1997. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh ở Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam rất có hiệu quả. Để đạt được kết quả này chủ yếu phụ thuộc vào lưu lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không. Do vậy, vấn đề đặt ra là trong những năm tới, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam có khả năng phát triển như hiện nay không. Biểu : Bảng chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm 1996 - 1998 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 KH TH % KH TH % KH TH % Lợi nhuận 17.545 25.377 145 31.598 42.933 136 58.300 68.108 116,8 Tốc độ tăng trưởng 169 158,6 8000 0 7000 0 6000 0 5000 0 4000 0 3000 0 2000 0 1000 0 1998 1997 1996 0 Biểu đồ thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận 1996 - 1998 2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh của công ty qua một số năm như sau: Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là nhằm tìm kiếm lợi nhuận, sản xuất kinh doanh ổn định và có xu hướng gia tăng trong các năm tiếp theo. Nhiệm vụ chính của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là kinh doanh xuất nhập khẩu nhiên liệu cho máy bay. Sau hơn 6 năm hoạt động. Hiệu quả sản xuất kinh doanh rất khả quan, sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra. Qua số liệu 1996 - 1998 ta thấy Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã thực hiện vượt mức các chỉ tiêu tài chính. Giá trị tổng sản lượng hàng năm đều tăng, nghĩa là sản lượng hàng hoá tăng. Công ty cũng đã chú trọng vào việc sử dụng linh hoạt các nguồn vốn bổ sung thường xuyên các nguồn vốn cố định và vốn lưu động. Với quyền tự chủ về tài chính trong cơ chế quản lý mới, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã sử dụng linh hoạt các nguồn vốn hiện có để lựa chọn phương án kinh doanh tổng hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận mà công ty đạt được hàng năm đều tăng so với kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, và phát triển của Công ty trong cơ chế thị trường. * Sản lượng: Tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thực hiện tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp mới hoàn thành các quá trình kinh tế của sản xuất - kinh doanh. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là các hãng Hàng không nội địa, Hàng không Quốc tế và một số khách hàng khác (xem biểu trang bên) 0 Tổng số Nội địa Quốc tế Khác 50 100 150 200 250 Biểu đồ sản lượng dầu JET.A1 bán ra 1996 - 1998 Qua biểu đồ về sản lượng bán dầu cho máy bay ta thấy về tổng thể sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam hàng năm đều tăng, thực hiện vượt mức kế hoạch. Sản lượng dầu JET.A1 bán ra 1997 tăng 19% so với năm 1996 và năm 1998 tăng 19,7% so với năm 1997. Sản lượng dầu bán cho các hãng Hàng không nội địa và hãng Hàng không quốc tế hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Các đối tượng khác mua dầu JET.A1 của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là: Công ty bay dịch vụ miền Nam, phòng xăng dầu Bộ tư lệnh không quân (cung cấp cho máy bay quân sự) Công ty sơn tổng hợp Hà Nội... * Doanh thu: Kết quả hoạt động trong ba năm 1996 đến 1998 của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam rất khả quan. Năm 1996 doanh thu đạt 500 tỷ đồng, đạt 132% so với kế hoạch. Năm 1997, doanh thu là 619,6 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch năm. Doanh thu năm 1998 của Công ty tiếp tục tăng, đạt 799,2% tỷ đồng, đạt 110,9% so với kế hoạch. Biểu doanh thu bán dầu JET. A1 1996 - 1998 Đơn vị tính: triệu đồng TT Doanh thu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 1 Tổng số 500.000 619.600 647.525 2 Nội địa 355.000 464.700 472.693 3 Quốc tế 95.000 117.720 128.500 4 Khác 50.000 37.180 46.332 5 Tổng số tăng trưởng 23,9% 4,5 6 Nội địa tăng trưởng 30,9% 1,7 7 Quốc tế tăng trưởng 23,9% 9,2 8 Khác tăng trưởng 0,74% 24,6 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 1996 1997 1997 Tổng số Nội địa Quốc tế Khác Biểu đồ: doanh thu bán dầu JET.A1 1996 - 1998 Qua biểu đồ doanh thu bán dầu JET.A1 ta thấy doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1996, tốc độ phát triển doanh thu khác cao đạt 31,6%. Đây là năm kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Năm 1997, doanh thu tiếp tục tăng lên tốc độ phát triển không bằng năm 1996, đạt 23,9%. Như vậy, năm 1997 Công ty kinh doanh có hiệu quả bằng năm 1996, điều này phụ thuộc vào phần lớn vào sự phát triển chung của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam có khách hàng lớn nhất là các hãng Hàng không nội địa, hàng năm tiêu thụ hơn 75% sản lượng dầu JET.A1 mà công ty bán ra và chiếm khoảng 76% doanh thu của Công ty. Do đó, sự phát triển của các hãng Hàng không nội địa có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Nếu các hãng Hàng không trong nước phát triển thuận lợi, số lượng các chuyến bay và giờ bay không ngừng tăng lên thì công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam cũng phát triển t heo và sản lượng cũng như doanh thu tiêu thụ nhiên liệu Hàng không của Công ty cũng tăng lên. + Nộp ngân sách: Nộp ngân sách Nhà nước là nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp. Thuế là công cụ để Nhà nước quản lý, điều tiết sự hoạt động của các doanh nghiệp. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu nộp ngân sách. 2.3.1. Theo hệ thống chỉ tiêu hiệu quả của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. * Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: Biểu hiệu quả kinh doanh của Công ty 1996 - 1998 Đơn vị tính: triệu đồng TT Tên tài sản Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 97/96 98/97 Mức % Mức % 1 Doanh thu 500.000 619.600 799.252 119.600 124 179.652 130 2 Doanh thu thuần 450.000 613.404 785.200 163.404 136 171.796 128 3 Lãi gộp 46.140 78.060 123.800 31.920 169 45.740 158,6 4 Lợi nhuận 25.377 42.933 68.108 17.566 169 25.175 158,6 5 Tỷ lệ lãi gộp 0,1025 0,1273 0,1576 0,0248 124 0,0303 124 6 Doanh lợi sản xuất 0,0507 0,0693 0,0852 0,0186 137 0,0159 119 Năm 1996, tỷ lệ lãi gộp đạt 10,25% tức là cứ 1 triệu đồng doanh thu thuần thì Công ty được 102.500đ lãi gộp. Năm 1997 lãi gộp là 127.300đ trên một triệu đồng doanh thu thuần, tăng 24.800đ so với năm 1996 hay tăng 24%. Năm 1997 cao hơn năm 1996 là do lãi gộp năm 97/96 tăng 69% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 36%. Năm 1998 tỷ lệ lãi gộp đạt 15,76% tăng 30.300đ so với năm 1997. Như vậy, qua ba năm hoạt động của công ty ta thấy lãi gộp của công ty tăng nhanh hơn doanh thu thuần, điều này chứng tỏ công ty đã giảm được chi phí hay giá vốn hàng hoá. Để đánh giá khả năng sinh lợi toàn bộ hoạt động của Công ty, ta sử dụng chỉ tiêu doanh lợi sản xuất. Năm 1996, cứ 1 triệu đồng doanh thu thì Công ty thu được 50.700đ lợi nhuận. Năm 1997, lợi nhuận tăng lên thành 69.300đ trên 1 triệu đồng doanh thu, tăng 37% so với năm 1996. Năm 1998, công ty đạt mức 85.200đ trên 1 triệu đồng doanh thu, tăng 15.900đ so với năm 1997 hay tăng 19%. Tỷ lệ này tăng cao trong năm 1997 là do lợi nhuận tăng lên khá cao so với năm 1996, tăng 69%, trong khi đó doanh thu chỉ tăng 24%. Như vậy, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam không những tăng được chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn trước mà doanh lợi sản xuất còn tăng trưởng mức khá cao. * Hiệu quả sử dụng vốn: Biểu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (1996 - 1998) Đơn vị tính : triệu đồng TT Tên tài sản Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 97/96 98/97 Mức % Mức % 1 Lợi nhuận 25.377 42.933 68.108 17.556 169 25.175 158,6 2 Tổng vốn KD 46.500 51.200 66.160 4.700 110 14.960 129 3 Vốn cố định 24.000 27.800 36.115 3.800 116 8.315 129,9 4 Vốn lưu động 22.500 23.400 30.045 900 104 6.645 128,3 5 Doanh lợi vốn 0,5457 0,8385 1,0294 0,2928 154 0,1909 113 6 Sức sinh lợi của VCĐ 1,0573 1,5443 1,8858 0,4870 146 0,3415 122 7 Sức sinh lợi của VLĐ 1,1278 1,8347 2,2668 0,7069 163 0,4321 123,5 Năm 1996, doanh lợi vốn của Công ty đạt 54,57% tức là cứ bỏ 1 triệu đồng vốn vào kinh doanh thì công ty thu được 545.700 đ lợi nhuận. Doanh lợi vốn tăng lên trong năm 1997, 838.500đ lợi nhuận trên 1 triệu đồng vốn, tăng 29.280 đ so với năm 1996 hay tăng 54%. Sang năm 1998, chỉ tiêu này là 1.029.400đ, tăng 19.090đ so với năm 1997 hay tăng 13%. Năm 1997 tăng cao hơn nhiều so với năm 1996 là do tăng trưởng lợi nhuận năm 97/96 tăng 69% trong khi đó vốn kinh doanh chỉ tăng 10%. Sự chênh lệch lớn này đã tạo ra kết quả là doanh lợi vốn tăng mạnh. Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn rất hiệu quả trong năm 1997 mặc dù vốn kinh doanh tăng chậm nhưng vẫn tăng nhanh về lợi nhuận. Năm 1997, cứ 1 triệu đồng vốn cố định bỏ vào kinh doanh thì Công ty làm ra được 1.544.300 đ lợi nhuận, tăng 478.000đ so với năm 1996 hay tăng 46%. Năm 1998, lợi nhuận trên 1 triệu đồng vốn cố địnhlà 1.885.800đ, tăng 22% so với năm 1997. Năm 1997 công ty đã đầu tư bổ sung vốn cố định 3,8 tỷ đồng tăng 16% so với năm 1996 lợi nhuận đạt được tăng 69% so với năm 1996. Năm 1997 công ty đã sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn cố định. Vốn cố định chỉ tăng thêm 16% nhưng lợi nhuận lại tăng được 69%, do đó sức sinh lợi của vốn cố định trong năm 1997 tăng lên đáng kể. Năm 1997, cứ 1 triệu đồng vốn lưu động tạo ra được 1.834.700 đ lợi nhuận. Doanh lợi vốn lưu động năm 1997 tăng 706.900đ so với năm 1996, Năm 1997 doanh lợi vốn lưu động tăng được 63%. Năm 1998 tăng 23,5% với năm 1997 tức là 1 triệu đồng vốn lưu động tham gia kinh doanh sẽ thu được 2.266.800đ lợi nhuận. Như vậy năm 1997 Công ty đã sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn lao động. Nhìn chung trong ba năm vừa qua, Công ty luôn hoàn thành vượt mứ chỉ tiêu lợi nhuận nhưng tình hình sử dụng nguồn vốn vẫn cần phải lưu ý. Nếu công ty biết sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn thì chắc chắn lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. * Hiệu quả sử dụng lao động: Biểu hiệu quả sử dụng lao động 1996 - 1998 Đơn vị tính: triệu đồng TT Tên tài sản Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 97/96 98/97 Mức % Mức % 1 Doanh thu 500.000 619.600 799.252 119.600 124 179.652 129 2 Lợi nhuận 25.377 42.933 68.108 17.556 169 25.175 158,6 3 Số lượng NV 1.032 1.097 1.130 65 106 33 103 4 Doanh thu BQ 1 NV 484,496 546,813 707,202 62,317 113 160,389 129 5 Lợi nhuận BQ 1 NV 24,590 39,137 60,272 14,547 159 21,135 154 Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp kinh doanh nên khi tính chỉ tiêu năng suất lao động ta sử dụng chỉ tiêu giá trị. Năm 1996, bình quân 1 nhân viên làm việc được 484,4 triệu đồng doanh thu. Năm 1997, chỉ tiêu này là 546,8 triệu đồng, tăng 62,3 triệu so với năm 1996 hay tăng 13%. Năm 1998 doanh thu bình quân 1 nhân viên là 707,2 triệu đồng, tăng 29% so với năm 1997, tốc độ tăng trưởng năm 98/97 của chỉ tiêu này đạt 29% là do doanh thu tăng 29% nhưng số lượng nhân viên tăng rất ít, chỉ 3%. Bình quân 1 nhân viên của Công ty tạo ra được 24,59 triệu đồng lợi nhuận năm 1996 và năm 1997 tạo ra được 39,137 triệu đồng lợi nhuận, tăng 14,547 triệu đồng. Năm 1998, lợi nhuận bình quân 1 nhân viên là 60,272 triệu đồng, tăng 21,135 triệu đồng so với năm 1997. Kết quả trên cho thấy, Công ty sử dụng lao động rất có hiệu quả, không bị tình trạng dư thừa lao động. Đảm bảo sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực trình độ để khai thác hết tiềm năng đồng thời tiết kiệm chi phí. 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. * Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển ở mức khá cao, mức thu nhập cá nhân được nâng cao. Trong cơ chế thị trường, nhu cầu đi lại của các thành phần kinh tế trong cả nước để kinh doanh buôn bán cũng như tham quan, du lịch sẽ không ngừng tăng lên. Số lượng chuyến bay và số lượng vận chuyển hành khách tăng lên sẽ kéo theo số lượng dầu JET.A1 tiêu thụ được của Công ty cũng tăng theo. Quả thật, trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Hàng không nội địa đã tạo được nhiều thuận lợi cho công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam tiêu thụ được nhiều nhiên liệu hơn. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách kinh tế mở, giao lưu, buôn bán quốc tế trên quan điểm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới". Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm qua và kết quả tất yếu là giao lưu quốc tế ngày càng tăng. Ngành du lịch Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng lên. Nếu như Việt Nam có nhà máy lọc dầu thì đối với Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ là 1 bước ngoặt lớn trong việc cải thiện giá cả nhiên liệu. Vì hiện nay giá dầu JET.AL ở Việt Nam phụ thuộc vào giá nhập khẩu, thuế nhập, chi phí vận chuyển, bến bãi, hao hụt... nên giá nhiên liệu JET.AL của công ty có cao hơn so với 1 số nước khác trong khu vực Đông Nam á. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hãng Hàng không quốc tế mua dầu JET.AL của công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết quy mô kinh tế. Mức thuế suất do bộ tài chính qui định và yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo hợp lý đối với mỗi ngành cụ thể. Đến ngày 01/04/1998, Bộ tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu, hiện nay mức thuế là 68% giá CIF. Sự thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành và giá bán nhiên liệu của Công ty. Giá bán quá cao sẽ ảnh hưởng tới sản lượng nhiên liệu tiêu thụ. Ngoài ra, sự không ổn định trong chính sách thuế sẽ tạo tâm lý không tốt cho khách hàng, nhất là các khách hàng Quốc tế. * Nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh: Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là một doanh nghiệp tạm thời độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không tại thị trường trong nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trải dài ở tất cả các sân bay trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty có hai loại khách hàng chính là: + Các hãng Hàng không nội địa + Các hãng Hàng không quốc tế có đường bay tại Việt Nam Hai đối tượng khách hàng của Công ty có đặc điểm khác nhau nên phải xác định giá bán sao cho phù hợp. Tuy nhiên việc tính giá thành sản phẩm vẫn phải tuân theo quy tắc nhất định. Các hãng Hàng không nội địa là khách hàng lớn nhất của Công ty tiêu thụ khoảng 75% sản lượng dầu JET.A1 của Công ty. Theo quy định của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, giá bán dầu JET.A1 xác định dựa trên cơ sở giá thành và lợi nhuận định mức. Lợi nhuận định mức là 5 USD/tấn nhiên liệu. Giá bán = Giá thành + lợi nhuận định mức = 304,8 + 5 = 309,8 USD/tấn nhiên liệu Với giá mức bán 310 USD/tấn nhiên liệu thì giá bán của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là hợp lý và được khách hàng chấp nhận. Các hãng Hàng không nội địa và công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đều là doanh nghiệp trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam nên luôn có sự hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các hãng Hàng không quốc tế là bạn hàng thứ hai của Công ty. Đến nay có khoảng 22 hãng Hàng không quốc tế có đường bay hoặc thuê chuyến thường lệ đến Việt Nam. Các hãng này thường ký hợp đồng mua dầu JET.A1 của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Giá bán dầu JET. A1 cho các hãng Hàng không quốc tế của Công ty được xác định dựa trên giá thành và giá bán của các nước trong khu vực. Để khuyến khích tiêu thụ, Công ty đã xây dựng nhiều mức giá bán khác nhau. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã có nhiều mức giá linh hoạt đối với các hãng Hàng không quốc tế. Mức giá này là hợp lý, được các khách hàng chấp nhận, có khả năng khuyến khích tiêu thụ, giữ khách hàng. Nếu Công ty có khả năng tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành và giá bán nhiên liệu thì chắc chắn công ty sẽ tiêu thụ được nhiều hơn. Ngoài ra, khách hàng của Công ty còn có công ty bay dịch vụ miền Nam, phòng xăng dầu Bộ tư lệnh không quân và Công ty sơn tổng hợp (dùng làm chất dung môi trong sản xuất sơn). Hiện nay, trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường của Petrolimex. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là: Để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Công ty phải nhập đầy đủ nhiên liệu với mức dự trữ hợp lý. Chất lượng nhiên liệu đảm bảo tiêu chuẩn. Giá nhập khẩu nhiên liệu cũng là một yếu tố quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, giá nhiên liệu biến động không ngừng trên thị trường thế giới. Nếu giá nhiên liệu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến giá thành, từ đó ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của Công ty. * Nhân tố thuộc nội tại Công ty: Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam kể từ ngày thành lập đến nay luôn hòan thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế, doanh thu và lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng lên. Để đạt được kết quả như vậy Ban lãnh đạo Công ty có vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ lãnh đạo với 100% có trình độ đại học và trên đại học đã có nhiều quyết định sáng suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc công ty đã trực tiếp chỉ đạo công tác tìm nguồn hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời áp dụng những chính sách kinh tế tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh tiêu thụ dầu JET.A1. Đội ngũ công nhân viên của công ty có trình độ kỹ thuật cao, nhiệt tình, năng động. Ngoài ra, Công ty còn có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục. Công ty luôn quan tâm tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có đủ khả năng phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng. Chương III Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. 3.1. Những mục tiêu định hướng và phát triển của ngành và Công ty. Kinh doanh thương mại là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh thương mại là một dạng của lĩnh vực đầu tư để thực hiện dịch vụ lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. + Mục tiêu về lợi nhuận: Là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn chi phí kinh doanh. Muốn có doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải chiếm được khách hàng, phải bán được nhiều hàng hoá và giảm các khoản chi phí kinh doanh có thể và không cần thiết. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, việc thu hút được khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu của khách hàng được khách hang chấp nhận. Mức độ đạt được và kỳ vọng về lợi nhuận phụ thuộc vào loại hàng hoá và chất lượng của chúng. Khối lượng và giá cả của hàng hoá bán được phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá trên thị trường và cơ cấu của thị trường. + Mục tiêu về thế lực: Thế lực cũng là một mục đích kinh doanh thương mại. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, trên thị trường có nhiều người cung ứng hàng hoá, cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi kinh doanh thương mại phải thu hút được ngày càng nhiều khách hàng và khách hàng tương lai. Phải không ngừng tăng doanh số bán hàng và dịch vụ. Phải không ngừng mở rộng và phát triển được thị trường tức là tăng được thị phần của mình trên thị trường. Mục đích thể lực là mục tiêu phát triển cả về qui mô kinh doanh, cả về thị phần trên thị trường. Từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Từ chỗ chen được vào thị trường tiến tới chiếm lĩnh thị trường và làm chủ thị trường. Kỳ vọng về thế lực trong kinh doanh phụ thuộc vào nguồn lực, phụ thuộc vào tài năng và phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước trong từng giai đoạn. + Mục tiêu về an toàn: an toàn cũng là một mục đích của kinh doanh thương mại. Trong thị trường cạnh tranh đầy biến động, có rất nhiều loại rủi ro, trong hoạt động kinh doanh vấn đề bảo toàn vốn và phát triển vốn để kinh doanh liên tục phát triển đòi hỏi phải đặt ra mục tiêu an toàn trong kinh doanh thương mại. Với mục đích an toàn cần phải đa dạng hoá kinh doanh, phải có chi phí bảo hiểm trong kinh doanh mặc dù các quyết định phải rất nhanh, nhạy, dám chịu mạo hiểm, những việc cân nhắc mặt lợi và mặt hại tầm nhìn xa trông rộng và bản lĩnh của người ra quyết định luôn phải quán triệt mục tiêu an toàn để tránh những rủi ro thiệt hại có thể xảy ra. 3.2. Những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng về sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Hàng không nói riêng, để đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành Hành không dân dụng Việt Nam trong thời gian tới, để tồn tại, đứng vững trên thị trường, kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển, Công ty xăng dầu Hàng không trong khu vực và trên thế giới để tự mình tìm ra và phát huy những mặt mạnh, đồng thời khắc phục những mặt yếu kém, tồn tại nhằm quản lý tốt và đẩy mạnh tiêu thụ dầu JET.A1. Sản lượng tiêu thụ tăng kết hợp với giảm chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận, cũng có nghĩa là tăng hiệu quả kinh doanh. Để làm được những việc đó Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau: * Giải pháp 1: Nắm chắc thị trường đầu vào, tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường đầu ra: * Thị trường đầu vào: Thị trường đầu vào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là điểm khởi đầu và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh dầu JET.A1 của Công ty xăng dầu Hàng không. Nước ta chưa sản xuất được dầu JET.A1 nên 100% dầu JET.A1Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải nhập ở nước ngoài. Trong khi đó dầu JT.A1 của các nước khác nhau đều khác nhau về giá cả, chất lượng và uy tín. Giá cả nhiên liệu trên thị trường thế giới cũng thường xuyên biến động và ngày càng có xu hướng gia tăng. Vì vậy, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam cần có một chiến lược cụ thể trong việc nghiên cứu, lựa chọn thị trường đầu vào để dầu JT.A1 nhập về phải bảo đảm được các yếu tố sau: - Chất lượng nhiên liệu tốt. - Giá cả và cước phí vận chuyển thấp - Thời gian cho chậm thanh toán dài - Nhiên liệu phải của các hãng có uy tín trên thế giới Muốn làm được như vậy, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải thực hiện tốt các bước sau: - Thường xuyên nghiên cứu và lực chọn những đối tác cung cấp dầu JET.A1 lớn, có uy tín trên thế giới để Công ty có thể dựa vào uy tín, thế lực của họ trên thị trường. Như vậy, khi Công ty nhập dầu JET.A1 về thì khách hàng cũng đã hiểu biết về chất lượng, đã quen sử dụng. Đồng thời, Công ty có thể học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ, những kinh nghiệm trong quản lý và tiêu thụ của những hãng lớn này. - Để giữ được quyền chủ động, chóng việc gây sức ép của các hãng bán nhiên liệu, cùng lúc Công ty phải ký hợp đồng mua nhiên liệu của nhiều hãng, ít nhất phải ký hợp đồng với ba hãng như BP, SHELL,TOTAL.. - Khi nhập dầu JET.A1, Công ty phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác kiểm tra số lượng và chất lượng nhiên liệu trước khi giao nhận. - Các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu phải có trình độ nghiệp vụ kỹ thuật cao, ngoại ngữ giỏi, có kinh nghiệm thực tế, có đức tính trung thực tỉ mỉ, không được biểu hiện đơn giản, chủ quan làm nhiệm vụ. Tránh mọi trường hợp nhiên liệu kém chất lượng, không tiêu thụ được, phải bán thanh lý thành dầu thải, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Công ty về kinh tế, mất uy tín với khách hàng. Nếu thực hiện tốt các yếu các yêu cầu trên thì Công ty có thể nhập dầu JET.A1 đạt tiêu chuẩn quốc tế, với giá cả hợp lý. Đồng thời với quan hệ của Công ty với các hãng cung cấp sẽ là điều kiện thuận lợi để Công ty được cung cấp nhiên liệu kịp thời, chính xác. * Thị trường đầu ra: Tiêu thị sản phẩm hàng hoá là điều kiện sống còn của mỗi Công ty, doanh nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0143.doc