Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Mai Hương

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRANG

I – Khái niệm, vị trí, chức năng của phân tích hoạt động kinh doanh

1. Các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

5. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TNHH MAI HƯƠNG

I – Giới thiệu chung về Công ty TNHH Mai Hương

1. Tên và địa chỉ Công ty

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

4. Đặc điểm về lao động trong Công ty

5. Khái quát về hoạt động SXKD của Công ty trong thời gian qua

II – Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH Mai Hương

1. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD của Công ty

2. Phân tích tình hình lao động tiền lương của Công ty

3. Phân tích tình hình sử dụng và quản lý tài sản và nguồn vốn của Công ty

4. Phân tích hiệu quả và chi phí

5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty

Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Mai Hương trong thời gian tới.

2. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

PHẦN IV: KẾT LUẬN

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Mai Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí địa lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có tác động đến các mặt khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất… Các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng. 6.3. Các nhân tố từ phía Nhà nước. 6.3.1. Với chính sách thuế: Thuế là một phần trong chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy chính sách thuế, mức thuế thấp hay cao sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận – nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. 6.3.2. Với chính sách lãi suất. Lãi suất là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí SXKD, thông thường để hoạt động SXKD, ngoài vốn CSH doanh nghiệp phải vay vốn và đương nhiên phải trả lãi cho các khỏan vay đó là chi phí vốn vay. Với lợi tức vốn vay doanh nghiệp phải tăng thêm một khoản chi phí, do đó nếu lãi suất tăng thì lợi tức vay vốn tăng và như vậy kéo theo chi phí tăng, và ngược lại thì chi phí giảm. 7. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều khâu cho nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp có hiệu lực. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức sau: A = Vì vậy hiểu một cách đơn giản thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là: - Tăng kết quả đầu ra: Tốc độ tăng đầu ra lớn hơn tốc độ tăng đầu vào. - Giảm các yếu tố đầu vào: Tốc độ giảm đầu ra chậm hơn tốc độ giảm đầu vào. Để làm được điều này thì có rất nhiều biện pháp. 7.1. Sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh. Trong các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, yếu tố con người giữ một vai trò quyết định, khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các biện pháp. - Sắp xếp định biên hợp lý lực lượng lao động trong Công ty, toàn bộ bộ máy quản lý. - Nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên, tận dụng thời gian làm việc, đảm bảo thực hiện các định mức lao động. - Trang bị công nghệ, áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt khuyến khích người lao động. 7.2. Sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả: Vốn đầu tư luôn là nhân tố quan trọng đối với sự quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề lớn mà doanh nghiệp hoạt động. Thông thường có một số biện pháp về sử dụng vốn như sau: - Tậng dụng triệt để năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc. - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. - Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành - Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. - Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. - Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những vùng, công trình, dự án sẽ sinh lợi cao. Rút ngắn thời gian để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động. - Lựa chọn đổi mới công nghệ phù hợp, sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn công nghệ. Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu mới và vật liệu thay thế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành. Ngoài ra Công ty còn áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 7.3. Phương hướng tăng doanh thu: Doanh thu được xác định như sau: D = ồQxP Trong đó: D: Doanh thu Q: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ P: Giá bán đơn vị sản phẩm Vì vậy để tăng doanh thu cần phải: - Đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng sản xuất. - Mở rộng thị trường. Tìm thị trường mới nhằm tạo ra một lượng khách hàng mới, tiêu thụ thêm sản phẩm của mình. Xây dựng hệ thống các đại lý, cửa hàng nhằm giao tiếp với khách hàng để nắm được nhu cầu thị yếu để nghiên cứu chế tạo mặt hàng mới. - Ngoài ra doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp nhằm khai thác khách hàng tiềm năng, làm tăng khả năng mua, sử dụng các hình thức như: quảng cáo, tiếp thị, cải tiến về mẫu mã… nhằm gia tăng ý muốn mua sắm của khách hàng. 7.4. Phương hướng giảm chi phí. Giảm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu vì chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% giá thành nên khi doanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu cũng sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, điều này dễ dẫn đến làm kém chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty phải bảo quản tốt kho dự trữ nguyên vật liệu. Giảm chi phí nhân công. Sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí công việc hợp lý hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí hành chính. Giảm chi phí trong công tác quảng cáo, tiếp thị, bảo quản, đóng gói… Để giảm chi phí này Công ty phải tăng sản lượng tiêu thụ, khi đó thì chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống dẫn đến lợi nhuận tăng. Lợi nhuận tăng thể hiện doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Giảm chi phí lãi vay: Chi phí lãy vai là số tiền phải trả cho việc sử dụng vốn huy động thêm. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành SXKD đều có thể thiếu vốn, do đó phải huy động thêm vốn. Có nhiều cách huy động vốn như: + Vay vốn ngân hàng + Phát hành cổ phiếu, trái phiếu Doanh nghiệp phải tính toán huy động bằng hình thức nào sao cho chi phí trả lãi thấp nhất. 7.5. Phương hướng cải tiến công nghệ, kỹ thuật. Đây là nhân tố quyết định mức độ tăng năng suất của doanh nghiệp đảm bảo tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ. Vì vậy đổi mới công nghệ là công tác đầu tư có tính chất quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Để đổi mới công nghệ theo đúng hướng cần phải: - Dự đoán đúng nhu cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực để có được công nghệ đó. - Đào tạo thêm cán bộ, công nhân viên có đủ kiến thức vận hành công nghệ mới và sử dụng hết công năng của công nghệ mới. Tối đa 15 trang Chương II: Một số khái quát về Công ty TNHH Mai Hương I - Giới thiệu chung về Công ty TNHH Mai Hương. 1. Lịch sử hình thành phát triển của Công ty. Tên và địa chỉ của Công ty. Tên Công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mai Hương Tên giao dịch: Mai Hương Co., Ltd Địa chỉ trụ sở chính: Xã Hồng Thái – huyện An Dương Điện thoại: 031.3598060 Số Fax: 031.367007 Số ĐKKD: 0202000940 2. Chức năng và nhiệm vụ: Công ty TNHH Mai Hương là 1 doanh nghiệp kinh doanh với các ngành nghề: - Kinh doanh, chế biến mặt hàng lông vũ xuất khẩu. - Kinh doanh, sản xuất gia công hàng xuất khẩu và tiêu dùng bằng da, giả da vải bạt, cao su. - Sản phẩm: + Giấy nữ các loại + Giấy da nam, nữ các loại + Nhung vũ Việc lựa chọn mô hình kinh doanh này Công ty có thể phân tán được rủi ro vào mọi lĩnh vực kinh doanh và đảm bảo cho Công ty luôn hoạt động trong một hành lang an toàn, đồng thời các lĩnh vực kinh doanh có thể hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển. 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Mai Hương. 3.1. Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được quán triệt theo kiểu cơ cấu trực tuyến – chức năng. Cơ cấu nhằm đảm bảo việc xử lý nhanh, linh hoạt và có hiệu quả các vấn đề quản lý phát sinh trong quá trình điều hành. - Hệ thống trực tuyến bao gồm: Ban giám đốc Công ty, giám đốc các xí nghiệp, các quản đốc phân xưởng và các chuyền trưởng, tổ trưởng. - Hệ thống chức năng bao gồm: Các phòng chức năng của Công ty, các phòng ban, bộ phận quản lý các xí nghiệp, phân xưởng. - Khu vực sản xuất của nhà máy được chia thành 5 phân xưởng. + Phân xưởng cơ điện. + Phân xưởng hoàn chỉnh. + Phân xưởng may mũi giày + Phân xưởng cắt và in. Cùng kho nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Các phân xưởng được bố trí lực lượng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, đảm bảo tính đồng bộ của sản xuất và làm theo định mức và kế hoạch của Công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Mai Hương Giám đốc Phân xưởng sản xuất Phòng quản lý chất lượng Phòng quản lý chất lượng Phòng quản lý chất lượng Phòng quản lý chất lượng Phòng quản lý chất lượng Phòng quản lý chất lượng Phòng quản lý chất lượng Trợ lý giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh 3.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trong Công ty. - Giám đốc Công ty: đại diện cho Công ty về các mối quan hệ đối nội cũng như đối ngoại, đồng thời đại diện cao nhất cho pháp nhân của Công ty trước pháp luật và Nhà nước. Giám đốc có toàn quyền điều hành Công ty thông qua sự giúp đỡ của các phó giám đốc và trợ lý giám đốc. - Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ lập kế hoạch về cơ cấu các bộ phận tài sản của Công ty, theo dõi các biến động về tài sản, phân tích và đề xuất các kiến nghị của giám đốc để giám đốc ra quyết định. Ngoài ra còn có nhiệm vụ khảo sát tình hình sử dụng vốn và huy động các nguồn vốn cho Công ty, quản lý và sử dụng các quỹ theo đúng điều lệ của Công ty. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi. Ngoài ra còn có nhiệm vụ nghiên cứu, thăm dò các nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty và thông báo tình hình thị trường cho giám đốc Công ty. - Phòng tổ chức bảo vệ: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc đổi mới quản lý và kiện toàn cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, bảo đảm an ninh trật tự an toàn cho Công ty. Tổ chức vận động phong trào thi đua trong toàn Công ty, xây dựng văn hoá cho Công ty. - Phòng xuất, nhập khẩu: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc lựa chọn khách hàng xuất nhập khẩu đáng tin cậy và các biện pháp để hoàn thành công tác xuất nhập khẩu của Công ty. - Văn phòng Công ty: Là nơi thực hiện tất cả các nghiệp vụ văn thư hành chính của Công ty đồng thời là đầu mối đón tiếp và giao dịch với các đoàn khách trong và ngoài nước đến làm việc tại Công ty. - Trung tâm kỹ thuật mẫu: Có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu phát hiện sáng tạo mới các mẫu mã đồng thời phối hợp thực hiện với các xí nghiệp chế thử mẫu chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp sản xuất hàng loạt. 4. Đặc điểm về lao động trong Công ty. Hiện nay tình hình tổ chức lao động ở Công ty TNHH Mai Hương là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng lao động có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. * Tình hình sử dụng số lượng lao động: Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Tổng lao động 868 100 Giới tính: - Nam - Nữ 312 556 35.9 64.1 Trình độ: - Đại học, cao đẳng - Trung cấp và tương đương - Công nhân kỹ thuật - Lao động phổ thông 91 103 50 600 10.5 11.9 5.8 71.8 Tính chất công việc: - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 777 91 89.5 10.5 (Số liệu lấy từ phòng tổ chức tính đến 31/12/2007) Số lượng công nhân viên của Công ty hiện nay là 868 người. Số cán bộ nữ là 556 người, chiếm tỉ lệ là 64.1%, còn nam là 312 người chiếm tỉ lệ là 35.9% tổng số lao động toàn Công ty. Điều này rất phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty. Hình thức quản lý lao động: cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện tốt cơ bản về nội quy quy định của Công ty, về thoả ước lao động tập thể, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 5 Khái quát về hoạt động SXKD của Công ty TNHH Mai Hương trong thời gian qua. 5.1 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp. 5.1.1. Những thuận lợi - Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước hiện nay, ngành giày dép được Đảng, Nhà nước nói chung và ban lãnh đạo thành phố nói riêng đặc biệt quan tâm để đảm bảo nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Dự án xây dựng Công ty TNHH Mai Hương nằm trong danh mục ưu tiên phát triển của Chính phủ, của ngành giày da của cả nước và của thành phố Hải Phòng. Cùng với những chính sách khuyến khích, ưu đãi, dự án đã nhanh chóng được triển khai và đưa vào hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế nhanh chóng. - Công ty được xây dựng trên khu đất tương đối bằng phẳng, vốn là khu đất trồng lúa, xa khu dân cư và chưa có công trình kiến trúc nào trên khu đất, gần với tuyến đường dây cao thế 35KV của lưới điện quốc gia và giáp đường quốc lộ nên thuận tiện cho Công ty cả về công tác sản xuất và giao dịch. - Về nguyên vật liệu: Với hình thức đầu tư: Gia công theo đơn đặt hàng, Công ty được đảm bảo về nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ 2 nguồn: + Đối tác nước ngoài: đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời trên cơ sở định mức kỹ thuật, tính toán các nhu cầu nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, từng mã hàng của đơn đặt hàng. Ngoài ra thường xuyên có lượng dữ trữ nguyên vật liệu chính để đảm bảo liên tục nhịp nhàng. + Nguyên vật liệu phụ: Công ty khai thác tại thị trường nội địa: hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp có đủ khả năng cung cấp đảm bảo số lượng, chất lượng. - Thị trường tiêu thụ của sản phẩm: Đối tác nước ngoài bao tiêu 100% sản phẩm sản xuất. Các sản phẩm giày thể thao của nhà máy được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, Nhật và các nước khu vực Đông Nam á. Nhu cầu về sản phẩm đang ngày càng gia tăng tại thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế. - Máy móc thiết bị: Công ty đầu tư 4 dây chuyền sản xuất đồng bộ, tiên tiến do Đài Loan sản xuất năm 2002 cùng với các chuyên gia kỹ thuật của bên nước ngoài cử đến nhà máy hướng dẫn đào tạo. Thiết bị hiện đại với công suất 2.4 triệu đôi/năm; sản phẩm sản xuất ra đảm bảo yêu cầu về chất lượng và được khách hàng ưa chuộng. Ngoài ra, Công ty còn một số thuận lợi khác như: - Hải Phòng có vị trí kinh tế, địa lý thuận lợi gần cảng, biển nên Công ty có những thuận lợi nhất định để thu hút khách hàng đến thuê gia công, liên doanh liên kết, sản xuất hàng xuất khẩu. - Nguồn lao động dồi dào tại địa phương và các tỉnh lân cận lại đang dư thừa, thuận lợi cho Công ty trong công tác tuyển dụng, bổ sung và đào tạo lao động, nhất là lao động nữ rất phù hợp với ngành giầy dép tương đối nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều đến sức lực, cần sự khéo léo cần cù. 5.1.2 Những khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Công ty cũng đang gặp phải không ít những khó khăn thử thách. * Những khó khăn chung. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đặc biệt là sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì sức ép đối với nền kinh tế cả nước nói chung và ngành giày dép nói riêng đang phải đối đầu với những khó khăn thách thức. Từ năm 2000 do biến động của kinh tế khu vực nên sức ép cạnh tranh về năng suất, chất lượng ngày càng lớn, giá gia công ngày một hạ. Yêu cầu của khách hàng đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, mặt khác mẫu mã của từng đơn hàng luôn thay đổi, sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu đặc biệt, khó gia công, thời hạn giao hàng đúng và ngắn. - Khó khăn cụ thể: Công ty mới thành lập nên gặp phải những khó khăn cố hữu về khả năng tài chính, nhân sự, trình độ và hệ thống quản lý, về tìm kiếm thị trường khách hàng ổn định, đáng tin cậy, còn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. - Công ty nhập khẩu 2 dây chuyền sản xuất của Đài Loan với công suất lớn nhưng chưa sử dụng hết công suất gây lãng phí và ứ đọng vốn. - Môi trường làm việc nói chung ức chế người lao động, họ bị quản lý khắt khe về thời gian và bị gò bó, không phát huy được tính độc lập sáng tạo trong lao động. Do đó để đứng vững trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tìm tòi mọi biện pháp để cải tiến tổ chức quản lý và đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng. 5.2 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD của Công ty TNHH Mai Hương. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2006 – 2007. TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng SP 555.835 Doanh thu Tr.đ 25.350 25.437 Chi phí Lợi nhuân Tr.đ 2.287 2.310 (Số liệu lấy từ phòng tổ chức) Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên trong những năm qua, lợi nhuận tăng đều hàng năm và quan trọng hơn là khoản nộp ngân sách, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tăng lên đáng kể. Là một đơn vị hạch toán độc lập, lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi nên thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện. Người lao động có công ăn việc làm ổn định, được sự quan tâm sâu sắc của đoàn thể và được tạo mọi điều kiện để chứng tỏ mình. Những kết quả SXKD trên phần nào đã nói lên sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết phối hợp nhịp nhàng trong các khâu của quá trình SXKD từ khi ký hợp đồng, lập kế hoạch đến tổ chức thi công và nghiệm thu công trình. II – Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH mai hương. 2.1. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD của Công ty. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Mai Hương được thể hiện qua bảng kết quả SXKD dưới đây: Kết quả hoạt động SXKD năm 2006 – 2007. ĐVT: 1.000đ TT Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh 2006/2007 Số tiền % Tổng doanh thu 25.350.362 25.437.500 87.138 3,44 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 Doanh thu thuần 25.350.362 25.437.500 87.138 3,44 Giá vốn hàng bán 21.056.033 21.192.500 136.467 6,48 Lợi nhuận gộp 4.294.329 4.245.000 -49.392 0,01 Chi phí QLDN 2.007.312 1.934.100 -73.212 -0,04 Lợi nhuận từ HĐKD 2.287.016 2.310.900 23.884 0,01 LN từ hoạt động khác 2.287.016 2.310.900 23.884 0,01 Chi phí khác 0 0 0 0 Tổng LN trước thuế 2.287.016 2.310.900 23.884 0,01 Thuế thu nhập DN 0 0 0 0 Lợi nhuận sau thuế 2.287.016 2.310.900 23.884 0,01 Trong đó: + Doanh thu thuần (3) = Tổng doanh thu (1) - Các khoản giảm trừ (2) * Nhận xét: Qua việc xem xét các chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy. Tổng doanh thu năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 87137380 đồng với tỷ lệ tăng là 3,44% và doanh thu cũng tăng với tỉ lệ tăng tương đương bởi Công ty không có các khoản giảm trừ, khoản giá vốn hàng bán tăng 136.466.730 đồng với tỉ lệ tăng 6,48%. Tuy nhiên lợi nhuận gộp năm 2007 so với năm 2006 lại giảm đi 49.392 đồng với tỉ lệ giảm 0,01%. Trong năm 2007 Công ty đã phấn đấu trong kinh doanh và làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên với số tiền là 23.883.440 đồng với tỷ lệ tăng 0,01%. Điều này là do Công ty đã giảm được khoản chi phí quản lý kinh doanh với tỷ lệ 0,04% ứng với số tiền là 73.212.795 đồng, trong năm 2007. Qua đó ta thấy Công ty đã có biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí kinh doanh làm cho chi phí quản lý kinh doanh giảm đi và tăng được doanh thu cho Công ty. Tổng doanh thu của Công ty trong năm 2007 đã tăng hơn so với năm 2006 là 3,44% tương ứng với số tiền là 87.137.380 đồng. Nhưng sự gia tăng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thật lớn. Tuy vậy đây cũng là một thành tích mà doanh nghiệp đã cố gắng có được. Vậy trong những năm tới Công ty cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý cho hợp lí để có thể giảm các chi phí bên cạnh đó cũng phải sản xuất ra các mặt hàng có mẫu mã chất lượng để có được một lượng tiêu thụ hàng hóa lớn mang lại lợi nhuận cho Công ty. Cũng trong năm 2007 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đã tăng là 23.883.440 đồng với tỉ lệ tăng 0,01% so với năm 2006 do các khoản chi phí kinh doanh của Công ty đã giảm đi trong khi lợi nhuận kinh doanh tăng lên. 2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương công ty TNHH Mai Hương Lao động là nhân tố rất quan trọng trong SXKD, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất giày. Việc phân tích tình hình lao động để nắm bắt tình hình thực tế nhu cầu và chất lượng lao động để các cấp lãnh đạo có biện pháp trong quản lý và đào tạo. Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Tổng lao động 868 100 Giới tính: - Nam - Nữ 312 556 35.9 64.1 Trình độ: - Đại học, cao đẳng - Trung cấp và tương đương - Công nhân kỹ thuật - Lao động phổ thông 91 103 50 600 10.5 11.9 5.8 71.8 Tính chất công việc: - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 777 91 89.5 10.5 (Số liệu lấy từ phòng tổ chức tính đến 31/12/2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy tính chất công việc nên lao động nam chiếm 2/3 lao động trong công ty 64,1% đây là lực lượng lao động chính trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Còn lao động nam chiếm 1/3 trong đó một số ít là lao động trực tiếp còn lại chủ yếu là lao động giám tiếp làm các công việc phòng ban, tổ bảo vệ, tổ kỹ thuật, lái xe, bốc xếp … Lao động có trình độ chiếm 10,5% chủ yếu được đào tạo qua các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, quản trị hành chính văn phòng, xuất nhập khẩu … Với lượng lao động này họ chủ yếu làm ở trong các phòng ban, và quản đốc các phân xưởng. Hầu hết họ có trình độ chính trị sơ cấp và một số ít là cao cấp. Lực lượng công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông là đông đảo, họ chiếm 89,5%. Tại các phân xưởng công nhân làm việc trong bầu không khí thi đua, hăng say làm việc, tích cực tăng năng suất lao động, sản xuất các sản phẩm ít bị lỗi, hỏng, có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo nâng cao tay nghề. 2.3. Phân tích tình hình sử dụng và quản lý tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Mai Hương. 2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2006, 2007. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Trung bình TT% Trung bình TT % + / - % Tài sản A. TSLĐ và ĐTNH 4.050.691 100 6.865.557 100 2.814.866 69.49 I. Tiền 678.151 16,74 2.207.322 31,15 1.529.171 255,49 II. Các khỏan ĐTNH III. Các khoản phải thu 1.031.938 25,48 1.191.944 17,40 163.006 15,79 IV. Hàng tồn kho 2.340.601 57,78 3.463.290 51,45 1.122.689 47,97 B. TSCĐ và ĐTDH 21.530.540 100 19.962.544 100 -1.567.996 -7,28 I. TSCĐ 18.297.976 84,97 16.218.059 81,24 -2.079.917 -0,11 II. Các khoản ĐTTCDH III. Chi phí XDCBDD 3.232.563 15,03 3.744.484 18,76 511.921 15,84 IV. Chi phí trả trước DH Cộng tài sản 25.581.233 26.828.102 1.246.869 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 7.105.074 100 5.796.819 100 -1.308.255 -18,41 I. Nợ ngắn hạn 354.176 4,34 267.415 4,61 -86.761 -24,49 II. Nợ dài hạn 6.796.404 95,66 5.529.404 95,39 -1.267.000 18,64 B. Nguồn vốn CSH 18.430.658 100 21.031.282 100 2.600.624 14,11 I. Nguồn vốn KD 14.367.413 77,95 14.669.080 69,75 2.301.667 16,02 II. Lãi chưa phân phối 4.063.244 22,05 6.362.202 30,25 2.298.958 56,58 Cộng nguồn vốn 25.581.233 26.828.102 1.246.869 * Nhận xét: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty năm 2007 là: 26.828.102.960 đồng so với năm 2006 là 1.246.869.440 đồng. Điều này chứng tỏ: Trong năm 2007 khả năng huy động vốn của Công ty nằm tài trợ trong việc tăng trưởng thông qua việc mở rộng quy mô hoạt động SXKD và đầu tư nâng cấp hệ thống TSCĐ là khá tốt. Tuy nhiên chúng ta cần xem chi tiết về cơ cấu vốn cũng như việc phân bổ vốn tăng thêm nhằm đánh giá trình độ sử dụng vốn của Công ty. Đồng thời đánh giá chi tiết cơ cấu nguồn vốn và khả năng huy động của từng loại nguồn đó để đánh giá năng lực tài chính có đảm bảo cho một sự phát triển và tăng trưởng ổn định hay không. * Về tài sản: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ở năm 2007 tăng so với năm 2006 là 69,49% ứng với số tiền là 2.814.865.896 đồng. Còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn ở năm 2007 giảm 7,28% so với năm 2006 ứng với số tiền giảm là: 1.567.996.360 đồng. Với kết cấu vốn như vậy Công ty luôn được hoạt động liên tục và có đủ năng lực về tài chính. * Về nguồn vốn: Nợ phải trả của Công ty năm 2007 đã giảm 1.308.255.313 đồng so với năm 2006 với tỉ lệ giảm 18,41%. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu tăng lên 2600 là 2.600.624.950 đồng với tỉ lệ tăng 14,11%. 2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của Công ty Những chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. * Vòng quay hàng tồn kho: - Trong năm 2006: Giá trị hàng tồn kho bình quân = Vòng quay hàng tồn kho = = 8,9 vòng Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân = = 40,45 ngày - Trong năm 2007: Giá trị hàng tồn kho bình quân = Vòng quay hàng tồn kho = = 6,12 vòng Kì luân chuyển hàng tồn kho bình quân = = 58,82 ngày. Chúng ta thấy vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2005 là 12,75 vòng, có nghĩa là năm 2005 hàng tồn kho của Công ty luân chuyển được 12,75 vòng. Đến năm 2006 con số này là 8,9 vòng đã giảm 3,85 vòng làm cho số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng từ 28,24 ngày lên 40,45 ngày, tăng 12,21 ngày. Sang tới năm 2007 thì vòng quay hàng tồn kho là 6,12 vòng, như vậy so với năm 2006 con số này đã giảm đi 2,78 vòng làm cho số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng từ 40,45 ngày lên 58,82 ngày tăng 18,37 ngày so với năm 2006. Nguyên nhân của tình trạng trên là hàng tồn bình quân năm 2006 tăng gấp đôi so với năm 2005, năm 2007 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006. Trong năm 2005, hàng tồn kho bình quân chỉ là 1.270.479.192 đồng, đến năm 2006 con số này là 2.340.601.686 đồng; ở năm 2007 thì h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Mai Hương.doc
Tài liệu liên quan