Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

Gần 35 năm thành lập và phát triển công ty cố phần Nha Trang có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ như sau:

Điểm mạnh:

- Công ty F17 có uy tín trên thị trường và có nhiều khách hàng trung thành từ các thị trường lớn như Mỹ, Nhật và EU.

- Công ty có đội ngũ cán bộ thu mua linh hoạt và nhiều kinh nghiệm.

- Việc thu mua được tiến hành ở các tỉnh miền trung( từ Quảng Nam đến Bình Thuận) là nơi có vùng nguyên liệu lớn và dồi dào.

- Chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cao trên nhiều thị trường.

- Là 1 công ty dẫn đầu về chế biến và xuất khẩu thủy sản ở địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ số này tăng lên vào năm 2009 là 22.49%, tức là năm này 1 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng sang năm 2010 thì hiêu quả của 1 đồng tài sản này chỉ còn là 12.09%, chứng tỏ công ty sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh năm nay không tốt. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu(ROE) vào năm 2008 là 52.94% có nghĩa là bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo được 52.94% đồng lợi nhuận sau thuế và chỉ số này tăng vào năm 2009 là 57.57%, tức là năm này bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo được đồng lợi nhuận sau thuế cao hơn là được 57.57%. Sang năm 2010 thì tỷ số này giảm xuống còn 22.61%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong quá trình sản xuất năm 2010 không tốt như 2 năm còn lại. Đánh giá tình hình tài chính của công ty: Phân tích bảng cân đối kế toán: Đối với tài sản Cơ cấu tài sản của năm 2008: Tài sản ngắn hạn chiếm nhiều hơn tài sản dài hạn. Nó chiếm 65.33% tương đương là 229,745,874,579 đồng, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền có 9,013,554,989 đồng chiếm 2.56%. Các khoản phải thu ngắn hạn khác chiếm cao nhất trong tài sản ngắn hạn với 189,555,356,121 đồng chiếm 53.9%. Điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng một lương vốn khá lớn. Nguyên nhân có thể là do việc thanh toán các hợp đồng xuất khẩu hàng thường diễn ra sau một thời gian khi xuất hàng hóa chứ người ta không thanh toán ngay. Ví dụ là thị trường Mỹ, khi xuất hàng sang Mỹ thì công ty chỉ nhận được có 30%, còn 70% thì phải chờ FDA kiểm tra. Khi họ chấp nhận thì họ sẽ thanh toán cho mình. Hàng tồn kho chiếm 6.93% tương đương là 24,359,415,860 đồng. Tài sản ngắn hạn khác chiếm 1.94% tương đương là 6,817,547,609 đồng. Tài sản dài hạn chiếm 34.67% tương đương với 121,907,128,954 đồng, trong đó: Các khoản phải thu dài hạn chiếm ít nhất là 0.15% tương đương với 517,350,000 đồng. Tiếp theo đó là tài sản cố định chiếm 14.22% tương đương là 50,002,577,046 đồng. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm 20.24% tương đương với 71,175,414,643 đồng. Cơ cấu tài sản năm 2009: Ta thấy tài sản năm 2009 tăng so với năm 2008 là 148,451,776,451 đồng tương đương với tăng 42.22%. Nguyên nhân là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng. Tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng 129,002,350,377 đồng so với năm 2008 tương ứng với tăng 56.15%, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên 42,079,845,762 đồng, tức là đã tăng lên 466.85%. Có thể nói rằng lượng tiền tăng như vậy làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty tốt hơn, công ty có khả năng tự chủ về vốn trong sản xuất kinh doanh tốt hơn. Các khoản thu ngắn hạn tăng lên 34,978,723,794 đồng, tương đương với tăng 18.45% so với năm 2008. Nếu như việc tăng tiền vốn là vấn đề tốt thì việc tăng các khoản thu ngắn hạn là điều không được tốt vì lúc này vốn của mình đã bị khách hàng chiếm dụng nhiều hơn. Hàng tồn kho tăng 46,797,625,013 đồng, tương đương với tăng 192.11%. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Vì khi hàng tồn kho tăng lên thì công ty sẽ bị ứ đọng vốn. Mặt khác, do tính chất của mặt . hàng thủy sản là mặt hàng dễ hư hỏng nên để lượng hàng tồn trong kho sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mặt hàng, để còn lâu thì nó sẽ mang đến thiệt hại cho công ty. Mặc dù nó có thể giải quyết được các đơn hàng lúc trái mùa, nhưng cũng không thể để tồn như vậy được. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác cũng tăng 4,336,155,808 đồng, tương đương tăng 63.60%. Điều này chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả hơn, đã đầu tư qua các lĩnh vực khác. - Tài sản dài hạn của công ty năm 2009 cũng tăng lên 19,449,426,074 đồng so với năm 2008, tương đương với 15.95%, trong đó: các khoản thu dài hạn giảm 26.72% so với năm 2009 tương đương với giảm 138,220,000 đồng, chứng tỏ công ty đã giải quyết tốt trong việc thu hồi các khoản nợ dài hạn.Tài sản cố định cũng tăng lên 14,426,089,709 đồng, tương đương tăng 28.85%, cho thấy vật chất của công ty đã được trang bị thêm để phục vụ cho sản xuất.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng lên 4,962,274,925 đồng, tương đương tăng 6.97% , đây là dấu hiệu tốt vì việc đầu tư của công ty đạt được hiệu quả. Cùng với nó là sự tăng lên của tài sản dài hạn khác, tăng 199,281,440 đồng so với năm 2008, tương đương tăng 94.1%. Cơ cấu tài sản năm 2010: Năm 2010 tài sản dài hạn vẫn tăng nhưng tài sản ngắn hạn lại giảm đi rất nhiều. Mức tăng của tài sản dài hạn không bù đắp bằng mức giảm của tài sản ngắn hạn nên tài sản năm 2010 giảm 68,495,750,053 đồng so với năm 2009, tương đương với giảm 13.7%. Cụ thể như sau: Tài sản ngắn hạn năm 2010 đã giảm so với năm 2009 là134,367,330,095 đồng, tương đương với giảm 37.45%, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục tăng lên 80,068,388,398 đồng, tức là đã tăng lên 156.71%. Có thể nói rằng điều này sẽ được các nhà đầu tư, người ch vay xem đây là biểu hiện tốt về khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên để lượng tiền mặt nhàn rổi quá cũng không tốt, vì ta sẽ không tận dụng được khả năng của đồng tiền là: tiền đẻ ra tiền. Ngược lại với năm 2009, năm 2010 các khoản thu ngắn hạn giảm xuống 171,384,868,630 đồng, tương đương với giảm 76.33%, chứng tỏ công ty đã tích cực hơn trong việc nợ nần vì công ty đã thu được nhiều hơn các khoản thu từ khách hàng của mình. Giảm được mức độ bị chiếm dụng vốn mà thay vào đó là có vốn bỏ vào kinh doanh. Hàng tồn kho cũng đã giảm 40,775,423,827 đồng so với năm 2009, tương đương giảm 57.3%, đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã có những biện pháp nhằm giảm lượng hàng tồn kho, và hàng tồn kho ít bị ứ đọng hơn. Đồng vốn sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Các tài sản ngắn hạn khác giảm 1,465,426,036 đồng, tương đương giảm 13.14%. Tài sản dài hạn tăng lên 65,871,580,042 đồng, tương ứng với 46.6%. Nguyên nhân chủ yếu là tài sản cố định tăng và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng. Cụ thể như sau: Tài sản cố định đã tăng lên 32,689,378,851 đồng, tương đương tăng 50.74%, chứng tỏ công ty càng ngày càng chú trọng hơn về cơ sở vật chất của mình, luôn tăng cường đầu tư những công nghệ mới để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng lên 33,164,310,432 đồng, tương ứng tăng 43.56%. Công ty cũng chú trọng hơn vào các đầu tư dài hạn của mình. Các tài sản dài hạn khác tăng 19,390,759 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 4.72%. Các khoản thu dài hạn giảm 1,500,000 đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 0.4%. Các khoản thu dài hạn giảm rất ít so với năm 2009, công ty cần có các biện pháp hiệu quả hơn để thúc đẩy các khoản này được thu nhanh chóng hơn. Đối với nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn năm 2008 thì tổng nguồn vốn là 351,653,003,533 đồng và sang năm 2009 thì tổng nguồn vốn này tăng lên 148,451,776,451 đồng so với năm 2008, tương đương với tăng 42.22%. Nguyên nhân là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng lên vào năm 2009. Năm 2010 tổng nguồn vốn giảm xuống 68,495,750,053 đồng so với năm 2009, tương đương giảm 13.7%., do nợ phải trả giảm xuống và nguồn vốn tăng lên. Cụ thể như sau: Nợ phải trả: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn 67.07% vào năm 2008, tương đương với 235,866,818,964 đồng. Trong đó nợ ngắn hạn là 222,028,968,964 đồng chiếm 63.14% và nợ dài hạn là 13,837,850,000 đồng chiếm 3.94%. Sau đó nợ phải trả tăng thêm 68,169,699,398 đồng so với năm 2008, tương đương với tăng 28.9%. nghĩa là năm 2009 thì nợ ngắn hạn là 304,036,518,362 đồng, chiếm 67.09%. Công ty đã tăng sự chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và khách hàng. Trong đó nợ ngắn hạn đã tăng lên 71,711,129,756 đồng, tương đương với tăng 32.3% và nợ dài hạn đã giảm 3,541,430,358 đồng, tương đương với giảm 25.59%. Nợ dài hạn đã tăng chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn vào việc đầu tư thêm nhiều dự án kinh doanh lâu dài. Thêm vào đó năm 2009 là năm tình hình thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước làm nguyên liệu đầu vào tăng, buộc công ty phải tăng nguồn vốn vay để tiếp tục đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất trong điều kiện khó khăn. Vì thế đã làm cho các khoản nợ phải trả tăng lên. Bước sang năm 2010 thì nợ phải trả của công ty giảm xuống 103,343,351,042 đồng so với năm 2009, tương đương với giảm 33.99%. Chứng tỏ công ty đã thanh toán được một phần của nợ ngắn hạn, tức là đã giảm khả năng trong việc chiếm dụng vốn của nhà cung ứng và khách hàng. Mà trong đó nợ ngắn hạn giảm 93,817,131,400, tức là giảm 31.94% so với năm 2009, cùng với đó thì nợ dài hạn cũng giảm theo 9,526,219,642 đồng, tương đương giảm 92.52%. Nguồn vốn chủ sở hữu: Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên sau mỗi năm, vào năm 2008 là 115,786,184,569 đồng, chiếm 32.93%. Trong đó vốn chủ sở hữu chiếm đa phần, đạt 112,910,443,596 đồng, tương đương với 32.11%. Phần còn lại 0.82% là của nguồn kinh phí và quỹ khác,tương đương 2,875,740,973 đồng. Năm 2009 nguồn vốn này tăng lên 80,282,077,053 đồng, tương đương tăng 69.34% so với năm 2008. Trong đó vốn chủ sở hữu đã tăng lên 79.22% so với năm 2008, tương đương với tăng 82,415,297,153 đồng. Nguồn kinh phí và quỹ khác giảm xuống 2,133,220,100 đồng, tương đương với giảm 74.18% Và năm 2010 đạt 230,915,862,611 đồng, nó đã tăng lên 17.77% so với năm 2009. Trong đó nguồn vốn của chủ sở hữu tăng thêm 35,590,121,862 đồng so với năm 2009, tương đương tăng 18.22%. Năm này nguồn kinh phí và quỹ khác không có. Nguồn vốn ngày càng tăng cho thấy công ty dần dần quan tâm đến nguồn chủ sở hữu để giảm sự phụ thuộc vốn vay. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty: Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản cố định: Bảng 10: phân tích tỷ suất đầu tư tài sản cố định trong 3 năm. Chỉ tiêu năm 2008 năm 2009 năm 2010 TSCĐ và ĐTDH 121,907,128,954 141,356,555,028 207,228,135,070 Tổng tài sản 351,653,003,533 500,104,779,984 431,609,029,931 Tỷ suất đầu tư TSCĐ 34.67 28.27 48.01 Nhận xét: Tỷ suất đầu tư tài sản cố định phản ánh tình hình đầu tư, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư TSCĐ= (TSCĐ và ĐTDH)/( Tổng tài sản). Năm 2008 tỷ suất đầu tư tài sản cố định là 34.67%, sang năm 2009 tỷ suất này giảm xuống còn 28.27%, mức độ quan tâm đến tài sản cố định đã giảm xuống. Năm 2010 tỷ suất này đạt 48.01% chứng tỏ công ty đã chú trọng đến mua sắm , xây dựng cơ sở vật chất, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Phân tích hệ số nợ và hệ số tài trợ: Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ= Tổng nguồn vốn Bảng 11: phân tích hệ số nợ và hệ số tài trợ của công ty trong ba năm: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nợ phải trả 235,866,818,964 304,036,518,362 200,693,167,320 Vốn chủ sở hữu 115,786,184,569 196,068,261,622 230,915,862,611 Tổng nguồn vốn 351,653,003,533 500,104,779,984 431,609,029,931 Hệ số nợ 0.67 0.60 0.46 Hệ số tài trợ 0.32 0.39 0.53 Nhận xét: Năm 2008 hệ số nợ là 0.67 có nghĩa là trong tổng vốn của công ty có 67% giá trị tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay. Công ty đang chiếm dụng vốn của người khác để tạo ra lợi nhuận, nhưng hệ số này cao sẽ rủi ro cao. Hệ số này đã giảm xuống theo năm, năm 2009 chỉ còn 0.6 và năm 2010 còn 0.46. Vậy ta đã giảm sử dụng vốn của nhà cung cấp và khách hàng. Do đó nợ phải trả giảm và vốn của công ty tăng lên, dấu hieeuk tốt cho tài chính của công ty. Hệ số tài trợ của năm 2008 là 0.32 và nó tăng theo thời gian, năm 2009 là 0.39 và năm 2010 là 0.53. Qua đây ta thấy được mức độ góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng tăng lên và khả năng tự chủ về mặt tài chính cũng được nâng cao. Cụ thể hơn là năm 2008 cứ 1 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có đến 0.67 đồng là vốn vay còn 0.32 đồng là vốn chủ sở hữu. Nhưng đến năm 2010 thì cứ 1 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 0.46 đồng là vốn vay còn 0.53 đồng là vốn chủ sỡ hữu. Thêm vào đó là tỷ số nợ của công ty vào năm 2010 thấp hơn tỷ số nợ của ngành vào năm 2010 là 0.59 nên các chủ nợ sẽ thích hơn vì công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty: Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn= Nợ ngắn hạn Tiền và đầu tư ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Bảng 12: đánh giá khả năng thanh toán của công ty Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tài sản ngắn hạn 229,745,874,579 358,748,224,956 224,380,894,861 Hàng tồn kho 24,359,415,860 71,157,040,873 30,381,617,046 Nợ ngắn hạn 222,028,968,964 293,740,098,720 199,922,967,320 Tiền và đầu tư ngắn hạn 9,013,554,989 51,093,400,751 131,161,789,149 Tổng tài sản 351,653,003,533 500,104,779,984 431,609,029,931 Chi phí lãi vay 20,326,223,173 16,683,365,027 15,213,811,551 Lợi nhuận trước thuế 63,902,950,652 122,861,421,522 55,415,585,588 Hệ số thanh toán hiện hành 1.03 1.22 1.12 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 0.93 0.98 0.97 Hệ số thanh toán nhanh 0.04 0.17 0.66 Hệ số thanh toán lãi vay 4.14 8.36 4.64 Nhận xét: Hệ số thanh toán hiện hành cho biết công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.Năm 2008 hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1.03 có nghĩa là cứ 100 đồng ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 103 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2009 hệ số này tăng lên 0.19 và sang năm 2010 thì còn 1.12. Ta thấy các hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán tốt, có đủ tài sản lưu động để đảm bảo nợ vay. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2008 là 0.93 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo 0.93 đồng tài sản ngắn hạn, tương tự năm 2009: 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo 0.98 đồng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2010 thì 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty chỉ còn được đảm bảo 0.97 đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thaanh toán nợ ngắn hạn của công ty không cao. Hệ số thanh toán nhanh là khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ đến hạn trả. Năm 2008 hệ số này bằng 0.04 có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.04 đồng tiền để trả nợ. Điều này chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. Đến năm 2009 công ty đã có những chiến lược tăng tiền và đầu tư tài sản ngắn hạn nên hệ số thanh toán lúc này đã đạt được 0.17, nhưng hệ số này nhỏ hơn 0.5 nên ko an toàn. Sang năm 2010 hệ số này tăng lên và đạt được 0.66, nguyên nhân là do tiền của công ty tăng nhanh trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm. Đây là dấu hiệu tốt về khả năng thanh toán nhanh của công ty. Hệ số thanh toán lãi vay là mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng, đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Năm 2008 hệ số thanh toán lãi vay của công ty 4.14, năm 2009 là 8.36 và năm 2010 là 4.64. Cả 3 năm hệ số này điều lớn hơn 1, như vây công ty đã sử dụng hiệu quả vốn vay và có khả năng thanh toán lãi vay. 1.2.4.2.3. Phân tích các chỉ số hoạt động của công ty: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = HTK bình quân Số ngày trong kỳ Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Bảng 13: phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho qua 2 năm Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Giá vốn hàng bán 661,223,712,537 842,625,755,595 HTK bình quân 47,758,228,370 50,769,328,960 Số vòng quay hàng tồn kho 13.85 16.60 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 26 22 Nhận xét: Năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho là 13.85 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 26 ngày, có nghĩa là trong kỳ kinh doanh bình quân hàng tồn kho quay được 13.85 vòng, mỗi vòng mất 26 ngày. Sang năm 2010 thì số vòng quay đã tăng lên được 16.6 vòng và số ngày vòng quay rút ngắn xuống còn 22 ngày. Chứng tỏ hàng tồn kho của công ty được tiêu thụ nhanh hơn Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu: DT và TN khác Số vòng quay các khoản phải thu = Phải thu bình quân Số ngày trong kỳ Kỳ luân chuyển các khoản phải thu = Số vòng quay các khoản phải thu Bảng 14: phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu trong 2 năm. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 DT và TN khác 847,598,916,314 983,722,690,509 Phải thu bình quân 207,044,718,000 138,841,645,600 Số vòng quay các khoản phải thu 4.09 7.09 Kỳ luân chuyển các khoản phải thu 88 51 Nhận xét: Năm 2009 số vòng quay của các khoản phải thu là 4.09 vòng và kỳ luân chuyển của các khoản phải thu là 88 ngày, có nghĩa là trong kỳ kinh doanh bình quân các khoản phải thu quay được 4.09 vòng và mỗi vòng quay mất 88 ngày. Năm 2010 số vòng quay của các khoản phải thu là 7.09 vòng hơn năm 2009 là 3 vòng và kỳ luân chuyển của nó là 51 ngày, có nghĩa là trong kỳ kinh doanh bình quân các khoản phải thu quay được 7.09 vòng và mỗi vòng quay mất 51 ngày. Điều này cho thấy năm 2010 công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn năm 2009, nhưng hệ số này vẫn còn khá cao. Phân tích hiệu suất luân chuyển vốn lưu động: DT và TN khác Số vòng quay tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân Số ngày trong kỳ Kỳ luân chuyển các tài sản ngắn hạn = Số vòng quay tài sản ngắn hạn Bảng 15: phân tích hiệu suất luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 DT và TN khác 847,598,916,314 983,722,690,509 Tài sản ngắn hạn bình quân 294,247,049,800 291,564,559,900 Số vòng quay tài sản ngắn hạn 2.88 3.37 Kỳ luân chuyển các tài sản ngắn hạn 125 107 Nhận xét: Năm 2009 số vòng quay tài sản ngắn hạn là 2.88 vòng, kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn là 125 ngày có nghĩa là trong kỳ kinh doanh bình quân tài sản ngắn hạn quay được 2.88 vòng, mỗi vòng quay mất 125 ngày. Năm 2010 số vòng quay tài sản ngắn hạn tăng lên 0.49 vòng tức là được 3.37 vòng và kỳ luân chuyển của nó cũng giảm xuống còn 107 có nghĩa là trong kỳ kinh doanh bình quân tài sản ngắn hạn quay được 3.37 vòng, mỗi vòng quay mất 107 ngày. Ta thấy kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn dài do số vòng quay của tài sản ngắn hạn thấp. Nó ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất của công ty vì kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn quá dài, mà nguyên liệu thủy sản lại là nguồn liệu mang tính mùa vụ. Phân tích hiêu suất sử dụng vốn cố định: DT và TN khác Hiêu suất sử dụng tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn bình quân Bảng 16: Phân tích hiêu suất sử dụng vốn cố định. Đvt: đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 DT và TN khác 847,598,916,314 983,722,690,509 Tài sản dài hạn bình quân 131,631,842,000 174,292,345,000 Hiêu suất sử dụng tài sản dài hạn 6.44 5.64 Nhận xét: Năm 2009 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 6.44 có nghĩa là trong kỳ kinh doanh 1 đồng tài sản dài hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra 6.44 đồng doanh thu và thu nhập khác. Năm 2010 hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn giảm xuống còn 5.64 có nghĩa là trong kỳ kinh doanh 1 đồng tài sản dài hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra 5.64 đồng doanh thu và thu nhập khác. Ta thấy năm 2010 hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn này đã giảm xuống chứng tỏ là công ty sử dụng nguồn vốn này ko đạt hiệu quả bằng năm 2009. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM: Quản trị chiến lược: Gần 35 năm thành lập và phát triển công ty cố phần Nha Trang có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ như sau: Điểm mạnh: Công ty F17 có uy tín trên thị trường và có nhiều khách hàng trung thành từ các thị trường lớn như Mỹ, Nhật và EU. Công ty có đội ngũ cán bộ thu mua linh hoạt và nhiều kinh nghiệm. Việc thu mua được tiến hành ở các tỉnh miền trung( từ Quảng Nam đến Bình Thuận) là nơi có vùng nguyên liệu lớn và dồi dào. Chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cao trên nhiều thị trường. Là 1 công ty dẫn đầu về chế biến và xuất khẩu thủy sản ở địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Điểm yếu: Công ty chưa có bộ phận Marketing riêng nên việc quản bá thương hiệu còn yếu. Việc thu mua nguyên liệu qua nậu còn nhiều nên kiểm tra chất lượng từ nguồn này còn lỏng lẻo. Công ty chưa thành lập được chuổi liên kết để trao đổi thông tin giữa thị trường, quảng bá sản phẩm và ý kiến phản hồi của người tiêu dùng. Trình độ tay nghề của công nhân chưa cao. Công ty chưa chủ động trong việc giúp đỡ người nuôi trồng về thông tin thị trường và kiến thức nuôi trồng. Cơ hội: Vị thế công ty nằm trên khu vực miền trung là vùng có nguồn nguyên liệu rất dồi dào. Người Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm thủy sản của công ty. Các quốc gia làm ăn với công ty là những nước có nền kinh tế phát triển, thu nhâp cao, nên nhu cầu về thực phẩm đặc biệt là thực phẩm tốt cho sức khỏe như thủy sản là rất cao. Vasep được thành lập để giúp các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi, nắm bắt được nhiều thông tin và hoạt động hiệu quả hơn. Tuy ngành găp nhiều khó khăn nhưng nó vẫn là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên nó nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn của Nhà nước nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Cơ quan tổ chức thủy sản cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra các biện pháp hướng dẫn và kiểm soát chất lượng sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến. Thánh thức: Các vụ tranh chấp thương mại, vụ kiện bán phá giá(cá tra, cá basa, tôm,…) sẽ ảnh hưởng đến ngành thủy sản và ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu của công ty. Sự cạnh tranh ngày cành tăng về công nghệ( từ các nước phát triển: Mỹ, Nhật, …) và cạnh tranh về giá cả của các công ty trong nước và ngoài nước. Yêu cầu về chất lượng và vệ sinh thực phẩm ngày càng cao, cùng với vấn đề truy xuất nguồn gốc của nguyên liệu, điề này là rào cản đối với công ty. Ô nhiễm về môi trường nước, và biển ngày càng nghiêm trọng, gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của các nguyên liệu đầu vào. Hiệu quả của nuôi trồng thủy sản chưa ổn định nên nguồn liệu đầu vào cũng không ổn định cả về chất lượng lẫn số lượng. Khu vực thu mua của công ty chủ yếu là miền trung, mà nơi đây thường xuyên xảy ra lũ lụt , hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nguyên liệu. Đề ra chiến lược: Phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, hỗ trọ về giống và kỹ thuật để họ có thể tạo ra được sản phẩm tốt nhất cho công ty. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm nhiều hơn đến khách hàng trong nước và quốc tế. Đảm bảo chất lượng và số lượng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, tạo được sự khác biệt của sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của mình. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ trong công ty. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc... Quản trị nhân sự: Hiện nay số lượng nhân viên của công ty hơn 800 người trong đó số người có trình độ đại học, cao đẳng là 115 người( bảng lao động vào ngày 01/01/2010). Số lượng này chiếm khá nhỏ trong công ty. Chế độ làm việc là 8 giờ/ngày, 44 giờ/tuần. Đối với bộ phận sản xuất chỉ bố trí 1 ca làm việc 8 giờ và tăng ca(nếu có) cũng không quá 4 giờ. Và cũng tùy theo công việc mà công ty có những chính sách đãi ngộ nhân viên khác nhau. Ví dụ như được hưởng phụ cấp tiền lương khi làm việc ngoài giờ, hay chi phí công tác, chi phí đi lại,… Công ty luôn đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của nhà nước, công ty và luật lao động. Công ty đào tạo chuyên môn nghiệp vụ dựa vào công việc và kết quả đánh giá, công ty cũng phân tích nhu cầu đào tạo và thiết kế các chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhân viên. Cho các nhân viên đi dự các buổi hội thảo, hội chợ và các khóa đào tạo ở nước ngoài. Bên cạnh đó công ty luôn quan tâm đến lực lượng lao động mới, cử người có kinh nghiệm kèm cặp những người mới,… Quản trị chất lượng: Với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn như HACCP, GMP, ISO 9001-2000, BRC. Đối với sản phẩm thì bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ kiểm tra từ khâu nguyên liệu đầu vào. Hoạt động này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ kiểm tra chất lượng KCS và công nhân chế biến lành nghề, họ tiến hành đánh giá bằng cảm quan để quyết định nguyên liệu nào đạt yêu cầu để chuyển vào khâu tiếp theo là sản xuất. Nguyên liệu sau khi đã thành sản phẩm cũng được lấy mẫu ngẫu nhiên để tiến hành kiểm nghiệm đối chiếu với mẫu nguyên liệu đã kiểm tra trước đó. Nếu thành phẩm và mẫu nguyên liệu đều đạt yêu cầu thì thành phẩm sẽ được đóng gói, nhập kho và chờ giao hàng. Nếu không đạt yêu cầu thì lô hàng sẽ không được xuất đi. Và việc kiểm tra chất lượng này luôn đi theo suốt quá trình chế biến. Sở dĩ phải làm kỹ như vậy là do đây là thực phẩm tươi sống và dẽ bị nhiễm kháng sinh. Việc xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ như vậy sẽ giúp cho sản phẩm của công ty ngày càng tốt hơn và nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Quản trị sản xuất: Sản xuất là một khâu quan trọng của quá trình tạo ra sản phẩm.Trong ngành chế biến thủy sản thì khâu này phần lớn là lao động thủ công nên nhiều khi công nhân phải đảm nhận nhiều khâu của quá trình sản xuất Các mặt hàng của công ty này chủ yêu là các tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh, các loại hải sản khô và tẩm gia vị. Quy trình sản xuất chung của công ty: Nguyên liệu Rửa và bảo quản Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.doc
Tài liệu liên quan