Đề tài Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng

ỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 2

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG. 2

1. Khái niệm thị trường. 2

2. Phân loại thị trường. 2

3. Vai trò của thị trường. 3

4. Chức năng thị trường và các qui luật kinh tế thị trường. 3

II. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ. 3

1. Khái niệm của tiêu thụ sản phẩm. 3

2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm: 4

3. Nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm. 4

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm. 5

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ. 6

 

CHƯƠNG II - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 7

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG. 7

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty May Chiến Thắng. 7

2. Chức năng nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất của Công ty May Chiến Thắng. 9

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG. 9

1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật. 9

2. Đặc điểm về lao động. 11

3. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 12

4. Tình hình vốn của Công ty. 14

5. Tổ chức bộ máy của Công ty. 15

6. Tổ chức sản xuất. 23

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG. 23

1. Thực trạng về sản xuất và sản phẩm của Công ty. 23

2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng. 24

3. Các giải pháp Công ty đã áp dụng trong việc mở rộng thị trường. 31

4. Đánh giá hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường của công ty. 32

CHƯƠNG III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 34

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch. Năm 1999, Công ty đã hoàn thành và vượt kế hoạch 27,97%. Trong đó áo jăcket vượt kế hoạch 1,31%, áo váy vượt kế hoạch 68,09% và các sản phẩm may khác cũng hoàn thành kế hoạch. Năm 2000, Công ty đã sản xuất vượt kế hoạch 11,3%. Trong đó sản xuất áo jăcket vượt 0,23% so với kế hoạch, nhưng áo váy không được sản xuất trong năm 2000. Các sản phẩm khác hoàn thành vượt kế hoạch. - Sản phẩm găng tay da: Năm 1997, Công ty sản xuất găng tay vượt 17,87% so với kế hoạch. Trong đó găng gôn vượt 23,73% còn găng đông thấp hơn kế hoạch 1,16%. Năm 1998, Công ty thực hiện vượt kế hoạch 14,56%. Trong đó găng gôn vượt 45% còn găng đông chỉ đạt 51,85% kế hoạch. Năm 1999, Công ty sản xuất vượt kế hoạch 27,76%. Trong đó găng gôn vượt kế hoạch 48,07%, găng đông chỉ đạt 46, 52% so với kế hoạch đã đặt ra. Năm 2000, thực hiện vượt kế hoạch 4,55%. Trong đó găng gôn vượt 7,28% còn găng đông chỉ bằng 56,1% so với kế hoạch. - Sản phẩm thảm len: Năm 1997 chỉ sản xuất được 73,9% so với kế hoạch, năm 1998 vượt 45,56% so với kế hoạch, năm 1999 vượt kế hoạch 57,76% và năm 2000 chỉ bằng 63,53% kế hoạch về sản xuất thảm len. Qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty từ năm 1997 đến nay ta thấy: Có những mặt hàng Công ty hoàn thành và vượt kế hoạch, có những mặt hàng không hoàn thành kế hoạch. Qua đó, ta thấy được sự biến động trong sản xuất của Công ty. Sự biến động này là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó chủ yếu là do ảnh hưởng của mặt gia công. Nếu có nhiều hợp đồng gia công thì sản xuất nhiều và ngược lại thì sản xuất ít. Để thấy rõ sự biến động này ta so sánh số lượng sản phẩm của các năm: (Bảng số 5) Các chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện Tỉ lệ so sánh ( % ) Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 97/96 98/97 99/98 2000/99 A- Sản phẩm may SP 934.577 2.566.883 2.593.280 3.446.600 3.479.697 274,65 101,03 132,9 100,96 1- áo jăcket các loại SP 517.228 689.504 645.337 638.278 613.847 133,3 93,59 98,91 96,17 2- áo váy các loại SP 176.456 160.746 175.476 168.094 91,1 109,16 95,79 3- Quần áo các loại SP 236.693 58.068 39.870 79.486 21.632 24,53 68,66 199,36 27,21 4- Các sản phẩm khác SP 4.200 2.384 9.217 62.178 56,76 674,6 5- Sơ mi các loại Ch 121.614 197.650 204.010 114.406 162,52 103,2 56,08 6- Khăn tay SP 1.534.567 1.534.947 2.347.515 2.667.634 100,02 152,93 142,34 B- Găng tay SP 1.541.539 2.003.846 1.947.462 2.555.184 1.986.524 129,99 97,19 131,2 77,74 1- Găng gôn SP 1.070.216 1.608.458 1.740.054 2.369.092 1.394.740 150,29 108,18 136,15 58,87 2- Găng đông đôi 571.323 395.388 207.408 186.092 224.404 69,2 52,46 89,72 120,6 C- Thảm len M 16.881,34 2.214,05 4.366,84 7.639,6 1.080 13,12 197,23 174,94 14,13 Bảng số 5: Bảng so sánh số lượng từng loại sản phẩm sản xuất từ năm 1996 đến năm 2000. Qua so sánh số lượng sản phẩm của từng loại mặt hàng theo từng năm ta thấy: Việc sản xuất từng mặt hàng không ổn định, có năm hơn năm trước, có năm lại giảm hơn so với năm trước. Chẳng hạn: áo jăcket năm 1997 tăng hơn so với năm 1996 nhưng năm 1998 lại giảm hơn so với năm 1997, năm 1999 giảm so với năm 1998 và năm 2000 giảm so với năm 1999. Còn một số sản phẩm khác chỉ thực hiện theo từng năm, từng hợp đồng. Do vậy có năm sản xuất, có năm lại không sản xuất. Đối với sản phẩm găng tay chỉ có găng gôn là có số lượng sản xuất tăng theo các năm, tuy nhiên mức tăng cũng không đều: Năm 1997 tăng 50,29% so với năm 1996, năm 1998 tăng 8,18% so với năm 1997, năm 1999 tăng 36,15% so với năm 1998 và năm 2000 giảm xuống chỉ bằng 58,87% của năm 1999. Còn sản phẩm găng đông nam nữ thì số lượng giảm dần theo từng năm. Năm 1997 chỉ bằng 69,2% so với năm 1996, năm 1998 chỉ bằng 52,46% so với năm 1997, năm 1999 băng 89,72% của năm 1998, đến năm 2001 sản phẩm này tăng hơn năm 2000 là 20,6%. Sản phẩm thảm len cũng biến động đáng kể: Năm 1997 giảm so với năm 1996 và chỉ bằng 13,12% của năm 1996, năm 1998 tăng hơn năm 1997 là 97,23%, năm 1999 tăng hơn năm 1998 là 74,94% nhưng đến năm 2000 thì số lượng sản xuất sản phẩm này lại giảm xuống chỉ bằng 14,13% số lượng thảm len của năm 1999. Qua những số liệu trên ta thấy được tình hình sản xuất và thực hiện kế hoạch của Công ty May Chiến Thắng. Sau đây là tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm gần đây. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng. Các khách hàng chính của Công ty: Khách hàng của Công ty là các hãng nước ngoài kinh doanh hàng may mặc. Công ty có 8 khách hàng thường xuyên từ năm 1997 đến nay đó là: YOUNG SHIN, ITOCHU, JEANNES, HADONG, LEISURE, FLEXCON, UNICORE và MATAICHI. Trong đó khách hàng chủ yếu tiêu thụ nhiều nhất là hãng ITOCHU và HADONG với số lượng tiêu thụ trên một triệu sản phẩm một năm. Ngoài những khách hàng thường xuyên của Công ty còn có những khách hàng không thường xuyên tiêu thụ với số lượng không lớn. Năm 1998 Công ty mất đi 3 khách hàng, nhưng tìm được thêm 8 khách hàng mới, trong số đó có 2 khách hàng hiện nay đã chở thành khách hàng thường xuyên của Công ty đó là P. PACIFIC và SK. GLOBAL. Năm 1999 Công ty mất đi 6 khách hàng và tìm được 7 khách hàng mới, trong đó có 3 khách hàng vẫn tiếp tục đặt hàng của Công ty trong năm 2000. Năm 2000 Công ty mất đi 5 khách hàng, trong đó có một khách hàng thường xuyên của Công ty từ năm 1997 đến năm 1999. Cũng trong năm 2000 Công ty đã tìm thêm được 7 khách hàng mới. Các số liệu được thể hiện ở bảng sau: Bảng số 6: Các khách hàng chủ yếu của Công ty STT Các khách hàng chính Số lượng têu thụ sản phẩm Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Young Shin 129.916 110.659 138.199 124.490 2 Itochu 1.451.900 1590.940 2.284.085 2.674.465 3 Jean 199.523 99.327 139.435 88.678 4 Hadong 1.933.760 2.447.148 1.796.869 1.978.591 5 Flexcom 86.579 68.198 34.631 35.863 6 Leisure 289.520 209.572 246.207 173.300 7 Unicore 35.728 25.565 59.937 18.068 8 Mataichi 8.808 12.890 52.488 20.316 9 Amatexa 17.479 254.677 186.635 10 Gun Yong 59.843 11 Sunkyong 7.707 12 Scavi 4135 13 Par nia 988,27 14 Fu han 38.845 15 Ber han 15.550 16 Ha no mex 10.500 17 Pan paccific 123.299 58.308 62.435 18 Utimex 13.587 19 SK.Global 16.146 9500 32.453 20 Indochina 13.373 21 WooBo 10.697 21.705 22 DaLiMex 12.300 48.727 23 Mit sui 6.029 73.560 24 ASia-HS 8.929 25 Vpacific 30.262 26 Boong 40.319 27 EU Rasia 4062 4000 28 Ba lan 3010 29 Garnet 16.626 30 Phú hán 268 31 Tocontap 13.456 32 X40 1.465 33 Băc Hà 50.265 Các thị trường chủ yếu của Công ty: Công ty May Chiến Thắng may gia công cho các khách hàng nước ngoài. Bên cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài Công ty cũng đang đẩy mạnh hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm ( bán FOB ) để tăng dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và thu về nhiều lợi nhuận hơn. Vì hình thức bán FOB sẽ đem lại cho Công ty doanh thu cao hơn rất nhiều so với hình thức gia công. Các thị trường chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm từ 1997 đến năm 2000 sẽ được thể hiện trong bảng số 7: Bảng số 7: Các thị trường chủ yếu của Công ty. Đơn vị tính: USD Các thị trường Trị giá gia công Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Gia công FOB Gia công FOB Gia công FOB Gia công FOB 1-CHLB Đức 1.356.183 1.171.127 18.998 1.358.617 1.227.493 14.700 2-Nhật 233.853 127.348 423.293 449.335 3-Đài Loan 376.857 196.446 172.804 145.130 4-Canada 58.468 167.863 89.404 70.081 5-Hà Lan 382.924 232.465 115.391 132.278 6-Anh 225.720 572.096 354.118 155.897 7-Pháp 40.261 24.810 107.878 106.478 276.797 163.038 8-Hàn Quốc 166.846 231.310 162.204 74.856 9-Tây Ban Nha 105.626 114.697 548.802 420.000 329.506 187.440 10-EC 140.034 83.499 - 11-Singapore 18.730 6886 - 12-Lào 7560 - - 13-Đông Âu - 140.184 75.172 867.445 851.716 71.137 70.632 14-Iran -- 32.528 45.157 45.157 - 16.819 16.819 15-CH Séc - 240.502 24.052 - 183.900 183.500 16-ý - 362.309 - - 17-Thuỵ Điển - 62.908 45.382 38.009 18-úc - - 6.656 38.716 19-Đan Mạch - - 5.310 29.643 20-Bỉ - - 5278 22.422 21-Nam Mỹ - - 5167 - 22-Thuỵ Sĩ - - 59.665 33.297 - 23-Braxin - - 10.488 24-CHLB Nga - - 306.215 306.215 25-Mexico - - 14.483 12.960 26-Các thị trường khác 373.094 96.087 231.525 232.568 139.283 Tổng cộng 3.495.156 153.425 4.094.200 439.494 4.532.304 3.822.923 955.704 Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường truyền thống của Công ty trong những năm qua là: CHLB Đức, Đài Loan, Nhật, CaNaĐa, Hà Lan, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đông Âu. Đức là thị trường chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị gia công. Tuy nhiên từ năm 1998 trở lại đây xu hướng tiêu thụ của thị trường này cũng giảm xuống. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ giảm đi trong những năm 1998, 1999 và năm 2000 ở các thị trường Đài Loan, Canada, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc và EC. Ngược lại ở một số thị trường như Tây Ban Nha, Đông Âu lại có xu hướng tiêu thụ tăng lên từ năm 1998 trở lại đây. Năm 1997 Công ty có 9 thị trường. Năm 1998 Công ty mở rộng thêm được nhiều thị trường khác như: Tây Ban Nha, Đông Âu, Singapore, EC. . . Các thị trường mới này có lượng tiêu thụ chiếm 28, 7% tổng giá trị gia công của Công ty năm 1998. Năm 1999 và năm 2000 Công ty tiếp tục mở rộng được thêm một số thị trường khác, đưa tổng số thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty từ 9 thị trường năm 1997 lên đến hơn 25 thị trường vào năm 2000. Các thị trường mới này có số lượng tiêu thụ bằng 26, 55% tổng giá trị gia công của Công ty năm 1999 và bằng 25, 2% năm 2000. Để thấy được những thị trường lớn của Công ty ta xem xét biểu đồ về tỉ trọng doanh thu trên các thị trường xuất khẩu của Công ty trong năm 1997 đến năm 2000: ( biểu đồ 2; 3; 4;5): Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy CHLB Đức là thị trương đem lại doanh thu lớn nhất từ năm 1997 đến năm 2000. Tuy nhiên doanh thu từ thị trường này có xu hướng giảm theo từng năm. Năm 1997, Hà Lan là thị trường có tỉ trọng doanh thu đứng thứ 2 sau Đức, tiếp đó là Đài Loan. Năm 1998, thị trường Anh là thị trường có tỉ trọng doanh thu lớn thứ 2 sau Đức. Năm 1999, Tây Ban Nha là thị trường có tỉ trọng doanh thu đứng thứ 2 tiếp đến là Nhật. Năm 2000, xu hướng tiêu thụ ở thị trường Nhật tăng do đó tỉ trọng doanh thu của Công ty ở Nhật đứng thứ 2 sau Đức. Bên cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài, Công ty còn bán trực tiếp cho khách hàng nước ngoài ( bán FOB) nhưng hình thức này mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. Bảng số 8: Doanh thu qua các năm của Công ty Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng % Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng % Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng % Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng % 1- Doanh thu 42, 274 100 55, 910 100 63, 154 100 57, 067 100 2- Doanh thu xuất khẩu trong đó: 39, 211 92, 75 53, 066 94, 9 61, 051 96, 67 54, 081 94, 7 + Doanh thu bán FOB 2, 901 6, 89 5, 906 10, 56 15, 632 24, 75 13, 743 24, 08 + Doanh thu gia công 36, 310 85, 89 47, 16 84, 3 45, 419 71, 9 40, 338 70, 68 3- Doanh thu nội địa 1, 391 3, 3 2, 844 5, 09 2, 103 3, 32 2, 986 5, 23 Nhìn vào bảng doanh thu của Công ty ta thấy: Doanh thu bán FOB tuy không lớn nhưng có xu hướng tăng nhanh. Năm 1997 là 2. 901 triệu đồng, năm 1998 là 5. 906 triệu đồng, năm 1999 là 15. 632 triệu đồng và năm 2000 là 13. 743 triệu đồng. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm bán FOB của Công ty chưa được xác định rõ ràng. Năm 1997 Công ty bán FOB cho 2 thị trường là Pháp và Iran, năm 1998 bán FOB cho 5 thị trường là: Đức, Đông Âu, Iran, CH Séc, Thuỵ Sĩ. Năm 1999 Công ty bán FOB cho 8 thị trường là Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Đông Âu, Iran, CH Séc, CHLB Nga và Mexico. Sở dĩ việc bán FOB thu được kết quả thấp là do Công ty không có kênh tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài mà chỉ tìm kiếm khách hàng nước ngoài, sau đó thoả thuận và ký hợp đồng bán hàng cho họ tại cảng xếp. Đối với thị trường nội địa thì đây không phải là thị trường chính của Công ty vì hàng may mặc của Công ty được sản xuất bằng trang thiết bị hiện đại sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài. Nếu bán trong nước thì không thu được lợi nhuận cao và lợi nhuận đem lại không khấu hao kịp máy móc thiết bị. Bởi vậy doanh thu bán nội địa của Công ty chỉ chiếm trên dưới 55 tổng giá trị tiêu thụ. Năm 1997 là 3, 3%, năm 1998 là 5, 09%, năm 1999 là 3, 32% và năm 2000 là 5, 23% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Tuy nhiên thị trường nội địa không phải là không có tầm quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, nó sẽ ảnh hưởng đến thị trường nước ngoài của Công ty. Trong khi đó thị trường nội địa là một thị trường khá rộng lớn với trên 70 triệu dân, nó sẽ tránh được rủi ro khi mất một số thị trường nước ngoài. Trên đây là một số thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty và một số thị trường mới khai thác của Công ty. Tiếp theo là tình hình tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của Công ty trên các thị trường. Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm trên thị trường: Để mở rộng thị trường tiêu thụ cần phải xem xét thị trường nào cần loại sản phẩm gì để từ đó tìm mọi cách đưa sản phẩm đó vào thị trường cần loại sản phẩm đó. Việc nghiên cứu này giúp cho việc gắn sản phẩm với thị trường để đưa ra các biện pháp Marketing phù hợp. - Tình hình tiêu thụ áo jăcket. Bảng số 9: Tình hình tiêu thụ áo jăcket trên các thị trường STT Thị trường Số lượng (sản phẩm) Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Nội địa 2.175 27.303 69.405 81.125 2 CHLB Đức 353.150 279.661 343.958 304.175 3 Nhật 59.843 17.890 54.972 63.920 4 Hà Lan 107.435 64.418 27.361 30.975 5 Pháp 6.646 22.301 23.916 36.437 6 Tây Ban Nha 30.476 31.346 37.457 42.291 7 Hàn Quốc 38.800 23.960 17.735 6.360 8 EC 27.811 7.209 20.649 9 Bỉ 2.030 9.216 10 Đông Âu 4.882 33 11 Anh 9.976 6.283 12 Đan Mạch 1.585 8.834 13 Canada 3.619 2.788 14 Thuỵ Sĩ 11.455 15 ý 115.830 16 Đài Loan 2.700 17 Brazin 4.272 18 Tổng cộng 626.336 603.513 601.039 613.757 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Thị trường tiêu thụ nhiều áo jăcket nhất là CHLB Đức: Năm 1997 chiếm 56, 38%, năm 1998 chiếm 46, 3%, năm 1999 chiếm 57, 22% và năm 2000 chiếm 49, 55% tổng số áo jăcket xuất khẩu của Công ty.Thị trường truyền thống của áo jăcket là CHLB Đức, Hà Lan và Hàn Quốc, tuy nhiên lượng áo jăcket tiêu thụ ở thị trường Hà Lan và Hàn Quốc giảm đi rất nhiều, từ 107.435 sản phẩm năm 1997 xuống còn 30.975 sản phẩm năm 2000 ở Hà Lan và từ 38.800 sản phẩm năm 1997 xuống còn 6.360 sản phẩm năm 2000 ở Hàn Quốc.Như vậy có thể nói đối với 2 thị trường này thì áo jăcket đã ở vào giai đoạn suy thoái.Mặc dù trong năm 1998 Công ty đã xuất khẩu áo jăcket sang 3 thị trường mới là Anh, Canada và ý.Nhưng do những thị trường cũ tiêu thụ nhiều trước đây Công ty xuất khẩu đã giảm: Năm 1997 là 626.336 sản phẩm, năm 1998 là 603.513 sản phẩm, năm 1999 là 601.039 sản phẩm và năm 2000 là 613.757 sản phẩm.Đây là điều kiện bất lợi lớn cho Công ty bởi vì sản phẩm áo jăcket chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.Vậy nếu muốn tăng nhanh doanh thu xuất khẩu thì phải tăng khối lượng tiêu thụ áo jăcket và nâng cao tỉ lệ bán FOB. Biểu số 8: Tỷ trọng (%) doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu của công ty từ 1997 đến 2000. - Tình hình tiêu thụ găng tay Mặt hàng tiêu thụ găng tay đứng thứ 2 về mặt tổng giá trị xuất khẩu sau sản phẩm áo jăcket.Tỉ trọng của chúng trong tổng giá trị xuất khẩu các năm là: Năm 1997 chiếm 45, 72%, năm 1998 chiếm 22, 8%, năm 1999 chiếm 20, 67% và năm 2000 chiếm 35, 95%.Đây là sản phẩm mà Công ty hợp tác với hãng HA DONG - Hàn Quốc để xây dựng công nghệ sản xuất cho nên năm 1996 phía Hàn Quốc đã tiêu bao sản phẩm. Từ năm 1997 tới nay Công ty đã thực hiện gia công và xuất khẩu trực tiếp sang một số thị trường.Tình hình tiêu thụ găng gôn ở một số thị trường như sau. Bảng số 10: Tình hình tiêu thụ găng gôn trên các thị trường STT Thị trường Số lượng ( chiếc ) Tỉ trọng % Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 EC 93.384 5,4 2 Canada 211.964 522.382 293.110 198.936 12,27 24,22 22,02 12,55 3 Hà Lan 27.120 61.740 1,57 3,9 4 Anh 826.836 932.860 357.480 450.600 47,88 43,25 26,86 28,44 5 Pháp 67.560 86.424 99.480 6120 3,9 4,0 7,47 0,38 6 CHLB Đức 77.760 148.072 124.404 219.420 4,5 6,86 9,3 13,84 7 Singapore 70.296 24.048 65.460 4,07 1,15 4,13 8 Thuỵ Điển 21.978 158.520 128.166 1,02 11,9 8,09 9 Tây ban nha 59.980 36000 71.964 2,76 2,7 4,54 10 Hàn Quốc 37.834 62.400 133.332 1,7 4,69 11 úc 24.120 1,8 8,4 12 Nam Mỹ 18.720 5.058 1,4 13 Mexico 0,32 14 Các thị trường khác 351.912 323.714 156.518 243.507 20,41 15,04 11,86 15,36 15 Tổng Cộng 1.726.832 2.156.742 1.330.752 1.584.333 100 100 100 100 Ta có thể dễ thấy những thị trường tiêu thụ sản phẩm găng gôn của Công ty từ năm 1997 trở lại đây với khối lượng lớn là: CHLB Đức (có khối lượng tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước) Anh chiếm tỉ trọng 47, 88% năm 1997, năm 1998 là 43, 25%, năm 1999 là 26, 86% và năm 2000 là 28, 44% tổng số găng gôn xuất khẩu.Canada cũng là thị trường tiêu thụ găng gôn lớn: Năm 1997 chiếm 12, 27%; năm 1998 chiếm 24, 22%; năm 1999 chiếm 22, 02% và năm 2000 chiếm 12, 55% tổng số găng gôn xuất khẩu.Những thị trường này đều tiêu thụ một khối lượng lớn nên nó vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty trong những năm tới. Sản phẩm găng tay da ( bao gồm găng gôn và găng đông nam nữ ( có số lượng tiêu thụ lớn: Năm 1997 là 1.875.090 sản phẩm, năm 1998 là 2.232.464 sản phẩm, năm 1999 là 1.933.760 sản phẩm và năm 2000 là 2.047.670 sản phẩm.Đây là sản phẩm có tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị các sản phẩm xuất khẩu do đó việc tăng khối lượng tiêu thụ sẽ mang lại nhiều lơị nhuận cho Công ty. - Tình hình tiêu thu áo váy: áo váy là sản phẩm đứng thứ 3 trong cơ cấu giá trị các sản phẩm xuất khẩu của Công ty.Sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở Đài Loan với số lượng như sau: Năm 1997 là 186.175 sản phẩm, năm 1998 giảm xuống còn 9.932 sản phẩm, năm 1999 là 129.435 sản phẩm và năm 2000 là 88.678 sản phẩm.Tuy năm 1998 sản phẩm váy áo được xuất sang thị trường Đài Loan giảm xuống nhưng cũng trong năm 1998 Công ty còn xuất được sản phẩm áo váy sang thị trường Đông Âu một lượng là 18.848 sản phẩm và Anh là 78.150 sản phẩm.Năm 1999 Công ty xuất sản phẩm áo váy sang thị trường Anh một lượng là 57.797 sản phẩm.Đến năm 2000 số lượng áo váy xuất khẩu của Công ty đã bị giảm xuống vì trong năm 2000 sản phẩm váy áo chỉ được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan.Thêm vào đó số lượng tiêu thụ sản phẩm váy áo ở thị trường Đài Loan giảm xuống chỉ còn 88.678 sản phẩm. Qua phân tích tình hình tiêu thụ 3 loại sản phẩm chính chúng ta thấy; Sản phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất là áo jăcket, mức tiêu thụ sản phẩm này là tương đối ổn định.Còn sản phẩm găng tay có mức tiêu thụ tăng.Đây là dấu hiệu tốt đối với 2 sản phẩm này.Nhưng sản phẩm áo váy có mức tiêu thụ giảm đáng kể.Nguyên nhân là do sản phẩm này chủ yếu chỉ xuất sang thị trường Đài Loan.Do đó nó phụ thuộc vào mức tiêu thụ sản phẩm áo váy ỏ thị trường Đài Loan.Từ thực trạng này đòi hỏi Công ty cần phải khai thác nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm này đặc biệt là thị trường nội địa để tránh tình trạng phụ thuộc, bị ảnh hưởng của sự biến động trong thị trường Đài Loan. Ngoài 3 sản phẩm trên Công ty còn sản xuất nhiều sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách nước ngoài hoặc tiêu thụ trong nước.Chẳng hạn áo sơ mi trong năm 1997 chỉ tiêu thụ ở thị trường Anh, Pháp đến năm 2000 đã được mở rộng ra thị trường Nhật, Đông Âu và các thị trường khác.Khăn tay trẻ em được xuất sang thị trường Nhật.Các sản phẩm khác ngoài 3 sản phẩm đã nêu có số lượng tiêu thụ hàng năm như sau: ( Bảng số 11) Bảng số 11: Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm khác của CT. STT Tên sản phẩm. Đơn vị tính Số lượng tiêu thụ sản phẩm Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tổng số xuất khẩu Tổng số xuất khẩu Tổng số xuất khẩu Tổng số xuất khẩu 1 Quần áo bộ 8808 8808 50786 46970 49543 49543 2 Pỵama sp 59040 59040 3 Các sản phẩm khác sp 4521 1200 1200 46798 38344 10455 4 Thảm mm 2476,46 1493,53 3991,64 3809,33 8867,06 8027 632,04 605 5 Sơ mi các loai ch 21614 21614 156331 156331 122270 122270 12676 10938 6 Khăn tay trẻ em sp 1451900 1451900 1590940 1590940 2284085 2284085 2674465 2674465 7 Quần các loại ch 2000 2000 67382 67382 46503 46503 8 MacLoGo sp 5646000 5646000 3630000 3630000 9 Hàng mã Tấm 988,27 988,27 Bảng số liệu cho ta thấy hầu hết tổng số lượng sản phẩm đã tiêu thụ bằng tổng số lượng sản phẩm đã xuất khẩu.Từ năm 1998 trở lại đây Công ty không sản xuất Pyjama nữa mà chuyển hướng sản xuất Mác Logo, sản phẩm này được xuất khẩu hết.Sản phẩm khăn tay trẻ em được tiêu thụ với số lượng ngày càng tăng.Điều đó chứng tỏ sản phẩm khăn tay Trẻ em được khách hàng nước ngoài ưa chuộng.Đó là một lợi thế của Công ty. Trên đây là thực trạng về thị trường tình hình tiêu thụ các sản phẩm của Công ty.Ta đã thấy được tình hình mở rộng thị trường của Công ty trong mấy năm gần đây và xu thế phát triển sản phẩm của Công ty.Sau đây ta sẽ nghiên cứu những giải pháp mà Công ty đã áp dụng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng dần khả năng bán FOB của Công ty. Các giải pháp Công ty đã áp dụng trong việc mở rộng thị trường. Giải pháp chủ yếu của Công ty để mở rộng thị trường được tập trung vào việc điều tra nghiên cứu thị trường. Điều tra nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng thị trường phát triển sản xuất của Công ty.Đó cũng chính là quá trình đi tìm lời giải cho ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Một Công ty muốn thành công trong việc mở rộng thị trường thì chỉ nên đưa ra thị trường cái mà thị trường cần, không nên đưa ra thị trường cái mà mình có. Điều tra nghiên cứu thị trường bao gôm các giai đoạn: thu thập số liệu xử lý thông tin số liệu, đánh giá xem thị trường nào là thị trường có triển vọng nhất.Từ đó Công ty mới lựa chọn thị trường, lựa chọn công nghệ và tổ chức sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường đã chọn. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường ở Công ty May Chiến Thắng mới thực sự được quan tâm từ năm 1992 trở lại đây.Vì trước kia Công ty chủ yếu sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, các khách hàng của Công ty chủ yếu do cấp trên tìm và giới thiệu.Kể từ năm 1992 trở lại đây, Công ty được giao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.Ngoài những khách hàng quen thuộc trước đây ( chủ yếu là khách hàng đặt gia công ), Công ty phải tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất, phát triển Công ty.Sau đây ta xem xét về thực trạng công tác điều tra nghiên cứu thị trường của Công ty. Đối với thị trường nước ngoài: Công ty May Chiến Thắng tìm hiểu thị trường nước ngoài thông qua nhiều kênh bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp. - Hình thức gián tiếp gồm có: + Thông qua phong thương mại và công nghiệp Việt Nam. Đây là một tổ chức chuyên nghiên cứu tình hình quảng cáo tại các thị trường nước ngoài và giúp đỡ các đơn vị kinh doanh thương mại quốc tế vạch ra kế hoạch quảng cáo.Họ sẽ nắm bắt được nhiều thông tin về nhu cầu cũng như về các khách hàng nước ngoài.Do đó đây sẽ là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho Công ty. + Thông qua Tổng công ty dệt may Việt Nam: Là cơ quan chủ quản của Công ty May Chiến Thắng và nhiều Công ty dệt may khác do đó ngoài việc quản lý phối hợp hoạt động giữa các công ty, trong ngành, Tổng công ty còn có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường và khách hàng cho các công ty thành viên nhằm phát triển ngành dệt may Việt Nam. +Thông qua bạn hàng của công ty :Các công ty kinh doanh cùng một mặt hàng trong một nước thường là đối thủ cạnh tranh của nhau hoặc cùng hợp tác kinh doanh trong một nghành thường là biết nhau .Do đó may chiến thắng có thể tìm hiểu các công ty khác hoặc một thị trường nào đó thông qua khách hàng quen thuộc của công ty - Các phương pháp trực tiếp : + Thông qua hội chợ trong nước và quốc tế :Hội chợ là nơi công ty trưng bày những sản phẩm của công ty với khách hàng .Qua đó khách hàng có thể tìm hiểu về các sản phẩm của công ty ,từ đó thoả thuận với công ty về các cơ hội làm ăn và ký kết với công ty các hợp đồng kinh tế .Thông qua hội chợ công ty cũng thu thập được nhiều thông tin về thị hiếu của khách hàng từng nước . + Công ty liên hệ với Bộ thương mại đẻ tham gia các đoàn khảo sát thị trường quốc tế :Qua đây Công ty có thể nắm bắt được thị trường hàng dệt may của các nước ,tìm hiểu và làm quen với các công ty kinh doanh hàng may mặc ở từng nước ,để từ đó xác định thị trường nào mà công ty có khả năng thâm nhập và khách hàng nào công ty có thể đặt quan hệ làm ăn Đối với thị trường trong nước: Do nhiệm vụ Công ty là chuyên may hàng xuất khẩu cho nê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0169.doc
Tài liệu liên quan