Đề tài Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình cải tiến chất lượng ở Công ty Cao su Sao Vàng

 

Lời nói đầu 2

Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng và cải tiến chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp 3

I/ Quan niệm đúng về chất lượng sản phẩm 3

1. Các quan niệm về chất lượng sản phẩm 3

2. Đặc tính của sản phẩm 5

3. Nhu cầu khách hàng 8

4. Chênh lệch chất lượng 8

II/ Lý luận về cải tiến chất lượng 8

1. Các khái niệm liên quan 8

2. Định nghĩa 9

3. Phân biệt giữa cải tiến và đổi mới 9

4. Các nguyên tắc, các cách thực hiện cải tiến chất lượng 10

5. Môi trường đối với việc cải tiến chất lượng 11

6. Quá trình cải tiến chất lượng 13

III. Vai trò của cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm 16

1. Tác động của cải tiến chất lượng đối với sự hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16

2. Tác động của cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm với sự phát triển và vị thế cạnh tranh của đất nước 16

IV/ Phương pháp đánh giá quá trình cải tiến chất lượng 17

1. Khái niệm về đánh giá chất lượng 17

2. Lượng hoá một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 17

Chương II: Thực trạng quá trình cải tiến chất lượng ở Công ty Cao su Sao Vàng 19

I/ Giới thiệu chung về Công ty 19

1. Sự hình thành và phát triển 19

2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cao su Sao Vàng 21

3. Đặc điểm hệ thống tổ chức sản xuất 22

II/ Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và phương hướng cải tiến chất lượng công ty Cao su Sao Vàng 24

1. Đặc điểm yêu cầu của sản phẩm 24

2. Đặc điểm về nguyên vật liệu 25

3. Đặc điểm về công nghệ, qui trình công nghệ và máy móc thiết bị 25

4. Đặc điểm về lao động 26

III/ Thực trạng quá trình cải tiến chất lượng sản phẩm ở Công ty Cao su Sao Vàng 27

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty 27

2. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty Cao su Sao Vàng trước khi cải tiến 29

3. Thực trạng qúa trình cải tiến chất lượng sản phẩm ở Công ty Cao su Sao Vàng 32

4. Những thành tựu đã đạt được và những tồn tại của Công ty 37

Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy cải tiến chất lượng sản phẩm ở Công ty Cao su Sao Vàng 40

I/ Xác định đúng đắn quan điểm phương hướng cải tiến chất lượng trong thời gian tới 40

II/ Các biện pháp 41

1. Biện pháp thứ nhất 41

2. Biện pháp thứ hai 44

3. Biện pháp thứ ba 45

4. Biện pháp thứ tư 49

Kết luận 51

Tài liệu tham khảo 52

 

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình cải tiến chất lượng ở Công ty Cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn, phát triển vốn và quay vòng vốn nhanh. Giải quyết toàn bộ các vấn đề về hạch toán tài chính tiền tệ, lập kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính hàng năm. - Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: nhập khẩu vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị, giải quyết các thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế đối ngoại, các vấn đề liên kết liên doanh, hợp tác đầu tư, xuất khẩu sản phẩm của công ty. - Phòng đời sống: tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khám chữa bệnh, kiểm tra vệ sinh lao động, môi trường trong công ty. - Phòng quân sự bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, vật tư hàng hoá, con người, phòng chống cháy nổ, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ hàng năm. 3. Đặc điểm hệ thống tổ chức sản xuất: Các điểm về quy trình công nghệ cùng với yêu cầu về trình độ quản lý đã ảnh hưởng tới hệ thống tổ chức quản lý sản xuất của Công ty. Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất của Công ty được chia làm 2 nhóm: sản xuất chính và sản xuất phụ trợ gồm nhiều xí nghiệp và phân xưởng. Mỗi xí nghiệp, phân xưởng là một đơn vị sản xuất độc lập về mặt hành chính. Tính độc lập của xí nghiệp được thể hiện ở các mặt sau: Trong mỗi xí nghiệp đều có một Giám đốc xí nghiệp lãnh đạo trực tiếp sản xuất và bộ phận giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất chung của Công ty, mỗi xí nghiệp điều hành sản xuất độc lập theo kỹ thuật riêng của mình. Sản phẩm chính và chủ yếu của Công ty là săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp các loại được sản xuất với khối lượng lớn. Mỗi xí nghiệp được giao chuyên môn hoá sản xuất một loại sản phẩm nhất định do đó sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao. Hiện nay, Công ty Cao su Sao Vàng có 4 xí nghiệp sản xuất chính và 5 xí nghiệp sản xuất phụ trợ được đặt tại Công ty và hai chi nhánh là cao su Thái Bình và Pin Xuân Hoà. Cơ cấu sản xuất của Công ty gồm 2 bộ phận: * Bộ phận sản xuất chính: trực tiếp sản xuất các loại săm lốp và các sản phẩm cao su gồm các xí nghiệp: xí nghiệp cao su 1, xí nghiệp cao su 2, xí nghiệp cao su 3, xí nghiệp cao su 4, xí nghiệp cao su Thái Bình, xí nghiệp pin Xuân Hoà. * Bộ phận sản xuất phụ trợ gồm: các bộ phận hỗ trợ điện, nước, hơi nóng...gồm các xí nghiệp cơ điện, năng lượng, kiến thiết nội bộ. * Bộ phận sản xuất chính bao gồm: - Xí nghiệp cao su 1: chuyên sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy và các sản phẩm cao su kỹ thuật, ống, băng tải, dây cua roa các loại. - Xí nghiệp cao su 2: chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại và sản xuất tanh xe đạp. - Xí nghiệp cao su 3: chuyên sản xuất săm lốp ô tô, máy kéo, yếm ô tô các loại. Ngoài ra, hàng năm còn sản xuất một số lượng săm lốp máy bay phục vụ quốc phòng theo đơn đặt hàng. - Xí nghiệp cao su 4: chuyên sản xuất săm xe đạp, xe máy các loại và một phần nhỏ là băng tải. * Bộ phận phụ trợ gồm: - Xí nghiệp năng lượng: cung cấp hơi nóng, khí nén và nước cho bốn xí nghiệp sản xuất chính. - Xí nghiệp cơ điện: quản lý, phân phối và cung cấp điện, đại tu sửa chữa máy móc thiết bị, chế tạo khuôn mẫu để sản xuất các sản phẩm cao su. Bên cạnh đó xí nghiệp còn sản xuất một số sản phẩm như cánh quạt, cánh gạt nước... để bán ra bên ngoài. - Xí nghiệp dịch vụ thương mại: tiêu thụ các sản phẩm do công ty sản xuất, kinh doanh tổng hợp và làm dịch vụ đời sống. - Xí nghiệp kiến thiết nội bộ: sửa chữa nhỏ các công trình xây dựng, làm màng mỏng (Nilon, bao gói lốp) vệ sinh môi trường Công ty. - Xí nghiệp vận tải: nhiệm vụ là vận chuyển NVL, hàng hoá, thành phẩm. Ngoài ra, Công ty còn có 2 chi nhánh nằm ở các tỉnh: - Xí nghiệp cao su Thái Bình: chuyên sản xuất một số loại săm lốp xe đạp (chủ yếu là săm lốp xe thồ) - Xí nghiệp pin Xuân Hoà: sản xuất pin hoá chất và sắp tới khi phân xưởng nhiệt khánh thành (đầu tư 32 tỷ đồng, dự kiến cuối tháng 9 hoàn thành) sẽ cung cấp cao su bán thành phẩm các loại đạt tiêu chuẩn cho 4 xí nghiệp chính của công ty. II. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và phương hướng cải tiến chất lượng ở công ty cao su sao Vàng. 1. Đặc điểm yêu cầu của sản phẩm. Các sản phẩm chính của Công ty Cao su Sao Vàng là săm lốp (xe đạp, xe máy, ô tô) đó là những sản phẩm tiêu dùng một cách không độc lập mà là sản phẩm tiêu dùng có kèm của xe đạp, xe máy, ô tô. Nên trước hết, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm săm lốp này phụ thuộc vào tính chất, đặc tính kỹ thuật của các loại xe đó là kích cỡ vành, tải trọng, vận tốc. Mỗi loại xe khác nhau yêu cầu đòi hỏi về các đặc tính này khác nhau. Thứ hai là trong quá trình hoạt động, ngoài việc chịu tải trọng của xe, của người điều khiển, tốc độ nhanh thì mặt lốp luôn phải tiếp xúc với mặt đường. Nên chất lượng săm lốp cũng chịu ảnh hưởng của chất lượng đường xá. Nhất là đối với Việt Nam chất lượng hệ thống đường giao thông chưa cao do đó kéo ngắn thời sử dụng. Điều thứ ba ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng săm lốp trong quá trình sử dụng đó là điều kiện về thời tiết. Về mùa hè, lượng mưa nhiều chất lượng đường xá kém, xe dễ đi trơn. Còn với nhiệt độ cao 30-330 C thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng săm lốp và nhất là khả năng dạn nứt nhanh. Điều thứ tư muốn nói về đặc điểm của lốp là cấu tạo phức tạp. Có thể khái quát một chiếc lốp được cấu tạo như sau: * Mặt lốp: Bằng hỗn hợp cao su, ở mặt ngoài của lốp có tác dụng bảo vệ lốp khỏi bị tổn thương, va đập, không bị ăn mòn bởi các hoá chất thông thường, có tính năng tiếp xúc với mặt đường tốt. Trên bề mặt lốp, người ta chế tạo các hoa lốp (gai lốp) khác nhau, mỗi loại này có tác dụng bám đường khác nhau. * Lớp vải: Làm bằng vải mành được tráng cao su, là khung cốt chịu lực. Tuỳ thuộc vào tỷ trọng của các loại xe mà số lớp ở mỗi loại lốp khác nhau. * Vành tanh: Làm bằng khung thép, ngoài bọc vải cao su có tác dụng định hình lốp trên vành xe. Căn cứ vào mỗi loại xe thì có các loại vành khác nhau. Với đặc điểm là một bộ phận không thể thiếu được của các loại phương tiện giao thông vận tải mà đặc tính của các loại xe này có tốc độ và tải trọng cao ( xe máy, ô tô). Vì vậy nếu có sự cố gì đối với săm lốp thì chắc chắn là người điều khiển sẽ bị tai nạn. Nên việc cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm cao su cho phù hợp với loại xe, tình hình đường xá, điều kiện thời tiết khí hậu cấu tạo phức tạp của săm lốp là điều cần thiết, trong đó phải đặt yêu cầu an toàn lên hàng đầu. 2. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Thành phần nguyên vật liệu trong sản phẩm có nhiều, đa dạng và phức tạp. nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất là cao su thiên nhiên của Việt Nam và cao su tổng hợp được nhập khẩu. Ngoài ra còn nhiều nguyên vật liệu và chất phụ gia khác như: nhựa thông, than đá, vải mành, dây thép tanh, axit sunfuric, silicat, silicon, lưu huỳnh…Chỉ cần thiếu hay chất lượng một nguyên vật liệu nào đó kém thì sẽ dẫn đến toàn bộ sản phẩm đó sẽ đạt chất lượng không tốt. Ngoài ra, khâu quản lý, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu chưa tốt và chặt chẽ nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm của Công ty. 3. Đặc điểm về công nghệ, quy trình công nghệ và máy móc thiết bị. 3.1 Công nghệ : Là một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cao su nên công nghệ mang tính khác biệt và tương đối đặc biệt so với các doanh nghiệp các ngành khác và công nghệ sản xuất ngày nay đòi hỏi phải sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại và chính xác thì sản phẩm mới có thể đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật so sánh với sản phẩm cùng loại trong nước và cạnh tranh trong khu vực. Mặt khác, vì sản phẩm theo dây chuyền, thành phẩm của Công ty đoạn trước là bán thành phẩm của công đoạn sau, do đó sản xuất phải mang tính liên tục, nhịp nhàng, cân đối giữa các khâu, các bộ phận với nhau. 3.2 Quy trình công nghệ : Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục gồm nhiều công đoạn chế biến. Sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến và có thể chia làm hai loại sau: Giai đoạn 1: Từ NVL chính là cao su, hoá chất, vải mành, dây thép qua khâu luyện để chế tạo ra các bán thành phẩm. Giai đoạn 2: Bán thành phẩm của giai đoạn một được lưu hoá... để tạo ra sản phẩm hoàn thành. Trên cùng một dây chuyền công nghệ, các sản phẩm được sản xuất ra có quy cách, kích cỡ khác nhau. Với quy trình công nghệ phức tạp, mỗi công đoạn đều đòi hỏi một yêu cầu kỹ thuật nhất định do đó để đạt được chất lượng sản phẩm cuối cùng tốt là một điều không dễ. Vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: trình độ máy móc thiết bị, tay nghề công nhân, chất lượng nguyên vật liệu, phương thức quản lý. 3.3 Máy móc thiết bị : Toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất săm lốp các loại và các sản phẩm cao su của Công ty đều có nguồn gốc từ Trung Quốc bởi vì nó nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc cho Việt Nam. Đến nay, các thiết bị đó hầu hết đã cũ, lạc hậu và hết khấu hao, không còn đáp ứng được các đòi hỏi và yêu cầu kỹ thuật. Một số máy hiện tại vẫn sử dụng như: máy lưu hoá săm lốp, một số máy móc vẫn còn sử dụng từ ngày mới thành lập đến nay như máy bọc tanh, máy luyện hở, máy cán tráng 3 trục f 450, máy thành hình Trung Quốc cỡ tiểu, máy cán các loại được đưa vào sản xuất từ năm 1971- 1976, máy cuộn vải có từ năm 1961... Nhiều máy móc cũ cũng là một trong những nhân tố cản trở năng lực sản xuất của Công ty do đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm . Do vậy, Công ty đang từng bước hoàn thiện công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, hướng tới thay thế các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu bằng máy móc thiết bị hiện đại hơn, phù hợp với công nghệ, trình độ quản lý (phấn đấu đổi mới 80% máy móc thiết bị trong năm tới). Đồng thời tăng cường hợp lý hoá trong sản xuất nhằm góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời lại tiết kiệm được nguyên liệu và nhiên liệu. Do vậy mà sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đây cũng là bước tiến quan trọng trong việc sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao, số lượng lớn nhằm xuất khẩu ra nước ngoài, đó là một chiến lược phát triển lâu dài và đúng đắn của Công ty. 4. Đặc điểm về lao động Công ty Cao su Sao Vàng tính đến năm 1999 có tổng số 2769 cán bộ, công nhân viên. Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và phát triển sản xuất, hàng năm Công ty vẫn bổ sung lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đồng thời vẫn chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, kinh tế kỹ thuật trẻ kế cận cho công ty. Đặc biệt là Công ty thường xuyên chú ý đến việc đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân vì chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của công nhân. Tay nghề công nhân không đồng đều hay chưa cao sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm sẽ không tốt và không đồng đều. Nhu cầu lao động không phải lúc nào cũng ổn định. Thực tế, sản xuất kinh doanh ở các xí nghiệp thường phải điều chỉnh lao động ở từng khâu, từng bộ phận cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Công ty luôn quan tâm đến chiến lược phát triển con người và coi đó là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. III. Thực trạng quá trình cải tiến chất lượng sản phẩm ở công ty cao su sao vàng. 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp của Nhà nước, chuyên sản xuất kinh doanh ngành hàng cao su. Đến nay, Công ty đã hình thành và phát triển gần tròn 40 năm, là một trong những công ty đang thực sự chuyển mình theo sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển do đó cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, sự phân cực giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt hơn. Công ty Cao su Sao Vàng với truyền thống vẻ vang của mình cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty nên đã từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Trong những năm qua, Công ty Cao su Sao Vàng đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ, sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển không ngừng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận hàng năm, nhờ đó thu nhập của người lao động cũng được tăng lên. Điều đó sẽ được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu đvt 1996 1997 1998 1999 TH TH %/96 TH %/97 TH %/98 I. GTTSL 1tr đ 137.725 191.085 138,7 241.138 126,2 280.549 116,3 II. Dthu - 167.211 233.484 139,6 286.742 122,8 274.658 95,7 III. Nộp NS - 9.130 12.747 139,6 18.068 141,7 18.765 108,04 IV. Lnhuận - 2.010 6.947 345,6 13.812 198,8 3000 21,7 V. Lương bq 1000đ 725 950 131,03 1.250 131,5 1.310 104,8 Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong bốn năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã diễn ra theo chiều hướng tích cực. Giá trị tổng sản lượng tăng lên rõ rệt. Cụ thể, năm 1996 Công ty mới đạt giá trị sản lượng là 137,725 tỷ đồng thì đến năm 1997 đã tăng lên 38,7 % (191,085 tỷ đồng); năm 1998 tăng gần 26,2% so với năm 1997 và năm 1999 thì tăng 26,3% so với năm 1998. Điều này cho thấy năng lực sản xuất của Công ty ngày càng được củng cố và lớn mạnh. Nhờ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đúng hướng và kịp thời, nhờ có chiến lược chính sách tiêu thụ hợp lý nên trong những năm qua, doanh thu tiêu thụ của Công ty cũng tăng lên rất nhanh trừ năm 1999 là có giảm đôi chút. Năm 1996, doanh thu chỉ đạt 167,211 tỷ đồng thì sau một năm (1997) đã tăng 39,6% (233,484 tỷ đồng) và đến năm 1999 đã tăng lên là 64,2% (274,658 tỷ đồng), mặc dù có giảm so với năm 1998 nhưng nó vẫn cho ta thấy sản phẩm của Công ty đã và đang được thị trường chấp nhận, uy tín của Công ty ngày một được củng cố. Lợi nhuận là tiêu thức đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất. Có thể nói lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một lần nữa chúng ta thấy được sự tăng trưởng vững chắc của Công ty thông qua sự tăng trưởng về lợi nhuận. Năm 1996, lợi nhuận công ty là 2,010 tỷ đồng, đến năm 1997 đã tăng gấp gần 3,5 lần (6,947 tỷ đồng) và đến năm 1998 thì đã tăng lên xấp xỉ 7 lần (13,812 tỷ đồng), nhưng đến năm 1999 thì lợi nhuận chỉ đạt 3 tỷ, giảm so với năm 1998 là hơn 4 lần. Tuy vậy đây vẫn là thắng lợi lớn của Công ty Cao su Sao Vàng và nó sẽ củng cố vai trò quan trọng của mình trên thị trường. Bên cạnh các chỉ tiêu trên thì thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân viên của Công ty Cao su Sao Vàng cũng ngày càng tăng lên qua các năm và dự tính năm 2000 lương bình quân của công nhân viên sẽ là 1.400.000 đồng.Hiện nay, Công ty là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có mức lương bình quân cao nhất. Đây là nguồn khích lệ quan trọng cho cán bộ công nhân viên, tạo niềm tin hăng say lao động sáng tạo cho toàn thể Công ty. Ngoài ra, chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước của Công ty cũng luôn đạt và vượt kế hoạch trên giao, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, nộp ngân sách trong năm 1996 là 9.130 triệu đồng thì năm 1999 con số nộp ngân sách lên tới 18.765 triệu đồng (gấp hơn 2 lần). Có được những thành tựu trên là do đường lối đúng đắn của Đảng, từ đó Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công ty đã có định hướng đúng cho chiến lược sản xuất kinh doanh. Và nguyên nhân quan trọng nhất ở đây là Công ty đã tạo được lợi thế cạnh tranh thuận lợi cùng với các ưu thế của mình trên thị trường bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa và cung ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Do đó, uy tín của Công ty liên tục tăng lên và thị trường ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay các cửa hàng, cơ sở đại lý tiêu thụ sản phẩm ngày càng lớn mạnh đã tạo được sự tín nhiệm của Công ty và sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với Công ty. Kết quả đó đạt được là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, liên tục của các bộ phận chức năng và sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Ban Giám đốc Công ty. Đạt được những thành tựu này cũng do sự đoàn kết nhất trí của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Trên quan điểm con người là yếu tố quyết định nên lãnh đạo Công ty ngay từ đầu đã chú trọng đến tổ chức sắp xếp lại sản xuất, đặc biệt chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, năng động, có đức, có tài, luôn đoàn kết đồng lòng phấn đấu vì lợi ích chung của Công ty trong đó có lợi ích của chính mình. Trong những năm gần đây, Công ty Cao su Sao Vàng vẫn từng bước khắc phục khó khăn để nhanh chóng bắt kịp cơ chế thị trường đầy biến động. Vì thế mà Công ty không những hoàn thành kế hoạch mà còn vượt mức kế hoạch Nhà nước đặt ra. 2. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty cao su sao vàng trước khi cải tiến (1990-1992). Thời kỳ này nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường được 5 năm. Tuy vậy nề nếp, tác phong của các công ty Nhà nước nói chung và Công ty Cao su Sao Vàng nói riêng vẫn bị nền kinh tế bao cấp chi phối ít nhiều. Từ cách thức quản lý của người lãnh đạo đến ý thức, tác phong, tay nghề của người lao động chưa thay đổi kịp . Thêm vào đó là trình độ công nghệ lạc hậu do vậy đã dẫn đến chất lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Ta hãy xem tình hình chất lượng sản phẩm Công ty thời kỳ đó qua các chỉ tiêu sau. 2.1. Tỷ lệ phế phẩm: Bảng 2: Phẩm cấp chất lượng sản phẩm Năm / oại 1990(%) 1991(%) 1992(%) Săm lốp XĐ Loại I Loại II Loại phế 71,8-77 20-25 2-3.5 72-78 21-25,5 2-2,5 71-74 23-27 2,5-3 Săm lốp XM Loại I Loại II Loại phế 71,8-81,5 15-20 2-3,5 72-83 14,5-19 2,2-3,8 71-81 15-18 2,5-3,5 Săm lốp ô tô Loại I Loại II Loại phế 71-76,2 20-25 4-8 72-75,5 21-25 4,5-6 70-76 22-24 4,7-6,5 Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường Theo biểu này ta thấy sản phẩm loại I tương đối thấp, trung bình chỉ chiếm từ 71-81,5%, tỷ lệ sản phẩm loại II trung bình từ 15-25% nên qua đó ta có thể nói rằng chất lượng sản phẩm lúc đó là chưa cao. Và như trên đã nghiên cứu, do đặc điểm, yêu cầu của sản phẩm đòi hỏi tính an toàn cao nhưng thời kỳ đó Công ty vẫn tung ra thị trường sản phẩm loại II. Nghiêm ngặt mà nói điều này không cho phép, đặc biệt đối với săm lốp ô tô, xe máy. Nguyên nhân chủ yếu của các loại sản phẩm loại phế là do trình độ tay nghề của người lao động chưa cao và trình độ công nghệ máy móc thiết bị còn nhiều lạc hậu, chưa được đổi mới. 2.2. Tính năng cơ lý của sản phẩm săm lốp: Về lốp: yêu cầu của sản phẩm lốp là đi phải bon, nhưng lại bám đường, lốp nhẹ , có độ cứng, chịu mài mòn cao, lốp cân bằng không bị lắc khi đi. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của lốp chính là các chỉ tiêu nói về tính năng cơ lý của nó. Thời kỳ đó, Công ty vẫn sử dụng nguyên vật liệu cũ trong thành phần nguyên vật liệu đó là cao su cao su tổng hợp, sợi bông. Thêm vào đó công nghệ lạc hậu nên tạo ra lốp nặng, đi bì, chịu mài mòn kém, lốp bị lắc khi đi, độ bám đường kém. Nhìn chung sản phẩm kém nên khó có tính cạnh tranh. Về săm: tương tự như lốp, các chỉ tiêu về tính cơ năng của sản phẩm cũng chưa cao. Thời kỳ này, sản phẩm cao su Sao Vàng bị chê bởi tính kín khí kém, săm đi bị lắc, nặng. 2.3. Về quy cách mẫu mã: Hình thức mẫu mã lúc này chưa được Công ty quan tâm, quy cách chưa có nhiều đa dạng, hình thức thẩm mỹ và cách bố trí hoa chưa đẹp, bóng, không thể hiện sự đanh rắn chắc của lốp. Săm lốp xe đạp chủ yếu dùng cho các loại xe có vành 650, 660, 680. Săm lốp xe máy chủ yếu dùng cho loại xe máy Nhật. Săm lốp ô tô tiêu dùng cho xe có trọng tải nhỏ 20-40 tấn. * Những yếu tố tác động tới chất lượng sản phẩm của Công ty. - Trình độ máy móc thiết bị: Công ty ra đời có sự giúp đỡ về máy móc thiết bị của Trung Quốc, đa số máy móc thiết bị này có trình độ thập niên 60,70. Trong quá trình phát triển, Công ty được sự trợ giúp về máy móc thiết bị từ Liên Xô, một số tự chế tạo trong nước. Nhìn chung, trình độ máy móc thiết bị lạc hậu, mang tính thủ công không đồng bộ, sử dụng thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy mà khả năng tự động hoá và cơ giới hoá chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm làm ra, các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật sẽ không đạt được mức như ý muốn kèm theo đó là sự ổn định và chất lượng kém. - Nguyên vật liệu: Trong sản phẩm bao gồm nhiều nguyên vật liệu, nó được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: nhập khẩu và cả mua trong nước. Nhưng tất cả đều do phòng kế hoạch đảm nhận nhiều loại nên việc tìm bạn hàng để có giá bán và chất lượng phù hợp với Công ty không đạt hiệu quả do thiếu thông tin, nghiệp vụ thu mua xuất nhập khẩu chưa trang bị tốt, kiểm tra chặt chẽ ở các khâu bán thành phẩm. Nên chất lượng NVL chưa kiểm tra ít nhiều đã ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng thêm vào đó Công ty chưa đầu tư vào việc nghiên cứu kỹ thuật nguyên vật liệu mới, săm và lốp vẫn sử dụng nguyên vật liệu truyền thống là cao su thiên nhiên trong khi đó trên thế giới đã sử dụng nguyên vật liệu là cao su tổng hợp và cao su Butyl. - Trình độ lao động: Trong cơ cấu lao động thì trình độ lao động chủ yếu là trung cấp và chỉ có khoảng 28,4% là tốt nghiệp đại học. Do vậy có ảnh hưởng đến công việc điều hành quản lý nói chung, công tác quản lý chất lượng nói riêng. Còn chưa nói là vấn đề nhận thức chất lượng chưa đúng khi vẫn còn chịu ảnh hưởng nếp suy nghĩ bao cấp. Ngoài ra thì vấn đề thu nhập còn thấp nên cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng sản phẩm của Công ty. - Phương thức quản lý: Cơ cấu quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu chức năng, trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động do giám đốc giao cho, các phòng ban xây dựng kế hoạch hoạt động của mình bằng văn bản đối với xí nghiệp. Điều này đã dẫn đến các xí nghiệp phải thực hiện đồng thời nhiều chính sách và nội dung các chính sách không đồng nhất do vậy xí nghiệp không định hướng được hoạt động của mình đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến chất lượng. Giữa hai cấp công ty không có mối quan hệ ngược, trên công ty chỉ việc tính toán định mức giao xuống cho xí nghiệp, xí nghiệp cũng chỉ việc thực hiện không cần quan tâm nó như thế nào, có ý kiến ngược với công ty. 3. Thực trạng quá trình cải tiến chất lượng sản phẩm ở Công ty Cao su Sao Vàng. Tỷ lệ phẩm cấp: Bảng3 : Phẩm cấp chất lượng của Công ty. Năm/ phẩm cấp 1993(%) 1994(%) 1995(%) 1996(%) 1997(%) 1998(%) 1999(%) 1- Lốp XĐ Loại I Loại phế sx Sai hỏng sau bán 96,7 3,2 0,08 98,2 1,75 0,03 97,8 2,1 0,07 98 1,85 0,07 98,5 1,45 0,04 98,11 1,85 0,04 98,08 1,88 0,04 2- Săm XĐ Loại I Loại phế sản xuất Sai hỏng sau bán 97 2,8 0,18 97 2,86 0,22 96,77 3,61 0,21 98,08 1,85 0,07 98 1,85 0,15 97,77 2,08 0,15 98,42 1,48 0,09 3- Lốp XM Loại I Loại phế sx Sai hỏng sau bán 94 5,47 0,51 94,83 4,69 0,48 97,12 2,49 0,39 98,29 1,49 0,22 99,38 0,55 0,07 99,24 0,69 0,07 99,35 0,6 0,05 4- Săm XM Loại I Loại phế sx Sai hỏng sau bán 95,41 3,46 1,13 95,27 3,89 0,84 94,88 4,41 0,08 96,74 2,58 0,23 97,94 1,84 0,07 97,71 2,12 0,17 97,61 2,29 0,10 5- Lốp ô tô Loại I Loại phế sx Sai hỏng sau bán 94 4,5 1,6 95 3,5 1,4 95,5 4 1,45 95,4 2,9 1,6 95 2,9 2,17 95,66 1,14 3,19 97,43 1,16 1,10 6- Săm ô tô Loại I Loại phế sx Sai hỏng sau bán 90 5,51 3,4 90,2 6,4 3,31 93,9 3,46 2,3 95 2,67 2,23 94,81 2,68 2,20 96,34 2,9 0,75 98,01 1,69 0,31 Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường Nhìn tổng quan, chất lượng thời kỳ cải tiến hơn hẳn trước đây. giờ đây, bảng phẩm cấp chất lượng chỉ có hai loại: loại I và loại phế. Trứơc đây, tỷ lệ phế sản xuất khá cao nhưng từ khi Công ty thực hiện chính sách cải tiến chất lượng thì tỷ lệ phế phẩm sản xuất đã giảm một cách đáng kể qua các năm như trong bảng . Đây là một bước tiến lớn do đó làm tăng sự tin cậy của khách hàng với sản phẩm của Công ty. Với phương cách bán hàng: nếu khách hàng gặp sản phẩm không đúng theo yêu cầu, có thể đổi lại sản phẩm khác (trong thời gian 3 tháng) dưới sự xem xét của cán bộ phòng KCS. Tỷ lệ sản phẩm loại I khá cao ở tất cả các mặt hàng khoảng từ 94-99,27%. Theo cách kiểm tra sản phẩm cuối cùng của Công ty: KCS ở dưới các xí nghiệp kiểm tra, phòng KCS Công ty phúc tra. Sản phẩm đạt yêu cầu mới được xuất xưởng. Thế nhưng, phế phẩm vẫn được lọt ra ngoài. Do chất lượng kiểm tra hay do tay nghề công nhân, máy móc thiết bị. Dựa theo đặc điểm của sản phẩm , ví dụ như lốp ta thấy chúng có cấu tạo phức tạp bao gồm nhiều lớp khác nhau do vậy kiểm tra ngoại quan chỉ xác định chất lượng sản phẩm lớp bên ngoài xem có khuyết tật mà không xác định chất bên trong. Do vậy, sau khi kiểm tra 100% nhưng vẫn có phế phẩm lọt r a ngoài. Nguyên nhân chính là do cấu tạo phức tạp của sản phẩm. Điều đó có thể được xem xét: săm lốp xe đạp là sản phẩm ít được đầu tư hơn so với săm lốp ô tô nhưng vẫn đạt tỷ lệ phế phẩm nhỏ hơn còn săm lốp ô tô mặc dù được đầu tư cao hơn nhưng tỷ lệ phế vẫn cao. Trái ngược lại với yêu cầu đòi hỏi của sản phẩm về tính an toàn. Đây là điều mà Công ty cần phải xem xét: Do máy móc thiết bị hay do tay nghề công nhân chưa cao hoặc do cả hai nguyên nhân. Theo chúng tôi do cả hai: Tính đồng bộ công nghệ chưa cao, có 80% bán tự động nên chất lượng ảnh hưởng tới ngoài trình độ tay nghề người công nhân còn chịu ảnh hưởng ý thức tay chấp hành về quy trình công nghệ của công nhân. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0034.doc
Tài liệu liên quan