Đề tài Một số biện pháp phát triển công nghiệp nông thôn từ nay đến năm 2010

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 2

I-/ NÔNG THÔN VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 2

1-/ KHÁI NIỆM VỀ NÔNG THÔN. 2

2-/ KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU KINH TẾ. 2

3-/ KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN. 2

II-/ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ. 2

1-/ KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

2-/ VỊ TRÍ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

3-/ VAI TRÒ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ. 2

3.1. Nội dung, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 2

3.2. Khái quát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 2

3.3 Vai trò công nghiẹp nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu và thực hiện công nghiẹp hoá 2

III-/ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 2

IV-/ NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN. 2

V-/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN MỘT SỐ QUỐC GIA. 2

1-/ TRUNG QUỐC: 2

2-/ ẤN ĐỘ. 2

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM 2

I-/ THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG THÔN. 2

II-/ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM. 2

1-/ ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM. 2

1.1 Thành tựu đạt được. 2

1.2 Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp nước ta, hiện còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. 2

2-/ THỰC TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM. 2

2.1 Tiểu thủ công nghiệp. 2

2.2 Công nghiệp chế biến nông lâm sản. 2

2.3 Ngành xi măng. 2

2.4 Ngành hoá chất phân bón. 2

2.5 Ngành công nghiệp giấy. 2

III-/ CÁC KHÍA CẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

1-/ LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

2-/ CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

3-/ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

4-/ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

5-/ CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG NHỮNG NĂM QUA. 2

6-/ KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN VIỆT NAM HỖ TRỢ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN. 2

6.1 Hệ thống mạng lưới giao thông nông thôn. 2

6.2 Mạng lưới điện nông thôn. 2

6.3 Mạng lưới y tế giáo dục nông thôn. 2

6.4 Thông tin, liên lạc, báo chí. 2

CHƯƠNG III - PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

 CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN DẾN NĂM 2002 2

I-/ QUAN DIỂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM NĂM 2020 2

1-/ PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 2

2-/ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 2

2.1 Công nghiệp chế biến nông lâm sản. 2

2.2 Tiểu thủ công nghiệp 2

2.3 Công nghiệp vật liệu xây dựng xi măng. 2

2.4 Xây dựng kết cấu hạ tầng của công nghiềp nông thôn 2

3-/ ĐỊNH HƯỚNG THEO VÙNG LÃNH THỔ 2

III-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010. 2

KẾT LUẬN 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp phát triển công nghiệp nông thôn từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6,3 2,3 5,3 3,2 7,2 7,5 6,2 Khu IV cũ 1,6 2,7 2,3 5,6 6,9 7,2 7,9 Miền Nam 6,2 6,3 11,6 16 8,7 9,0 8,5 Duyên Hải miền Trung 6,4 10,4 1,3 15,1 9,1 11,2 8,2 Thái Nguyên 3,6 1,6 20,6 3,8 5,4 7,9 8,1 Đông Nam Bộ 21,7 20,3 21,9 16,4 8,2 9,4 8,4 Đồng bằng sông C.Long 1,3 5,4 7,9 17,1 9,0 6,9 7,4 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế 7/2000 Các ngành và làng nghề truyền thống bắt đầu được phục hồi, nghề và làng nghề mới đang phát triển. Thống kê có khoảng 1000 làng nghề, 2/3 là làng nghề truyền thống. Những tỉnh có làng nghề như Hà Tây, Nam Định, Thanh Hoá, mỗi tỉnh có tới 60 - 80 làng nghề. Tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Bình quân một cơ sở chuyên ngành nghề, tạo việc làm ổn định cho 27 lao động, mỗi hộ ngành nghề cho 4 - 6 lao động. Ngoài số lao động sử dụng thường xuyên các hộ, cơ sở còn thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn (2 - 5 người/hộ, 8 - 10 người/cơ sở), đặc biệt là ngành dệt, thêu ren, một cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Hiện nay các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn giải quyết việc làm cho khoảng 10,88 triệu lao động, chiếm 29,45% lực lượng lao động ở nông thôn. Nhiều làng nghề đã thu hút trên 60% số lao động vào các ngành nghề nông thôn. các nghề thủ công nghiệp đã kéo theo việc mở rộng nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ có liên quan thu hút thêm lao động. Do đó phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp là động lực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thu nhập lao động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn cao hơn lao động thuần tuý khoảng 1,7 - 3,9 lần. Thu nhập bình quân một lao động ở cơ sở chuyên ngành nghề là 430 nghìn đồng/tháng, còn ở hộ chuyên là 236 nghìn đồng/tháng. Thu nhập từ hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập ở nông thôn. ở các làng nghề không có hộ đói, giảm được hộ nghèo và nâng cao phúc lợi cho người dân. Đóng góp cho sự phát triển của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn mới. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp năm 1999 đã tạo ra khoảng 27.500 tỷ đồng giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu tại một số tỉnh, tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao 60,8% như Hà Tây 71,7%, Bắc Ninh 73,7%. Giá trị tiểu thủ công nghiệp trong GDP tăng từ 26,8 (1990 - 1995) lên 35,5% (1996 - 2000) còn cơ cấu lao động ngành nghề phi nông nghiệp từ 20% lên 29,5%. Biểu 19 - Giá trị sản xuất trong GDP cơ cấu lao động trong ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Thời kỳ 1990 - 1995 1996 - 1999 Giá trị sản xuất trong GDP 26,8% 35,5% Cơ cấu lao động 20% 29,5% Tốc độ tăng trưởng 8,6 - 9,8% 10 - 11% Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn. Tốc độ phát triển hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn từ 90 - 99 bình quân hàng năm tăng từ 6,6 - 9,8%, sự phát triển này gắn liền với sự hình thành và phát triển của cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, biểu hiện ở sự đa dạng của cơ cấu ngành nghề và cơ cấu sản phẩm của công nghiệp nông thôn. Các hợp tác xã công nghiệp, thủ công nghiệp vốn đã phát triển trong kỳ bao cấp đã giảm nhanh, hoặc giải thể hoặc thay đổi hình thức sở hữu. Các doanh nghiệp tư nhân công ty phát triển trong khi doanh nghiệp quốc doanh bị thu hẹp. Về cơ cấu ngành nghề cũng thích ứng với thị trường, các ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, dịch vụ... phát triển nhanh. Tuy nhiên qua kết quả điều tra cũng nổi lên một số vấn đề cần quan tâm: - Tốc độ phát triển ngành nghề tương đối cao nhưng chủ yếu là các loại hình thức kinh tế hộ (97,1%) quy mô nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu và khả năng hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng công nghiệp hoá. - Tốc độ phát triển các ngành nghề không đồng đều giữa các vùng. Giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm 1991 - 1995 bình quân tăng 7,85% trong đó miền Bắc tăng 3,7%, miền Nam tăng 10,1% vùng nông thôn Đông Nam Bộ tăng cao nhất 18,2%. - Tốc độ phát triển các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn cuối năm 96 và trong năm 97 có xu hướng giảm (tốc độ phát triển định gốc hàng năm bình quân trong thời kỳ 93 - 96 là 252,08% trong khi năm 1996 giảm 190,06% do gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển. - Có 2,45% số hộ thuần nông, trong đó 810 hộ thuần nông được khảo sát trước đây làm nghề phi nông nghiệp nhưng bỏ nghề trở lại thuần nông do năng lực kinh doanh hạn chế, giá bán không đủ bù chi phí, thiếu vốn. b, Những hạn chế. - Quy mô nhỏ kinh tế hộ là chủ yếu. Hiện nay, cả nước có khoảng 1,35 triệu hộ và cơ sở chuyên ngành nghề, trong đó cơ sở chuyên chỉ chiếm khoảng 3%. Bình quân lao động thường xuyên của cơ sở tiểu thủ công nghiệp là 20 người, mỗi hộ là 4 - 6 người. Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động làm tiểu thủ công nghiệp còn thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn. Có tới 55% lao động trong các cơ sở chuyên chưa qua đào tạo, 36% không có chuyên môn kỹ thuật chỉ có 20% cơ sở có nhà xưởng kiên cố. Máy móc thiết bị phần lớn đơn giản cũ, thải loại từ công nghiệp thành phố, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn và vệ sinh môi trường. Vốn nhỏ bé, chủ yếu là tự có: bình quân vốn của cơ sở là 700 triệu đồng, 1 hộ chuyên là 28 triệu đồng. Chất lượng sản phẩm thấp đơn điệu, mẫu mã bao bì chưa hấp dẫn, sức cạnh tranh yếu, hơn 90% sản phẩm tiêu thụ trong nước. Chưa tìm được thị trường xuất khẩu lớn, ổn định. Tình trạng chất thải của tiểu thủ công nghiệp không được xử lý gây ô nhiễm môi trường nông thôn nhất là ử các làng nghề đang gây hậu quả xấu cho môi trường và cảnh quan thiên nhiên. - Nguyên nhân gây nên hạn chế. Nhà nước chưa có chính sách đồng bộ khuyến khích và hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Đầu tư chưa thoả đáng cho cơ sở hạ tầng ở nông thôn, không có sự ưu tiên về đầu tư cho đổi mới công nghệ thiết bị của tiểu thủ công nghiệp chưa có sự quan tâm thoả đáng của Nhà nước trong việc hỗ trợ giải quyết xử lý vệ sinh môi trường ở các làng nghề, hỗ trợ đào tạo tay nghề co người lao động tiểu thủ công nghiệp. Thiếu quy hoạch và định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Công tác quản lý tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn bị buông lỏng. Phân công trách nhiệm giữa các ngành chưa rõ ràng, thiếu một hệ thống tổ chức xuyên suốt từ trung ương đến địa phương để chỉ đạo quản lý. Người làm tiểu thủ công nghiệp chưa được cung cấp các thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, công nghệ và thiết bị mới. 2.2 Công nghiệp chế biến nông lâm sản. Công nghiệp nông thôn giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp nông thôn, là một bộ phận không thể thiếu cho sản xuất hàng hoá nông thôn. Nó làm tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường phát huy ưu thế nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện hàng hoá lưu thông dễ hơn. Tạo điều kiện cho nông dân khai thác sử dụng hiệu quả đất đai, tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, cũng như kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng thu hút các ngành công nghiệp dịch vụ khác phát triển. Góp phần vào tích luỹ Ngân sách Nhà nước, tăng kim ngạch xuất khẩu. 2.2.1 Đánh giá hiệu quả. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp chế biến nông lâm sản liên tục tăng với tốc độ bình quân hàng năm 8 - 10% và chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp nông thôn (1995: 32%). Biểu 20 - Tốc độ, tỷ trọng công nghiệp chế biến (%) 1995 1996 1997 1998 1999 Tốc độ tăng 7,9 8,1 14,2 8,1 7,99 Tỷ trọng 27,9 29,1 30 31 32 Nguồn: Tổng cục thống kê. Các nông sản chế biến chủ yếu đều tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Năm 1997 - 1998 một số sản phẩm chế biến tăng nhanh như đường quy ra đường kính đạt 550.000 tấn gấp 5 lần so với 1990, cà phê nhân 400.000 tấn gấp 4 lần, cao su mủ kho 197.000 tấn gấp 3,2 lần, xay xát gạp 15 triệu tấn gấp 1,9 lần, điều nhân đạt 32.000 tấn gấp 80 lần. Biểu 21 - Sản lượng tăng của các sản phẩm ngành công nghiệp nông thôn. Sản phẩm ngành 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 Cao su 50 57 65 77 97 111 131 210 220 235 Chè búp khô 30,7 31,2 32,5 31,2 28,5 26,1 40 50 58 64 Cà phê 92 100 199 136,1 180,5 218,1 300 360 370 390 Mía đường 115 170 198 264 390 418 520 623 683 711 Rau quả 14 16 18 11,89 7,08 8,62 9,47 11,32 12 13,1 Điều 28 30 47 60 90 110 120 140 150 160 Thóc gạo 15.800 17.000 18.500 19.000 21.000 22.000 23.000 24.000 25.000 26.000 Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu cả nông lâm sản sơ chế và chế biến tăng bình quân hàng năm 20%. Trong ngành công nghiệp chế biến đã áp dụng các thiết bị công nghệ tương đối hiện đại, có khả năng cạnh tranh. Khảo sát 3 ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và điện nước khí đốt thì công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn 79,84% (1990), 75,78% (1993), 80,09% (1997) và 79,39% (1999). Công nghiệp chế biến ngày càng khẳng định ưu thế phát triển của mình trước các gành công nghiệp nói chung, các ngành công nghiệp nông thôn nói riêng. Biểu 22 - Cơ cấu 3 ngành công nghiệp khai thác, chế biến, điện ga nước (%). Năm Ngành 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 CN khai thác 12,17 15,05 17,61 17,68 17,68 13,47 13,52 13,62 13,96 19,99 CN chế biến 79,84 77,42 75,64 75,78 75,62 80,55 80,26 80,09 79,79 79,39 Điện ga nước 7,99 7,53 6,75 6,59 6,7 5,99 6,22 6,28 6,24 6,19 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư. 2.2.2 Khó khăn. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông lâm sản không ổn định, năng suất cây trồng vật nuôi thấp, kém chất lượng so với quy định của thế giới nên dù cho chế biến hay xuất thô sản phẩm nông thôn luôn kém sức cạnh tranh. Tỷ trọng chế biến nhiều loại nông sản còn thấp so với nguyên liệu như cho 55%, mía đường 57%, rau quả 5%, thịt 1%. Tỷ lệ tổn thất trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch còn lớn: lương thực 8 - 10%, thậm chí 15%, rau quả 10 - 12%. Hiệu quả kinh tế của nhiều nhà máy chưa cao. Sản lượng và chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp. Vấn đề vệ sinh môi trường, giảm chất thải của ngành chế biến chưa được chú trọng. Giá thành sản phẩm cao do chưa áp dụng công nghệ tiên tiến, giá trị xuất khẩu thấp đã hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như đóng góp vào GDP nông thôn. - Nguyên nhân dẫn đến khó khăn. Chưa đầu tư thích đáng vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu giống nên chưa tạo ra nông sản có năng suất chất lượng cao, chưa tổ chức sản xuất hàng hoá lớn phục vụ cho chế biến. Đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. Nhiều thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Nhiều ngành đã có nhièu mô hình chế biến với công nghệ và thiết bị hiện đại, nhưng chưa được phát triển ra diện rộng. Hệ số đổi mới thiết bị chỉ đạt 7%/năm bằng 1/2 - 1/3 mức tối thiểu các nước khác. Chưa quan tâm đúng mới tới viêc xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như công tác quy hoạch, có chính sách đầu tư khuyến khích phát triển nguyên liệu cho công nghiệp chế biến công nghiệp. Do đó năng suất, chất lượng nguyên liệu chưa cao, nhiều nhà máy không đủ nguyên liệu cho sản xuất, hiệu suất sử dụng thiết bị thấp. Thiếu chiến lược về thị trường tiêu thụ sản phẩm, chưa xây dựng được thị trường xuất khẩu ổn định, chưa quan tâm đúng mức thị trường trong nước. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, điện...) chưa theo kịp yêu cầu công nghiệp chế biến nông lâm sản. Mức độ đầu tư chưa hợp lý, thiếu tập trung có lúc còn xem nhẹ. Các chính sách phát triển công nghiệp chế biến chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Công tác nghiên cứu triển khai và đào tạo nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức 2.3 Ngành xi măng. 2.3.1 Đánh giá kết quả ngành xi măng. Trong 10 năm (1991 - 2000) thông qua các chương trình đầu tư ngành xi măng Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan về năng lực sản xuất cũng như về chất lượng và chủng loại sản phẩm xi măng. Tốc độ tăng trưởng về nhu cầu xi măng 10 năm qua bình quân đạt 11,54%/năm, trong đó giai đoạn 1991 - 1996 đạt 20,66%/năm. Mức tiêu thụ xi măng bình quân khoảng 97,245 kg/người, riêng năm 2000 dự kiến đạt khoảng 148,72 kg/người. Tốc độ tiêu thụ xi măng bình quân theo đầu người đạt 14,935%/năm. Nhu cầu tiêu thụ xi măng theo đầu người ngày càng tăng, 43 kg/người (1991) lên 137 kg/người (1999) và dự kiến 148 kg/người vào năm 2000 tốc độ tiêu thụ xi măng từng miền được thống kê như sau: Biểu 23 - Tình hình tiêu thụ xi măng theo vùng. Đơn vị 1991 - 1995 1996 - 2000 Miền Bắc % 46,00 46,00 Miền Trung % 16,00 15,00 Miền Nam % 38,00 39,00 Tổng số 100 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Do sự phân bố không đều về nguồn tài nguyên, nên hầu như nhà máy xí măng tập trung ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam, chiếm trên 60% công suất toàn ngành nhưng khả năng huy động thấp, khoảng 60% công suất thiết kế (công suất huy động chủ yếu là xi măng của các nhà máy lò quay), thấp hơn so với số 90% khu vực phía Nạm. Biểu 24 - Năng lực sản xuất ngành chia theo vùng (triệu tấn/năm) Công suất thiết kế So sánh công suất toàn ngành Sản lượng huy động 1999 2000 Miền Bắc 7,539 41,64 5,576 5,954 Miền Trung 6,089 33,63 2,492 2,841 Miền Nam 4,477 24,73 3,612 4,165 Tổng số 18,105 100 11,680 12,960 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đến hết năm 2000 năng lực sản xuất xi măng toàn ngành tăng từ 4,024 triệu tấn/năm (1991) lên 18,105 triệu tân/năm (2000), bình quân mỗi năm huy động thêm khoảng 1,4 triệu tấn công suất đi vào sản xuất. Miền Bắc: tổng công suất thiết kế là 7,539 triệu tấn/năm, trong đó công suất lò quay là 5,4 triệu tấn/năm. Năm 1999 thực hiện khoảng 5,576 triệu tấn đạt 73,96% công suất thiết kế. Miền Trung: Tổng công suất thiết kế là 6,089 triệu tấn/năm, trong đó công suất lò quay là 3,97 triệu tấn/năm. Năm 1999 thực hiện khoảng 2,492 triệu tấn đạt 21,09% công suất thiết kế. Miền Nam: Tổng công suất thiết kế là 4,477 triệu tấn/năm, trong đó công suất lò quay là 2,56 triệu tấn/năm. Năm 1999 thực hiện khoảng 3,612 triệu tấn đạt 93,03% công suất thiết kế. 2.3.2 Hạn chế của ngành xi măng. Đầu tư của ngành mới chỉ giải quyết nhu cầu xi măng trong nước, chưa đáp ứng nhu cầu xi măng từng vùng Bắc, Trung, Nam, cũng như sự mất cân đối clunker và công suất nghiền xi măng, hiện thiếu khoảng 2 - 2,5 triệu tấn clunker/năm cho các trạm nghiền xi măng khu vực miền Trung và Nam. Các nhà máy lò đứng đều phải có sự hỗ trợ về vấn đề tự động hoá và cải tạo môi trường. Nguồn vốn đầu tư cho ngành khan hiếm. Việc huy động vốn trong nước và đầu tư nước ngoài bị hạn chế, vốn ưu đãi không quá 25% vốn đầu tư xây lắp. Vốn đầu tư cho dự án xi măng lò đứng chịu lãi suất cao, thời gian trả nợ ngắn, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Chi phí đầu tư sản xuất xi măng cao do tăng chi phí nguyên nhiên liệu (điện, nước, than, xăng dầu), dịch vụ phí và cước phí vận chuyển. Chưa phát triển ngành cơ khí, điện tử tự động hoá... để tăng cường nưng lực sản xuất phụ tùng, thiết bị thay thế cho ngành xi măng như thiết bị nghiền, nung, thiết bị điều khiển... Chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm xi măng chưa phát huy vai trò, đặc biệt chính sách thuế chưa phù hợp với xi măng lò đứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật chuyên ngành xi măng của các trường chưa được quan tâm các hệ thống quản lý, cung ứng và phương thức kinh doanh chưa phù hợp tình hình hiện nay. 2.4 Ngành hoá chất phân bón. 2.4.1 Đánh giá tình hình ngành hoá chất phân bón. Ngành hoá chất phân bón thường được xây dựng cơ sở ở nông thôn với mục tiêu hoặc sử dụng sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp hoặc cho xuất khẩu. Ngành hoá chất phân bón hàng năm vẫn tăng trưởng nhưng tỷ trọng của ngành vẫn giữ một tỷ lệ thăng bằng khoảng 2,0% so với mức tăng trưởng 17,1%/hàng năm trong giai đoạn 1996 - 2000, riêng giai đoạn 1996 - 2000 là 14,1%. Biểu 25 - Tốc độ phát triển ngành phân bón Năm Ngành 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng lượng phân bón SX 765 899 1.053 1.224 1.414 1.619 1.848 2.093 2.370 2.680 Tốc độ tăng 17,8 17,5 17,1 16,3 15,5 14,5 14,1 13,3 13,2 13,1 Tỷ trọng trong CNNT 2,1 2,0 2,0 2,0 1,95 2,0 2,1 2,1 1,95 1,82 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Sản lượng phân bón đạt 122 ngàn tấn phân NPK, 354 ngàn tấn phân lân, 24 ngàn tấn phân Ure (1990); năm 2000 đạt 1475 ngàn tấn NPK, 1160 ngàn tấn phân lân, 45 ngàn tấn Ure, gấp 12 lần về NPK, 3,3 lần về phân lân, 1,9 lần về Ure. Ngành hoá chất phân bón bao gồm supe lân, lân nung chảy, đạm Ure, phân NPK, có tốc độ tăng trưởng cao, supe lân đạt 315.059 tấn (1995) tăng lên 630.000 tấn (1999), lân nung chảy 76151 tấn (1995) lên 150.000 tấn (1999), đạm Ure 44891 tấn 91995) lên 110.000 tấn (1999), phân NPK 135.075 tấn (1995) lên 159.000 tấn (1999). Biểu 26 - Sản lượng và tốc độ phát triển ngành hoá chất phân bón. Sản phẩm 95 96 97 98 99 Tốc độ phát triển (%) 95 96 97 98 99 Supe lân 315059 330907 474512 580530 630000 12,35 5,03 43,4 22,34 8,5 Lân nung chảy 76151 100000 122179 138798 150000 66,2 31,32 22,18 13,6 8,07 Đạm Ure 44891 82634 100093 103223 110000 90,2 84,08 21,13 3,13 6,57 Phân NPK 135072 118971 89706 147198 159000 -10,1 -11,92 -24,60 64,09 8,56 Hàng năm, công suất sản xuất phân đạm đạt khoảng 69801 tấn, năng lực nhà máy dần được nâng cao, sản xuất năm 1999 đạt 110000 tấn đáp ứng 8% nhu cầu phân đạm trong nước. Supe lân tăng liên tục qua các năm, từ 315059 (1995) lên 580530 (1998), 630000 (1999), các nhà máy Supe lân được thiết kế với công suất 500000 tấn/năm, tốc độ tăng phân supe lân đạt 18,2%, mức cao nhất là 43,4% (1997), mức thấp nhất là 5,03 (1996). Năng lực sản xuất phân NPK đạt 200000 tấn/năm, sản lượng phân NPK giảm trong ba năm 95, 96, 97, sau đó tăng lên với tốc độ cao 64,09% đạt 147198 chứng tỏ có sự đầu tư xây dựng các xí nghiệp phát triển phân NPK ở nông thôn. Năng suất sản xuất lân nung chảy tăng 76151 tấn (1995) xuống 150000 tấn nhưng tốc độ tưng lại bị giảm 8,07% (1999) so với 66,2% (1996). 2.4.2 Khó khăn Ngành hoá chất phân bón tuy rằng tăng tưởng hàng năm nhưng tỷ lệ chiếm trong cơ cấu công nghiệp nông thôn vẫn thấp luôn đạt 2%, chưa có hiệu quả cao trong đầu tư phát triển các ngành hoá chất phân bón, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp cũng như khả năng xuất khẩu. Do dó hàng năm lượng nhập khẩu phân hoá học vẫn chiếm tỷ lệ cao. Công nghệ cho sản xuất phân hoá học thì cũ kỹ lạc hậu đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn. Chất lượng phân kém gây nên sự thoái hoá, nhiễm độc của đất canh tác. Chi phí vận chuyển bảo quản giá thành sản xuất cao đã dẫn đến chi phí sử dụng phân cao trong khi sức cạnh tranh của phân nhập lậu đã gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phân hoá học để cạnh tranh trên thị trường. Thiếu quy hoạch ngành công nghiệp hoá chất phân bón gây khó khăn cho triển khai một số dự án như dự án phân Ure, phân NPK, phân lân... cần có sự đào tạo, tổ chức tốt các cán bộ trong ngành phân bón, ngành hoá chất chưa có đủ cán bộ chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có năng lực cao. Gần đây có sự không ổn định về tổ chức và chính sách đã gây nên những khó khăn cho ngành hoá chất: thủ tục đầu tư rườm rà, bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư do thiếu vốn, không có khả năng triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến. 2.5 Ngành công nghiệp giấy. 2.5.1 Đánh giá kết quả ngành giấy. Mặc dù năng lực sản xuất lấp nhu cầu giấy còn ở mức thấp so với thế giới, quy mô vẫn nhỏ bé, chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng và chủng loại. Năm 1994 thị trường giấy chuyển động theo hướng tích cực, đến năm 1999 lượng giấy nhập khoảng 193.000 tấn, trong đó có khoảng 15.000 - 20.000 tấn giấy báo, giấy in nhập lậu thuế. Đa số giấy nhập (trên 70%) vẫn là giấy bao bì công nghiệp chất lượng tốt như carton, duplex, đã giảm lượng tồn kho còn 17000 tấn, khoảng 220 tỷ đồng, sản phẩm giấy trong nước chiếm lĩnh thị trường thúc đẩy sản xuất. Sản lượng giấy của các doanh nghiệp giấy nông thôn năm 1995 đạt 78000 tấn cao hơn sản lượng toàn ngành năm 1976 (75.082 tấn) là mức kỷ lục được giữ vững khá lâu, cho đến năm 1984 giấy nông thôn đạt 76222 tấn. Sản lượng doanh nghiệp địa phương sản xuất năm 1995 nhiều hơn tổng sản lượng 2 năm 1993 - 1994 (75.000 tấn). Năm 1995 tốc độ tăng trưởng ngành giấy đạt 48,6% ở địa bàn nông thôn, 12,3% (1997), năm 1998 khoảng 23%, năm 1999 là 10,4%. Sản lượng ngành giấy năm 1998 270.000 tấn, 330.000 tấn (1999) Biểu 27 - Sản xuất và nhu cầu giấy khu vực nông thôn. Năm Sản lượng giấy các loại trong nước Tốc độ Nhập khẩu Nhu cầu 1993 128.200 1,11 64.284 200.000 1994 150.600 1,175 75.790 230.000 1995 205.000 1,36 112.872 300.000 1996 195.000 0,95 105.688 280.000 1997 220.000 1,13 145.000 340.000 1998 280.000 1,273 180.000 430.000 1999 330.000 1,18 193.000 523.000 Tốc độ tăng trưởng của ngành giấy giai đoạn 1996 - 2000 đạt 12,5% trong đó năm 1998 tăng trưởng 27,3% là mức tăng trưởng vượt bậc, thấp nhất là 0,95% (1996) do những nguyên nhân khách quan như khủng hoảng, chưa ổn định trong ngành sản xuất giấy hay sự chiếm lĩnh thị trường của hàng ngoại cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Trong các sản phẩm ngành giấy giai đoạn 1996 - 2000 hệ thốngì giấy viết in đạt tốc độ tăng trưởng 10%, giấy báo 12%, giấy bao bì 12%, giấy khác 9%. Dự báo nếu với nhịp độ tăng trưởng 11,8% thì các sản phẩm giấy vào 2010 sẽ đạt 1.189.000 tấn và đạt tiêu chuẩn bình quân đầu người 13 kg/người/năm. 2.5.2 Khó khăn. Thiếu nguyên liệu giấy là vấn đề khó khăn nhất của ngành giấy. Dù rằng những năm gầy đây ngành giấy có tăng trưởng cao nhưng nguồn cung cấp nguyên liệu lại không tăng thêm phù hợp mà chững lại, chưa có sự phối hợp giữa nhà sản xuất nguyên liệu và nhà sản xuất giấy. Tổng khối lượng cung ứng nguyên liệu năm 1995 so với 1991 giảm 51765 tấn trong đó tre nứa giảm 14099 tấn, nguyên liệu gỗ giảm tới 37666 tấn, tốc độ giảm khoảng 5,9%. Doanh nghiệp sản xuất giấy áp dụng công nghệ lạc hậu, máy móc sử dụng nhiều năm đã huy động ở mức công suất cao, bước đầu bộc lộ những khâu không đồng bộ gây những khó khăn cho phát huy năng lực hơn nữa trong thời gian tới. Do sự biến động giá cả của ngành, hàng nhập lậu vừa rẻ lại có chất lượng đã khiến giấy trong nước không thể cạnh tranh được. Nhiều công ty xí nghiệp giảm sản lượng sản xuất nhưng hàng tồn kho vẫn lớn. Thiếu vốn đầu tư để cải tiến công nghệ và nâng cấp máy móc thiết bị. Ngành giấy đòi hỏi vốn lớn cho công trình quy mô lớn, tiến độ xây dựng tương đối dài nên thời gian hoàn vốn dài, vốn trong nước lại chưa có khả năng đáp ứng, cần phải có vốn nước ngoài, trong khi thu hút vốn nước ngoài đầu tư không phải là chuyện đơn giản. III-/ Các khía cạnh phát triển công nghiệp nông thôn. 1-/ Lao động công nghiệp nông thôn đối với phát triển công nghiệp nông thôn. Hiện nay lao động nông thôn có khoảng 10,88 triệu người hoạt động trog các ngành nghề phi nông nghiệp, trong đó 10,2% thuộc các ngành chế biến, 40,76% thuộc nhóm tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và 41,34% thuộc ngành dịch vụ. Theo điều tra năm 1998 các hộ lao động nông thôn Việt Nam qua các vùng kinh tế cho thấy đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ nông nghiệp cao nhất 92,2%, 7,8% hộ phi nông nghiệp, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ chỉ có 51 hội nông nghiệp 49% hộ phi nông. Nhìn chung qua các vùng số hộ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn phi nông nghiệp, ngoại trừ Đông Nam Bộ có tỷ trọng xấp xỉ câb bằng. Biểu 28 - lao động trong nông thôn. Cả nước Miền núi trung du Bắc bộ ĐB sông C.Long Khu IV cũ Duyên hải M.Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB sông C.Long Tổng số (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 Hộ Nhà nước 80,6 91,4 92,2 83,0 75,6 77,9 51 72,1 Hộ phi Nhà nước 19,4 8,6 7,8 17 24,4 22,1 49 27,9 Nguồn: Tổng cục thống kê. Các cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp có quy mô nhỏ: 3 - 4 lao động thường xuyên, 2 - 3 lao động thời vụ. Tỷ lệ hộ sử dụng lao động còn rất thấp, tỷ lệ cơ sở sử dụng trên 10 lao động chiếm 10 - 20%, tỷ lệ cơ sở có trên 50 lao động 9,15%, tren 100 lao động chếm 4,51%. Một điều đáng chú ý là lao động phi nông nghiệp thường xuyên phải thuê ngoài, tỷ lệ thuê ngoài này không lớn do tay nghề của các lao động nông nghiệp thời kỳ nhàn rỗi chuyển sang. Như ngành chế biến lao động thường xuyên/1 cơ sở đạt 26,85 người, 0,67 lao động thuê ngoài trong đó nữ lao động trong lao động thường xuyên 17,11 chiếm 63,7% còn lao động nữ trong lao động thuê ngoài chỉ đạt 0,09 chiếm 13,4% lao động thuê ngoài. Tương tự ta phân tích trong ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ cũng cho thấy số lao động nữ đạt tỷ lệ cao trong lao động thường xuyên 48%, 34%, trong khi nữ trong lao động thuê ngoài lại thất 40%, 36%. Biểu 29 - Số lao động nông thôn trong các cơ sở công nghiệp nông thôn. Chế biến NL thuỷ sản CN xây dựng Dịch vụ Số lao động thường xuyên/cơ sở 26,85 40,27 26,37 - Nữ 17,11 19,64 6,98 Số lao động thuê ngoài/cơ sở 0,67 1,55 0,25 - Nữ 0,09 0,62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0013.doc
Tài liệu liên quan