Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc, biểu cảm cho trẻ 4 tuổi qua trò chơi đóng kịch

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần I

Những vấn đề lí luận chung

Phần II

Nội dung

Chương I: Lí luận chung về phương pháp dạy trẻ đóng kịch

Chương II: Tìm hiểu thực trạng

Chương III: Nguyên nhân

Chương IV: Đề ra kế hoạch giáo dục

Chương V: Phương pháp dạy trẻ nói năng mạch lạc, biểu cảm

Chương VI: Áp dụng phương pháp dạy trẻ đóng kịch vào việc rèn luyện

kỹ năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ

Chương VII: Kết quả giáo dục

Phần III

Kết luận

Một số tài liệu tham khảo

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3707 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc, biểu cảm cho trẻ 4 tuổi qua trò chơi đóng kịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ + + + + Ng Quốc Trung 16/11/2002 - - - - - - sai Phạm Dương 16/12/2001 + + + + + Ng ngọc Cường 7/4/2002 - - - - - Ngọc Thúy Hằng 9/5/2001 - - - - - Vũ Q Hương 13/9/2001 + + + + + Bùi Duy Quí 18/12/2001 - - -- - - Phan Hg Nhung 5/1/2001 - - - - Phiếu điều tra khả năng phát âm và diễn đạt của trẻ Chương III. Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn đến ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế: tìm hiểu gia đình. - Những trẻ đến trường mầm non hầu hết chủ yếu là công nhân, buôn bán, phần nhỏ là trí thức. Vì điêù kiện đi làm ca, kíp căng thẳng, mệt mỏi, cộng với công việc nội trợ hàng ngày nên hầu như gia đình đều phó mặc cho nhà trường.Có quan tâm chăng nữa chỉ là việc ăn uống, may mặc, hoặc mua những loại đồ chơi đắt tiền cho trẻ chơi. Mặt khác nhiều gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non, vì vậy chưa quan tâm đến việc học tập của con ở trường. Có gia đình không cho con đi học mẫu giáo dẫn đến việc ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế rất nhiều. * Tìm hiểu ở trường: Nhiều khi còn chưa chú trọng đến việc luyện phát âm cho trẻ một cách đồng đều. Trong giờ chỉ gọi được một số ít trẻ đàm thoại cùng cô. Chưa chú ý giáo dục bồi dưỡng học sinh cá biệt Chương IV: đề ra kế hoạch giáo dục Thời gian Nội dung Phương pháp 5 /2 -> 10/2 - Điều tra khả năng phát âm và nói của trẻ - Số trẻ phát âm tương đối chuẩn = 40% - Số trẻ phát âm ngọng = 60% - Quan sát - Đàm thoại 11 -> 17/2 - Cho trẻ tập nói câu có 4- 7 từ - Đàm thoại 18 -> 25/2 - Cho trẻ nói câu7 -10 từ - Đàm thoại 26/2 ->1/3 - Cho trẻ nói câu dài và diễn đạt mạch lạc - đọc, kể diễn cảm 5/3-> 8/4 Rèn luyện khả năng diễn đạt mạch lạc biểu cảm cho trẻ Thực hành: dạy trẻ đóng kịch Chương V Phương pháp dạy trẻ nói năng mạch lạc I / Những vấn đề chung: Ngôn ngữ có một vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ vì ngôn ngữ quan trọng nhất của con người có thể hiểu biết lẫn nhau. Trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình đề trình bày ý nghĩa tình cảm hiểu biết của mình với mọi người xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ hiểu biết được những lời giải thích, gợi ý của người lớn, nên hoạt động trí tuệ các thao tác tư duy ngày càng hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trí tuệ. VD trẻ biết xác định vị trí đồ vật so với các hướng của bản thân, hay của bạn và đối tượng khác: trên, dưới, trước, sau, phải, trái. Thông qua ngôn ngữ , nhận thức được cái hay,. Cái đẹp ở thế giới xung quanh mình , bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc rực rỡ: “bông hoa lung linh trong nắng” khơi gợi cho phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việc làm của trẻ, phát triển nhân cách cho trẻ. II /Phương pháp Phương pháp dạy trẻ nói năng mạch lạc, biểu cảm là luyện cho trẻ nói đúng cấu trúc của câu Tiếng Việt, lời nói có nội dung thông báo đầy dủ, lô gic có hình ảnh, khi nói diễn đạt rõ ràng, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu cảm . Để việc dạy trẻ nói năng lưu loát, biểu cảm đạt được kết quả cao nhất chúng ta cần phối hợp sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp xây dựng mẫu câu: Xây dựng mẫu câu là hướng dẫn cho trẻ nói theo cách mô hình Tiếng Việt, khi xây dựng mẫu câu phải chuẩn mực các mẫu câu có nội dung đơn giản dễ hiểu, có cấu trúc ngữ pháp đúng, từ ngữ chính xác. Nhưng để trẻ hiểu được và nói được những câu đơn giản thì phải làm mẫu, giới thiệu mẫu câu cho trẻ bằng cách đặt các câu hỏi trong các hoạt động vui chơi học tập. Vd: Trong giờ kể chuyện cô có thể đặt ra nhiều câu hỏi mẫu Cô hỏi: cô vừa kể cho lớp mình nghe chuyện gì? Trẻ trả lời: “ thưa cô cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện hai anh em” Cô hỏi: người anh là người như thế nào? Trẻ trả lời: “ thưa cô người anh là người chăm chỉ chịu khó lao động ạ” Trong giờ tìm hiểu môi trừơng xung quanh: “Làm quen với con vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con”cô đặt ra nhiều mẫu câu hỏi kết hợp với đồ dùng trực quan sinh động: tranh ảnh, đồ chơi gây hứng thú lôi cuốn trẻ chú ý: Cô đọc câu thơ về con vật: Vd: Con gì ăn no….. phì phò Trẻ đoán con lợn, cô đưa tranh con lơn hỏi trẻ “ con lợn có mấy chân” Trẻ trả lời “ thưa cô con lợn có 4 chân” cô hỏi “ con lợn kêu như thế nào. Trẻ trả lời “ Nó kêu ụt ịt” Đối với những trẻ nói sai từ, cô cần cung cấp những từ đúng bổ xung từ còn thiếu nhắc lại. Vd: “ ớt cay mẹ lắm” đây là câu vừa thiếu từ, lộn xộn từ. Cô nói lại cho trẻ nghe: “ Mẹ ơi ớt cay lắm”, cô cho trẻ nhắc lại. Như vậy trong quá trình giao tiếp với trẻ cô đã dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu và diễn đạt mạch lạc . 2.Luyện qua đọc kể diễn cảm . Đây là phương pháp giúp trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và diễn đạt mạch lạc , biểu cảm một cáh nhanh chóng và hiệu quả. Cô hướng dẫn trẻ kể lại các tác phẩm văn học mà trẻ đã được nghe cô đọc kể diễn cảm nhiều lần nhằm cho trẻ làm quen và bắt chước cách sử dụng câu, từ cách diễn đạt mạch lạc , biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật .Trẻ được luyện cách thể hiện những cảm xúc đối với tác phẩm bằng lời kể diễn cảm Vd; Tiết kể chuyện : “Dê con nhanh trí” cô kể diễn cảm lần một xong, cô giới thiệu tranh cho trẻ xem và hỏi trẻ : Cô: các con quan sát xem cô có bức tranh vẽ gì đây? Trẻ: con thưa cô , bức tranh vé dê mẹ và các dê con ạ. Khi hỏi trẻ xong, cô tiến hành kể cho trẻ nghe, vừa kể cô vừa chỉ vào tranh đề cho trẻ quan sát. ( Những bức tranh về đồ vật thì cô phải hướng dẫn trẻ quan sát gọi tên, màu sắc, đặc điểm, cấu tạo, tác dụng) khi cô kể mẫu, cần phải kể rõ ràng, chính xác theo trình tự lô gic để trẻ nắm được nội dung và các kể. Khi cho trẻ tự kể lại thì cô cần khuyến khích trẻ kể và sửa những câu chưa chính xác. 3.Luyện qua trò chơi: Hình thức trò chơi giúp trẻ bộc lộ nhiều khả năng ngôn ngữ của mình đồng thời kích thích trẻ phải vươn lên trong việc phải sử dụng ngữ điệu để diễn đạt cho những người xung quanh có thể hiểu nguyện vọng, ý kiến của mình. Tổ chức trò chơi học tập với nội dung ngôn ngữ, củng cố và mở rộng vốn từ. Ngoài ra trò chơi còn mang tính nghệ thuật cao, thường tái hiện lại hình tượng và hành động của các nhân vật, khi chơi trò chơi đóng kịch trẻ nói bằng ngôn ngữ dân gian có nội dung phong phú và đầy sức diễn cảm từ đó giúp trẻ được cảm thụ sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được phương tiện thể hiện ngôn ngữ lĩnh hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ, tất cả những điều này ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, khi cho trẻ đóng kịch cô cần chọn những truyện có nội dung kịch tính cao, mâu thuẫn ngày càng phát triển đến điểm đỉnh, từ đó cô kể diễn cảm nhiều lần đàm thoại với trẻ. Đặc biệt cô nhấn mạnh ngữ giọng của nhân vật giúp trẻ làm theo vai đóng nhân vật trong kịch. Khi trẻ đóng cô cần sửa cho trẻ từng câu , từ ngữ giúp trẻ nói năng rõ ràng mạch lạc và biểu cảm thì vở kịch mới lôi cuốn hấp dẫn hoàn thiện cụ thể khi dạy trẻ đóng kịch được tiến hành 4 bước. Bước 1. Cô chọn chuyện hấp dẫn có tính kịch Bước 2. Giúp trẻ hiểu nôị dung chi tiết của truyện , đặc biệt cô nhấn mạnh ngữ điệu giọng của nhân vật Bước 3. Dựng cảnh , luyện tập Cô chuẩn bị một số phong cảnh vẽ phù hợp với nội dung kịch ( tạo một góc sân khấu, cô phân vai cho trẻ, giúp cho trẻ hiểu vai đóng thuộc lời nói nhân vật phải biết kết hợp động tác hỗ trợ, cử chỉ, ánh mắt ( cô phải dạy cho trẻ ) cô là người dẫn truyện trẻ biết phối hợp các vai phù hợp với lời dẫn của cô nhắc trẻ làm đúng , chưa đúng khen gợi trẻ. Bước 4. Hóa trang và biểu diễn Khi trẻ tập thành thạo các vai đã biết phối hợp nhuần nhuyễn: cô hóa trang nhân vật bằng cách cho trẻ đội mũ con vật, trang trí quần áo, có điêù kiện mặc quần áo giống con vật thật một số trẻ đóng vai có bông hoa đội mũ hoa ( để cả lớp cùng được đóng, cô tổ chức cho từng nhóm biểu diễn theo những thời điểm khác nhau) Chương VI. áp dụng phương pháp dạy trẻ đóng kịch vào việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ I / Phương pháp dạy trẻ đóng kịch ( 4 bước) 1. Bước 1: Chọn tác phẩm Cô chọn truyện hấp dẫn, có kịch tính , có nhiều mâu thuẫn xung đột qua lời đối thoại của các nhân vật 2. Bước 2: Giúp trẻ hiểu tác phẩm - Cô phải kể diễn cảm tác phẩm nhiều lần - Cô đàm thoại với trẻ về nội dung chi tiết của truyện, đặc biệt là cô nhẫn mạnh ngữ điệu giọng nói của các nhân vật 3. Bước 3: Dựng cảch và luyện tập: - Cô chuẩn bị một số cây vẽ trang trí cây cối hoa là tạo nên một góc sân khấu để trẻ hứng thú - Cô chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho vở kịch - Cô phân vai cho trẻ và giúp trẻ hiểu vai đóng, thuộc lời thoại, biết kết hợp những động tác minh họa ( cử chỉ, ánh mắt) - Cô dẫn truyện để trẻ phối hợp các vai với nhau. Cô sửa sai uốn nắn kịp thời cho trẻ nếu trẻ làm sai, cô khen gợi những cháu làm đúng, chú ý phát hiện đánh giá cao những sáng tạo độc đáo của trẻ trong sự thể hiện . 4. Bước 4: Hóa trang và biểu diễn. - Khi trẻ đã tập thành thạo các vai và biết phối hợp nhuần nhuyễn thì cho các cháu đội mũ có hình thỏ, dê, gấu, gà, sói, chim… để biểu thị các con vật. Cho các cháu còn lại đóng vai hoa, những cái cây… - Cô tổ chức cho từng nhóm biểu diễn theo những thời điểm khác nhau ( trong giờ học, hoạt động vui chơi buổi chiều…) Lúc đầu cô nên chọn những cháu có khả năng và mạnh bạo lên diễn, sau đó mới khuyến khích những cháu còn nhút nhát tham gia, giúp trẻ bộc lộ những năng lực nghệ thuật của bản thân. Kết thúc giờ đóng kịch cô cho các cháu nhận xét xem nhóm nào diễn tốt, cô nhận xét mỗi vai của trẻ, trẻ nào diễn tốt nên có khen thưởng kịp thời để khuyến khích. II / áp dụng phương pháp dạy trẻ đóng kịch vào việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ. Tổ chức dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ tái hiện lại nhưngc hình tượng và hành động của các nhân vật. Khi đóng kịch trẻ nói bằng ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm . Giúp trẻ nắn được ngôn ngữ dân gian có nội dung phong phú và đầy sức diễn cảm . Từ đó giúp trẻ cảm thụ được sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được phương thức thể hiện ngôn ngữ, lĩnh hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Tất cả những điều này có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cụ thể thông qua 2 ví dụ sau: 1. Dạy trẻ đóng kịch “ Dê con nhanh trí” - Cô phải kể diễn cảm câu truyện “ Dê con nhanh trí” nhiều lần Đoạn 1: từ “ trong ngôi nhà… cho mẹ” Khi kể giọng dê mẹ trầm, nhẹ nhàng. Giọng dê con ngây thơ, trong cao. Đoạn 2: Còn lại cho đến hết. Giọng sói ồm ồm, giọng dê con thnah, nghi ngờ. Giọng kể chậm hơn bình thường, hơi kéo dài ở các câu hỏi: “ Mệ đấy ư? Sao hôm nay tiếng mẹ lại ồm ồm thế?” Giọng dê con hài hước, mỉa mai, mạnh mẽ hơn bình thường ở các câu: “ Thôi anh sói ơi… còn lạ gì nữa?” - Cô đàm thoại với trẻ về nội dung chi tiết của câu chuyện nhấn mạnh vào ngữ điệu giọng của các nhân vật - Cô : các con cho cô biết trong truyện “ Dê con nhanh trí” có những nhân vật nào? - Trẻ: Con thưa cô, có dê mẹ, dê con và chó sói ạ. - Cô : Con nào giỏi cho cô biết, trước khi ra đồng ăn cỏ Dê mẹ đã dặn dê con như thế nào? - Trẻ: Con thưa cô, Dê mẹ dặn dê con là : “ các con ở nhà ngoan! mẹ đi ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho các con bú. Ai gọi cửa cũng đừng mở nhé. Nếu không thì con Sói vào ăn thịt các con đấy!” - Cô: Thế Dê con đã hỏi lại Dê mẹ như thế nào? - Trẻ Con thưa cô, Dê con đã hỏi mẹ là “thế mẹ về thì làm thế nào con biết mà mở cửa ạ” - Cô : Thế ai đã đến gõ cửa nhà Dê con khi Dê mẹ đi vắng nhỉ? - Trẻ: Con thưa cô con chó Sói ạ. - Cô: các con có biết cho sói đã làm gì để đánh lừa Dê con không? - Trẻ: Con thưa cô, Chó sói đã nghe trộm lời Dê mẹ dặn Dê con, nó đến nhà Dê con giả làm giọng Dê mẹ để đánh lừa Dê con, Nó lại nói dối là chân bị sưng không thò vừa khe cửa. Khi bị lộ chó Sói chạy đến nhà hàng bánh nhúng chân vào bột bánh để chân nó trắng như chân Dê mẹ để đánh lừa Dê con ạ. - Cô: Dê con có mở cửa cho chó Sói không? - Trẻ : Con thưa cô, dê con không mở cửa ạ. - Cô: Các con có biết vì sao mà Dê con đã không bị mắc lừa chó sói không? - Trẻ: Con thưa cô, vì dê con thông minh, nhanh trí đã biết dùng mũi để phát hiện ra mùi hôi của chó sói không phải mùi thơm của sữa mẹ nó. Dùng mắt để phát hiện ra cái chân lem luốc, đen xì và đôi tai nhọn hoắt của chó sói ạ. Và cả dùng tai để phát hiện ra giọng chó Sói ồm ồm không dịu dàng như tiếng mẹ ạ. * Dựng cảnh và luyện tập - Chuyển thể thành kịch” Dê con nhanh trí” gồm các vai: Dê mẹ, Dê vàng,( anh cả), Dê đen ( anh hai), Dê trắng ( em út) và chó sói. Vở kịch gồm 4 cảnh + Cảnh 1: Dê mẹ- Dê vàng- Dê đen- Dê trắng. + Cảnh 2: Chó Sói- Ba chú Dê con + Cảnh 3: Chó Sói – Ba chú Dê con + Cảnh 4: Dê mẹ- Ba chú Dê con Cô chuẩn bị sân khấu là một khoảng trống ở lớp có xếp một số ghế hình vòng tròn giả làm nhà của Dê. Cô phân vai và dạy theo từng nhóm + Dê mẹ: một nhóm 3 cháu đóng + Dê vàng: một nhóm 3 cháu đóng + Dê đen: một nhóm 3 cháu đóng + Dê trắng: một nhóm 3 cháu đóng + Chó Sói : một nhóm 3 cháu đóng *Các cháu đóng vai Dê mẹ phải thuộc lời thoại của Dê mẹ “ Các con ở nhà ngoan, mẹ đi ra đồng ăn cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho các con bú. Chó Sói gọi cửa các con dừng mở kẻo nó vào ăn thịt các con nhé!” “ ừ, mẹ đi thật nhanh lúc nào về mẹ sẽ nói: Dê con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú Lúc đó các con hãy mở cửa cho mẹ vào. Các con nhớ lời mẹ dặn nhé. “Các con yêu quí, các con đã biết vâng lời mẹ không mở cửa cho cho Sói. Mẹ sẽ thưởng cho các con một bữa sữa thật ngon” * Các cháu đóng vai Dê Vàng phải thuộc lời thoại của Dê Vàng “ Mẹ ơi, mẹ đi thật nhanh rồi về với chúng con “ “ Mẹ ơi sao hôm nay tiếng mẹ lai ồm ồm thế?” “ Thôi ! anh Sói ơi, anh Sói đi đi, chân đen sì thế kia ai chẳng biết. Cút ngay đi kẻo mẹ tôi về mẹ tôi húc cho thủng bụng ra đấy.” “ A! Mẹ đã về ! Đúng là tiếng mẹ rồi! Tiếng mẹ dịu dàng lắm” “ A! thích quá! thích quá!” “ Mẹ ơi, chó Sói đánh lừa chúng con mẹ ạ * Các cháu đóng vai Dê đen phải thuộc lời thoại của Dê đen: “ Mẹ ơi, mẹ đi thật nhânh rồi về với chúng con” “ Đừng mở vội! Nhỡ chó Sói giả vờ tiếng mẹ thì sao? Tiếng mẹ dịu dàng cơ, không ồm ồm như thế này đâu!” “ Chân mẹ thon thon, con nhìn thấy là nhận ra ngay, sao hôm nay chân mẹ to và đen sì thế kia?” “ Anh ngửi thấy mùi hôi của chó sói. Người mẹ tỏa ra mùi sữa thơm cơ!” “ A! Mẹ đã về! Đúng là tiếng mẹ rồi! Tiếng mẹ dịu dàng lắm” “ Mẹ ơi, chúng con không mở cửa đâu, chúng con đuổi chó Sói đi rồi” “ A! thích quá, thích quá! * Các cháu đóng vai Dê trắng phải thuộc lời thoại của dê trắng: “ Mẹ ơi, mẹ đi thật nhanh rồi về với chúng con” “ A! mẹ đã về, mở cửa ra đón mẹ vào!” “ Lần này thì đúng mẹ rồi! Em nhìn thấy chân mẹ trắng ơi là trắng” “ A! mẹ đã về! đúng là tiếng mẹ rồi ! Tiếng mẹ dịu dàng lắm “ Để em nhìn qua khe cửa nhé! ồ! Đúng mẹ rồi, chân mẹ thon thon trắng trắng” “ Mẹ ơi chúng con không mở cửa đâu. chúng con đuổi chó sói đi rồi” “ A ! thích thích quá! thích quá! * Các cháu đóng vai chó sói thì phải thuộc lời thoại của Sói” “ Ta đã nghe rõ lời dặn dò của Dê mẹ, nếu lũ Dê con mở cửa ta sẽ bắt chúng ăn thịt” “ Chó Sói bắt chước lời của Dê mẹ: Dê con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú “ Mẹ đi ra đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy” “Mẹ giẫm phải gai nên chân sưng vù lên. Các con mở cửa cho mẹ vào đi” “ Hừ! được rồi! Ta sẽ nhúng chân vào thùng bột, bốn cái chân đen sì của ta sẽ trắng toát cho mà xem.” “ Tức thật ! mình vẫn không lừa được chúng nó. Thôi phải trốn mau kẻo Dê mẹ cũng sắp về đến nơi rồi.” - Khi trẻ đã thuộc lời thoại, cô dạy trẻ cách nhấn mạnh ngữ điệu giọng của các nhân vật: Giọng của Dê mẹ trầm, nhẹ nhàng, giọng Dê con ngây thơ, trong cao. Giọng Sói ồm ồm, sau đó cô đóng vai người dẫn truyện và hướng dẫn trẻ biết phối hợp các vai với nhau thành vở kịch cảnh I : dê mẹ - dê vàng - dê đen –dê trắng Cô ( người dẫn truyện) : Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và ba chú dê con. Ba chú dê con đang xúm xít quanh mẹ. Dê mẹ dặn các con Dê mẹ: các con ở nhà trong nhà. Mẹ ra đồng ăn cỏ non để có nhiều sữa ngọt cho các con bú. Chó Sói gọi cửa, các con đừng mở mở kẻo nó ăn thịt các con đấy! Ba chú dê con: Mẹ ơi! mẹ đi thật nhanh rồi về với chúng con Cô: Dê mẹ xoa đầu dê trắng Dê mẹ: ừ mẹ đi thật nhanh,lúc nào về mẹ sẽ nói Dê con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú Lúc đó các con hãy mở cửa cho mẹ vào. các con nhớ lời mẹ dặn nhé! Ba chú dê con: Vâng ạ ( dê mẹ đi vào sau sân khấu) Cô : Dê mẹ đi rồi, ba chú dê con đóng cửa lại. Các chú dê lấy đồ chơi ra chơi Cảnh ii : chó sói - ba chú dê con Cô: Dê mẹ vừa đi khỏi, Chó Sói bước rón rén đến bên nhà của ba chú dê con, vẻ mặt mừng rỡ. Chó Sói cười một mình và nói nhỏ. Chó sói: Ta đã nghe rõ lời dặn dò của dê mẹ, nếu lũ dê con mở cửa ta sẽ bắt chúng ăn thịt Cô: Chó Sói gõ cửa nhà dê con Chó Sói: Cạch! Cạch! Cạch! Dê con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú Dê trắng: A! Mẹ đã về mở cửa ra đón mẹ vào Cô : Dê đen kéo tay dê trắng lại. Cả ba chú dê đều đứng im Dê đen: Đứng mở vội! Nhỡ chó Sói giả vờ tiếng mẹ thì sao? Tiếng mẹ dịu dàng cơ, không ồm ồm như thế này đâu Cô : Dê vàng ghé mồm qua khe cửa nói. Dê vàng: Mẹ ơi! sao hôm nay tiếng mẹ lại ồm ồm thế? Chó sói: Mẹ đi ra đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy. Dê đen: Chân mẹ thon thon, con nhìn là nhận ra ngay. Sao hôm nay chân mẹ to và đen sì thế kia? Cô : Chó sói vội đứng lùi ra và cố thu chân cho gọn lại Chó Sói: Mẹ giẫm phải gai nên chân sưng vù lên. các con mở cửa cho mẹ. Cô : Dê vàng nhìn qua khe cửa Dê vàng: Thôi cho Sói đi đi, chân đen sì thế kia ai chẳng biết. Cút ngay đi, kẻo mẹ tôi về mẹ tôi húc cho thủng bụng ra đấy. Cô: Chó Sói tức giận bỏ đi. Chó Sói: Hừ! được rồi! Ta sẽ nhúng chân vào thùng bột, bốn cái chân đen sì của ta sẽ trắng toát lên cho mà xem. Cô: ( chó Sói đi vào sau sân khấu) Cảnh Iii : chó sói - ba chú dê con Cô: Chó sói bỏ đi, một lát sau nó quay lại với 4 cái chân trắng toát, nó bước rón rén đến trước cửa nhà dê. chó sói gõ cửa Chó Sói: Cạch! Cạch! Cạch! Dê con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú Cô: Dê trắng nhanh nhẹn đi ra nhòm qua khe cửa. Dê trắng: Lần này thì đúng mẹ rồi! Em nhìn thấy chân mẹ trắng ơi là trắng. Dê đen: Anh ngửi thấy mùi hôi của chó sói. Người mẹ tỏa ra mùi sữa thơm cơ Dê vàng: Người thì hôi hám, tai thì đen sì vừa nhọn hoắt, chó Sói ơi, không đánh lừa được chúng tôi đâu. Cút đi! Mẹ tôi về sẽ húc cho thủng bụng ra đấy. Cô: Chó Sói nhìn ngơ ngác xung quanh Chó Sói: Tức thật, mình vẫn không lừa được chúng nó. Thôi phải trốn mau kẻo dê mẹ cũng sắp về đến nơi rồi. Cô: Nói xong Chó Sói chạy vội ra ngoài. Cảnh iv : dê mẹ - ba chú dê con Cô :Chó Sói vừa đi khỏi thì Dê mẹ trở về nhà vẻ mặt rất tươi vui, Dê mẹ cất tiếng gọi: Dê mẹ: Các con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú Cô : Ba chú dê con nhân ra tiếng mẹ reo lên Ba chú dê : A! Mẹ đã về! Đúng là tiếng mẹ rồi! Tiếng mẹ dịu dàng lắm Dê trắng: để em nhìn qua khe cửa nhé!ồ ! đúng mẹ rồi, chân mẹ thon thon, trắng trắng. Cô: Dê vàng mở cửa ra Dê vàng: Mẹ ơi, chó Sói đánh lừa chúng con mẹ ạ Dê đen- Dê trắng: Mẹ ơi, chúng con không mở cửa đâu, chúng con đuổi chó Sói đi rồi Cô : Dê mẹ ôm các con cười sung sướng Dê mẹ: Các con yêu quí, các con đã biết vâng lời mẹ, không mở cửa cho chó sói . Mẹ sẽ thưởng cho các con một bữa sữa thật ngon Cô: Ba anh em dê reo lên Ba chú dê : A! Thích quá! Thích quá! Trong khi trẻ luyện tập, nếu trẻ diễn đúng thì cô khen gợi trẻ. Nếu trẻ diễn chưa đúng thì cô nhắc nhở trẻ để trẻ làm đúng. Cô đổi vai luôn phiên để tất cả các cháu đều lần lượt được tham gia. Hóa trang và biểu diễn: Khi trẻ đã tập thành thạo các vai và biết phối hợp nhuần nhuyễn thì cô cho trẻ đội mũ có hình của các nhân vật để hóa trang. Các cháu đóng Dê mẹ và các chú dê con đội mũ hình đầu dê. Dê mẹ đeo yếm có dây buộc ngang bụng Các cháu đóng vai chó Sói đội mũ hình đầu Sói Cô cho từng cháu của ba nhóm ghép lại với nhau. Sau đó cô tổ chức cho từng nhóm biểu diễn theo từng thời điểm khác nhau ( trong tiết học, hoạt động vui chơi buổi chiều…) để cho trẻ thi đua xem nhóm nào diễn tốt hơn, diễn đạt mạch lạc hơn. Chọn những trẻ diễn tốt để đi trình diễn vào các ngày lễ hội. 2. Dạy trẻ đóng kịch “ Cáo và Thỏ” - Cô cũng phải kể diễn cảm câu chuyện” Cáo Thỏ và Gà trống nhiều lần. Khi kể đoạn “ Ngày Xưa… vừa khóc” Giọng kể chậm ,nhẹ nhàng, buồn rầu.Giọng Sói lúc đầu quát nạt ( Cượng độ to, mạnh) ở đoạn cuối giọng Cáo vội vàng run sợ. Giọng Chó nhanh nhẩu, Giọng Gấu hiền từ, chậm rãi. Giọng Gà trống dõng dạc, mạnh mẽ - Cô đàm thoại về nội dung chi tiết của truyện, nhấn mạnh vào ngữ điệu giọng của các nhân vật. Cô : Các con cho cô biết trong câu chuyện : Cáo, Thỏ, và Gà trống” mà cô vừa kể có những nhân vật nào? Trẻ : Con thưa cô, trong chuyện “ cáo, Thỏ và Gà trống có Cáo, Thỏ, có bầy chó, có Gấu và Gà trống ạ Cô: Thế cáo có ngôi nhà bằng gì các con? Trẻ: Con thưa cô Cáo có ngôi nhà bằng băng ạ Cô : Thế ngôi nhà của Thỏ bằng gì? Trẻ: Con thưa cô, ngôi nhà của Thỏ bằng gỗ ạ Cô: Khi mùa xuân đến nhà của Cáo bị làm sao? Trẻ: Con thưa cô, khi mùa xuân đến nhà của Cáo bị tan ra thành nước ạ Cô : Nhà gỗ của Thỏ có bị tan không các con? Trẻ : Con thưa cô, nhà gỗ của Thỏ vẫn còn nguyên vẹn ạ Cô: Con nào cho cô biết Cáo đến nhà ai xin ở nhờ và Cáo đã nói như thế nào? Trẻ : Con thưa cô, Cáo đến nhà Thỏ xin ở nhờ. Nó nói” Thỏ ơi! Thỏ ơi! Cho tôi vào chú nhờ với, nhà tôi bị tan ra thành nước mất rồi! Cô : Thế Thỏ có cho Cáo ở nhở không các con? Trẻ: có ạ Cô : Thỏ đã nói với Cáo như thế nào nhỉ? Trẻ: Con thưa cô, Thỏ vui vẻ mở cửa và nói “ Chào cáo, mời bạn vào đây!” Cô: Bây giờ con nào giỏi cho cô biết Cáo đã làm thế nào để chiếm nhà của Thỏ Trẻ: Con thưa cô, Cáo đã bảo thỏ đốt lửa cho sưởi, khi Thỏ đi ra ngoài lấy củi thì Cáo đóng sập cửa lại và đuổi Thỏ đi ạ Cô : các con cho cô biết, khi Thỏ bị mất nhà và ngồi khóc thì có những ai đến an ủi Thỏ? Trẻ: Con thưa cố, có bầy Chó, bác Gấu và Gà trống đến an ủi Thỏ ạ Cô : Bầy Chó đã hỏi Thỏ như thế nào nhỉ? Trẻ: Con thưa cô , bầy Chó hỏi Thỏ” sao Thỏ lại khóc” ạ Cô : Con nào cho cô biết Thỏ đã trả lời bầy Chó thế nào Trẻ: Con thưa cô, Thỏ đã trả lời bầy Chó là “ Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến , nhà của Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra ngoài” ạ Cô: Bầy chó đã an ủi Thỏ như thế nào ? Trẻ: Thưa cô , bầy Chó đã an ủi Thỏ” Thỏ ơi, đừng khóc nữa, chúng tôi giúp Thỏ đuổi Cáo”ạ Cô: Thế bầy Chó có đuổi được cáo ra khỏi nhà của Thỏ không? Trẻ: Con thưa cô, không ạ Cô : vì sao mà bầy chó không đuổi được Cáo? Trẻ: Con thưa cô vì bầy Chó nhút nhát ạ Cô: Thế bác Gấu đã an ủi Thỏ như thế nào? Trẻ: Con thưa cô , bác Gấu đã an ủi Thỏ là” Thỏ ơi đừng khóc nữa tôi sé giúp Thỏ đuổi Cáo” ạ Cô : Bác Gấu có đuổi được cáo giúp Thỏ không các con? Trẻ: Con thưa cô, bác Gấu không đuổi đươc Cáo đi ạ. Cô : Vì sao các con có biết không? Trẻ: Con thưa cô vì bác Gấu cũng nhút nhát ạ. Cô: Khi gặp thỏ Gà trống đã nói với Thỏ như thế nào? Con thưa cô , Gà Trống nói với Thỏ là “ Ta về nhà thỏ đi, tôi sẽ đuổi được Cáo” ạ Cô : Thế Gà Trống có đuổi được Cáo đi không các con? Trẻ: con thưa cô, Gà Trống đã đuổi được Cáo đi ạ Cô: Các con có biết Gà Trống đã làm thế nào mà đuổi được Cáo? Trẻ: Con thưa cô, Gà Trống cất tiếng hát, Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Đi tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! để đuổi Cáo đi ạ Cô: các con có biết vì sao Gà Trống lại đuổi được Cáo không? Trẻ: Con thưa cô vì Gà Trống thông minh và dũng cảm ạ * Dựng cảnh và luyện tập - Chuyển thể thành kịch gồm các vai: Cáo, Thỏ, bầy Chó, Gấu và Gà Trống. Vở kịch gồm 4 cảch: Cảnh 1: Cáo – thỏ Cảnh 2: Thỏ - bầy Chó Cảnh 3: Thỏ- Gấu Cảch 4 : Thỏ- Gà Trống - Cô chuẩn bị sân khấu là một khoảng trống ở lớp, xếp một số ghế thành hình vuông để làm nhà của Thỏ. Có thể trang trí một số cây ở xung quanh nhà Thỏ. - Cô phân vai và dạy trẻ theo từng nhóm Cáo : 4 cháu đóng Thỏ: 4 cháu đóng Gấu: 4 cháu đóng Gà trống: 4 cháu đóng Bầy Chó : 8 cháu đóng. + Các cháu đóng vai Cáo thì phải thuộc lời thoại của Cáo “ Thỏ ơi! Thỏ ơi! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà tôi tan ra thành nước mất rồi!” “ Bạn đốt lửa lên cho tôi sưởi với lạnh quá!” “ Ha! Ha! Ha! Thế là thỏ mắc lừa ta! Này thỏ, cút ngay đi, đây là nhà của ta!” “ Cút ngay đi ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác” “ Tôi đang mặc quần áo đây rồi!” + Các cháu đóng vai Thỏ thì phải thuộc lời thoại của Thỏ: “ Chào Cáo, mời bạn vào đây!” “ Chờ một tí , tôi ra sân lấy củi ngay đây” “ Cáo ơi! Mở cửa!” “ Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến , nhà của Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra ngoài” “ Không ! Gà Trống không đuổi được Cáo đâu! Chó đuổi mãi mà không được, Gấu đuổi mãi mà không được thì Gà Trống đuổi làm sao được?” “ Hoan hô! Gà trống đã đuổi được Cáo ! Hoan hô!” + Các cháu đóng vai bầy Chó phải thuộc lời thoại của bầy Chó. “ Sao Thỏ lại khóc” “ Thỏ ơi đừng khóc nữa, chúng tôi sẽ giúp Thỏ đuổi cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiup_tre_phat_am_dung.doc