Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty Coalimex

I. TMQT VÀ SỰ TỒN TẠI KHÁCH QUAN CỦA TMQT TRONG NỀN KTQD

1. Khái niệm và sự tồn tại khách quan của TMQT

2. Tác dụng của TMQT đối với đất nước và doanh nghiệp

3. Đặc trưng của TMQT

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK Ở CÁC DOANH NGHIỆP.

A. Nghiên cứu tiếp cận thị trường:

1. Nghiên cứu môi trường.

2. Nghiên cứu nhu cầu.

3. Nghiên cứu về cạnh tranh

4. Nghiên cứu giá cả.

5. Xu hướng phát triển của thị trường

B. Tìm kiếm đối tác trong kinh doanh.

1. Công tác tạo nguồn hàng.

2. Tìm kiếm bạn hàng.

3. Lên phương án kinh doanh.

4. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng.

5. Tổ chức thực hiện hợp đồng XK

6. Đánh giá hiệu quả của hợp đồng XK

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty Coalimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trạm kiểm định cơ sở. - Kiểm tra cửa khẩu. Bước này do chi nhánh hoặc các trung tâm thuộc cơ quan trung ương tiến hành. Thông thường chậm nhất 7 ngày trước khi bốc hàng lên tàu, chủ hàng xuất khẩu phải khai báo cho các cơ quan liên quan, sắp xếp hàng hoá thuận tiện và trung thực để kiểm tra. Trong trường hợp bán CIF hoặc mua FOB phải thuê tàu hoặc uỷ thác thuê tàu : + Đối với hàng khối lượng ít không cồng kềnh thì thường thuê tàu chợ để chở gồm 4 bước sau : Chủ hàng điện để đăng ký thuê tàu. Hãng tàu xác nhận đồng ý. Khi bốc hàng lên tàu lấy vận đơn (B/L). Thanh toán cước phí. + Hàng có khối lượng lớn thì thuê tàu chuyến (như chở than, quặng, ngũ cốc ...) gồm 6 bước. Người chủ hàng xuất khẩu phải nghiên cứu thị trường thuê tàu. Chủ tàu phát giá cước. Hai bên hoàn giá, (mặc cả). Ký hợp đồng thuê tàu. Sau khi tàu đến đúng thời gian thì bốc hàng lên tàu và lấy vận đơn. Thanh toán tiền cước (tiền thưởng, bốc dỡ, nếu có ) 5.4 Mua bảo hiểm :( Nếu bán CIF hoặc mua FOB) Điều kiện mua bảo hiểm do người mua và bán yêu cầu hoặc khi nhập khẩu trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hàng hoá và tiền phí bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm cần phải cân nhắc nên mua loại bảo hiểm nào dựa trên các điểm sau : - Tính chất hàng hoá . - Tình trạng bao bì - Vị trí xếp hàng lên tàu. - Tình hình chính trị - xã hội. Tuỳ theo kế hoạch chuyên chở hàng hoá mà mua loại bảo hiểm năm, bảo hiểm chuyến ,tiến hành trả tiền và lấy giấy bảo hiểm sao cho phù hợp. 5.5. Làm thủ tục hải quan. Nhìn chung thủ tục xuất khẩu đều phải trải qua 3 bước sau : - Làm thủ tục xuất khẩu về mặt giấy tờ tại cơ quan hải quan địa phương chủ hàng xuất khẩu làm giấy hải quan gồm : + Giấy phép xuất khẩu. + Bản sao hợp đồng hoặc L/C. + Hoá đơn để tính thuế. + Bảng kê chi tiết hàng hoá. - Kiểm tra tại kho hàng, chủ hàng phải sắp xếp hàng hoá thuận tiện cho kiểm tra cung cấp công nhân và công cụ đóng mở hàng hoá. hải quan phải đối chiếu hàng hoá khai trên giấy tờ với thực tế. - Quyết định xử lý của hải quan. Sau khi kiểm tra, đối chiếu cán bộ hải quan sẽ quyết định xử lý theo các vấn đề sau. + Cho hàng hoá đi, xác nhạn đã làm xong thủ tục hải quan. + Cho đi nhưng phải nộp thuế (nếu hàng thuộc diện nộp thuế). + Cho đi nhưng phải bổ xung giấy tờ, thủ tục + Không cho đi. + Giao nhận hàng hoá với tàu. 5.6. Giao hàng xuất khẩu : Nắm vững chi tiết hàng hoá và nộp bản đăng ký hàng hoá chuyên chở gồm : tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng, kích thước, bao bì, tên địa chỉ người nhập, trao bản đăng ký này cho hãng tàu (đại lý) để đổi lấy sơ đồ xếp. - Theo dõi điều độ để hết ngày giờ đến lượt tàu mình. - Xem xét và đưa hàng vào cảng. - Bốc hàng hoá tàu với sự giám sát của hải quan và kiểm nghiệm. - Đổi lấy lại vận đơn hoàn hảo. 6. Đánh giá hiệu quả hợp đồng xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu rất quan trọng, nó là nhân tố quyết định nhất để doanh nghiệp tiếp tục tham gia vào hoạt động này, thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Nâng cao hiệu quả của hoạt động này còn là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện quy luật tiết kiệm. Như vậy đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi thực hiện một hợp đồng đòi hoỉ doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá lại hiệu quả của nó doanh nghiệp thấy được những mặt mạnh, mặt yếu qua đó rút kinh nghiệm trong thời gian tới. Để đánh giá hiệu quả của một hợp đồng xuất khẩu trong phạm vi một doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu sau : - Chỉ tiêu về lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tăng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản suất kinh doanh. Nó là tiền đề quan trọng để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao mức sống người lao động. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì đất nước mới giàu có phát triển và ngược lại làm ăn kém sẽ dẫn đến thua lỗ và phá sản. Lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí và tính bằng công thức : LN = TR - TC. LNkt = TR - TCkt LNtt = TR - TCtt. Trong đó : LN : lợi nhuận. LNkt : Lợi nhuận kinh tế. TR : Doanh thu LNtt : Lợi nhuận tính toán. TC : Chi phí TCkt : Chi phí kinh tế TCtt : Chi phí tính toán. - Hiệu quả kinh tế xuất khẩu Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng so sánh số ngoại tệ do xuất khẩu (Giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc sản suất hàng hoá xuất khẩu đó (Giá trị dân tộc của hàng hoá). Trong đó : Hx : Hiệu quả kinh tế của việc xuất khẩu. Tx : Doanh thu (bằng ngoại tệ) từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá, dịch vụ (giá quốc tế). Cx : Tăng chi phí của việc sản suất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả vận tải đến cảng xuất đến các chi phí khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu này cho ta biết số thu bằng ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trong nước. Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu than trong những năm 1994 - 1997 ---- I. Đặc điểm kinh doanh của công ty. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty. Thực hiện chủ trương của Đảnông nghiệp và Nhà nước trong việc gắn sản suất với thị trường công tác xuất nhập khẩu than và nhập khẩu thiết bị toàn bộ của ngành than được chuyển giao từ Bộ ngoại thương sang Bộ Mỏ và Than (và là Bộ công nghiệp), do đó công ty xuất nhập than và cung ứng vật tư - tên giao dịch là Coalimex - đã được ra đời theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Mỏ và than số 65 MT - TCCB3 ngày 29/12/1981. Quyết định có hiệu lực và công ty Coalimex đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1982. Từ đó đến nay đã 15 năm. Các đơn vị của công ty Coalimex bao gồm : 1. Xí nghiệp hoá chất mỏ : Có nhiệm vụ sản suất và cung ứng vật liệu nổ cho các ngành công nghiệp khai thác công nghiệp. 2. Xí nghiệp xây dựng cơ bản : Có nhiệm vụ xây lắp kho tàng phục vụ ngành. 3. Xí nghiệp vật tư 1 : Có nhiệm vụ tiếp nhận bảo quản và cung ứng vật tư thiết bị nhập khẩu cho ngành than. 4. Xí nghiệp giao nhận vận chuyển. Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng vật tư lẻ và thiết bị toàn bộ ở cảng về (hàng chủ yếu nhập từ Nga). 5. Chi nhánh Colimex thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ đại diện cho công ty về việc tìm hiểu khách hàng và đón tiếp khách ở phía Nam. 6. Chi nhánh Colimex Quảng Ninh thực hiệm nhiệm vụ giao than xuất khẩu. Về cơ cấu tổ chức của công ty Coalimex bao gồm : - Ban giám đốc : + Gồm 1 giám đốc : chịu trách nhiệm chính về hoạt động xuất nhập của công ty. + 2 Phó giám đốc : có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. Ban giám đốc Phòng hành chính quản trị Phòng kế hoạch kinh tế tài chính Phòng tổ chức nhân sự thanh tra Phòng xuất nhập khẩu I Phòng xuất nhập khẩu và hợp tác QT Phòng xuất nhập khẩu IV Phòng xuất nhập khẩu III Phòng xuất nhập khẩu II Phòng chuẩn bị dự án Đt và liên doanh Phòng hợp tác lao động & đào tạo Chi nhánh TP.HCM Chi nhánh Quảng Ninh Khách sạn Thanh Nhàn Sơ đồ cơ cấu tổ chức Các phòng ban : + Phòng tổ chức nhân sự thanh tra : điều động người ravào công ty, quản lý cán bộ trong công ty. + Phòng kế hoạch kinh tế tài chính : lên kế hoạch hoạt động cho từng tháng, từng năm của công ty, tổng kết các hoạt động xuất nhập của công ty trong từng giai đoạn, thời kỳ. + Phòng hành chính quản trị : Thực hiện công tác quản lý trong doanh nghiệp thương mại. + Phòng xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế: Có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng xuất than và thực hiện công tác đối ngoại giao dịch và bạn hàng quốc tế. + Phòng xuất nhập khẩu I, II, III, IV, IV thực hiện các công tác xuất và nhập các phụ kiện ngành than, các hoá chất dùng trong công nghiệp mỏ. + Phòng hợp tác lao động và đào tạo : Thực hiện chức năng ký kết các hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và đào tạo. + Phòng chuẩn bị dự án và liên doanh : Có chức năng chuẩn bị cho các dự án sắp được ký kết và đại diện cho công ty thực hiện hoạt động liên doanh với nước ngoài. + Khách sạn Thanh Nhàn : Có chức năng đưa đón cán bộ của ngành than ra nghỉ ngơi, công tác và làm việc tại Hà nội. - Chí nhánh Quảng Ninh và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh : có chức năng là đại diện của Coalimex ở hai địa phương trên, thực hiện nhiệm vụ giao dịch và đón khách, thực hiện các hoạt động như Coalimex nhưng nhỏ hơn. 1.2. Chức năng - nhiệm vụ của công ty Coalimex. 1.2.1. Xuất khẩu : Công ty Coalimex có nhiệm vụ chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng than các loại bao gồm : than cám các loại, than cục các loại. Đối với các loại than cục đặc biệt, các loại than cám tốt có độ tro từ 15% trở lên, giá cao mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng đặc biệt hoặc sử dụng không kinh tế cần dành cho xuất khẩu để lấy thiết bị vật tư sử dụng cho ngành than. Trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến năm 1992 các đơn vị sản suất đòi hỏi xuất khẩu rất lớn. Xuất khẩu than với giá trị ngoại tệ thu được gắn liền với sự phát triển và tồn tại của ngành than.Vì vậy trong những năm Coalimex được giao làm nhiệm vụ xuất khẩu than cho các ngành đã được sự chỉ đạo sát sao của bộ năng lượng cũ và đã cùng các đơn vị sản suất than đề ra và thực hiện các biện pháp tích cực có hiệu quả nên đã nâng dần được khối lượng và trị giá than xuất khẩu. Khối lượng than xuất khẩu tăng trưởng trung bình hàng năm (từ 1987 đến 1992) năm sau cao hơn năm trước 1,5 lần. Đặc biệt 1992 là năm Coalimex đạt khối lượng xuất khẩu than trên 1,6 triệu tấn là khối lượng cao nhất so với các năm trước đó. Năm 1992 xuất khẩu tăng gấp 7 lần so với năm 1997. Công ty đã tìm kiếm được thị trường xuất khẩu than lớn như Nhật Bản, Tây Âu, Nam Triều Tiên. Các thị trường này hàng năm đều tăng trưởng và ổn định. Việc tìm được thị trường để tăng khối lượng xuất khẩu than vào khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1992 là những năm thị trường than nội địa gặp khó khăn lớn nên giá bán nội địa rất thấp, lúc đó bình quân 1 tấn than xuất khẩu có trị giá gấp 2 đến 3 lần so với 1 tấn than tiêu thụ trong nước. Cũng vào khoảng thời gian này khi các nước Liên Xô và Đông Âu XHCN sụp đổ từ năm 1990, chế độ cấp hàng theo nghị định thư hàng năm cho ngành than không còn được bao cấp như trước nên việc tăng sản lượng trị giá xuất khẩu than đúng vào lúc này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã giải quyết khó khăn rất lớn cho hàng vạn công nhân viên ngành than đồng thời có ngoại tệ nhập khẩu thiết bị vật tư để ổn định và phát triển sản suất cho ngành. 1.2.2. Nhập khẩu : Nhập khẩu vật tư và thiết bị từ các thị trường trong 15 năm qua chưa tính nhập theo nghị định thư (1982 á 1996) đạt giá trị 134.151.054 USD. Trung bình hàng năm nhập 8.943.403 USD. Trị giá nhập khẩu theo thời gian. + 5 năm đầu mới thành lập (1982 á 1987) tổng giá trị nhập 67.982.818 USD trung bình hàng năm nhập 13,6 triệu USD. Đặc biệt năm 1992 nhập với giá trị lớn nhất là 17.834.937 USD. + 5 năm tiếp theo (1987 á 1991) tổng giá trị nhập khẩu là 34.535.595 USD trung bình hàng năm nhập 6,9 triệu USD. + 5 năm cuối (1992 á 1996) tổng giá trị nhập khẩu 31.633.641 USD trung bình hàng năm nhập 6,3 triệu USD. Từ năm 1991 theo nghị định 388 của chính phủ về thành lập các doanh nghiệp trong ngành có nhiều công ty được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu nên giá trị kim ngạch xuất khẩu qua Coalimex giảm dần đến năm 1996 tăng lên so với các năm trước đó đã đạt 7.821.061 USD. Nhập khẩu thiết bị từ thị trường tư bản nhìn chung trong 15 năm qua đã đưa thiết bị sản suất từ các nước tư bản vào sử dụng ở vùng mỏ Việt Nam góp phần đáng kể cho sản suất. Công ty Coalimex cùng với các đơn vị sản suất trực tiếp sử dụng thiết bị đã chọn được loại thiết bị từ thị trường tư bản (chủ yếu là Nhật Bản) đưa vào sử dụng rất thich hợp và có hiệu quả ở điều kiện sản xuất cuả ngành than. Các thiết bị nhạp về đèu được phía người bán bảo hành chu đáo nên phần lớn đã nâng cao được hiệu qủa sử dụng như các loại ôtô chở đất đá, xe gạt... 1.2.2.1. Nhập khẩu thiết bị phụ tùng vật tư: Nhập khẩu thiết bị phụ tùng vật tư cho sản suất từ thị trường XHCN cứ theo chế độ nghị định thư. Đối với các thị trường XHCN từ năm 1982 đến năm 1990 công ty đã nhập thiết bị phụ tùng vật tư theo chế độ nghị định thư cung cấp cho các đơn vị sản suất trong ngành với tổng giá trị 85060562 rúp chuyênr nhượng. Các mặt hàng nhập về lúc đó chiếm vị trí quan trọng bổ xung thiết bị phụ tùng vật tư để duy trồng trọtì và phát triển sản suất hàng năm cho các đơn vị. Những mặt hàng nhập về vào những năm cuối cùng của chế độ nghị định thư ngành than chưa có tiền thanh toán công ty đã xin được nhà nước số hàng hoá này đưa sang hàng dự trữ trị giá 23,6 tỷ đồng, bán cho các đơn vị sản suất đến đâu thanh toán tiền cho nhà nước đến đó. Những mặt hàng này sử dụng tốt cho ngành than trong mấy năm gần đây và hiện nay. Khi chế độ mua bán theo nghị định thư không còn, công ty Coalinux tiếp tục nhập khẩu các thiết bị phụ tùng vật tư từ các thị trường SNG và Đông âu, thanh toán theo luật chung của thị trường quốc tế, nhập khẩu phục vụ tốt các đơn vị có nhu cầu. 1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua: Bảng 1: Hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 96 - 97. Chỉ tiêu 1996 1997 1. Tổng doanh thu 2.Các khoản giảm trừ ( thuế Dthu) 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Chi phí bán hàng Chi phí QLDN 6. Lợi tức 7. Tỷ lệ lợi tức/ tổng doanh thu 8. Các khoản nộp ngân sách 9. TN bình quân đầu người/tháng 14633178085 960.139.835 13.673.038.250 7.960.953.808 3.028.501.586 3.777.918.018 600.335.162 0,04 1.220.000.000 1.160.000 29609993748 1.666.138.202 27.943.855.546 16.675.160.648 7.192.983.380 3.777.958.095 697.753.423 0,02 1.776.633.112 1.172.000 Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhận thấy trong hai năm gần đây, 1996 - 1997 doanh thu của công ty đã tăng lên 14.966.815.663. Mặc dù đây là hai năm khó khăn đối với công ty bởi vì trước đây công ty được hạch toán độc lập và là cơ quan duy nhất của Nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu than, nhưng đến năm 1995. Tổng công ty than được thành lập và công ty hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Tổng công ty do vậy có nhiều khó khăn vì phản hạn chế sản lượng xuất để chia xẻ cho các công ty khác trực thuộc Tổng công ty. Với những khó khăn đó công ty vẫn không chịu lùi bước, và đã tự tìm hướng đi, bạn hàng cho mình. ngân sách hàng năm nộp cho nhà nước năm sau (1997) cao hơn năm trước và vượt cả kế hoạch đề ra 247%). II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than tại công ty. 1. Đặc điểm của sản phẩm than : Than việt nam chủ yếu là than antraxit với trữ lượng 3,6 tỷ tấn hầu hết ở Quảnginh (chiếm 90%) ngoài ra còn ở Thái Nguyên, Lạng Sơn ... đang được khai thác để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu : than là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt nam. than antranxit của Việt nam với chất lượng tốt, ít khói, nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, ni tơ ít không gây ô nhiễm môi trường đã nổi tiếng trên thế giới. Hơn 30 năm qua đặc biệt là trong 10 năm gần đây than antraxit của Việt nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Trung Quốc, Triều Tiên ... đã chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Gần đây tổ chức quản lý chất lượng quốc tế (International Quality Managent) đã cấp giấy chứng nhận và tặng huy chương bạc cho than antraxit của Việt nam về chất lượng và những đóng góp của nó trong việc baỏ vệ môi trường. Than Antraxit của Việt nam đã được dùng là nguồn nhiên liệu quan trọng cho các ngành chế biến vật chất khác như : luyện kim, điện lực, hoá chất ... nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho nhu cầu sưởi ấm ở Tây Âu. Than Antraxit của Việt nam được chia ra nhiều loại khác nhau với số lượng cơ hạt thành phần của than, độ ẩm độ tro. Mỗi một thị trường tuỳ theo những nhu cầu mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn được loại than phù hợp. Ta có thể tham khảo về thành phần và đặc tính của than theo các bảng số liệu sau : Bảng 2 : Thành phần của than Antraxit của Việt nam Loại than %H2 %N %O %P SiO2 Al2O3 Fe2O3 TiO2 Cao MgO K2O Na2O 1 2,05 0,90 1,54 0,009 49,1 34,10 3,91 1,20 2,00 1,40 2,70 0,70 2 2,09 0,77 1,42 0,008 49,2 32,70 3,8 1,20 2,10 1,30 2,60 0,80 3 2,10 0,97 1,95 0,008 48,1 36,00 5,10 1,20 2,00 1,50 3,00 0,50 4 2,89 0,98 1,98 0,012 55,2 30,70 4,8 1,10 1,80 0,70 2,80 0,40 5 3,14 1,01 1,76 0,006 58,1 27,00 4,10 1,90 1,40 1,00 3,00 0,60 6 2,94 0,28 1,97 0,009 58,9 38,11 4,99 0,68 1,10 1,09 2,80 0,50 7 2,34 0,93 1,72 0,011 51,8 31,13 4,98 0,68 0,90 1,09 3,30 0,50 8 2,56 9,75 2,47 0,010 56,7 27,53 5,20 1,19 0,80 1,50 3,20 0,90 9 2,15 0,88 2,97 0,009 55,6 27,87 5,83 1,02 0,60 1,20 2,70 0,40 10 2,96 0,84 1,67 0,010 55,5 29,29 5,49 1,04 0,60 1,30 2,70 1,00 11 2,33 0,93 1,53 0,001 61,5 26,03 4,5 0,95 0,60 0,90 3,40 0,60 Bảng 3 : Đặc tính của than Antraxit của Việt nam 7 Loại than Cỡ hạt (mm) Độ ẩm cực đại (%) Chất bốc (%) Lưu huỳnh cực đại (%) Nhiệt lượng (kcal/kg) Cacbon cố định % Nhiệt nóng chảy Biến dạng Bán cầu Hoàn toàn 1 35 -100 6 6-8 0,6 7200 81 29 1250 1450 2 50 4 5-7 0,6 8300-8100 88 30 1260 1450 3 35-50 4 5-7 0,6 8300-8000 87 31 1260 1450 4 13-35 5 5-7 0,6 8200-7900 86,5 32 1260 1450 5 6-18 5 5-7 0,6 8100-7900 86 32 1260 1450 6 0-15 8 6-8 0,6 8000-7800 83 35 1250 1450 7 0-15 8 6-8 0,6 7800-7600 81 40 1250 1450 8 0-15 8 6-8 0,6 7600-7200 77 45 1250 1450 9 0-15a 8 6-8 0,6 7200-6500 70 46 1250 1450 10 0-15 8 6-8 0,6 6500-5600 65 53 1250 1450 11 0-15 8 6-8 0,6 5500-4600 62 62 1250 1450 2. Vị trí của than trên thị trường : 2.1. Quốc tế : Than là loại nguyên liệu quí hiếm không có khả năng phục hồi, hàng năm trên thế giới rất nhiều quốc giacần sử dụng nguyên vật liệu đen này để dùng cho sản suất công nghiệp. Ví dụ như thị trường Tây Âu cần nhập than để phục vụ cho một số ngành công nghiệp sản suất thép và Tita, ở Châu Âu và nam Phi cần nhập than để dùng làm nhiên liệu đốt sưởi vào mùa Đông. Các nước như Nhật Bản thì cần nhập than để phục vụ cho các ngành sản suất công nghiệp như thép, xi măng nên số lượng nhập khẩu tương đối ổn định. Hàng năm thị trường than trên thế giới rất sôi động, tổng số lượng xuất khẩu than của các nước trên thế giới là khoảng 3-4 tỷ tấn nhưng số lượng than Việt nam chiếm một thị phần rất nhỏ bé trên thị trường than thế giới, không xứng đáng gọi là đối thủ cạnh tranh đối với các quốc gia hùng mạnh mà có trồng trọtữ lượng than lớn. Nhưng Việt nam có ưu thế hơn các nước khác là lại có trữ lượng than Antraxit là loại than quí hiếm, hiện nay trên thế giới ít có nước nào có lượng lớn như Việt nam. Việt nam ta có trũ lượng than Antraxit chiếm 50 % trữ lượng than thế giới. Năm 1994 Việt nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu than Antraxit nhưng đến năm 1995 đứng hàng thứ nhất và trong hai năm 1996 và 1997 vẫn giữ vị trí thứ nhất về xuất khẩu than Antraxit. Mặt khác nhu cầu than Antraxit trên thế giới là rất lớn và ngày càng tăng. Ngày nay thế giới rất quan tâm đến vấn đề môi trường, ở nhiều nước quốc hội không cho phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hạt chế hoặc không cho phép nhà máy thuỷ điện. Vì vậy người ta đang có xu hướng quay lại phát triển nhiệt điện trong đó có nhiệt điện chạy than. ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu việc kiểm soát môi trường được tiến hành rất chặt chẽ, do vậy có nhu cầu sử dụng than Antraxit nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh rất chặt chẽ, do vậy có nhu cầu sử dụng than Antraxit nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, phốt pho, nitơ và các chất độc hại thấp được pha trộn với than cốc, haythan cốc pha trộn với than chất bốc cao trong công nghiệp luyện kim, xi măng và hoá chất. Tuy nhiên trên thế giới nhu cầu về than cốc để sưởi ấm ở Tây Âu có xu hướng giảm xuống, nhưng than Antraxit đã tìm được chỗ đứng cho mình trong công nghiệp luyện kim, hoá chất ... có thể nói trên thị trường thế giới cầu về than Antraxit lớn hơn rất nhiều so với cung. Đây là một lợi thế cho tổng công ty phát triển hoạt động xuất khẩu than của mình. Để hiểu rõ tình hình xuất nhập khẩu than Antraxit trên thị trường và vị trí của Việt nam trên thị trường thế giới có thể xem xét qua bảng số liệu sau : Bảng : Xuất khẩu than Antraxit trên thế giới năm 1996 Thị trường Tỷ trọng % Thị trường Tỷ trọng % Việt Nam 26 úc 3 Nam Phi 19 Đức 5 Trung Quốc 25 Triều Tiên 2 Anh 3 CIS 10 Mỹ 2 thị trường khác 5 Bảng : Nhập khẩu than Antraxit trên thế giới năm 1996 Thị trường Tỷ trọng % Thị trường Tỷ trọng % Châu Phi 2 Bắc Mỹ 5 Nam Mỹ 5 Châu Âu 48 Châu á 40 Trong đó Trong đó Pháp 16,32 Nhật Bản 28 Đông Âu 8,16 Philippin 0,8 Thỗ Nhĩ Kỳ 2,88 Trung Quốc 3,6 Benulue 5,76 Triều Tiên 5,6 Anh 9,6 TT khác 2 TT khác 5,28 Tóm lại thị trường Antraxit trên thế giới còn rất mở, nhu cầu có xu hướng tăng lên Công ty có thể mở rộng thị trường than sang Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Pháp... 2.2. Thị trường nội địa. Than Việt nam là nguồn nguyên liệu quí giá của đất nước, nó được dùng làm nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành chế biến vật chất khác nhu luyện kim, điện lực, hoá chất, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Hàng năm các ngành công nghiệp điện, hoá chất, luyện kim đều phải mua than để phục vụ cho ngành mình tuỳ theo mức độ công việc. Do vậy nó cũng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ than trong nước. Ngoài ra than còn phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân như dùng để đun nấu : đặc biệt than cám và than tổ ong trở nên quen thuộc đối với người dânthành thị cũng như ở nông thôn. Thị trường than trong nước cũng biến độngtheo mùa, theo năm tuỳtheo nhu cầu sử dụng của các ngành chế biến hoặc nhu cầu sử dụng của nhân dân. Ba năm gần đây thị trường than tiêu thụ nội địa giảm mạnh đối với ngành điện. Nhìn vào bảng dưới đây : Đơn vị Năm 1995 1996 1997 1000T Than cho điện 982 820 710 Nhưng than dùng cho ngành khác lại có biến động không lớn nhưng không giảm mạnh như đối với ngành điện. Lý do là việc Nhà nước tăng cường trợ giá than cho nông thôn, miền núi làm cho tăng một phần than tiêu thụ ở nông thôn góp phần hạn chế phá rừng. Năm Đơn vị 1995 1996 1997 Than cho sản suất xi măng 1000T 455 490 497 cho vật liệu xây dựng 1000T 1200 1350 1370 Cho chất đốt 1000T 490 495 498 Cho công nghiệp nặng 1000T 295 350 370 Cho công nghiệp nhẹ 1000T 300 320 335 3. Xây dựng nguồn hàng tốt nhất phục vụ cho xuất khẩu : Công ty Coalimex có nhiệm vụ xuất khẩu than ra thị trường nước ngoài do vậy khâu tạo nguồn hàng là rất quan trọng đối với công ty. Nguồn hàng được lấy từ các đơn vị sản suất ở Quảng Ninh. Cùng trực thuộc Tổng công ty, các công ty than Cẩm Phả, công ty Than Uông Bí, Công ty than Hòn Gai, Công ty than nội địa, Công ty than Đông Bắc, Công ty than khe Tam có nghĩa vụ cung cấp than cho c1. Qui trình sản suất than : Đã được hiện đại hoá rất nhiều từ khâu lấy than từ các mỏ qua sàng lọc bằng các loại dây chuyền sản suất than nhập từ các nước tư bản như Anh, Mỹ làm giảm khả năng làm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ cho công nhân viên ngành than. Năm 1996 và 1997 vừa qua công ty đã nhập một số thiết bị phục vụ cho ngành than như xe cần gạt, hoá chất mỏ phần lớn từ úc và Mỹ để nâng cao qui trình sản suất than đem lại chất lượng cao cho than xuất khẩu. Bảng : Giá trị xuất than của các đơn vị nguồn hàng trong 3 năm 95-96-97 Nguồn hàng 1995 1996 1997 Công ty than Cẩm Phả 7.720.722.64 3909958.74 Công ty than Hòn Gai 5551108.26 3706226.27 295735 Công ty than Uông Bí 2247050.00 1474424.00 180667.50 Công ty than Nội địa 287864.80 274216.77 Công ty than Khe Tam 1685553.77 274216.77 Công ty than Quảng Ninh 1330919.79 1344831.35 498607.18 Công ty Đông Bắc 6073407.29 3424067.11 1444899.44 Công ty Đ/c-KT k/sạn 600988.87 683.569.16 378452.20 XNK than và cung ứng vật tư 52360.00 Dương Huy 764331.29 248318.60 Hà Tu 206027.80 Núi Béo 16414.80 Xn tuyển than HG 1651722.54 4. Chuẩn bị giao dịch ngoại thương. Bước 1 : nghiên cứu tiếp cận thị trường. Việc nghiên cứu thị trường là một vấn đề quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và nhất là đối với công ty Coalimex việc nghiên cứu thị trường là 1 việc làm cần thiết và có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Nghiên cứu thị trường giúp cho công ty nắm bắt được những nhu cầu cần thiết về than Antraxit trên thị trường thế giới cũng như đối thủ ct của mình và chất lượng và giá cả của nó trên thị trường. Việc nghiên cứu thị trường và thu nhập các thông tin về thị trường công ty thường sử dụng phương pháp nghiên cứu sau : - Phương pháp nghiên cứu tại bàn làm việc. Đây là phương pháp phổ thông nhất thông qua cáctạp chí, báo chuyên ngành ... phương pháp này có ưu điểm là dễ dàng tiết kiệm được thời gian sức lực, tiền của. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là cung cấp các thông tin ở mức độ tin cậy thấp, chậm chễ bởi vật kết quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0480.doc
Tài liệu liên quan