Đề tài Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường TH Lê Văn Tám

Xã hội loài người được xây dựng trên bản chất nhân văn. ở một xã hội, một cộng đồng cụ thể nếu tính nhân văn càng thể hiện rõ bao nhiêu thì xã hội đó, cộng đồng đó càng văn minh, càng tốt đẹp bấy nhiêu.

Vào thời kì mới của nền giáo dục nước ta hiện nay, tính nhân văn được thể hiện rõ trong mục tiêu và sự phát triển của bậc học, ở quan điểm cho rằng: “Học sinh là nhân vật trung tâm của nhà trường”. ở bậc tiểu học, học sinh- nhân vật trung tâm của nhà trường có một số đặc điểm mà những người làm công tác giáo dục cần biết để tôn trọng và có những biện pháp giáo dục thích hợp. Để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển tối ưu theo hướng mục tiêu giáo dục của bậc học hiện nay ta đang đổi mới. Nhằm từng bước tiến tới có một bậc học tốt hơn.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường TH Lê Văn Tám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững chuẩn mực. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là tổ chức cuộc sống của trẻ ( gồm các hoạt động học tập – lao động – vui chơi... và các mối quan hệ của trẻ đối với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên) theo đúng các chuẩn mực đạo đức. 3).Những giá trị cơ bản của con người Việt nam thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Xuất phát từ vai trò vị trí của đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách , từ vị trí của con người trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và tự nhiên với tư cách là chủ thể giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa vật chất và tinh thần, giữa dân tộc và nhân loại. Vì vậy có thể xác định hệ thống các chuẩn mực đạo đức( giá trị đạo đức) theo năm nhóm phản ánh các mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết. 3.1-Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện lý tưởng sống của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội. - Có lý tưởng XHCN, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Yêu quê hương, đất nước. Tự cường và tự hào dân tộc chính đáng. Tin tưởng vào Đảng và đường lối đổi mới của Đảng. ý nghĩa của những chuẩn mực đạo đức thể hiện tư tưởng chính trị sẽ góp phần định hướng cho lý tưởng sống cho mỗi cá nhân. Đạo đức của mỗi con người là sống, làm việc, rèn luyện vì “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà trước mắt là quan tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH – HĐH đất nước. 3.2-Nhóm chuẩn mực thể hiện sự hoàn thiện của bản thân: Biết tự trọng. Tự tin (Tin vào bản thân, tin vào sự hoàn thiện của đát nước). Tự lập Giản dị Cần cù, tiết kiệm Trung thực: Không lừa dối người khác và chính lương tâm đồng thời biết đấu tranh để bài trừ mọi biểu hiện của sự dối trá, thiếu trung thực trong mối quan hệ hàng ngày, dám nhìn thẳng vào sự thật và đấu tranh cho sự thật. Hướng thiện ( cả trong suy nghĩ và hành động). Biết kiềm chế: Đây là đức tính cần thiết để giúp trẻ biết tự điều chỉnh hành vi của mình ở mọi nơi, ngay cả khi không có sự kiểm tra, kiểm soát của người khác. Có thói quen tự kiềm chế thì trẻ sẽ tránh được những sai lầm, những xung đột, những hành vi vô kỉ luật, biết kiên trì chờ đợi khi cần thiết. Đó là cơ sở của kỷ luật tự giác, cơ sở của tự giáo dục Biêt hối hận: Khi trẻ phạm sai lầm thì giáo viên phải giúp trẻ biết hối hận, sửa chữa sai lầm và không tái phạm khuyết điểm. Có kế hoạch tự hoàn thiện. 3.3-Nhóm đạo đức thể hiện quan hệ đối với mọi người và dân tộc: - Nhân nghĩa : Thể hiện lòng biết ơn của con người đối với tổ tiên, cha mẹ, thầy cô, người có công với dân với nước và kính trọng những người đã sinh thành nuôi dưỡng. Lòng yêu thương con người. Khoan dung ( vị tha): Khoan dung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Là truyền thống lá lành đùm lá rách, thương người như thể như thể thương thân, hoà chế nghịch, thiện thắng ác, đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại. Khiêm tốn: Là người biết tôn trọng người khác hơn chính bản thân mình đánh giá người khác cao hơn sự tự đánh giá mình, phù hợp vợi sự thật khách quan ( cần phân biệt lòng khiêm tốn với tính tự ti và tự cao). Hợp tác: Đồng cảm biết chia sẻ, đoàn kết, hữu nghị. Bình đẳng: + Lễ độ lịch sự, tế nhị. + Tôn trọng mọi người. Thuỷ chung và gữ chữ tín. 3.4-Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc: Làm việc có trách nhiệm cao. Có lương tâm ( tâm đối với nghề: yêu nghề mến trẻ) Tôn trọng pháp luật. Tôn trọng lẽ phải( chân lý) và dám đấu tranh vì lẽ phải. Dũng cảm, liêm khiết. Năng động, sáng tạo. - Thích ứng (thích ứng với môi trường làm việc, môi trường sống, thích ứng với công việc). Những giá trị trên sẽ là động lực giúp mỗi cá nhân nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thiện nhân cách, học tập, lao động và hoạt động xã hội. Những chuẩn mực nêu trên ở góc độ nhất định thể hiện tập trung ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội. 3.5-Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trường sống ( Môi trường tự nhiên- xã hội) Xây dựng gia đình hạnh phúc. Tự giác, quan tâm, tham gia giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên. Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ. Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, khủng bố. Bảo vệ, phát huy truyền thống, di sản văn háo dân tộc, nhân loại, chống tệ nạn xã hội và bệnh tật hiểm nghèo. Môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá - xã hội có mối quan hệ lẫn nhau, tạo ra môi trường sống của con người. Giữ gìn bảo vệ, xây dựng môi trường sống là vấn đề bức xúc của xã hội ngày nay, đòi hỏi mọi người phải có lương tâm, có đạo đức, phải có những chuẩn mực nhất định. 4. Những đặc trưng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đối với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam. 4.1-Môn đạo đức ở tiểu học đưa ra các chuẩn mực đạo đức dưới dạng những chuẩn mực hành vi cụ thể: Nhà trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân – người lao động có những phẩm chất và năng lực cần thiết. Các chuẩn mực đạo đức được lựa chọn từ những chuẩn mực xã hội cụ thể, được đưa ra dưới dạng những chuẩn mực hành vi đạo đức. Bởi vì, do trình độ nhận thức còn thấp, tư duy cụ thể còn chiếm vai trò rất quan trọng, có tính hay bắt trước, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn lên chưa đủ năng lực nhận thức các chuẩn mực đạo đức trên bình diện lý luận. Những chuẩn mực hành vi này giúp cho học sinh có cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đa dạng phù hợp với những yêu cầu đạo đức mà xã hội quy định. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, được học các chuẩn mực hành vi, học sinh có điều kiện: + Dễ hiểu về nội dung ý nghĩa cá nhân, ý nghĩa xã hội và cách thực hiện. + Nâng cao dần tính khái quát của những hiểu biết có liên quan. + Dễ nhớ lâu và dễ thể hiện trong cuộc sống. 4.2- Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong chương trình có tính đồng tâm: - Do năng lực nhận thức và kinh nghiệm sống còn ở trình độ thấp học sinh lớp 1 và ngay cả những học sinh lớp trên của tiểu học chưa thể nắm ngay được khái niệm đạo đức một cách đầy đủ, toàn vẹn với bản chất vốn có của nó mà có khả năng nắm dần dần những dấu hiệu của khái niệm. Những dấu hiệu đó dần dần được khái quát ở mức độ nhất định từ lớp này sang lớp khác. Cuối cùng ở học sinh hình thành được những khái quát sơ đẳng đầu tiên về chuẩn mực đạo đức. - Vì vậy trong quá trình dạy học đạo đức tiểu học, khi dạy một chuẩn mực hành vi đạo đức nào đó có tình đồng tâm thì cần tận dụng những điều có liên quan mà học sinh đã học từ lớp dưới và ngược lại khi dạy các chuẩn mực đó ở lớp dưới thì cần chuẩn bị cho các em có khả năng tiếp thu chuẩn mực này ở lớp trên tránh tình trạng dạy lớp nào biết lớp đó. 4.3-Những chuẩn mực hành vi đạo đức được giới thiệu bằng những mẫu hành vi đạo đức qua các hoạt động dạy học, các dạng bài tập 4.4. Mỗi bài đạo đức được thực hiện trong hai tiết 4.5. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần tập trung vào luyện tập cho các em những chuẩn mực và quy tắc đạo đức đơn giản , hình thành thói quen , hành vi đạo đức. Đối với học sinh tiểu học cần đặc biệt chú ý những thói quen sau đây : - Thói quen biết lễ độ ( chào hỏi lễ phép, cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết), tôn trọng mọi người ( không làm phiền, không nói to nơi công cộng hoặc người khác đang làm việc,..). - Thói quen cư xử ân cần, sẵn sàng giúp đỡ người khác, trước hết là người thân. - Thói quen tự kiềm chế: Giúp trẻ tự kiềm chế tránh được xung đột, biết kiên trì chờ đợi khi cần thiết. Đây là cơ sở của kỷ luật tự giác, tự giáo dục. - Thói quen sinh hoạt, biết giữ lời hứa. 4.6-Một điểm cần lưu ý trong quá trình giáo dục đạo ở lứa tuổi tiểu học: tình cảm đạo đức được xây dựng trên nền cơ bản là tình thương, lòng nhân ái, lòng vị tha. Vì vậy trong thực tế cuộc sống cần tạo ra những tình huống để trẻ biết quan tâm đến thiên nhiên, loài vật và đặc biệt là con người, làm cho trẻ biết xúc động, xao xuyến trước mỗi tình huống đạo đức mà trẻ gặp phải trong thực tiễn cuộc sống. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển nhân cách con người. Nó “đặt những viên gạch đầu tiên” cho sự hình thành ở các em nhân cách người công dân. Mặt khác , nó còn giúp các em hình thành cơ sở ban đầu của “ sức đề kháng” chống lại sự xâm nhập của những cái xấu từ bên ngoài và gột rửa những cái xấu bị tiêm nhiễm. II.Vị trí, vai trò của công tác giáo dục đạo đức trong trường tiểu học hiện nay. Xuất phát từ vai trò, vị trí của giáo dục đạo đức nói chung và phân môn đạo đức nói riêng. Trong việc hình thành và phát triển nhân cách (pháp triển toàn diện - Đức, trí, thể, mĩ) cho học sinh thì các biện pháp, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có vị trí và vai trò rất quan trọng và là nhân tố quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu, yêu cầu của giáo dục đã đề ra. Chương 2. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức của nhà trường hiện nay. I.Vài nét khái quát về trường tiểu học Lê Văn Tám. Trường TH Lê Văn Tám là một trường mới được thành lập (tháng 10 năm 2004) cơ sở vật chất hầu như không có gì. Tổng số giáo viên của nhà trường là 12 người, trình độ chuyên môn cũng như năng lực giảng dạy không đồng đều, cụ thể: Trình độ đại học: 03 đ/c chiếm 25 %. Trình độ THSP (12 + 2): 04 đ/c chiếm 33,3 %. Trình độ THSP (9 + 3): 03 đ/c chiếm 25 %. Trình độ sơ cấp: 02 đ/c chiếm 16.7 %. Tổng số học sinh toàn trường: Năm học: 2004 – 2005 là 340 em. Năm học: 2005 – 2006 là 218 em. Trường toạ lạc tại thôn Nông Kon xã Đắk Dục huyện Ngọc Hồi. Là vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ( học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 98 %) có con đường Hồ Chí Minh đi qua, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn song cũng đang trên đà phát triển, nền kinh tế thị trường đã và đang tác động không nhỏ đến vấn đề đạo đức của học sinh – một nhân cách đang hình thành đang và phát triển. Mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều, công tác xã hội hoá giáo dục chưa được đề cao. II.Thực trạng của công tác giáo dục đạo dức hiện nay của nhà trường. 1).Kết quả đạt được( năm học 2004 – 2005). ( Theo báo cáo tổng kết năm học của Nhà trường ) Trong những năm qua giáo dục vẫn được coi là “Quốc sách”, vẫn được các cấp các ngành quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt. Kinh tế xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trìng độ dân trí ngày được nâng cao. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ các thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo giáo dục. Giáo dục đạo đức ở nhà trường luôn luôn được trú trọng và đã đạt được những thành quả rất đáng trân trọng,cụ thể: - Đa số các em học sinh chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời thầy cô ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi. - ở nhà trường các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và bốn nhiệm vụ của người học sinh. Có em thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi đạo đức như: biết cảm ơn, xin lỗi, đi xin phép về chào hỏi,...Giúp đỡ bạn cùng tiếu bộ. - Biết tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Biết phụ giúp cha mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi. - Quan tâm giúp đỡ những người khác thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái. ủng hộ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, chăn sóc để tỏ lòng biết ơn đối với những người có công, các gia đình chính sách, leo đơn, các gia đình thương binh liệt sĩ. - Đi học chuyên cần, không ngừng học tập, vượt qua mọi trở ngại khó khăn trong cuộc sống vươn lên học giỏi, đạt nhiều thành tích xuất sắc như: Danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, huyện; học sinh xuất sắc, học sinh tiên tiến; cháu ngoan Bác Hồ, thi kể truyện đạo đức các cấp,... - Hầu hết các em đã biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết áp dụng những điều đã học vào thực tế của cuộc sống – thể hiện trong việc ứng xử giao tiếp hàng ngày. - Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2004 – 2005. Tổng số học sinh toàn trường: 340 em. Xếp loại hoàn thành: .........em. Trong đó, hoàn thành tốt có:....em chiếm......%. Xếp loại chưa hoàn thành:..... em chiếm .....% 2.Thực trạng của vấn đề (tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu). Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này đã sử dụng 140 phiếu điều tra để tiến hành trưng cầu ý kiến của 140 phụ huynh và học sinh của trường. Kết quả đạt được, cụ thể như sau: ( Có bảng tổng hợp kèm theo). *Đối với phụ huynh học sinh: Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 140 phụ huynh. Trong đó, có 125 người có quan niệm và nhận thức đúng đằn, xác định rõ mục tiêu về công tác giáo dục đạo đức cho con em mình, có hình thức giáo dục phù hợp. Còn lại 15 phụ huynh học sinh chưa có quan niệm, nhận thức và chưa xác định rõ mục đích của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chưa có hình thức giáo dục phù hợp vì lý do: - Một số gia đình mải lo làm ăn kinh tế nên không có thời gian giáo dục con, có gia đình cha mẹ đi làm rẫy xa và ở lại đó cả tuần mới về một lần nên việc các em ăn uống, học hành phải tự mình lo lấy, có gia đình cho rằng giáo dục đạo đức là do nhà trường giáo dục còn họ không biết chữ, không biết cách giáo dục (họ khoán trắng cho nhà trường). - Một số gia đình do cha mẹ mắc vào rượu chè, cờ bạc, gia đình mâu thẫu thường xuyên cãi nhau nên các em chán học sinh hư hỏng đua đòi, chơi bời lêu lổng,... - Cá biệt có gia đình không bao giờ quan tâm đến việc học hành của con cái mình. Khi chúng tôi hỏi cũng không biết con mình học lớp mấy, học cô thầy nào, hàng ngày đi làm gì, ở đâu và bao giờ về,... *Đối với học sinh: chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 140 em và kết quả đạt được cụ thể như sau: - 128/ 140 em được hỏi xác định được đúng quan niệm, mục đích, nhận thức và có phương pháp tự rèn luyện đạo đức thường xuyên. 127/140 em tự đánh giá được kết qủa rèn luyện đạo đức của bản thân. Còn lại các em chưa hoặc xác định chưa rõ các nội dung trên. Sở dĩ như vậy là vì: - Một số em cha mẹ không thường xuyên nhắc nhở thúc dục, chưa có những biện pháp giáo dục thích hợp còn chửi bới, đánh đập, bắt phạt bằng nhiều hình thức,.... - Một số em do bạn bè rủ rê nên mải chơi, do lười học, học yếu lên lớp không thuộc bài hay do trong gia đình cha mẹ thường xuyên cãi nhau, bố thường xuyên uống rượu về say xỉn rồi mắng chửi,... Tóm lại khi chúng tôi điều tra và trò chuyện trực tiếp với phụ huynh cũng như với bản thân học sinh. Chúng tôi thấy có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh, như: - Một bộ phận không nhỏ các em có đạo đức chưa tốt: chưa vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. Các em đua đòi, mải chơi, chưa chăm chỉ học tập vi phạm đạo đức. Hình thành nên lối sống không tốt. - Vẫn còn tình trạng học sinh có thái độ bất cần, hỗn láo cãi lại ông bà, cha mẹ, thầy cô và đánh nhau, chửi thề. Thường xuyên vi phạm nội quy của lớp của nhà trường. Chưa thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 4 nhiệm vụ của người học sinh, thường xuyên vắng học không có lý do, bỏ học giữa chừng. Về nhà không học bài, ra đường gặp thầy cô không chào hỏi, đi chưa xin phép về nhà chưa chào hỏi thích đi đâu thì đi. - Một số em có lối sống chỉ biết hưởng thụ đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng những nhu cầu của bản thân mà chưa biết qua tâm giúp đỡ người khác. Với những thực trạng và những nguyên nhân vừa nêu từ phía phụ huynh và học sinh. Song cũng cần nhìn nhận những nguyên nhân từ phía nhà trường, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các cấp chính quyền địa phương,như: - Một bộ phận giáo viên chưa xác định rõ mục tiêu, vị trí và vai trò của giáo dục đạo đức trong nhà trường, chưa thực sự quan tâm giáo dục học sinh một cách thường xuyên, thiếu nhiệt tình, chưa đi sâu đi sát tìm hiểu hoàn cảnh cũng như những tâm tư tình cảm của các em. Còn coi môn học đạo đức là môn phụ nên chưa đầu tư đúng mức cho bài dạy còn qua loa đại khái, chẳng hạn: Bài dạy quy định dạy trong 2 tiết và mỗi tiết dạy trong 35 - 40 phút thế nhưng chỉ dạy khoảng 15 – 20 phút. Thậm chí tiết thứ hai của bài không dạy,... - Chưa thực sự tạo được uy tín, niền tin nơi học sinh. Chưa thường xuyên quan tâm, thăm hỏi và giúp đỡ học sinh đúng mức.Chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Các cấp quản lý giáo dục và chính quyền địa phương có lúc có nơi chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát kịp thời, các đoàn thể chưa có nhiều những phong trào, những sân chơi lành mạnh thực sự mang ý nghĩa giáo dục cao cho học sinh. Chương 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác giáo dục đạo đức ở nhà trường. I).Cơ sở để xác lập biện pháp. Xã hội loài người được xây dựng trên bản chất nhân văn. ở một xã hội, một cộng đồng cụ thể nếu tính nhân văn càng thể hiện rõ bao nhiêu thì xã hội đó, cộng đồng đó càng văn minh, càng tốt đẹp bấy nhiêu. Vào thời kì mới của nền giáo dục nước ta hiện nay, tính nhân văn được thể hiện rõ trong mục tiêu và sự phát triển của bậc học, ở quan điểm cho rằng: “Học sinh là nhân vật trung tâm của nhà trường”. ở bậc tiểu học, học sinh- nhân vật trung tâm của nhà trường có một số đặc điểm mà những người làm công tác giáo dục cần biết để tôn trọng và có những biện pháp giáo dục thích hợp. Để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển tối ưu theo hướng mục tiêu giáo dục của bậc học hiện nay ta đang đổi mới. Nhằm từng bước tiến tới có một bậc học tốt hơn. Hiện nay ở nhiều trường tiểu học trong phòng làm việc của giáo viên có khẩu hiệu “ Tất cả vì học sinh thân yêu’, “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong các lớp học ở vị trí trang trọng có các khẩu hiệu dành cho học sinh, như: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “ Đi học là hạnh phúc”. Đó là định hướng cho cách cư xử của thầy, là mục đích của trò ở trường tiểu học.Vì niềm vui, vì hạnh phúc được đi học của trẻ là được phát triển để trở thành chính mình. Giáo dục tiểu học là sự nghiệp của toàn dân, có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi nhà. Có được bậc học tốt, làm tốt công tác giáo dục đạo đức sẽ góp phần làm cho mỗi gia đình lành mạnh, xã hội văn minh. Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục đạo đức nói riêng là nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đó là: Có lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước, hoà bình, công bằng bác ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người; có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống; tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật và các quy định của nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng; sống hồn nhiên mạnh dạn tự tin, trung thực và đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới – công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu giáo dục đạo đức bậc tiểu học được thể hiện ở các mặt sau: - Giúp học sinh có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. - Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản của cuộc sống. - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. - Giáo dục đạo đức là một quá trình hình thành cho học sinh ý thức đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức.Giúp các em chuyển hoá các chuẩn mực đó thành niềm tin. Niềm tin đạo đức sẽ tạo cho các em có sức mạnh “chế biến” những tri thức thành hành vi, thói quen đạo đức. Tình cảm đạo đức được coi là “chất men” thúc đẩy các em biến ý thức hành vi, thói quen đạo đức một cách thoải mái, dễ chịu không bị gượng ép, máy móc. Hành vi đạo đức xét cho cùng là biểu hiện sinh động bộ mặt đạo đức của con người, hành vi này phải được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực đã được xã hội quy định, phải được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc một cách tự giác với động cơ đúng đắn. Hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen đạo đức, thói quen đạo đức gắn liền với nhu cầu về đạo đức. Trong quá trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng giáo viên và những người làm công tác giáo dục cần phải nắm vững được vị trí, vai trò, mục tiêu của giáo dục để từ đó góp phần giúp học sinh của mình phát triển một cách toàn diện mang trong mình phẩm chất đạo đức tạo thành cốt lõi của một nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý trí cao và tình cảm đẹp. II.Các biện pháp cụ thể. - Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục nói chung và trong giáo dục đạo đức nói riêng. - Tăng cường hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm xây dựng môi trường giáo dục Nhà trường – Gia đình – Xã hội lành mạnh. Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng em để từ đó có biện pháp giáo dục, động viên giúp đỡ kịp thời.Phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, với chính quyền địa phương để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. - Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về lượng, vững vàng về trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Không ngừng tự hoàn thiện bản thân, nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm về mọi mặt trong giáo dục cũng như trong cuộc sống để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,cụ thể: + Người giáo viên phải hiểu được trình độ của học sinh. Xác định định được khối lượng kiến thức và kinh nghiệm đã có ở học sinh. Dự kiến được khó khăn, thuận lợi khi học sinh lĩnh hội các khái niệm về đạo đức. + Có năng lực “ chế biến” tài liệu, biết đánh giá đúng tài liệu học tập, xác lập được mối quan hệ giữa chương trình và trình độ của học sinh. Biết xây dựng tài liệu để trình bày, tổ chức cho học sinh lĩnh hội. + Người giáo viên tiểu học là một ông thầy tổng thể nên đòi hỏi họ phải có: Vốn hiểu biết sâu, rộng và chắc. Có khả năng nắm bắt thông tin, biết hướng dẫn cho học sinh tiến hành thực hiện một hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức. Biết chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết cho việc dạy học và các hoạt động giáo dục khác. - Xác định rõ vị trí vai trò và mục tiêu giáo dục đạo đức trong trường tiểu học. Biết kế thừa và chọn lọc những truyền thống, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong giáo dục học sinh. - Nhà trường cùng các đoàn thể thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt đội, sao nhi đồng,...để học sinh vui chơi và học tập. - Bồi dưỡng cho các em những hiểu biết ban đầu về các chuẩn mực đạo đức sơ đẳng trong các mối quan hệ, thông qua năm nhóm chuẩn mực hành vi đạo đức đã xác định. - ở tiểu học do học sinh còn nhỏ tuổi chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đặc biệt là trình độ nhận thức còn thấp nên những chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho các em phải được đưa ra dưới dạng các chuẩn mực hành vi đạo đức cụ thể chứ không phải dưới dạng lý luận trừu tượng – nghĩa là học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn. Để các em có thể thực hiện được những chuẩn mực hành vi đạo đức thì trong các giờ học đạo đức hay trong các hoạt động ngoại khoá cần đưa ra các mẫu hành vi tốt – xấu, đúng – sai, các tình huống giả định để các em so sánh, nhận xét tự tìm ra những điều cần học. VD. Khi dạy bài “ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại” - Đạo đức lớp 2. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh được tham gia trực tiếp gọi và nhận điện thoại, trực tiếp trao đổi qua điện thoại ( mô hình điện thoại trò chơi,...).Từ đó các em khác nghe và đánh giá việc giao tiếp đó đã thể hiện sự lịch sự hay chưa. Giáo viên đưa ra một số tình huống cụ thể để học sinh nhận xét và đưa ra ý kiến để sửa chữa những tình huống mà các em cho là chưa đúng. - Bồi dưỡng cho các em có những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực hành vi đạo đức. - Cần tạo cho học sinh có điều kiện, có cơ hội để rèn luyện và thực hiện các hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với chuẩn mực đã quy định. Điều quan trọng nhất trong giáo dục đạo đức là cần giúp cho các em rèn luyện trong mọi tình huống để có thể chuyển hoá ý thức, hành vi đạo đức thành những việc làm cụ thể. Từ đó giúp các em biết cách ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng của cuộc sống. - Chú trọng việc quản lý, bổ sung và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. C. Kết luận và kiến nghị. I.Kết luận. Nhà trường là nơi kết tinh trình độ văn minh cụ thể của một quốc gia trong giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo con người. Sản phẩm của nhà trường, kết quả giáo dục của nhà trường thể hiện ở học sinh những nhân cách không lặp lại - những công dân tương lai của đất nước. Sản phẩm này đạt mục tiêu nhân cách ở mức độ nào là tuỳ thuộc vào nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục của nhà trường và sự tiếp nhận của mỗi học sinh. Trường tiểu học có một vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt trong sự nghiệp trồng người. Trường tiểu học là nơi đầu tiên tác động đến trẻ bằng phương pháp giáo dục có hệ thống, hay nói cách khác trường tiểu học là nơi có bản sắc riêng và có tính độc lập tương đối mang đậm tính sư phạm và không phụ thuộc vào sự giáo dục trước đó và các bậc học kế tiếp sau đó. Chính vì vậy bậc tiểu học là bậc học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường TH Lê Văn Tám.doc
Tài liệu liên quan