Đề tài Một số đặc điểm mỹ thuật thời Trần

Tháp thời Trần được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, có nhiều tầng, nhỏ dần về phía ngọn. Tầng dưới cùng thường cao nhất có thể từ 2 đến 2,2 m. Bề ngoài thường được trang trí bằng nhiều hình tượng. Tháp có hai loại thờ Phật, thờ Tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ ( tháp mộ). Đứng ở dưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời cao. Cây tháp như nét nối giữa trời và đất. Từ đó, những điều cầu nguyện, những mong muốn sự tốt lành cho con người sẽ đến được với Đức Phật. Có thể vì lẽ đó, mà tháp thường đứng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn ngôi chùa rất nhiều. Căn cứ trên các ngôi tháp còn lại ở thời Trần như tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn thì chiều cao của tháp thường gần bằng hoặc bằng chu vi chân tháp ( có nghĩa là tỷ lệ giữa các cạnh đáy và chiều cao xấp xỉ tỉ lệ 1/4 ). Cùng với kiến trúc Phật giáo, trong thời Trần hai loại kiến trúc cung đình và kiến trúc lăng mộ cũng rất khá triển.

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4276 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đặc điểm mỹ thuật thời Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lâu, nhà Trần bắt đầu thực hiện chế độ khoa cử để chọn người tài giúp nước. Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi đầu tiên. Năm 1247, triều đình đặt lệ thi lấy Tam khôi gồm 3 người đỗ đầu là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi. Năm 1255, nhà Trần đặt lệ lấy 2 trạng nguyên: 1 kinh trạng nguyên dành cho các lộ phía bắc và 1 trại trạng nguyên dành cho Thanh Hóa và Nghệ An để khuyến khích việc học của phương nam. Năm 1275 lệ này bãi bỏ vì không cần thiết nữa. Năm 1396, Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì vua ra một bài văn sách để xếp bục". Lệ thi 4 trường được quy định lại như sau: Những người đỗ đạt được bổ nhiệm vào chức vụ ở viện Hàn lâm, các cơ quan hành khiển, sung vào các phái bộ sứ thần hoặc tiếp sứ phương Bắc. Họ trở thành bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, có những đóng góp quan trọng trọng lĩnh vực chính trị, ngoại giao như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… 1.2.6. Tôn giáo Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. Đại Việt sử toàn thư chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ. Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý. 1.2.7. Văn hóa nghệ thuật Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ. Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra luật thơ Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn Thuyên mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị. Đại Việt sử kí toàn thư chép: Bấy giờ (năm 1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy. Nghệ thuật điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng Âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm Thành và Trung Quốc. Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành và Trung Quốc trong các cuộc chiến đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày càng phổ biến. 1.3. Thời kỳ suy tàn Nhà Trần đã có một thời đại rất hưng thịnh, đã từng đại phá quân Nguyên cũng như bình phục được Chiêm Thành, nhưng kể từ khi thái thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời (1357), vua Trần Dụ Tông ham mê tửu sắc, phó mặc mọi việc triều chính để cho nhà Trần bước vào giai đoạn suy vi và sau cùng bị mất ngôi. Vua Trần Dụ Tông chẳng những bỏ bê triều chính mà còn ra lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng. Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình, đã dâng thất trảm sớ đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại. Vua Trần Dụ Tông đã không nghe theo nên Chu Văn An đã từ quan về nhà dạy học. Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, một người con là Nhật Lễ lên thay. Theo sử sách, Nhật Lễ không phải là con Dụ Tông mà mẹ Lễ vốn là cô đào, vợ của kép hát Dương Khương, đã mang thai Lễ trước khi làm vợ Dụ Tông. Vì vậy sử vẫn gọi tên người con là Dương Nhật Lễ. Nhật Lễ ở ngôi bỏ bễ chính sự, ham tửu sắc, hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ là Dương. Sau Lễ lại giết Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu vì bà đã hối hận việc lập Nhật Lễ. Người tôn thất và các quan đều thất vọng. Tháng 10 năm 1370, các tôn thất nhà Trần hợp mưu lật đổ và bắt giết Nhật Lễ, đưa con thứ 3 của vua Minh Tông là Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông. Nghệ Tông làm vua được 2 năm, lên làm thái thượng hoàng và nhường ngôi cho em là Kính lên thay, tức là Duệ Tông. Năm 1377, Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, thượng hoàng Nghệ Tông lập con Duệ Tông là Phế Đế lên thay. Thượng hoàng Nghệ Tông nắm quyền bính trong tay quyết định mọi việc nhưng lại quá tin dùng một mình Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly). Do đó, Quý Ly xúi giục Nghệ Tông giết hại các trung thần, các hoàng tử, các thân vương và ngay cả vua Phế Đế cũng bị sự gièm pha của Quý Ly mà bị Nghệ Tông phế bỏ. Con Nghệ Tông là Thuận Tông (đồng thời là con rể Quý Ly) được lập lên ngôi nhưng cũng không có thực quyền. Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của Nghệ Tông nên Hồ Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và bè đảng ở triều đình và khắp mọi nơi. Rồi từ đó Quý Ly càng ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì. Năm 1394, Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly nắm lấy cả quyền hành rồi sai người vào đất Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau khi công việc xong xuôi, Hồ Quý Ly bắt Trần Thuận Tông dời kinh về Tây Đô rồi lập mưu ép Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thiếu Đế khi đó mới có 3 tuổi lên ngôi. Quý Ly lên làm phụ chính sai người giết Thuận Tông và chuẩn bị cướp ngôi. Nhìn thấy âm mưu của Hồ Quý Ly, nhiều tướng lĩnh nhà Trần như Trần Khát Chân lập hội với mưu đồ tiễu trừ Quý Ly, nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết vào khoảng hơn 370 người. Năm 1400, Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ. Nhà Trần chấm dứt,kéo dài 175 năm với 13 đời vua. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MĨ THUẬT THỜI TRẦN 2.1. Khái quát đặc điểm của mĩ thuật thời Trần Mĩ thuật thời Trần (thế kỉ 13 - 14): với các chất liệu gỗ, đá, đồng, đất nung và gốm. Công trình kiến trúc tôn giáo còn tồn tại giữ được nhiều dấu ấn nghệ thuật thời Trần như chùa Thái Lạc (Hải Dương); chùa Bối Khê (Hà Tây), một phần chùa Phổ Minh (Nam Định) với những mảng chạm khắc gỗ trang trí, kiến trúc với bệ đá chạm rồng và garuda và các con vật như cá sấu, rồng thành bậc - khu lăng các vua Trần ở An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh), lăng Trần Thủ Độ ở Tam Đường (Thái Bình) có một số tượng thú. Đồ đồng có chuông chùa Vân Bản (Đồ Sơn, Hải Phòng), vòng cáng, bàn đạp, yên ngựa (chùa An Sinh) chạm khắc hình rồng. Đồ gốm Trần với nhiều vật phẩm kích thước tương đối lớn như chậu, thạp. Gốm hoa nâu là dạng điển hình của thời Trần. Đặc điểm phong cách nghệ thuật thời Trần: đường nét phóng khoáng, khoẻ khoắn. Bố cục có phần thưa thoáng đơn giản. Đề tài phong phú hơn thời Lý, đặc biệt là trên đồ gốm xuất hiện nhiều hình ảnh các con thú. Rồng còn nhiều nét của thời Lý nhưng đầu đã có sừng, chân 4 móng, khúc cuộn ở thân doãng hơn 2.1.1. Sự thừa kế những tinh hoa văn hoá thời Lý Nhà Trần kế tiếp ngay sau thời Lý. Vì vậy khi bắt đầu được thành lập, nhà Trần thừa hưởng toàn bộ gia sản văn hoá thời Lý nhất là về mặt kiến trúc. Mãi đến sau kháng chiến chống quân Nguyên Mông, kinh thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề đến năm 1289 nhà Trần mới cho xây dựng lại kinh đô. Các công trình kiến trúc từ thời Lý như tháp Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích… vẫn còn tồn tại sừng sững và đẹp đẽ. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý là cơ sở, nền móng cho mĩ thuật thời Trần phát triển. Mĩ thuật có sự thay đổi về phong cách phù hợp với diều kiện, hoàn cảnh xã hội mới. Tuy vậy cũng không thể có ngay một phong cách khác, mà cần có thời gian. Sự chuyển biến về phong cách sẽ diễn ra từ từ trên cơ sở thừa kế những tinh hoa của văn hoá nghệ thuật thời Lý. Điều này có thể thấy rõ qua một số tác phẩm và hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, nhất là trong nghệ thuật chạm khắc trang trí. Những đề tài, hình tượng nghệ thuật ít có sự thay đổi. Trong chạm khắc ta lại gặp những nội dung đề tài quen thuộc. Đó là sóng nước, rồng, hoa sen, hoa văn tay mướp, phượng, người chim, mây, mặt trời…. Về hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất. Hoa văn sóng nước vẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng như thời Lý. Hình rồng trên viên gạch thuộc hoa chùa Hoa Yên – Yên Tử – Quảng Ninh, vẫn mang những nét điển hình của rồng thời Lý như sự đều đặn, uốn lượn nhịp nhàng và sự mềm mại của đường nét. Đề tài rồng được thể hiện trong các mô típ đã được sử dụng nhiều trong mĩ thuật thời Lý như rồng châu vông sáng. Một số hao văn lá vẫn mang tính cách điệu cao như hình lá dương xỉ trang trí trên bệ đá chùa tháp Phổ Minh (Nam Định). Nhìn chung những chạm khắc trang trí thời Trần vẫn mang phong cách mềm mại, nhẹ nhàng, bộc lộ trí tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo của ông cha ta. Những nét tinh hoa của văn hoá tạo hình thời Lý vẫn trở lại trên các tác phẩm mĩ thuật thời Trần. Phải chăng đó không phải là đặc điểm của mĩ thuật thời Lý mà còn chính là đặc điểm mang tính dân tộc đậm đà của người Việt, mặc dù thời gian có thay đổi. Nói như vậy cũng không có nghĩa là đồng nhất mỹ thuật thời Lý và thời Trần, mà trên cở sở tinh hoa văn hoá Lý, mỹ thuật Trần lại phát triển trong điều kiện xã hội hội có nhiều biến thiên khác với thời Lý. Do đó bên cạnh việc kế thưà về văn hoá, nghệ thuật các nghệ nhân thời trần còn sáng tạo nhiều công trình tác phẩm mỹ thuậtđặc sắc và mang một phong cách riêng của thời Trần. Mặc dù vậy, những nét dân tộc vẫn được thể hiện rõ trong mỹ thuật thời Trần. 2.1.2. Những thay đổi và sáng tạo trong mỹ thuật thời Trần 2.1.2.1 Nghệ thuật kiến trúc Kiến trúc thời Trần lúc đầu được thừa kế thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý. Tuy vậy từ 1262 trở đi, với kiến trúc chùa, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc… cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên các công trình đó đã bắt đầu bộc lộ phong cách mỹ thuật của thời Trần. Sự thay đổi về quan niệm đã dẫn đến sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực phóng khoáng và thoáng đạt hơn. Qua dấu vết còn lại của một số ngôi chùa thời Lý cho thấy các chùa thời Lý thường được xây dựng ở những nơi đất cao và có cảnh đẹp như ở chân núi, trên núi…Vì vậy mặt bằng các chùa thời Lý thường được trải dài trên ba bốn bậc cấp và cao dần. Sang thời Trần, các chùa tháp được phân bố rộng rãi trên cả nước, tuy vậy nhiều hơn cả là những công trình được dựng lên ở ven triền sông của vùng đồng bằng như Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh… Vì lẽ đó, bố cục mặt bằng chùa thời Trần cũng có thể có nhiều kiểu. Chùa Yên Tử, trung tâm của phái Trúc Lâm tam tổ được xây dựng trên núi, do đó phải bạt núi để xây dựng thành cụm chùa riêng theo từng cấp bậc. Lối kiến trúc này gần giống với lối kiến trúc của chùa Phật Tích, chùa Dạm thời Lý. Tuy vậy, còn có thể có bố cục theo kiểu " nội công ngoại quốc" có nghĩa là 3 toà Tiền Đường,Thiên Hương, Thượng Điện được sắp xếp theo kiểu chữ công ( ) hành lang bao quanh giống như chữ quốc ( ). Kiểu bố cục mặt bằng này sẽ gặp hiều hơn trong kiến trúc các thời kỳ sau. Qua đó cho thấy có những thừa kế và sự sáng tạo trong phong cách mỹ thuật thời Trần. Cùng với kiến trúc thời Lý, kiến túc thời Trần đã làm phongphú thêm, hoàn chỉnh thêm kiến trúc Phật giáo nói riêng và đóng góp cho kho tàng kiến trúc dân tộc nhiều công trình có giá trị cao. Tháp thời Trần được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, có nhiều tầng, nhỏ dần về phía ngọn. Tầng dưới cùng thường cao nhất có thể từ 2 đến 2,2 m. Bề ngoài thường được trang trí bằng nhiều hình tượng. Tháp có hai loại thờ Phật, thờ Tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ ( tháp mộ). Đứng ở dưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời cao. Cây tháp như nét nối giữa trời và đất. Từ đó, những điều cầu nguyện, những mong muốn sự tốt lành cho con người sẽ đến được với Đức Phật. Có thể vì lẽ đó, mà tháp thường đứng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn ngôi chùa rất nhiều. Căn cứ trên các ngôi tháp còn lại ở thời Trần như tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn… thì chiều cao của tháp thường gần bằng hoặc bằng chu vi chân tháp ( có nghĩa là tỷ lệ giữa các cạnh đáy và chiều cao xấp xỉ tỉ lệ 1/4 ). Cùng với kiến trúc Phật giáo, trong thời Trần hai loại kiến trúc cung đình và kiến trúc lăng mộ cũng rất khá triển. Năm 1289, nhà Trần cho xây dựng lại kinh thành Thăng Long. So với thời Lý, kinh thành Thăng Long thời kỳ này đựơc mở mang thêm nhiều đường phố, xây dựng thêm nhiều cung điện, lầu gác. Trước đó,( năm 1253) nhà Trần cho mở Quốc Học Viện đẩy mạnh việc thi cử, học hành. Ngoài ra, ở vùng quê hương Nam Định còn xây dựng phủ Thiên Trường với quy mô tương đối lớn trong thời gian từ 1262 đến 1264. Ngày nay các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều dấu vết của khu cung điện đó. ở đây có khu Trùng Quang được to lớn và đẹp đẽ được Trần Nguyên Đán ví như cung điện nhà Hán, ngoài ra còn có nhiều cung điện làm chỗ nghỉ và làm việc cho các vua, các Thái Thượng Hoàng. Nơi đây có trường học, chùa Tháp Phổ Minh… Tất cả các công trình đó làm cho phủ Thiên Trường trở thành nơi đô hội sầm uất, thịnh vượng của nhà Trần. Cuối thời Trần, lợi dụng sự suy yếu của giai cấp thống trị của nhà Trần, Hồ Quý Ly đã nuôi âm mưu cướp ngôi của nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã ép vua Trần Thuận Tông dời đô về Vĩnh Lộc – Thanh Hoá và xây dựng ở đây một kinh đô mới, đó là thành Tây Đô. Năm 1400, khi đã lên ngôi, Hồ Quý Ly vẫn coi đây là kinh đô cho nước Đại Ngu của mình. Kiến trúc cung đình thời Trần có 3 công trình lớn như kinh thành Thăng Long, Phủ Tây Đô và Phủ Thiên Trường( Nam Định). Ngoài hai thể loại kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo, thời kỳ này đã bắt đầu có những kiến trúc lăng mộ của các vua hoặc quan lớn như: Trần Thủ Độ cũng được xây lăng ở Hưng Nhân ( Thái Bình ) . Mặc dù vậy về kiểu dáng cũng chưa có gì đáng kể. Phần lớn các lăng ngày nay đã bị tàn phá, không còn được nguyên vẹn và việc xác định vị trí lăng rất khó. Tài liệu thì không còn nhiều, tuy vậy cũng có một số tài liệu nhắc đến khu lăng mộ của Trần Thủ Độ ở Thái Bình, lăng vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông ở An Sinh - Đông Triều – Quảng Ninh… 2.1.2.2. Nghệ thuật điêu khắc Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn liền với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc điểm phong cách phù hợp với kiến trúc. Đi với kiến trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng sấu, tượng rồng. Với lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú vừa mang tính chất trang trí cho lăng mộ vừa là người canh gác, hậu cần giữ cho trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất. Nếu các bức tượng phù điêu còn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích, chùa Dạm…thì ở thời Trần các tác phẩm tìm được lại tập trung ở các khu lăng mộ là chính. Trong số những tác phẩm điêu khắc còn lại của thời Trần có rất nhiều tượng đá. Tượng Phật thì hầu như chưa tìm được tác phẩm nào, nhưng bệ đá hoa sen thì lại tìm được khá nhiều như bệ đá chùa Ngọc Đình (1374), chùa Bối Khê (1382)… Theo nhiều nhà nghiên cứu mĩ thuật thì những bệ đá hoa sen có thể là bệ tượng Phật hoặc để bày đồ lễ và thường được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong chùa. Bệ đá hoa sen thường được thể hiện là một khối chữ nhật, phần trên cùng chạm hai lớp cánh sen, phần tiếp theo thu nhỏ lại, bốn góc tạo hình bốn con chim thần. Các mặt chia ô chạm rồng, mây, hoa, lá… Dưới cùng là bế đệ Trong một số lăng mộ của vua quan thời Trần có những con vật gần gũi với đời sống người dân như con trâu, con chó… bên cạnh những đề tài chính thống khác như tứ linh… Mặc dù vậy ngay cả trong những pho tượng thể hiện đề tài chính thống vẫn bắt gặp những nét dân gian, chất hiện thực sinh động và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ. Trên các pho tượng thời Trần, trang trí hoa văn đơn giản và bớt đi nhiều so với thời Lý. Các tác phẩm chạm khắc, trang trí vẫn thể hiện những đề tài quen thuộc như : rồng, mây, sông nước, hoa lá… Tuy vậy cũng có một số thay đổi như đề tài thể hiện tổng hợp: đầu rồng, sừng tê, ngọc báu… Hình tượng các cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người, nửa chim rất phong phú và sinh động. Hình tượng này gặp nhiều trong các trang trí ở chùa Lạc Thái – Hải Hưng. Mật độ các hoa văn trang trí thoáng hơn, đường nét bớt sự đều đặn và phóng khóang hơn. ở một số nơi còn trang trí các đề tài mang đậm chất dân gian như tác phẩm: " Dê, hoa, lá" ở bệ tượng phật chùa Bối Khê (1382) – Hà Tây. Hình tượng rồng mặc dù về cơ bản vẫn giữ nhiều nét kế thừa rồng thời Lý song trong cách thể hiện lại có nhiều sự thay đổi. Các uốn khúc không còn đều đặn, thoăn thoắt mà khúc doãng, khúc mau tạo sự sống động và hiện thực cho con rồng thời Trần. Những nét mềm mại trong con rồng thời Lý bớt đi nhiều, thay vào đó là nét mập mạp, khoẻ khoắn và cứng cáp hơn. Một vài chi tiết như chân, đầu móng rõ ràng khúc chiết hơn. Có thể so sánh ở nhiều tác phẩm, nhiều thể loại nghệ thuật để thấy rõ sự thay đổi trong phong cách sáng tạo của thời Trần dựa trên những cơ sở tinh hoa nghệ thuật được tiếp thu của thời Lý. Đặc điểm này bộc lộ rất rõ trong mỹ thuật thời Trần. 2.1.2.3. Nghệ thuật hội hoạ Bên cạnh những tác phẩm chân dung mang tính chất lý tưởng như bức tranh chân dung 72 người học trò vủa Khổng Tử, thời Trần còn có bộ tranh chân dung của những người có công trongcuộc kháng chiến chống quan Nguyên Mông. Những bức tranh đó được tập trung trong bộ " Trung hưng thực lục". Trong đó có ghi rõ tiểu sử, chép truyện và vẻ hình. Đây là một bộ sách có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cao. Song rất tiếc là đến nay vẫn chưa tìm thấy được tranh, mà chỉ lưu truyền những câu thơ vua ban khi tặng tranh. Qua đó chúng ta biết được một di sản văn hoá của dân tộc rất quý giá mặc dù không thể thưởng thức trực tiếp được. Những bài thơ đó chứng tỏ một điều rất rõ ràng là cùng với sự phát triển của kiến trúc và điêu khắc thời Trần cũng có nhiều tác phẩm đánh dấu sự phát triển của hội hoạ. Cuối thế kỷ XIV, tình hình suy yếu của nhà Trần làm nảy sinh mưu đồ phản loạn, vì thế vua Trần cho vẽ tranh "tứ phụ" nêu gương bốn người có công giúp vua dựng nghiệp lớn như: Tô Hiến Thành, Chu Công Hoắc Quang và Gia Cát Lượng . Năm 1394, vua ban tặng cho Hồ Quý Ly và mong Hồ Quý Ly sẽ noi theo tấm gương của những trung quân này. Bộ tranh chân dung này có lẽ cũng được vẻ theo lối tượng trương, mang tính lý tưởng hoá. Năm 1396, nhà nước cho ban hành tiền giấy. Trên các đồng tiền giấy đầu tiên có vẽ hình công, sóng nước, mây, phượng, rồng, tuỳ theo giá trị tiền từ 10 đồng đến 1 quan tiền. Điều này cũng phần nào cho biết rõ thêm về hình vẽ thời Trần. Ngoài ra qua thơ còn cho biết số tranh vẽ của thời kỳ này như bài: " Đề Đường Minh Hoàng dục mã đồ " trong Hoàng Việt thi văn tuyển ( Hà Nội- 1957 trang 75). Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được nội dung đề tài của bức tranh và sự thông cảm của tác giả trước nổi khổ của nhân dân. Bài thơ vịnh tranh vẽ con Hạc vừa bay vừa quay đầu lại cũng gồm bốn câu. Hai câu đầu nhà thơ cho thấy hình vẽ trong tranh đó là: " Phất phơ rặng trúc, đá một toà - Thung thăng vỗ cánh biếng bay xa". Hai câu thơ sau bộc lộ sự triết lý, sự suy tư của nhà thơ trước hình tượng trong tranh vẽ, liên hệ với cuộc sống cách ứng xử trong cuộc đời: " Ngoảnh cổ quay đầu không phòng nạn – E khi trước mắt lưới giăng ra" Thời Trần đã trôi quakhá lâu, sốlượng tác phẩm không còn nhiều. Tuy vậy, qua nhiều nguồn tư liệu và sự dày công nghiên cứu của nhiều nhà lý luận mỹ thuật cũng làm rõ những thành tựu về các mặt kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ thơì Trần. Qua đó thế hệ cháu con cảm nhận được giá trị và phong cách nghệ thuật của ông cha qua các thời kỳ lịch sử. Thời kỳ sau tiếp thu, kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước. Đồng thời trên cơ sở đó phát triển phù hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời. Nếu phong cách mỹ thuật thời Lý bộc lộ rõ tính tư tưởng hoá, mẫu mực, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, chau chuốt thì mỹ thuật thời kỳ Trần mang đậm nét hiện thực, sống động, khoẻ khoắn, đơn giản. Mặc dù vậy, cả hai thời kỳ Lý và Trần mĩ thuật Phật giáo đều tiêu biểu. Do đó, dù có sự khác nhau về phong cách mỹ thụât của hai thời kỳ này cũng có nhiều nét tương đồng, biểu hiện nét mỹ thuật dân tộc 2.1.2.4. Gốm thời Trần Gốm thời Trần tìm được khá nhiều trong các hố khai quật và thường được tìm thấy cùng với những đồ gốm trang trí kiến trúc cùng thời. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam. Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có phong cách giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Cũng chính vì đặc thù này nên việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không phải dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo chân đế, hiện nay chúng tôi bước đầu đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần. Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. Về hoa văn trang trí cũng vậy, mặc dù có cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Dường như đây là loại hoa văn rất phát triển ở thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý. Tại hố đào ở khu D cũng đã tìm thấy mảnh khuôn in gốm thời kỳ này cùng nhiều mảnh bao nung, con kê và đồ gốm phế thải.    Chậu hoa nâu Bên cạnh sự phong phú các loại hình đồ gốm độc sắc (men trắng, men ngọc, men nâu) tại khu vực khai quật đã tìm được khá nhiều đồ gốm hoa nâu có chất lượng cao. Trong đó, đáng chú ý nhất là chiếc thạp lớn có nắp trang trí hoa sen và những chiếc vò, chậu trang trí hoa văn dây lá. Đặc biệt, tại hố D5 còn tìm thấy một chiếc chậu trang trí hình bốn con chim đang đi kiếm mồi trong bốn tư thế khác nhau, xen giữa là cành lá sen và hoa sen nhỏ. Theo tư liệu hiện vật có trong tay thì đây là một trong những tiêu bản gốm hoa nâu thời Trần đặc sắc ở Việt Nam. Tước gốm men nâu Nét mới riêng biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất hiện dòng gốm hoa lam. Loại gốm này được tìm thấy khá nhièu trong các hố khai quật và phổ biến là bát, đĩa vẽ cành hoa cúc màu nâu sắt và xanh cobalt giống như những đồ gốm đã được xuất khẩu sang Đông Nam Á, Trung Đông và Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ XIV. Đáng lưu ý là tại các hố ở khu D đã tìm thấy chồng đĩa lớn vẽ cành hoa cúc cùng nhiều chồng dính của loại gốm men độc sắc trang trí văn mây hình khánh, chim phượng và hoa lá. Tư liệu này góp phần khẳng định thêm rằng, ngoài những dấu hiệu vè lò gốm thời Lý nói trên khả năng ở đây còn có những lò gốm thời Trần 2.2. Những tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu của thời Trần 2 .2.1. Chùa, tháp Phổ Minh (Lộc Vượng – Nam Định ) Chùa Phổ Minh là một trong nhữmg công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Trần. Chùa được xây dựng từ thời Lý, sang thời Trần chùa được xây dựng mở mang hơn. Chùa Phổ Minh nằm trong vùng đất của Phủ Thiên Trường. Năm 1262, khi bắt đầu xây dựng chùa có quy mô khá lớn. Ngày nay, trải qua hơn 700 năm chùa đã được tu sửa nhiều lần. Di tích còn lại là tháp Phổ Minh, một số thành bậc cửa bằng đá chạm rồng, sấu, bộ cánh cửa nhà tiền đường có chạm rồng. Chùa Phổ Minh được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Hai bên chùa có hai dãy hành lang, mỗi dãy dài 12 gian . Phía sau chùa còn có một số công trình nối tiếp nhau thành dãy nhà Tổ, điện mẫu và nhà Tăng. Lối kiến trúc này trở nên quen thuộc và hoàn thiện vào các thời kỳ sau. Trước điện thờ Phật là cây tháp cao 21,20m, đáy hình vuông có cạnh là 5,20m. Chùa Phổ Minh có 14 tầng, tầng dưới cùng cao nhất, các tầng trên thu nhỏ dần lên về phía ngọn. Nhiều viên gạch xây tháp có khắc dòng chữ: " Hưng long thập tam niên" tức năm 1305. Như vậy, cây tháp được xây dựng chừng sau chùa rất nhiều năm. Đặc biệt, ở các tầng trên được xây dựng bằng gạch. Mặt ngoài của viên gạch được chạm hình rồng. Cây tháp vươn cao, màu gạch đỏ nổi bật trên nền cây xanh và in bóng xuống mặt ao phía trước. Tất cả hoà hợp tạo nên một tổng thể hài hoà, cân đối giữa kiến trúc do con người tạo nên và cảnh quan môi trường xung quanh. Tháp Phổ Minh ( Nam Định) Tháp Phổ Minh không những đẹp về tổng thể kiến trúc mà đi sâu vào chi tiết càng thể hiện tài năng kết hợp trang trí với kiến trúc của ông cha ta. Tầng dưới cùng được bắt đầu trang trí bằng hai lớp cánh sen ngửa và úp gợi cho ta cảm giác cây tháp được xây dựng tren một đoá sen. Quanh cửa tháp ở 4 hường, các chân cột góc của tầng dưới cùng được trang trí bằng mô típ hoa, lá, mây cách điệu rất sinh động. ở đây còn kết hợp vẻ đẹp của kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm mĩ thuật thời Trần.doc
Tài liệu liên quan