Đề tài Một số đề xuất hoàn thiện phương pháp tính giá nguyên vậy liệu nhập kho, xuất kho

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

PHẦN I: CƠ SỚ LÍ LUẬN VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHO, XUẤT KHO - 2 -

1.1. Tính giá NVL và bản chất của tính giá NVL - 2 -

1.1.1. Tính giá NVL - 2 -

1.1.2. Bản chất tình giá NVL - 2 -

1.2. Các phương pháp tinh giá NVL - 3 -

1.2.1. Phương pháp giá gốc (giá phí lịch sử) - 3 -

1.2.2. Phương pháp giá phí hiện tại - 3 -

1.2.3. Giá phí thay thế - 4 -

1.2.4. Giá phí có thể thực hiện được - 4 -

1.2.5. Phương pháp giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường (Lower of cost or market value- LCM) - 5 -

1.2.6. Phương pháp giá phí chuẩn (Standard cost) - 7 -

1.3. Kinh nghiệm tính giá NVL tại một số nước - 7 -

1.3.1. Kinh nghiệm từ kế toán Mỹ - 7 -

1.3.2. Kinh nghiệm từ kế toán Pháp - 9 -

1.3.3. Kinh nghiệm từ kế toán Trung Quốc - 9 -

PHẦN II: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHO, XUẤT KHO - 11 -

2.1. Lịch sử kế toán thế giới về tính giá NVL - 11 -

2.1.1. Giai đoạn trước CMKT VN số 02 ra đời - 11 -

2.1.2. Giai đoạn sau CMKT VN số 02 ra đời - 11 -

2.2. Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về phương pháp tính giá NVL nhập kho, xuất kho - 12 -

2.2.1. Nguyên tắc tính giá NVL - 12 -

2.2.2. Tính giá NVL nhập kho - 13 -

2.2.3. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho - 17 -

PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ SUẤT HOÀN THIỆN TÍNH GIÁ NVL - 27 -

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tính giá NVL - 27 -

3.2. Đánh giá công tác tính giá NVL - 28 -

3.2.1. Những ưu điểm - 29 -

3.2.2.Những tồn tại - 31 -

3.3. Một số đề suất nhằm hoàn thiện công tác tính giá NVL - 36 -

3.3.1. Đối với NVL được biếu, tặng - 36 -

3.3.2. Đối với khoản giảm gía được hưởng trong thời gian nhà cung cấp thực hiện các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. - 36 -

3.3.3. Đối với bất cập của việc tính giá xuất NVL trả lại nhà cung cấp - 38 -

3.3.4. Đối với các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp được hưởng do nhà cung cấp chấp nhận do những lần trước mua nhiều - 39 -

3.3.5. Đối với việc duy trì nhiều phương pháp tính giá xuất - 39 -

3.3.6. Đối với việc duy trì phương pháp LIFO - 39 -

3.3.7. Trong điều kiện lạm phát - 40 -

KẾT LUẬN. .- 41 -

MỤC LỤC . - 42 -

DANH MỤC BẢNG BIỂU - 45 -

DANH MỤC HÌNH VẼ - 45 -

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - 45 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 46 -

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đề xuất hoàn thiện phương pháp tính giá nguyên vậy liệu nhập kho, xuất kho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác nhau. 2.2.2.1. Đối với NVL mua ngoài Nguyên vật liệu mua vào sử dụng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, quản lý phân xưởng, cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp,… Tuy khác nhau về tính chất và mục đích sử dụng nhưng việc tính giá phải phản ánh được giá ban đầu của NVL, nghĩa là tất cả khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc hinh thành tài sản. Trình tự tính giá NVL mua vào gồm các bước: Bước 1: Xác định trị giá NVL mua vào. Trị giá mua của NVL gồm giá mua ghi trên hoá đơn trừ (-) các khoản giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng cộng (+) các khoản thuế không được khấu trừ (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,.v.v..) Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan tới quá trình thu mua NVL. Chi phí thu mua gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bộ phận thu mua, chi phí liên quan đền kho hàng, bến bãi, hao hụt trong định mức… Nếu những chi phí này liên quan đến một loại NVL thì tính trực tiếp cho NVL đó, còn nếu liên quan đến việc thu mua nhiều loại tài sản thì phân bổ cho từng loại tài sản theo những tiêu thức thích hợp (trọng lượng, số lượng, thể tích,…). Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính ra giá thực tế của NVL. Ví dụ: Doanh nghiệp A mua vật liệu phục vụ sản xuất gồm Vật liệu X: 10.000 kg, giá mua cả thuế GTGT là 440.000.000 đ. Vật liệu Y: 40.000 kg, giá mua cả thuế GTGT là 880.000.000 đ. Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 12.500.000 đ. Phân bổ chi phí thu mua cho từng loại vật liệu theo trọng lượng: Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu X: 12.500.000 10.000 + 40.000 X = = 2.500.000 đ Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu Y = 12.500.000 – 2.500.000 = 10.000.000 đ. Giá thực tế của vật liệu X và Y được thể hiện ở bảng dưới đây: Cách tính thuế GTGT Vật liệu X Vật liệu Y 10.000 kg 1 kg 40.000 kg 1 kg Theo pp trực tiếp (đ) 442.500.000 44.250 890.000.000 89.000 Theo pp khấu trừ (đ) 402.500.000 10.250 810.000.000 81.000 Bảng 2-1: Giá thực tế của vật liệu X, Y Mô hình này được áp dụng trong các doanh nghiệp thu mua các loại vật liệu đưa vào sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá của vật liệu gồm 2 bộ phận là giá mua và chi phí thu mua. Trị giá mua Chi phí thu mua Giá mua (trừ giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại) Cộng các khoản thuế không được hoàn lại Chi phí vận chuyển, bốc dỡ Chi phí kho hàng, bến bãi Chi phí bộ phận thu mua Hao hụt trong định mức v.v. GIÁ THỰC TẾ NVL MUA VÀO Hình 2-1: Mô hình tính giá NVL mua vào 2.2.2.2.Đối với NVL tự sản xuất Giá thực tế ghi sổ của NVL nhập kho do doanh nghiệp tự sản xuất là giá thành công xưởng thực tế (giá thành sản xuất thực tế) của NVL được sản xuất ra cộng với chi phí vận chuyển nếu có. Giá thực tế của VL tự sản xuất = Giá thành sản xuất VL + Chi phí vận chuyển (nếu có) Tính giá thành thực tế được xác định như sau: Bước 1: Tập hợp chi phí trực tiếp ( CP NVLTT, CPNCTT) có liên quan đến từng đối tượng tính giá. Bước 2: Tập hợp và phân bổ CPSXC cho từng đối tượng tính giá. Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. Bước 4: Tính ra tổng giá thành và giá thành dơn vị sản phẩm hoàn thành bao gồm giá trị sản phẩm dở dang đầu kì cộng (+) chi phí phát sinh trong kì trừ (-) giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. Tổng giá thành sản xuất = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Tổng giá thành sản xuất Số lượng sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm = 2.2.2.3. Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến Giá thực tế của NVL thuê ngoài gccb = Giá thực tế của NVL xuất thuê ngoài gccb + Chi phí thuê ngoài gccb + Chi phí vận chuyển (nếu có) 2.2.2.4. Đối với NVL được cấp Giá thực tế của NVL được cấp = Giá theo biên bản giao nhận 2.2.2.5. Đối với NVL nhận góp vốn liên doanh Giá thực tế của NVL nhận góp vốn liên doanh = Giá trị vốn góp do hợp đồng liên doanh đánh giá 2.2.2.6. Đối với NVL được biếu tặng, viện trợ Giá thực tế của NVL được biếu tặng, viện trợ = Giá thị trường của NVL tại thời điểm nhận 2.2.2.7. Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất Giá thực tế của phế liệu thu hồi = Giá có thể sử dụng lại hoặc giá có thể bán 2.2.3. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm  của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập xuất nguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: Phương pháp giá thực tế đích danh Phương pháp bình quân Phương pháp nhập trước xuất trước Phương pháp nhập sau xuất trước Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch toán, phương pháp xác định giá trị tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối. Tuy nhiên khi xuất kho kế toán tính toán, xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. 2.2.3.1. Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này, vật tư xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tính theo đơn giá đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp. 2.2.3.2. Phương pháp bình quân Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu bằng số lượng vật liệu xuất nhân với đơn giá bình quân. Đơn giá bình quân có thể xác định theo 1 trong 3 phương pháp sau: 2.2.3.2.1. Bình quân cuối kỳ trước Trị giá NVL tồn đầu kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ Đơn giá bình quân cuối kỳ trươc = Ưu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của vật liệu trong kỳ. Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu. Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu có sự biến động lớn thì việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác. 2.2.3.2.2. Bình quân cả kỳ dự trữ Trị giá NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều. Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư. Nhược điểm: Dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. 2.2.3.2.3. Bình quân sau mỗi lần nhập Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập VL, kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng VL xuất để tính giá VL xuất. Trị giá NVL tồn trước lần nhập n + Trị giá NVL nhập lần n Số lượng NVL tồn trước lần nhập n + Sồ lượng NVL nhập lần n Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. Ưu điểm: Phương pháp này cho giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn. Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. 2.2.3.3. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên Phương pháp giả định vật liệu nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những lần nhập trước. Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giá trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng. Ngược lại giá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kỳ sẽ lớn dẫn đến lợi nhuận trong kỳ giảm. Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời, phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ. Trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho các công ty cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên. Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí nguyên vật liệu nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước. Như vậy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu. 2.2.3.4. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên Phương pháp giả định vật liệu nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn giá của lần nhập sau. Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danh điểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ giảm phát. Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu. Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá cả vật tư có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh được thuế. Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó. Ngoài 4 phương pháp trên theo chuẩn mực quy định, thực tế các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các phương pháp sau: 2.2.3.5. Phương pháp giá hạch toán (phương pháp hệ số giá) Theo phương pháp này, việc hạch toán chi tiết nhập, xuất vật tư sử dụng theo một đơn giá cố định gọi là giá hạch toán, cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế dựa trên Phương pháp hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán, nên phương pháp này còn gọi là phương pháp hệ số giá. Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Hệ số giá = Trị giá thực tế NVL xuất trong kỳ = Số lượng NVL xuất x Đơn giá hạch toán x Hệ số giá Giá hạch toán chỉ có tác dụng trong sổ chi tiết, không có tác dụng trong sổ tổng hợp. Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu, nhiều mức giá, nghiệp vụ nhập xuất vật liệu diễn ra thường xuyên và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao. Áp dụng phương pháp này cuối tháng kế toán sẽ lập bảng kê tính giá vật tư, hàng hoá để từ đó xác định giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất dùng trong kỳ và tồn kho cuối kỳ. STT Chỉ tiêu TK 152-VLC TK 152-VLP ... Cộng HT TT HT TT HT TT 1 2 3 4 5 6 Trị giá tồn đầu kỳ Trị giá nhập trong kỳ Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Hệ số giá Trị giá xuất trong kỳ Trị giá tồn cuối kỳ Hình 2-2: Bảng kê tính giá NVL theo pp hạch toán Ưu điểm: Phương pháp giá hạch toán cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về nguyên vật liệu trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm nguyên vật liệu, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít. Nhược điểm: Phương pháp tính giá này không chính xác vì nó không tính đến sự biến động giá cả của vật liệu. Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi thị trường giá cả ít biến động. 2.2.3.6. Phương pháp xác định trị giá tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối Xác định theo công thức: Trị giá NVL xuất trong kỳ = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL  nhập trong kỳ - Trị giá NVL tồn cuối kỳ Theo phương pháp này, căn cứ vào đơn giá mua NVL lần cuối để xác định trị giá NVL tồn cuối kỳ, từ đó xác định trị giá NVL xuất. Trong đó: Trị giá NVL tồn cuối kỳ = Số lượng tồn x Đơn giá mua lần cuối Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ công việc của kế toán vì kế toán chỉ phải tính một lần vào cuối kỳ. Trị giá NVL tồn cuối kỳ được đánh giá đúng theo giá thị trường. Nhược điểm: Chỉ xác định được tổng giá trị vật liệu xuất trong kỳ mà không tính được cụ thể từng lần xuất, nên không thể tập hợp chi phí cho từng bộ phận, từng đơn đặt hàng. Ví dụ: Tình hình tồn, nhập, xuất kho vật liệu A trong tháng 10/N tại một doanh nghiệp như sau: I. Tồn đầu kỳ: 100kg, đơn giá: 1000 đ/kg II. Tăng giảm trong kỳ - Ngày 5/10/N: Nhập 300 kg, đơn giá: 1100 đ/kg - Ngày 10/10/N: Xuất 200kg - Ngày 15/10/N: Nhập 100 kg, đơn giá: 1200 đ/kg - Ngày 20/10/N: Xuất 200 kg III. Tồn cuối kỳ: 100 kg Theo phương pháp giá thực tế đích danh: Giá thực tế vật liệu A tồn cuối tháng: 100*1200 = 120.000 đ Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng: 100*1000 + 300*1100 + 100*1200 - 120.000 = 430.000 đ Theo phương pháp bình quân - Bình quân cuối kỳ trước Đơn giá bình quân cuối kỳ trước 1000 đ/kg Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng là 400.000 đ Cụ thể: Ngày 10/10/N: 200*100 = 200.000 đ Ngày 20/10/N: 200*100 = 200.000 đ Giá thực tế vật liệu A tồn cuối tháng: 550.000 - 400.000 = 150.000 đ - Bình quân cả kỳ dự trữ = 100*1000 + 300*1100 + 100*1200 100 + 300 + 100 Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = 1100 đ Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng là 440.000 đ Cụ thể: Ngày 10/10/N: 200*1100 = 220.000 đ Ngày 20/20/N: 200*1100 = 220.000 đ Giá thực tế vật liệu A tồn trong tháng: 550.000 - 440.000 = 110.000 đ - Bình quân sau mỗi lần nhập = 100*1000 + 300*1100 100 + 300 Đơn giá bình quân = 1075 đ + Giá đơn vị bình quân ngày 5: = 1075*200 + 100*1200 200 + 100 Đơn giá bình quân = 1117 đ +Giá đơn vị bình quân ngày 15: Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng là 438.400 đ. Cụ thể: Ngày 10/10/N: 1075*200 = 215.000 đ Ngày 20/10/N: 1117*200 = 223.400 đ Giá thực tế vật liệu A tồn trong tháng: 550.000 - 438.400 = 111.600 đ Theo phương pháp FIFO Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng: 430.000 đ. Cụ thể: Ngày 10/10/N: 100*1000 = 100.000 đ 100*1100 = 110.000 đ Cộng 210.000 đ Ngày 20/10/N: 200*1100 = 220.000 đ Giá thực tê vật liệu A tồn cuối tháng: 550.000 - 430.000 = 120.000 đ Theo phương pháp LIFO Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng: 450.000 đ. Cụ thể: Ngày 10/10/N: 200*1100 = 220.000 đ Ngày 20/10/N: 100*1200 = 120.000 đ 100*1100 = 110.000 đ Cộng 230.000 đ Giá thực tế vật liệu A tồn cuối tháng: 550.000 - 450.000 = 100.000 đ Theo phương pháp xác định trị giá tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối Gía thực tế vật liệu A tồn cuối kỳ: 100*1200 = 120.000 đ Giá thực tế vật liệu A xuất trong kỳ: 550.000 - 120.000 = 430.000 đ Theo phương pháp giá hạch toán (theo bảng 2-2) Với giả định đơn giá hạch toán sử dụng là 1000 đ/kg, ta tính toán giá trị nhập, xuất, tồn kho của vật liệu A như bảng 2-2 dưới đây. Bảng 2-2: Tính giá vật liệu A theo pp hạch toán STT Chỉ tiêu Vật liệu A Giá hạch toán Giá thực tế 1 Trị giá tồn đầu kỳ (đ) 100.000 100.000 2 Trị giá nhập trong kỳ(đ) - Ngày 5/10 - Ngày 15/10 400.000 300.000 100.000 450.000 330.000 120.000 3 Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ(đ) 500.000 550.000 4 Hệ số giá 1.1 5 Trị giá xuất trong kỳ(đ) - Ngày 10/10 - Ngày 20/10 400.000 200.000 200.000 440.000 220.000 220.000 6 Trị giá tồn cuối kỳ(đ) 100.000 110.000 So sánh kết quả các phương pháp (thể hiện bảng 2-3) Qua ví dụ trên nhận thấy: Phương pháp LIFO cho giá trị vật liệu A xuất trong kỳ là lớn nhất. Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ cho giá trị vật liệu A xuất trong kỳ là nhỏ nhất. Phương pháp FIFO cho giá trị vật liệu xuất và tồn cuối tháng là rất phù hợp với tình hình biến động giá cả tăng như trong ví dụ. Bảng 2-3: So sánh kết quả các phương pháp tính giá xuất kho Đơn vị: đồng Theo phương pháp tính Giá trị NVL tồn cuối kỳ Giá trị NVL xuất trong kỳ Thực tế đích danh 120.000 430.000 Bình quân - Cuối kỳ trước - Cả kỳ dự trữ - Sau mỗi lần nhập 150.000 110.000 111.600 400.000 440.000 438.400 Nhập trước xuất trước 120.000 430.000 Nhập sau xuất trước 100.000 450.000 Hê số giá 110.000 440.000 Trị giá hàng mua cuối kỳ 120.000 430.000 PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ SUẤT HOÀN THIỆN TÍNH GIÁ NVL 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tính giá NVL Tính giá NVL trong doanh nghiệp là một công việc thường xuyên và không thể thiếu được ở tất cả các doanh nghiệp. Mục tiêu của tính giá NVL là xác định giá trị ghi sổ của NVL sau mỗi lần nhập, xuất để tính ra tồn kho trong doanh nghiệp, cũng như xác định các CP NVLTT, CP SXC. Tính giá có vai trò quan trọng trong công tác quản lí và lập báo cáo nói chung. Yêu cầu đặt ra với công tác tính giá là phải tính đúng, tính đủ và hợp lí giá gốc của NVL. Do đó, nhất thiết phải hoàn thiện công tác tính giá đảm bảo được những thông tin cung cấp ra là chính xác nhất. Hiện nay, trong công tác tính giá vẫn còn có những bất cập mà cần phải có những thay đổi cho phù hợp. Khi doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính giá NVL sẽ khó có thể so sánh kết quả giữa các kì, dễ gây nhầm lẫn đối với những người sử dụng thông tin trên báo cáo. Khi họ thấy thu nhập của doanh nghiệp tăng lên thì không biết doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hơn không hay sự tăng lên của thu nhập là kết quả của một phương pháp kế toán. Nên chăng quy định những doanh nghiệp tương đồng nên có một phương pháp tính giá chung, hoặc trong một doanh nghiệp thì đối với những nhóm NVL ổn định thì nên có những quy định hạn chế sự thay đổi phương pháp tính để đảm bảo tính có thể so sánh được giữa các kì hay giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong trường hợp này rõ ràng khi có các quy định để hoàn thiện việc áp dụng các phương pháp tính giá xuất sẽ đem lại thông tin tài chính trung thực, hợp lí, và có ích hơn đối với người sử dụng. Thực tế vẫn còn nhiều bất cập khác trong công tác tính gía vẫn cần sửa đổi. Hoàn thiện công tác tính giá để phù hợp với thông lệ quốc tế chung, để hội nhập kinh tế toàn cầu. Hiện nay, chuẩn mực kế toán liên quan đến công tác tính giá là chuẩn mực về vật liệu A tồn kho thì có sự khác biệt giữa CMKT VN và CMKT QT chủ yếu nhất là CMKT QT chỉ chấp nhận ba phương pháp tính gía theo đó không chấp nhận phương pháp LIFO, trong khi Việt Nam thì vẫn cho phép sử dụng phương pháp này. Vậy cần phải luôn cập nhật nhưng thay đổi trên thế giới để đánh giá tình hình ở Việt Nam, từ đó hoàn thiện hệ thống chuẩn mưc, nói chung chuẩn mực vật liệu A tồn kho nói riêng, để có sự đồng nhất với chuẩn mực quốc tế khi gia nhập WTO. Tóm lại , cần phải hoàn thiện công tác tính giá vì: Một là, hiện nay công tác này còn nhiều bất cập, khó khăn cho việc áp dụng. Hai là, hoàn thiện công tác tính giá sẽ tạo ra được sự thống nhất trong việc áp dụng. Ba là, hoàn thiện công tác tính giá để hội nhập kinh tế quốc tế, để hệ thống CMKT VN ngày càng tiến gần hơn với CMKT QT. Như vậy, khi mà CMKT QT đã có sự thay đổi thì Việt Nam cũng phải cập nhật những thay đổi đó và cũng phải có những thay đổi nhất định để tạo ra sự đồng bộ giữa IAS và VAS. Mục tiêu của hoàn thiện công tác tính giá là cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp một cách chính xác nhất, để việc áp dụng các quy định được dễ dàng và thống nhất, cuối cùng là để kinh tế Việt Nam hội nhập. 3.2. Đánh giá công tác tính giá NVL Trong doanh nghiệp sản xuất, thì doanh nghiệp nào cũng cần phải tính giá NVL. Việc tính giá NVL tuân theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - Vật liệu A tồn kho. Tuy việc tính giá NVL nhập, xuất đã được quy định thống nhất thực hiện nhưng trên thực tế vẫn phát sinh một số trường hợp mà khi áp dụng những quy định lại gây ra một số những bất ổn. Vậy tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất được đánh giá như thế nào? 3.2.1. Những ưu điểm Luật kế toán, 26 chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán được ban hành là những minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực của Việt Nam đưa công tác kế toán tiến gần hơn với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong đó chuẩn mực về vật liệu A tồn kho thể hiện rõ ràng nhất sự tiến gần giữa kế toán Việt Nam và thế giới. Tháng 12/1993, CMKT QT sửa đổi số 02 “vật liệu A tồn kho” dã được Uỷ ban CMKT QT thông qua để thay đổi cho CMKTQT số 02 “ Tính giá và trình bày vật liệu A tồn kho” (ISA 02). ISA sửa đổi năm 1993 này đã có hiệu lực đối với các BCTC được lập cho những niên độ kế toán từ sau ngày 1/1/1995. Dựa trên những phương pháp nghiên cứu vận dụng IAS 02 (sửa đổi năm 1993) và thực tiễn Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kí Quyết định 149/2001/QĐ -BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1, trong đó có CMKT VN 02 “Vật liệu A tồn kho” (VAS 02). Về cơ bản, những nội dung cốt lõi và quan trọng của IAS 02 đã được kế thừa trong VAS 02. Kể từ đó, việc triển khai áp dụng chuẩn mực này đã cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo ra một sự thống nhất trong công tác hạch toán vật liệu A tồn kho tại các doanh nghiệp. CMKT VN về vật liệu A tồn kho đựơc xây dựng dựa trên sự kế thừa những CMKT QT. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn cho doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế. Vì khi đã có một sự thống nhất chung giữa CMKT VN và CMKT QT thì khi gia nhập WTO các doanh nghiệp không phải thay đổi, hoặc phải thay đổi rất ít những thủ tục, những công việc thường xuyên họ vẫn làm. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tự tin hơn khi không phải đối phó với những thay đổi lớn. Hiện nay chỉ có sự khác biệt lớn nhất giữa CMKT VN và CMKT QT đó là theo chuẩn mực Việt Nam thì có bốn phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp thực tế đích danh, phương pháp giá đơn vị bình quân, FIFO, LIFO; nhưng chuẩn mực kế toán quốc tế thì hiện nay đã không chấp nhận phương pháp LIFO nữa. Tuy nhiên, hệ thống CMKT QT (cũng như hệ thống CMKT VN sau này) phải thường xuyên phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Trải qua quá trình nghiên cứu, ngày 18/12/2003, IAS 02 sửa đổi năm 2003 đã ra đời thay thế cho CM sửa đổi năm 1993 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, đã chính thức không chấp nhận phương pháp LIFO khi tính giá xuất nữa. VAS 02 (cũng như IAS 02 sửa đổi 1993) cho phép tính giá vật liệu A tồn kho xuất theo 4 phương pháp đã nêu, tuy nhiên để khắc phục những hạn chế nhất định của phương pháp thay thế được chấp nhận LIFO chuẩn mực đã quy định thêm đó là khi doanh nghiệp tính giá trị vật liệu A tồn kho theo phương pháp LIFO thì đồng thời trên BCTC phải phản ánh số chêch lệch giữa giá trị vật liệu A tồn kho trình bày trên BCĐKT với: - Giá trị vật liệu A tồn kho cuối kì thấp nhất tính theo phương pháp bình quân gia quyền, FIFO, thực tế đích danh - Hoặc giá trị thấp hơn nữa giá trị hiện hành của vật liệu A tồn kho cuối kì tại ngày lập BCĐKT và giá trị thuần có thể thực hiện được. Điều này cho thấy từ lâu phương pháp LIFO từ lâu đã không được khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên hiện nay CMKT VN vẫn duy trì cả 4 phương pháp tính điều đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được phương pháp tính phù hợp nhất đối với mình. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm NVL của mình, số lượng, tính chất NVL, phương pháp hạ tầng, hệ thống kho bãi, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, số lần nhập, xuất NVL, trình độ của thủ kho, kế toán vật tư, mục đích của mình để lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất. Việc áp dụng thống nhất một quy định chung trong việc tính gía tạo được sự công bằng cho các loại hình doanh nghiệp, sẽ dễ dàng phát hiện được các sai phạm của các doanh nghiệp hơn. Vậy ưu điểm của những quy định về tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất hiện nay là: đã kế thừa, cập nhật những thay đổi của CMKTQT về tính giá để góp phần tạo ra sự đồng bộ giữa CMKTQT và CMKTVN; các quy định rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng; khi áp dụng thực hiện nhìn chung đạt được sự thống nhất và hiệu quả; việc duy trì các phương pháp giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được phương pháp thích hợp đặc điểm vật chất, số lượng, tình hình nhập xuất NVL, kho bãi, đội ngũ cán bộ, kho bãi ... của mình; chuẩn mực kế toán cũng có thay đổi trong từng giai đoạn để ngày càng hoàn thiện hơn. 3.2.2.Những tồn tại 3.2.2.1. Tồn tại về việc tính giá nhập kho các NVL Trước hết, việc xác định giá trị nhập kho của những NVL được biếu, tặng. Theo quy định thì giá trị của NVL được biếu tặng thì có thể được ghi nhận theo hai cách đó là giá ghi trên biên bản giao nhận hoặc giá của những NVL tương đương khác trên thị trường cộng (+) các chi phí vận chuyển, (được hạch toán là một khoản thu nhập khác và doanh nghiệp phải đóng thuế trên khoản thu nhập này). Nhưng cũng theo quy định thì giá thực tế của NVL được hình thành trên phương pháp các chứng từ hợp lệ các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL. Như vậy, trong trường hợp này nếu không có chi phí vận chuyển phát sinh thì giá trị của số NVL này phải bằng không thì mới chính xác, vì thực tế để có được số NVL này thì doanh nghiệp không phải bỏ ra bất kể một loại chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14.doc
Tài liệu liên quan