Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Vilexim

Mở đầu 1

Chương 1: 3

Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. 3

I. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu. 3

1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu. 3

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 3

a. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia. 3

b. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp. 6

3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 7

a. Xuất khẩu trực tiếp 7

b. Xuất khẩu ủy thác. 7

c. Buôn bán đối lưu. 7

d. Xuất khẩu theo nghị định thư. 8

e. Xuất khẩu tại chỗ. 8

f. Gia công quốc tế. 8

g. Tái xuất khẩu. 8

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 9

? Các nhân tố vĩ mô: 9

a. Các công cụ của nhà nước trong quản lý kinh tế. 9

b. Các quan hệ kinh tế quốc tế. 11

c. ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế. 12

d. Trình độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng quốc gia. 12

? Các nhân tố vi mô 13

a. Nguồn nhân lực 13

b. Khả năng tài chính 14

c. Vị trí địa lý 14

d. Uy tín của doanh nghiệp. 14

5. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. 14

a. Nghiên cứu tiếp cận thị trường 14

b. Lựa chọn đối tác giao dịch. 16

c. Lập kế hoạch kinh doanh. 17

d. Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 17

II. Vai trò của hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. 18

1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản. 18

2. Đặc điểm thị trường hàng nông sản thế giới. 20

3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. 22

a. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản ở Việt Nam. 22

b. Tình hình sản xuất hàng nông sản Việt Nam. 24

c. Tình hình chế biến một số mặt hàng nông sản xuất khẩu. 26

d. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. 26

e. Vai trò của hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản. 29

I. Kết luận chương I 30

Chương II: 31

Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM 31

I. Giới thiệu sơ lược về công ty. 31

1. Tên gọi, trụ sở, nguồn vốn của công ty. 31

a. Tên gọi. 31

b. Trụ sở. 31

c. Nguồn vốn hoạt động của công ty. 31

2. Lịch sử hình thành công ty. 31

3. Cơ cấu tổ chức của công ty . 32

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty . 34

a. Nhiệm vụ. 34

b. Quyền hạn. 34

5. Nội dung hoạt động của công ty. 35

a. Các lĩnh vực hoạt động của công ty. 35

b. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. 35

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Vilexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên về quá trình điều hành sản xuất và kinh doanh của mình. Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty . Nhiệm vụ. Nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường để thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đẩy mạnh quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư và các quan hệ khác có liên quan đến kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước khác, đặc biệt là với Lào để thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng và nhà nước đề ra - là cầu nối liền tình đoàn kết giữa hai nước Việt - Lào. Hoạt động theo pháp luật hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam và những quy định riêng của toàn công ty. Cụ thể: xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo cơ chế hiện hành để thực hiện mục tiêu và nội dung hoạt động như đã quy định trong điều lệ công ty; tuân thủ các chính sách, chế độ luật pháp của nhà nước về quản lý kinh tế tài chính; thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh; nhập khẩu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Quyền hạn. Được chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước theo nội dung hoạt động của công ty. Được vay vốn ở trong và ngoài nước, được hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo quy chế của pháp luật hiện hành của nhà nước. Được tham gia vào các hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hóa, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động của công ty trong và ngoài nước. Được cử cán bộ của công ty đi công tác nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc nội dung hoạt động của công ty . Nội dung hoạt động của công ty. Các lĩnh vực hoạt động của công ty. Công ty trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa với Lào và một số nước khác hoặc nhận ủy thác xuất nhập khẩu và dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanh của công ty theo yêu cầu của khách hàng. Công ty có thể sản xuất gia công các mặt hàng để xuất khẩu hoặc liên doanh liên kết với các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty có thể làm đại lý tiêu thụ hoặc lắp ráp, bảo hành, sửa chữa xe máy, các lĩnh vực dịch vụ hàng hóa quá cảnh qua Việt Nam. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. Hàng nông sản, lâm sản có: lạc, chè, cà phê, hạt tiêu, gỗ, sắn lát, đậu. Hàng bông vải sợi may mặc có: hàng dệt kim,các loại sợi, các loại vải thêu ren, khăn mặt... Hàng thủ công mỹ nghệ: Đồ gốm, sứ, sơn mài. Dược liệu: Sa nhân, quế, các cây thuốc dân tộc. Công ty đã nhập khẩu các mặt hàng: Kim loại đen và kim loại màu, dây cáp nhôm, đồng, kẽm. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM giai đoạn 1997 - 2001. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong sự phát triển chung ấy không thể không nhắc đến những kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. Từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, phải nhập khẩu lương thực, cảnh đói ăn trong nhân dân xảy ra thường xuyên thì đến nay Việt Nam không những không còn cảnh đói ăn mà còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Có được những thành tựu to lớn ấy là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của mọi cá nhân, mọi đơn vị trong toàn ngành. Trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có sự đóng góp của công ty VILEXIM. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu mới thành lập như: Bị hạn chế trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật vừa yếu lại vừa thiếu, cán bộ công nhân viên trong công ty mới chỉ được tiếp xúc với khái niệm cơ chế thị trường trong một thời gian ngắn nên có rất ít kinh nghịêm về thị trường, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên còn non kém, cơ chế chính sách của nhà nước lại thường xuyên thay đổi. Nhưng vượt lên những khó khăn, cùng với ban lãnh đạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty đã nổ lực không ngừng để tìm ra các thức kinh doanh có hiệu quả nhất. Trên thực tế những kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua thật đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty, đặc biệt là đối với hàng nông sản ngày càng tăng, các mặt hàng ngày càng đa dạng, khả năng thu mua hàng nông sản xuất khẩu, duy trì thị trường cũ và tiếp cận thị trường mới đang dần được cải thiện. Ngoài ra hàng năm từ hoạt động xuất khẩu hàng nông sản công ty giải quyết công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động trong và ngoài công ty đồng thời đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh hàng nông sản của công ty trong thời gian qua ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số chỉ tiêu sau: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới, tuy gặp rất nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng và đến nay mặt hàng nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM giai đoạn 1997 - 2001. ĐV: USD STT Năm 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị 5.244.000 3.286.816,2 4.387.264,6 5.695.007 8.740.900 2 Tốc độ TT -37,3% 33,48% 29, 8% 53,48% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1997-2001. Qua bảng số liệu trên: Nếu năm 1997 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty đạt 5.244.000 USD thì năm 2001 giá trị xuất khẩu đạt 8.740.900 USD. Tăng về giá trị tuyệt đối là 3.496.900 USD tương đương với 66,69%. Tuy nhiên nếu xét riêng từng năm ta thấy: Năm 1998: là một năm đầy rẫy khó khăn đối với công ty. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty giảm sút đáng kể. Nếu năm 1997 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty đạt 5.244.000 USD thì năm 1998 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty chỉ đạt 3.286,18 USD, giảm 37,3% so với năm 1997 (đây là một con số khá lớn đối với công ty). Nguyên nhân chính làm kim ngạch xuất khẩu năm 1998 giảm so với năm 1997 là do: Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở các nước ASEAN (là những thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của công ty) vào tháng 7/1998 đã làm cho nhu cầu hàng nông sản trên thị trường các nước ASEAN giảm nghiêm trọng. Do vậy sản phẩm của công ty tiêu thụ ở thị trường này rất chậm, thậm chí trong năm công ty đã phải ngừng xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống tại những trường tiêu thụ truyền thống của công ty. Thêm vào đấy, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho đồng tiền của các nước trong khu vực rẻ tương đối so với đồng tiền Việt Nam nên sức cạnh tranh về giá sản phẩm cùng loại của của nước trong khu vực lớn hơn so với sản phẩm của công ty. Trong năm công ty đã phải hạ giá hầu hêt các sản phẩm của mình song sản phẩm của công ty tiêu thụ vẫn rất chậm, giá trị hàng tồn kho lớn. VD: Năm 1997: Giá lạc nhân của công ty là: 550 USD/tấn thì năm 1998 giá giảm xuống còn 536 USD/tấn; giá hạt điều giảm từ 1200 USD/tấn xuống còn 1150 USD/tấn; giá vừng giảm từ 580USD/tấn xuống còn 500USD/tấn. Sang năm 1999: cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực tiếp tục tác động gay gắt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tiếp tục bị thu hẹp, giá một số mặt hàng chủ lực tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên rút kinh nghiệm từ năm 1998, ban lãnh đạo công ty đã đề ra phương hướng và những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại đưa công ty vượt lên những khó khăn để tồn tại và tiếp tục phát triển. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty đã có sự cải thiện rõ rệt. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đã tăng so với năm 1998 là 1.100.448,45USD, tương đương với 33,49%. Một số biện pháp mà công ty đã áp dụng cho phù hợp với tình hình mới đó là: Bổ sung và hoàn chỉnh cơ chế khoán kinh doanh với mức phí thích hợp, đảm bảo vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh thông qua việc tranh thủ các mối quan hệ ngân hàng để vay vốn, đôn đốc bàn hàng tốn kho để vay vốn... Sang năm 2000 và năm 2001, cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã tạm ngưng, nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu hồi phục nên cầu về hàng nông sản của công ty đã bắt đầu tăng trở lại. Do vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 2 năm 2000 và 2001 tiếp tục được cải thiện. Năm 2000 giá trị xuất khẩu hàng nông sản tăng so với năm 1999 là 1.307.742,34USD tương đương với 29,8%. Tuy xét về giá trị tăng tương đối của năm 2000 so với năm 1999 nhỏ hơn giá trị tăng của năm 1999 so với năm 1998 nhưng xét về giá trị tăng tuyệt đối thì giá trị tăng của năm 2000 so với 1999 vẫn lớn hơn giá trị tăng của năm 1999 so với 1998. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu nông sản của công ty đã tăng so với năm 2000 là 3.045.893,03 USD tương đương với 53,48%. Ngoài nguyên nhân chính là nền kinh tế trong khu vực đã hồi phục còn phải kể đến một số nguyên nhân khác làm kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đáng kể trong hai năm 2000 và 2001 là: Mặt hàng xuất khẩu của công ty trong thời gian qua đã được mở rộng. Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của cán bộ công nhân viên trong công ty đã hoàn thiện hơn nên chất lượng hàng cao hơn, tiết kiệm được chi phí hơn do vậy lợi nhuận thu được từ mỗi thương vụ xuất khẩu cũng cao hơn. Trong hai năm 2000 và 2001 công ty đã gặp nhiều thuận lợi hơn so với các năm trước đó nhưng vẫn còn không ít khó khăn mà công ty gặp phải. Đó là số lượng các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu hàng nông sản ngày càng tăng làm cho tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra phổ biến. Giá hàng nông sản thu mua trong nước bị đẩy lên cao song khi ra thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp lại bị ép bán hàng với giá rẻ bởi hàng nông sản được xuất khẩu ồ ạt ra thị trường và các doanh nghiệp đều mong muốn hàng của mình được tiêu thụ nhanh chóng nên chấp nhận bán với giá cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian qua, không những kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty tăng mà tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của công ty cũng tăng. Hàng nông sản đang có xu hướng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Bảng 5: Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của công ty VILEXIM giai đoạn 1997 - 2001. ĐV: USD. TT Năm 1997 1998 1999 2000 2001 1 KNXKNS 5.244.000 3.286.8182 4.387.264,6 5.695.007 8.740.900 2 TKNXK 7.225.000 6.570.5234 8.437.047,4 10.546.310 12.000.000 3 Tỷ trọng 72,58% 50% 52% 54% 72,84% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1997-2001. Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty chiếm 72,58% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong 3 năm 1998, 1999, 2000 giá trị này lại giảm xuống còn 50%, 52%, 54%. Nguyên nhân của sự giả sút này chính là những khó khăn mà công ty gặp phải như đã phân tích ở phần trên. Đến năm 2001, hàng nông sản của công ty đã có ưu thế trở lại trong cơ cấu hàng xuất khẩu và đã chiếm tới 72,84% tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Hiện tại và trong thời gian tới, hàng nông sản đang có xu hướng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược của công ty. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của công ty. Năm 1995 là năm công ty bắt đầu tham gia xuất khẩu hàng nông sản. Bốn mặt hàng được xuất khẩu năm 1995, 1996 gồm Lạc, Đậu, Vừng, Sắn lát. Từ năm 1997 đến nay, công ty uôn tìm cách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Tổng số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty giai đoạn 1997-2001 đã lên đến 15 mặt hàng. Trong đó Lạc, Gạo, Cà phê, hạt điều là bốn mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Kim ngạch và tỷ trọng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty giai đoạn 1997 - 2001 sẽ được thể hiện ở bảng 6 (trang 44). Qua số liệu bảng 6 ta thấy: Năm 1997: Lạc nhân là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng vị trí số một của công ty. Tiếp theo sau là hạt điều, sắn lát, vừng, đậu. Đối với mặt hàng lạc nhân, khối lượng xuất khẩu năm 1997 là 7800 tấn, tăng so với năm 1996 là 4800 tấn, tương đương với 160% song về kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng so với năm 1996 là 2,4triệu USD, tương đương với 78,75%. Như vậy, tốc độ tăng về khối lượng lớn hơn tốc độ tăng về kim ngạch. Nguyên nhân của hiện tượng tốc độ tăng về kim ngạch không theo kịp tốc độ tăng về khối lượng là do giá lạc nhân của công ty trong năm giảm mạnh (giá lạc nhân năm 1997 giảm 80 USD/tấn so với năm 1996). Sau khi mất đi vị trí của mình trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty năm 1996, năm 1997 mặt hàng sắn lắt đã được xuất khẩu trở lại. Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty như cà phê, ngô, hạt tiêu, hành, tỏi lại không có trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu. Các năm 1998, 1999, 2000: mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty giống nhau. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu năm 1997, các mặt hàng cà phê, hạt tiêu, hành, tỏi đã tìm lại được chỗ đứng của mình. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu thêm một số mặt hàng khác như gạo, kê, che, lá tre và nâng tổng số mặt hàng xuất khẩu của công ty là 12. Lạc nhân vẫn là mặt hàng được xuất khẩu với số lượng lớn nhất trong 3 năm 1998, 1999, 2000. Tiếp theo đó là hạt tiêu, hạt điều, gạo, cà phê. Tuy nhiên các mặt hàng này có một chút sự thay đổi vị trí xếp hạng trong từng năm. Năm 2001, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty có sự biến động mạnh so với các năm trước đó. Điển hình là sự tăng đột biến trong xuất khẩu gạo. Mặt hàng gạo từ chỗ đứng vị trí thứ 3 trong kim ngạch xuất khẩu năm 1998, thứ 2 năm 1999 và năm 2000, chiếm tỷ trọng khẩu trên 10% trong tổng kim ngạch xuất hàng nông sản thì đến năm 2001 gạo đã vươn lên đứng vị trí thứ nhất với tỷ trọng trên 40%. Ngoài ra số lượng mặt hàng nông sản đã bị thu hẹp xuống còn 8 với sự biến mất của cà phê, hạt điều, kê, lá tre và sự trở lại của sắn lát, sự xuất hiện của mặt hàng mới (hoa hồi). Nguyên nhân làm cho hai mặt hàng cà phê, hạt điều (các mặt hàng xuất khẩu chủ lực các năm trước của công ty) biến khỏi danh sách hàng nông sản xuất khẩu năm 2001 là: cung các mặt hàng này trên thị trường thế giới tăng nhưng cầu lại giảm mạnh. Do đó hàng của công ty không thể cạnh tranh để tiêu thụ ở thị trường thế giới. Phân tích cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty thời gian qua cho ta thấy: Có sự biến động trong xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty ( mặt hàng ấy cũng được xem là mặt hàng có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam ) VD: Hai mặt hàng điều và cà phê, là những mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho công ty ở các năm 1998, 1999, 2000 nhưng lại không còn được xuất khẩu ở năm 2001, hạt tiêu chiếm tỷ trọng đáng kể ở các năm 1998, 1999, 2000 song chỉ chiếm 2% trong kim ngạch xuất khẩu ở năm 2001. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của công ty. Khái quát chung chất lượng hàng nông sản của công ty. Công ty VILEXIM là một công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu. Công ty không tổ chức sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu nên chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của công ty phụ thuộc vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản hàng nông sản chung của cả nước thông qua nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Trong thời gian qua, nhà nước ta đã quan tâm song chưa thực sự hiệu quả vấn đề giúp đỡ nhân dân có nguồn vốn ban đầu để trang trải cho việc mở rộng diện tích gieo trồng, thay đổi giống cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên nông dân nhiều khi phải trồng những loại cây thoái hoá, lẫn tạp, chất lượng không đồng bộ hoặc chạy theo những giống cây trồng cho năng suất cao nhưng chất lượng lại thấp. Quá trình chế biến, hàng nông sản của cả nước cũng tác động đến chất lượng hàng xuất khẩu của công ty. Trong thời gian qua, hoạt động chế biến hàng nông sản của nước ta chưa thực sự được chú trọng đầu tư phát triển nên hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là sản phẩm thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường thế giới. Ngoài ra, với tính chất dễ mốc, ẩm, biến chất thì khâu bảo quản cũng đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng hàng xuất khẩu. Hiện nay hệ thống sân phơi, kho bãi, phòng sấy và các thiết bị khác phục vụ công tác bảo quản hàng nông sản nhìn chung vẫn còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Hệ thống kho tàng mới chỉ là nơi chứa hàng chứ chưa đủ điều kiện là nơi bảo quản, chống mối, mọt, nấm...cho hàng. Các nhà máy sấy còn thiếu, quy mô nhỏ, chủ yếu là sử dụng các biện pháp thủ công với nguyên liệu chính là than củi nên năngsuất chế biến thấp, chất lượng không đảm bảo. Tóm lại, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng còn thấp. Vì vậy nhìn chung hàng nông sản xuất khẩu của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng. Chất lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Chất lượng lạc nhân xuất khẩu. Khí hậu nhiệt đới nước ta là điều kiện thuận lợi cho cây lạc phát triển. Với đặc điểm là cây công nghiệp ngắn ngày (85-90 ngày), cây lạc đặc biệt phù hợp với những vùng hay bị thiên tai, hạn hán. Vì vậy, miền Trung và Trung Du là hai nguồn cung cấp lạc chủ yếu của nước ta. Trong những năm qua, nhận thức rõ vai trò của cây lạc trong sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp, các địa phương trong nước đã tích cực thực hiện công tác khuyến nông, từng bước đưa giống lạc mới có năng suất và chất lượng cao vào gieo trồng đồng thời áp dụng một số tiến bộ khoa học vào sản xuất. Vì vậy chất lượng lạc nhân xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty VILEXIM nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so với một số nước khác cũng sản xuất lạc trên thế giới thì chất lượng lạc của VILEXIM còn kém hơn nhiều. VD: So sánh về cỡ hạt: Lạc nhân Việt Nam có cỡ hạt khoảng 60 - 70 hạt / ounce trong khi đó lạc nhân của Mỹ chỉ khoảng 40 hạt / ounce. Ngoài yếu tố giống, phương pháp gieo trồng, công tác chế biến và bảo quản cũng có tác động trực tiếp đến chất lượng Lạc xuất khẩu của công ty. Thông thường hạt Lạc tươi chiếm khoảng 40% độ ẩm. Theo yêu cầu chung của thị trường thế giới thì sau khi phơi khô hàm lượng này chỉ còn 10% hoặc ít hơn, khi bảo quản Lạc phải có độ ẩm <10%. Hiện nay chúng ta thường nhờ nắng, gió làm khô Lạc. Tuy rằng biện pháp này rất kinh tế song lại không chủ động, gặp lúc trời mưa hay nắng yếu phải phơi kéo dài. Đây là dịp tốt để các sinh vật có hại phát triển trên hạt Lạc. Những quá trình sinh lý bất lợi như (hô hấp, tự bốc nóng) cũng sẽ xảy ra và làm giảm chất lượng Lạc. Đặc biệt là việc phơi lạc dưới nắng Hè quá lâu (như trong điều kiện nắng và gió Lào Nghệ Tĩnh) sẽ gây hiện tượng chảy dầu và dễ bị vỡ khi bóc vỏ, làm giảm chất lượng Lạc. Như vậy, có thể thấy khí hậu nhiệt đới của nước ta không những là điều kiện khí hậu tuyệt vời cho cây nông nghiệp phát triển mà cũng là điều kiện thuận lơi cho các loại sâu, mọt, nấm, mốc ... phát triển. Chính vì vậy công tác bảo quản phải được công ty đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên trong thời gian qua, hệ thống kho tàng bảo quản của công ty vẫn chưa được đầu tư thích đáng, phương tiện bảo quản còn thiếu và yếu kém nên đã gây ảnh hưởng đến chất lượng lạc xuất khẩu của công ty. Chất lượng gạo xuất khẩu. Gạo là mặt hàng mới được công ty xuất khẩu trong những năm gần đây song đã là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, được đánh gía là có triển vọng và góp phần quan trọng vào sự phát triển của công ty. Trong những năm qua, nước ta đã có sự tập trung đầu tư lớn vào việc sản xuất gạo. Cụ thể: Giống gieo trồng đã được tuyển chọn kỹ lưỡng hơn, đã thu thập thêm được nhiều giống mới cho chất lượng và năng suất cao phù hợp với điều kiện sản xuất và thời gian sinh trưởng ngắn ngày, đã đầu tư vào một số dây truyền xay xát hiện đại, công tác tổ chức bảo quản được thực hiện chu đáo hơn. Vì vậy chất lượng gạo Việt Nam trong những năm qua đã có sự cải thiện rõ rệt, nhiều loại gạo đã đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường thế giới. Tuy nhiên, gạo xuất khẩu của công ty trong những năm qua phần lớn là gạo có phẩm cấp trung bình (10-15% tấm) và gạo có phẩm cấp thấp (25% tấm). Đây chính là cách ứng xử hợp lý của công ty căn cứ vào giá cả và nhu cầu thực tế của thị trường thế giới. Trong điều kiện giá tăng mạnh, nhiều nước nghèo thường tập trung tiêu dùng loại gạo có chất lượng thấp nên đẩy giá gạo loại này tăng nhiều hơn so với giá loại gạo có chất lượng cao. Do vậy việc xuất khẩu loại gạo có phẩm cấp thấp là cách ứng xử tình huống nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Đương nhiên trong chiến lược phát triển lâu dài, công ty phải chủ trương tăng tỷ trọng xuất khẩu loại gạo có chất lượng cao theo xu hướng phát triển chung của thị trường gạo thế giới. Bảng 7: Chất lượng gạo xuất khẩu của công ty giai đoạn 1997-2001. ĐV:% Năm Phẩm cấp 1997 1998 1999 2000 2001 Cao 17 10 9 11 10 Trung bình 55 58 54 53 60 Thấp 28 32 37 36 30 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1997-2001. Giá cả hàng nông sản xuất khẩu của công ty. Trong thời gian qua mặc dù đã rất cố gắng nâng cao số lượng, chủng loại hàng nông sản xuất khẩu song hiệu quả kinh tế mà công ty thu được từ hoạt động này vẫn chưa cao, tốc độ tăng trưởng về số lượng luôn lớn hơn về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do giá hàng nông sản xuất khẩu của công ty chưa cao, giá của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty còn thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu bình quân của thị trường thế giới và so với giá của các đối thủ cạnh tranh của công ty. Biểu đồ sau sẽ thể hiện sự biến động giá Lạc bình quân của công ty và giá Lạc của Trung Quốc trong giai đoạn 1997-2001. Hình 3: Biểu đồ vẽ sự biến động giá lạc bình quân của công ty và Trung Quốc trong giai đoạn 1997-2001. Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1997-2001. Một số nguyên nhân làm cho gía hàng xuất khẩu của công ty chưa cao đó là: Hầu hết hàng hàng nông sản của công ty vẫn còn tồn tại ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, có chất lượng chưa cao nên giá chưa cao. Ngoài ra, với sự bán hàng một cách ồ ạt, bán hàng bằng mọi giá, thiếu sự liên kết của các doanh nghiệp trong nước như hiện nay cũng là một kẽ hở để khách hàng nước ngoài ghìm giá, ép giá. Thêm vào đó, do thiếu thông tin về thị trường và các kinh nghiệm kinh doanh nên tiến độ xuất khẩu hàng của công ty nhiều khi ngược với sự biến động giá thị trường quốc tế. Có những mặt hàng khi giá trên thị trường thế giới tăng mạnh thì công ty lại chưa có hàng xuất khẩu, khi công ty có hàng xuất khẩu thì lại là lúc giá trên thị trường thế giới giảm nhiều. Công ty tham gia xuất khẩu hàng nông sản khi thị trường hàng nông sản thế giới đã được phân chia cho một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước xuất khẩu nông sản. Sự biến động tình hình cung cầu hàng nông sản trên thị trường thế giới trong thời gian qua (cung thường lớn hơn cầu) và một số yếu tố khác như: Quy cách, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều, các hoạt động kiểm phẩm, xông trùng...có độ tin cậy không cao, nguồn hàng cung cấp không ổn định, hầu như chỉ xuất khẩu theo giá FOP cũng là những nguyên nhân làm giảm giá hàng nông sản xuất khẩu của công ty. Bảng 8: Giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 1997 - 2001. ĐV:USD/tấn Stt Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 2001 1 Lạc nhân 550 536 492 500 546 2 Gạo 230 239 220 195 3 Cà Phê 1474 1250 1554 4 Hạt điều 1.200 1.150 1.000 5 Vừng 580 500 650 600 6 Ngô 95 100 100 100 7 Sắn lát 70 60 65 70 100 8 Hạt tiêu 4.200 4.300 4.000 9 Tỏi 700 10 Bột sắn 300 11 Đậu 280 280 300 12 Hoa hồi 250 4.070 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1997-2001. Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty. Các hình thức thu mua tạo nguồn của công ty. Là một đơn vị kinh tế thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, song công ty không trực tiếp sản xuất ra hàng để xuất khẩu. Chính vì vậy việc thu gom tạo nguồn hàng xuất khẩu được công ty chú trọng. Hiện nay có ba hình thức được công ty sử dụng để thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Đó là: Thu mua theo hình thức mua đứt bán đoạn, hình thức hàng đổi hàng và hình thức ủy thác xuất khẩu. Sau đây ta sẽ đi sâu phân tích cụ thể từng hình thức. Thu mua hàng theo hình thức mua đứt bán đoạn. Đây là hình thức chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong hoạt động thu mua hàng nông sản xuất khẩu của công ty. Với hình thức này công ty phải ký hai hợp đồng . Đó là: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng xuất khẩu. Công ty sẽ dựa trên yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu để đưa ra các điều kiện phù hợp cho hợp đồng thu mua về chất lượng, số lượng, mẫu mã, phương thức thanh toán... Khi công ty và người cung ứng thỏa thuận xong các điều khoản thì sẽ hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng. Hợp đồng chính là một công cụ để đảm bảo rằng công ty sẽ có hàng để xuất khẩu. Thông thường, công ty sẽ trả tiền cho người bán sau khi nhận được đủ hàng hóa như đã ghi trong hợp đồng. Nhưng trong trường hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0411.doc
Tài liệu liên quan