Đề tài Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

 I - KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 2

 1- Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu 2

 2 - Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

 II- SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG EU NÓI RIÊNG. 6

 1 - Sự cần thiết tăng cường xuất khẩu hàng Dệt may: 6

 2 –Tiềm năng của thị trường EU: 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

 I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 10

 II - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU14

 1- Kim nghạch xuất khẩu 14

 2- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 15

 3- Cơ cấu hình thức xuất khẩu : 16

 4- Cơ cấu thị trường xuất khẩu : 16

 5- Cạnh tranh vào thị trường EU: 16

 III - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU:

 1 - Những ưu điểm: 17

 2 - Tồn tại: 18

 3 – Nguyên nhân của tồn tại : 19

 

doc32 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành này ở nước ta còn to lớn. Đây là một lý do quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may trong thời gian tới. - Chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp. Điều đó cho thấy cần có các biện pháp đầu tư thích đáng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và uy tính của khách hàng dệt may trên thị trường. 2 - Tiềm năng của thị trường EU : - EU là thị trường thống nhất và rộng lớn: Từ 1968 EU đã là 1 thị trường thống nhất về hải quan, có định mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên . Năm 1992 đã có hiệp ước về sự thống nhất chính trị, kinh tế, tiền tệ, xã hội giữa các nước thành viên EU . Cho đến nay EU đã là 1 thị trường rộng lớn bao gồm 15 quốc gia và 386 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu thông hàng hoá và vốn giữa các thành viên. Các số liệu thống kê cho biết nhập khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển vào EU đang gia tăng và có nhiều hàng nhập là hàng chế tạo nói chung và hàng dệt may nói riêng. 6 tháng đầu năm 2000 theo số liệu E/L cung cấp của phòng quản lý xuất nhập khẩu, ta giao trên 6.000.000 chiếc ( so với cùng kỳ năm 1999 là 5.300.000 chiếc) tăng khoảng 13%. So với hạn ngạch chính thức năm 2000 là 15.766.000 chiếc đạt 38,1%. - EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thế giới. Kinh tế của Liên minh Châu âu không chỉ lớn về qui mô (năm1999 GDP đạt 8,774 tỉ USD chiếm 20% GDP toàn cầu, Mỹ chiếm 20,4% , Nhật chiếm 2,2%) vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định, EU không chỉ có nguồn nhân lực trình độ cao và lành nghề còn có thị trường nội địa với sức mua lớn ( hơn 386 triệu người tiêu dùng, năm 1999 GDP bình quân đầu người đạt 23,354 USD , vào loại cao nhất thế giới ). Từ đó ta thấy, quan hệ thương mại Việt nam - EU được mở rộng, Việt nam có điều kiện đẩy mạnh XNK, trao đổi hàng hoá với nước ngoài, đặt biệt là hàng dệt may và với thị trường tiềm năng EU hàng dệt may có nhiều cơ hội phát triển cao hơn cả về số lượng và chất lượng. - EU có kinh tế ngoại thương phát triển lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, hàng năm EU nhập một khối lượng lớn hàng hoá từ khắp thế giới, trong đó hàng dệt may chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có với nội dung nổi bật các ngành như : điện tử , tin học, tự động hoá, vật liệu mới , công nghệ sinh học. Cuộc cách mạng này làm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở hầu hết các nước trong EU diễn ra nhanh hơn theo hướng chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật và ngành dịch vụ, còn các tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng giảm dần và đặc biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu âu. Tình hình ngành công nghiệp dệt may ở Châu âu: năm 2000 , sản xuất hàng dệt may đã giảm 5% về giá trị thực tế so với năm 1999 ( năm 1999 giảm 1,5% so với năm 1998 ), đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1993, giảm mạnh nhất là tại Đức ( giảm 8% ) sản xuất tại Italia và Pháp cũng giảm sút. Tại tất cả các nước sản xuất chính, tình hình ngành dệt may đều xấu đi đáng kể. Theo dự báo, trong năm 2001 sản xuất hàng dệt may tại EU sẽ giảm khoảng 2%. Trong điều kiện cạnh tranh tăng lên trên thị trường thế giới, việc tiếp tục chuyển cơ sở sản xuất dệt may sang các nước khác đối với EU được coi là cần thiết. Việc di chuyển này chủ yếu liên quan đến ngành may mặc- công đoạn có chi phí cho lao động khá cao và ngành dệt may. Quá trình chuyển dịch cơ cấu này được đẩy mạnh đáng kể tại Đức, Pháp và Italia . Nắm bắt được cơ hội đó, ngành dệt may Việt nam không bỏ lỡ thời cơ đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU Chương II Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường EU I - kháI quát chung về hàng dệt may việt nam Dệt may là ngành sản xuất và cung ứng các chủng loại sản phẩm đáp ứng trước tiên nhu cầu bức thiết của con người - mặc, ngoài ra các sản phẩm dệt may còn đáp ứng các yêu cầu khác của con người trong sinh hoạt và sản xuất. Là ngành công nghiệp đáp ứng một trong các nhu cầu cơ bản của con người nên từ rất lâu trên thế giới ngành công nghiệp dệt may đã hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thực tế các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tiến trình công nghiệp hoá của các nước từ Anh, Pháp, ý là các nước phát triển đến các nước Nics như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan ... đã chứng minh vị trí tiên phong và quan trọng của ngành dệt may nói riêng và của ngành công nghiệp nhẹ nói chung. Ngành dệt may với các đặc điểm cơ bản là sử dụng nhiều lao động với kỹ năng không cao, vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sản xuất không cao, tốc độ quay vòng vốn nhanh, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế rõ ràng chiếm ưu thế trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, đặc biệt là ở những quốc gia có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, khi nền công nghiệp tại một nước đạt tới một trình độ nhất định thì lợi thế của ngành dệt may giảm dần và ngành có xu thế chuyển dịch sang các nước có trình độ công nghiệp thấp hơn, nhường chỗ cho các ngành khác, có lợi thế và hiệu quả hơn. Trong quá trình phát triển của mình, ngành dệt may thế giới đã trải qua hai giai đoạn chuyển dịch. Lần chuyển dịch thứ nhất, diễn ra từ năm 1969 tới năm 1980. Giai đoạn này, ngành chuyển từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước công nghiệp mới với bốn cường quốc dệt may là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Riêng 4 nước này đã chiếm 1/3 sản lượng dệt may của thế giới và hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Giai đoạn hai, từ năm 1985 đến nay, chuyển dịch từ các nước Nics sang các nước có nguồn lao động dồi dào và rẻ hơn như ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia ... Hiện nay, hơn 60% khối lượng hàng dệt may xuất khẩu trên thế giới có xuất xứ từ các nước đang phát triển, trong đó Châu á chiếm tới 32%. Nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển làn sóng như vậy là do sự chênh lệch về trình độ phát triển công nghiệp. Sau khi chuyển hướng kinh tế, từ nền công nghiệp dệt may- da giầy sang công nghiệp công nghệ cao, nhằm thu hồi vốn tối đa và kéo dài vòng đời sản phẩm, những nước này đã chuyển giao máy móc thiết bị, công nghệ cho các nước láng giềng. Trong những năm đầu thập kỷ 90, các nước Châu á đã tận dụng lợi thế của người đi sau, không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới về sản phẩm dệt may ( chỉ riêng Trung Quốc, với sự nhanh nhạy và ưu thế về lao động đã chiếm gần 13% lượng xuất khẩu của thế giới). Tuy nhiên, sự dịch chuyển kiểu làn sóng như trên không loại bỏ ngành công nghiệp dệt may tại các quốc gia phát triển mà trái lại đưa ngành công nghiệp lên một tầm cao mới, vượt trội hơn trước. Các nước công nghiệp phát triển vẫn luôn dẫn đầu về khối lượng và đặc biệt là chất lượng hàng dệt may trên thế giới. Sản lưong dệt may của các nước này có chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng đẹp, mới lạ và thay đổi liên tục, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Các trung tâm thời trang lớn thường tập trung ở một vài địa điểm như Milan, Roma ( ý ), Paris ( Pháp ), NewYork ( Mỹ ) Song, tương đương với chất lượng cao là giá cả chóng mặt mà không phải bất kỳ ai cũng có thể chi trả được. Do vậy, hàng nhập khẩu vẫn có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường này, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận số đông dân cư. Việt Nam là một quốc gia đang ở vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá nên cũng không ra khỏi xu hướng chung của thề giới. Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp dệt may nói riêng, công nghiệp nhẹ nói chung là những ngành mũi nhọn góp phần bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu tạo nguồn tích luỹ. Tuy nằm trong tình trạng chung của một nền công nghiệp nhỏ bé nhưng xét trong mối tương quan với tổng thể nền kinh tế quốc dân thì ngành dệt may vẫn có ưu thế nổi trội, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ( từ 8-15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong giai đoạn hiện nay, ngành dệt may đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (hiện nay ngành thu hút khoảng 300.000 lao động chính và nhiều lao động phụ khác). Ngành dệt may cũng góp phần tạo ra nguồn vốn ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, ngành dệt may Việt nam không ngừng lớn mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là trên 9 %, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 133,9 triệu USD năm 1991 đến 1600 triệu USD năm 1999 và 1900 triệu USD năm 2000 (số liệu chi tiết từng năm được thể hiện ở biểu 1). Từ năm 1989 đến nay, hàng dệt may luôn ở trong nhóm các mặt hàng: dầu thô, dệt may, da giày, gạo, thuỷ sản, cà phê, than đá, lạc nhân... Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Đơn vị tính: Triệu USD Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Dệt may 223,2 133,9 202 238,8 475,6 850 1150 1349 1450 1600 1900 Tổng kim ngạch 2398 2086 2580 2985 3893 5449 7256 9268 9361 11320 13200 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư ( 2001 ) Mặt hàng dệt may trong nhiều năm luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao sản lượng của toàn bộ nền công nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bắt đầu tăng vọt từ năm 1993, là năm bắt đầu thực hiện Hiệp định may mặc giữa Việt Nam với EC ( European Community). Hiệp định này đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng và thị trường của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Nếu như năm 1993, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam mới đạt 238,8 triệu USD chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu thì năm 1994 đã tăng lên 475,6 triệu USD chiếm khoảng 12,21%. Năm 1995, với sự ra đời của Tổng công ty dệt may Việt Nam, trên cơ sở thống nhất Liên hiệp các xí nghiệp dệt và Liên hiệp các xí nghiệp may đã phát huy được sức mạnh tổng hợp đưa hàng dệt may Việt Nam vững bước đi lên. Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch hàng dệt may không ngừng tăng lên và đã đứng ở vị trí thứ hai sau dầu thô trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Mặc dù chỉ đứng thứ hai, song dệt may được coi là mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao. Năm 1997, tỷ lệ hàng dệt may xuất khẩu chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, sang năm 1998 tỷ lệ này tăng lên15,5% mặc dù phải chịu ảnh hưởng không nhỏ của cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới. Đến năm 2000, với sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thị trường phi hạn ngạch đạt 685 triệu USD, chiếm 61% tổng kim ngạch, tăng 7%; thị trường có áp dụng hạn ngạch chiếm 39% tăng 3%, đây là một cố gắng lớn vì theo Hiệp định mức tăng trưởng từng mặt hàng được quy định từ 1,5-3%. Bước sang năm 2001, háng dệt may vẫn tiếp tục khẳng định tiềm năng xuất khẩu của mình. Tính đến hết tháng 5 năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 635 triệu USD. Biểu 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm 2001 Đơn vị tính: Triệu USD Nguồn: Bộ Thương mại- Dịch vụ, Bộ Kế hoạch- Đầu tư. Với số liệu ở biểu 1, theo đánh giá của Vụ Thương mại- Dịch vụ, Bộ Kế hoạch- Đầu tư với đà này 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hoàn toàn có thể đạt con số 2,3 tỷ USD. Về cơ cấu mặt hàng, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Các doanh nghiệp có khả năng tạo nguồn hàng với khối lượng lớn và đang mở ra một hướng kinh doanh mới phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước va thế giới. Các hình thức xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu là để xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu trả nợ, liên doanh giữa các đơn vị để xuất khẩu, giao hàng đổi thiết bị, mua đứt bán đoạn. Các nhóm mặt hàng chủ yếu gồm: Nhóm mặt hàng mặc thường ngày: sơmi, quần áo, áo váy Nhóm mặt hàng lót nam nữ. Nhóm mặt hàng thường dùng ở nhà: các loại bộ ngủ nam nữ, vỏ chăn, ga... Nhóm quần áo thể thao: quần áo vải thun, quần áo bò (Jean). Nhóm trang phục đặc biệt: quân đội, bảo hộ lao động cho các loại ngành nghề. II - Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang EU 1- Kim nghạch xuất khẩu : Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU Đơn vị : Triệu USD Nguồn : Tổng cục Hải quan - 2001 Thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam là các nước thuộc khối EU . EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta và đang được tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường này. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại và trong đó chỉ khoảng 10 – 15 % là tiêu dùng còn lại 85 – 90% là sử dụng theo mốt. Từ năm 1980, Việt nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang 1 số nước EU như Đức, Pháp ... Nhưng do thay đổi về chính trị thế giới nên quan hệ buôn bán đã bị hạn chế . Từ năm 1991, xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã có những bước tiến mới, đặc biệt phát triển mạnh từ sau hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ ngay 1/1/1993 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23% trong thời kỳ 1993 – 1997. Mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta với con số khiêm tốn 250 triệu USD năm 1993, đã lên tới 2499 triệu USD năm 1999, tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 27,5%/năm của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và đến năm 1999 – 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng trưởng bình quân 13%/năm. Bên cạnh đó tỷ trọng hàng dệt may tổng kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng từ 7,6% năm 1991 lên tới 13,7% năm 1994 và15,5% năm 1998, khiến cho kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của nước ta đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Theo hiệp định mới Việt Nam còn được tự do chuyển đổi hạn ngạch giữa các mặt hàng 1 cách rộng rãi và dễ dàng hơn , đồng thời EU cũng dành cho Việt Nam qui chế tối huệ quốc (MFN) nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế quan với mức 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập. 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Trong các chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp may mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ làm các mã hàng nóng như áo Jacket hai hoặc ba lớp, áo váy sơmi Đặc biệt đối với mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang EU. Năm 1997 Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 11,7 triệu chiếc tăng gần 5 triệu chiếc ( hay 72%) so với năm 1993 chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay sang EU. Bộ Thương mại vừa ra thôngbáo cấp giấy phép xuất khẩu vào EU (E/L) cho 13 mặt hàng dệt may xuất khẩu . Theo đó gồm : cat9,cat10 cat13, cat14, cat18, cat20, cat21,cat 28, cat39, cat68 , cat 118, cat 161.Gat 21 áo Jacket luôn là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường EU, thường chiếm 50% kim ngạch, 6 tháng đầu năm 2001 theo số liệu E/L đã cung cấp , Việt Nam giao trên 6 triệu chiếc tăng trưởng khoảng 13%. Những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao đang còn bị bỏ trống hạn ngạch được cấp. Thực tế cho thấy, còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng hiện nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào sản xuất , đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, mà các doanh nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng được. 3 - Cơ cấu hình thức xuất khẩu : Hiện nay các Doanh ngiệp Việt nam mới chỉ tận dụng được 40 % năng lực của mình tại thị trường EU, 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta vào EU được thực hiện thông qua các nhà trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn quốc và Đức. Thực tế cho thấy còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng hiện nay chưa có doanh nghiệp nào sản xuất. Đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ thuật cao , công nhân lành nghề có tay nghề cao nhưng các doanh nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được.Vấn đề đặt ra làm sao chúng ta có thể tiếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường EU, giảm sự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung gian, gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam . 4 - Cơ cấu thị trường xuất khẩu : Liên minh Châu âu có 1 thị trường thông nhất, hàng hoá , vốn, dịch vụ và con người có thể giao dịch tự do trong 15 nước thành viên. Số lượng người tiêu dùng lên tới 386 triệu người, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU với khối lượng lớn tiêu biểu: Các nước trongkhối EU nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Đức ( 40 – 42 % ), đến Pháp (13 – 15 %) , Hà Lan ( 10 – 13 % ) Ngoài ra Việt Nam còn mở rộng quan hệ buôn bán với các nước EU khác gồm Phần lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Anh, ItaliaTỉ trọng nhập khẩu của các nước này đang tăng lên. 5 - Cạnh tranh vào thị trường EU: Liên minh Châu Âu EU có một thị trường hấp dẫn, là một thị trường thống nhất, hàng hoá ,vốn và dịch vụ và con người có thể giao dịch tự do trong 15 nước thành viên số lượng người tiêu dùng lên tới 386 triệu người, tăng trưởng GDP cao hơn Mỹ, Nhật, Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ Nên không riêng gì Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển tăng cuờng tạo ra lợi thế cạnh tranh nghiêng về mình trên thị trường EU. Các số liệu thống kê cho biết nhập khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển vào EU đang ra tăng và có chiều hướng nhập nhiều hàng chế tạo như Trung quốc, các thị trường mới nổi ở châu á và Mỹ la tinh. Ngoài một số rào cản chính khiến nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển khó có thể vào được thị trường EU : thị trường đa dạng- tuy là một thị trường thống nhất về mặt kỹ thuật song thị trường này thực tế là nhóm các thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc và đặc điểm riêng mà các nhà xuất khẩu không chú ý tới. Mỗi nước trong EU sẽ tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu câù của họ cũng khác. Hơn nữa thị trường EU có đặc tính cạnh tranh mạnh mẽ, bắt buộc các công ty phải tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ khác, có nghĩa là chất lượng sản phẩm phải liên tục được cải thiện, mẫu mã, kiểu dáng, phải được đổi mới nhanh hơn trướcĐồng thời cũng rất khắt khe trong việc đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế ký mã hiệu, nhãn mác, chứng chỉ. Vì vậy, tuy kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch của toàn ngành nhưng chủ yếu là mặt hàng đơn giản, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bỏ không những hạn ngạch đòi hởi kỹ thuật cao,tay nghề cao. Như vậy, xuất khẩu vào thị trường EU thật không rễ và ngày càng khó khăn. III - Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang EU: 1 - Những ưu điểm: Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã đem lại cho ngành Dệt may nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng Dệt may sang EU nói riêng những phương hướng và động lực phát triển mới Các đại hội VI , VII ,VIII của Đảng đã xác định chiến lược " sản xuất hướng về xuất khẩu " , " sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là những mục tiêu quan trọng trong các chiến lược đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kính tế hướng về xuất khẩu " chính là cơ sở và điều kiện tiền đề cho các chính sách thương mại và đầu tư có lợi cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng. Qua phân tích về thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU,cho thấy kết quả đạt được nhờ nỗ lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may có thể được đánh giá trên các khía cạnh sau: Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký ngày 15- 12 –1992, có hiệu lực từ ngày 1-1 1993. Theo tinh thần hiệp định này, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu vào EU 21938 tấn hàng dệt may với 106 nhóm hàng (cat). Hiệp định khung về hợp tác kinh tế Việt Nam – EU được ký kết trong đó quy định hai bên cho nhau hưởng đãi ngộ tối huệ quốc. Hiệp định này nâng giá trị xuất khẩu theo hạn ngạch vào thị trường EU lên khoảng 25%. Và đến tháng 11 – 1997 hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam EU được ký kết tại Brusseles thay thế cho hiệp định cũ và có hiệu lực từ ngày 1- 1- 1998 đến năm 2000. Đã mở ra một thuận lợi lớn cho ngành dệt may trong những năm tới. Ngày 10- 10 – 2000 tại trụ sở liên minh châu âu ký tiếp hiệp định về việc EU tăng bình quân 26 % hạn ngạch hàng may mặc cho Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sớm hơn thời hạn 1 năm. Kết quả thực hiện hạn ngạch của năm 2000 riêng thị trường EU đạt 700 triệu USD tăng 16% và chiếm 36,8 %. Nỗ lực trong sản xuất sản phẩm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho đất nước, làm giầu cho doanh nghiệp, ổn định và nâng cao đời sống người lao động. 2 - Tồn tại: Bên cạnh những mặt tích cực với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU , vẫn còn những tồn tại cần nhanh chóng khắc phục để đem lại ưu điểm đối với hoạt động này. Mặt hàng xuất khẩu hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới dành được số mặt hàng ít (cat 9,10,12,13,14,20,21,39,118,18,28,68 và 161) Một số mặt hàng dệt may bị hạn chế xuất khẩu vào EU vì những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao đang còn bị bỏ trống hạn ngạch đươc cấp. Trong hình thức xuất khẩu, phần lớn là qua trung gian (70%) và phần kim ngạch may ra công xuất khẩu (hàng năm chiếm trên 80% so với kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành ) nên lợi nhuận thực tế thu được từ xuất khẩu không cao so với kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu EU là một thị trường thống nhất giữa các nước trong khu vực nên rất phức tạp về thị hiếu tiêu dùng càng phức tạp hơn khi thị trường càng mở rộng gây khó khăn cho bên xuất khẩu. Bên cạnh sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh như : Trung Quốc, Thái Lan. Thị trường EU đặt ra những tiêu chuẩn về sản phẩm cao đòi hỏi phải có máy móc hiện đại, công nhân lành nghề và có tay nghề cao nhưng các doanh nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được . Những tồn tại trên, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần có nhiêu biện pháp khắc phục để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU có kim ngạch xuất khẩu cao hơn trong những năm tới. 3 - Nguyên nhân của tồn tại : - Năng lực và thiết bị công nghệ của ngành dệt mới huy động được gần 40% công xuất thiết bị nhưng hầu hết công nghệ lạc hậu và thiếu đồng bộ giữa các khâu, đặc biệt là thiết bị dệt và nhuộm. Ngành chưa chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường thế giới (xuất khẩu sản phẩm qua đối tác trung gian ) . Công tác đầu tư nghiên gcứu tạo mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ xuất khẩu gia công sang xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh . - Hệ thống quản lý chất lượng của ngành dệt may chưa được quan tâm chú ý . Nhiều doanh nghiệp chưa cs giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm tính đến cuối năm 1999 , toàn ngành mới có tám doanh nghiệp đă đăng ký quản ký chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong đó bốn dơn vị được cấp chứng chỉ . - Hầu hết các nguyên liệu phụ liệu phục vụ cho sản xuất của ngành dệt may hiện nay đều phải nhập khẩu 70% giá trị sản phẩm dệt nằm ở nguyên liệu bông sơ , hoá chất , thuốc nhuộm . Nguồn nguyên liệu từ trong nước chất lượng kém và sản lượng thấp chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu cho ngành dệt . - Chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may còn nhiều bất cập , lực lượng lao động ngành dệt may khá đông ( trên 90 vạn người ) nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc cao , giỏi còn ít . Đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý hiện đại , đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu , nghiên cứu tiếp thị thị trường - Vốn cho đầu tư phát triển của ngành dệt may còn thiếu , đặc biệt ở các doanh nghiệp nhà nước . Hiện tượng đầu tư dàn trải , manh mún theo hướng tự cân đối , khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm cho ngành dệt may ở tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các khâu trong sản xuất - Chính sách đầu tư phát triển ngành dệt may chưa hợp lý : như quy định về thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư phát triển cho ngành dệt từ 7-10 năm , ngành may từ 5-7 năm . Thực tế ở Việt Nam , đầu tư vào ngành dệt phải từ 12 – 15 năm, ngành may từ 10 – 12 năm mới thu hồiđược hết vốn . Các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng thường kéo dài nhưng chưa có cơ chế chính sách cụ thể thích hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào ngành dệt may . Chương III Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt mayViệt nam sang thị trường EU I - Phương hướng phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm tới là đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ thoả mãn nhu câù tiêu dùng trong nước, tái sản xuất mở rộng từng bước xây dựng ngành dệt may Việt Nam thành một ngành xuất khẩu chủ lực chiếm lĩnh thị trường Châu Âu nói riêng và thị trường thế giới nói chung góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thực hiện triệt để CNH – HĐH đất nước. 1 - Thị trường trong EU. Trong những năm tới thị trường EU vẫn là thị trường quan trọng nhất đối với sự phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung, theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá thị trường. Đối với thị trường nước ngoài, để tiếp nhận thành cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV058.doc
Tài liệu liên quan