Đề tài Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy-học phân môn vẽ tranh ở trường THCS

Tuỳ theo bài học mà giáo viên có hình thức đánh giá sao cho tất cả học sinh đều được tham gia vào quá trình nhận xét , đánh giá để nhận ra ưu, nhược điểm từng bài, nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân, khắc sâu kiến thức.

Các hình thức đánh giá có thể là: Nhận xét cá nhân, nhóm, trắc nghiệm .

* Đánh giá cá nhân:

-Giáo viên lựa chọn bài ở các mức độ khác nhau như: giỏi, khá, đạt, chưa đạt để dán lên bảng và đưa ra tiêu chí đánh giá.

-Học sinh xem bài từ 1-2 phút, cá nhân học sinh xung phong nhận xét và xếp loại bài theo cảm nhận riêng.

-Giáo viên lấy ý kiến của cả lớp về kết qủa xếp loại trên, sau đó bổ sung nhận xét, nêu những ưu, nhược điểm của từng bài.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy-học phân môn vẽ tranh ở trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối rộng, nội dung phong phú. Giáó viên nên sử dụng đồ dùng trực quan là bài vẽ của những học sinh năm trước để các em tham khảo, qua đo ùkích thích trí tưởng tượng sáng tạo, giúp các em sự tự tin trong khi vẽ tranh . Cách lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan như trên sẽ tạo hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác học tập trong các em, từ đó chắc rằng các em sẽ có đầy đủ nhận thức về môn học và say mê sáng tạo để có những sản phẩm tốt nhất. b. Kết hợp công nghệ thông tin phù hợp và có chọn lọc để đạt hiệu quả cao nhất trong các tiết dạy vẽ tranh: Sử dụng công nghệ thông tin trong phân môn vẽ tranh giúp học sinh hiểu biết rõ hơn những hoạt động trong cuộc sống, những cảnh đẹp của đất nước, của địa phương…. Đồng thời khi kếùt hợp công nghệ thông tin thì trong khoảng thời gian cho phép, giáo viên có thể đưa ra nhiều minh hoạ các bước vẽ tranh, nhiều bố cục khác nhau, hay từ một bố cục có thể vẽ nhiều hình ảnh khác nhau, rồi từ một hình vẽ có thể vẽ màu theo nhiều hoà sắc khác nhau…..Kết hợp công nghệ thông tin còn tạo điều kiện cho học sinh được tham khảo tranh của các hoạ sĩ, của học sinh năm trước được nhiều hơn với màu sắc, đậm nhạt rõ ràng hơn .Khi được xem nhiều hình ảnh, nhiều tranh tham khảo, học sinh cảm thích thú, từ đĩ hình thành yêu cầu được vẽ, các em sẽ tự giác, sáng tạo trong học tập và học tập có hiệu quả. Trong khi chuẩn bị giáo án có kết hợp công nghệ thông tin cho mỗi tiết dạy vẽ tranh , giaó viên cần phải xác định sử dụng công nghệ thông tin ở hoạt động nào là hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất. *Ví dụ: Với đề tài Cảnh đẹp đất nước. Để tạo hứng thú cho hocï sinh, ở hoạt động tìm hiểu nội dung đề tài, giáo viên kết hợp công nghệ thông tin cho học sinh xem nhiều cảnh đẹp ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta,với yêu cầu cảnh đẹp đó phải cĩ hình ảnhø tiêu biểu, dễ nhận biết từ đó học sinh nắm bắt được đặc điểm riêng của từng vùng miền để thể hiện qua tranh vẽ, tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú . *Ví dụ : Với nhiều đề tài khác. Ở hoạt động cách vẽ tranh, giáo viên thiết kế và chiếu cho học sinh xem nhiều bố cục khác nhau để học sinh có thể nắm được đâu là bố cục đẹp cần học tập, đâu là bố cục chưa đẹp cần rút kinh nghiệm…Ở cách vẽ màu, giáo viên có thể chiû cho học sinh thấy rằng cùng một bức vẽ hình có thể có nhiều cách vẽ màu theo hoà sắc khác nhau. Rõ ràng,với khoảng thời gian cho phép thì kết hợp công nghệ thông tin là giải pháp tốt nhất để đem lại hiệu quả cho một tiết dạy vẽ tranh. c. Phối hợp các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn vẽ tranh để tạo hứng thú và phát huy khả năng sáng tạo cho từng học sinh: Mỗi tiết dạy vẽ tranh,giáo viên cần phối hợp một số phương pháp để đạt hiệu quả cao như: phỏng vấn từng học sinh, gợi mở để học sinh có nhiều cách sáng tạo khác nhau, liên tưởng đến một hoạt động hay sự việc rồi hình thành bố cục nhằm tạo hứng thú, phát huy khả năng sáng tạo cho từng học sinh…. Ví Dụ: Với đề tài Mẹ của em: -Trong hoạt động tìm hiểu nội dung đề tài, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích đề tài một cách cụ thể để tìm ra nội dung gần gũi, yêu thích nhất bằng phương pháp phỏng vấn như: ? Gia đình em có những ai? ? Mẹ thường làm những công việc gì? ? Em hiểu như thế nào về công việc của mẹ? ? Tình cảm của em đối với mẹ như thế nào? ? Em thích vẽ về mẹ khi mẹ đang làm gì? Mỗi học sinh có cách cảm nhận riêng về mẹ, do đó cùng một hệ thống câu hỏi phỏng vấn, chúng ta sẽ có nhiều nội dung khác nhau cho một đề tài . Như vậy sản phẩm thu được sẽ đa dạng, phong phú. -Trong hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên có thể sử dụng phương pháp gợi mở để học sinh hình thành bố cục về nội dung đã chọn theo sơ đồ sau : Đề tài Nội dung đề tài Hình ảnh chính-Hình ảnh phụ- Cảnh vật-Khơng gian- Thời gian Địa điểm Sơ đồ này có thể áp dụng cho tất cả các bài vẽ tranh,cho tất cả những nội dung mà mỗi học sinh đã chọn để hình thành được bố cục hoàn chỉnh . Như vậy với nội dung đã chọn ,mỗi học sinh lại có một hay nhiều sơ đồ theo ý tưởng của riêng mình. -Khi đã có sơ đồ cụ thể, giáo viên tổ chức trò chơi xếp hình để học sinh hình thành bố cục.Trò chơi này sẽ gây hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo của học sinh .Cùng một sơ đồ , học sinh có thể tạo ra nhiều bố cục khác nhau nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đẹp và hợp lí, có đầy đủ mảng chính, phụ, có trọng tâm… Như vậy từ mỗi sơ đồ, học sinh lại có thể hình thành nên nhiều bố cục khác nhau, điều này giúp cho học sinh tự tin hơn khi bước vào ve õtranh. -Ở bước vẽ hình, giáo viên gợi mở để học sinh liên tưởng đến những hình ảnh, dáng người(nếu có) có trong sơ đồ .Đối với những học sinh khá, có thể yêu cầu học sinh kí hoạ thực tế các dáng vận động, cảnh vật, phong cảnh có trong sơ đồ để làm tư liệu vẽ tranh. Kết hợp phương pháp trực quan và hợp tác nhóm để học sinh có thể tìm ra nhiều hình ảnh khác nhau cho cùng một bố cục: + Giáo viên chuẩn bị trước một số bộ hình rối, hình ảnh nhà cửa, cây cối,….cho một bài vẽ. +Mỗi nhóm học sinh sắp xếp các hình trên sao cho phù hợp với mảng hình của bố cục, có xa, có gần, tạo được không gian cho tranh vẽ. + Học sinh có thể thay đổi vị trí các hình rối, nhà cửa, cây cối,…. để tạo nên sự đa dạng, phong phú của tranh vẽ, nhưng vẫn phù hợp với mảng hình đã có. -Ở bước vẽ màu, giáo viên có thể kết hợp các phương pháp quan sát, trực quan, phỏng vấn, luyện tập để giúp học sinh vẽ được tranh theo cảm xúc , theo hoà sắc, phù hợp vớp nội dung đề tài.Bên cạnh đó giáo viên cũng cần gợi ý để học sinh tạo sắc độ diễn tả không gian cho tranh vẽ. -Khi giáo viên vận dụng thành công các phương pháp trên sẽ giúp cho học sinh có hứng thú trong môn học, từ đó học sinh có mong muốn được học tập và học tập một cách tự giác, điều này giúp các em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng vẽ nhanh chóng , một khi đã có kiến thức và kĩ năng thì học sinh sẽ phát huy được khả năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng. Như vậy việc sử dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn cũng là giải pháp tốt, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn vẽ tranh. d. Tổ chức trò chơi phù hợp để tạo hứng thú học tập, qua đó khắc sâu kiến thức cho học sinh. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi có mục đích rõ ràng, có nội dung gắn liền với kiến thức bài học. Cần cân nhắc việc đưa trò chơi vào hoạt động nào cho phù hợp với mỗi tiết học . Ngoài ra cần lựa chọn trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, trò chơi quá dễ sẽ không tạo được sự hứng thú; trò chơi quá khó sẽ mất nhiều thời gian , ảnh hưởng đến thời lượng tiết học. Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt để mọi học sinh đều hiểu và tham gia trò chơi dễ dàng. Các trò chơi có thể áp dụng trong phân môn vẽ tranh ở trường THCS có thể là: tiếp sức để sắp xếp các bước vẽ tranh, sắp xếp bố cục, xếp hình vào bố cục, , hoàn thiện tranh…. *Ví dụ 1: Trò chơi tiếp sức hoàn thành các bước vẽ tranh. -Giáo viên chuẩn bị: +Nội dung bằng chữ các bước vẽ tranh (mỗi bước 1 bản) +Hình minh hoạ các bước vẽ tranh (mỗi bước 1 hình) -Sau khi hướng dẫn cách vẽ tranh, giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử số bạn tương ứng với các bước vẽ tranh( vẽ tranh có 4 bước thì cử 4 bạn) tham gia. -Một đội sắp xếp phần chữ, đội còn lại sắp xếp phần hình song với nhau và theo đúng trình tự mà giáo viên vừa hướng dẫn. -Mỗi thành viên trong một đội chỉ được xếp 1 bước, đội nào xếp xong trước thì thắng cuộc. -Cả lớp theo dõi 2 đội chơi và kiểm tra kết quả. Trò chơi này không những tạo hứng thú cho học sinh mà còn khắc sâu kiến thức để học sinh vẽ bài đúng phương pháp. *Ví dụ 2: Trò chơi Tìm bố cục -Giáo viên chuẩn bị nhiều mảng hình hình học khác nhau bằng bìa cứng . -Chia lớp thành 4 đến 6 nhóm. -Mỗi nhóm lựa chọn các hình hình học đểû sắp xếp thành một bố cục trong khoảng thời gian do giáo viên qui định. -Nhóm nào xếp được bố cục đẹp , hợp lí với thời gian nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Trò chơi này vừa tạo hứng thú học tập , vưà rèn kĩ năng tìm bố cục , kích thích tính sáng tạo của học sinh, * Ví dụ 3: Trò chơi xếp tranh. -Giáo viên chuẩn bị một số hình rối, hình nhà cửa,cây cối, đồ vật, ….bằng bìa cứng hoặc xốp màu. -Chia lớp thành 4 đến 6 nhóm. -Mỗi nhóm sử dụng các hình trên để sắp xếp thành một bức tranh trong khoảng thời gian qui định. - Nhóm nào xếp được tranh đẹp , sáng tạo, nội dung phù hợp với bài học với thời gian ngắn nhất sẽ thắng cuộc . Trò chơi xếp tranh giúp học sinh biết cách tạo được những mảng hình đẹp, phát huy khả năng sáng tạo, tích cực học tập cho học sinh. * Ví dụ 4: Trò chơi tiếp sức hoàn thiện tranh. -Giáo viên chia lớp thành 4 đội, thảo luận trong vòng 5-7 phút -Giáo viên dán trên bảng 4 tờ giấy vẽ khổ A3 hoặc A4 có ghi tên các đội. -Thành viên của mỗi đội lần lượt vẽ để hoàn thiện một bức tranh của đội mình.( mỗi người chỉ được vẽ một lần và mỗi lần chỉ được vẽ một mảng hình hay một chi tiết của bức tranh , đội nào phạm luật sẽ bị trừ điểm) -Đội nào hoàn thiện tranh sớm nhất , đạt yêu cầu về nội dung, bố cục, mảng hình, màu sắc,đậm nhạt,…thì thắng cuộc. Trò chơi hoàn thiện tranh ngoài việc tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng và cũng cố kiến thức, còn hình thành kĩ năng làm việc nhóm có khoa học, có tinh thần đồng đội cho học sinh. Như vậy, việc tổ chức trò chơi trong phân môn vẽ tranh luôn tạo được sự thích thú, hấp dẫn học sinh, tạo không khí vui vẻ trong lớp học, nhờ đó mà học sinh tiếp thu bài một cách tích cực và tự giác; tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng và cũng cố kiến thức; phát huy tính sáng tạo; từ đó học sinh lại thấy hứng thú trong học tập…. Ngoài ra nó còn giúp học sinh phát triển tâm sinh lí, thái độ đạo đức như : tôn trọng kỉ kuật, giúp đỡ và có trách nhiệm cao với đồng đội. e. Thay đổi hình thức đánh giá sao cho phù hợp với nội dung từng bài học: Tuỳ theo bài học mà giáo viên có hình thức đánh giá sao cho tất cả học sinh đều được tham gia vào quá trình nhận xét , đánh giá để nhận ra ưu, nhược điểm từng bài, nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân, khắc sâu kiến thức. Các hình thức đánh giá có thể là: Nhận xét cá nhân, nhóm, trắc nghiệm . * Đánh giáù cá nhân: -Giáo viên lựa chọn bài ở các mức độ khác nhau như: giỏi, khá, đạt, chưa đạt để dán lên bảng và đưa ra tiêu chí đánh giá. -Học sinh xem bài từ 1-2 phút, cá nhân học sinh xung phong nhận xét và xếp loại bài theo cảm nhận riêng. -Giáo viên lấy ý kiến của cả lớp về kết qủa xếp loại trên, sau đó bổ sung nhận xét, nêu những ưu, nhược điểm của từng bài. * Đánh giá nhóm: Aùp dụng cho những bài thực hành theo nhóm. -Các nhóm treo bài của nhóm mình lên bảng và nhận xét theo vòng tròn : nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 2 nhận xét nhóm 3,…., nhóm cuối cùng nhận xét nhóm 1 - Sau khi đại diện 1 nhóm nhận xét xong , nhóm được nhận xét có thểû phản hồi để bảo vệ thành quả của nhóm mình . Hình thức đánh giá này luôn tạo không khí sôi nổi cho tiết học, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. * Đánh giá bằng trắc nghiệm: - Giáo viên treo tranh đã chọn theo từng mức đôï hoàn thành lên bảng và đánh số thứ tự các tranh. - Học sinh tự nhận xét cá nhân rồi ghi lại kết quả xếp loại. - Giáo viên gợi ý cho một số học sinh nhận xét và xếp loại các tranh trên theo tiêu chí chung. -Giáo viên đọc kết quả xếp loại của từng tranh , học sinh nào trùng với kết quả đó thì giơ tay. Qua cách đánh giá này giaó viên biết có bao nhiêu phần trăm học sinh nắm vững kiến thức theo yêu cầu của bài vẽ tranh, hướng cho học sinh biết cách cảm nhận vẻ đẹp của một tác phẩm mĩ thuật. IV. MỘT SỐ TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM. 1/ Mĩ thuật 6: Bài 9: Vẽ tranh. ĐỀ TÀI HỌC TẬP. A/ MỤC TIÊU: -Học sinh biết cách tìm bố cục phù hợp với nội dung đề tài. -Học sinh vẽ được tranh về đề tài học tập. -Học sinh thể hiện tình cảm yêu mến thầy cô, bạn bè, trường lớp. Có ý thức tự giác học tập. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giáo viên: + Một số hình ảnh về hoạt động học tập. + Các bứơc vẽ tranh gồm có phần hình minh hoạ và phần chữ tương ứng. + Tranh vẽ của học sinh năm trước. + Một số mảng hình bằng xốp màu. -Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ. C/ PHƯƠNG PHÁP: -Phương pháp trực quan. -Phương pháp phỏng vấn. -Phương pháp trò chơi. -Phương pháp hoạt động nhóm. -Phương pháp luyện tập. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: a.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh. b. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý? ?Đặc điểm nổi bậc nhất của mĩ thuật thời Lý là gì? c. Bài mới: Học tập là nhiệm vụ chủ yếu của ngưòi học sinh, mỗi chúng ta ai cũng có nhu cầu được học tập và có những hoạt động học tập. Để hiểu hơn cách học của bạn và ngược lại, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua tranh vẽ về Đề tài học tập. Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh I/ Tìm hiểu đề tài: -Ôn bài: ở nhà, trong khi chăn trâu, sân trường…. -Học nhóm -Trong lớp học. -Trên đường đến trường… Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đề tài -Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một số bức tranh đã chuẩn bị. -Các nhóm thảo luận từ 1-2 phút theo câu hỏi được giáo viên ghi trên bảng phụ: ?Các bức tranh của nhóm em phản ánh hoạt động nào? ? Hoạt động học tập bao gồm những gì? ? Hoạt động học tập có thể diễn ra ở đâu?Gồm có những ai? -Đại diêïn nhóm trình bày. -Giáo viên tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm. -Học sinh tự tìm ra đề tài học tập có những hoạt động nào, diễn ra ở đâu, trong thời gian nào, chủ nhân của hoạt động là ai,… -Giáo viên bổ sung kết hợp ghi bảng II/ Cách vẽ tranh: Bước 1:Tìm và chọn nội dung đề tài. Bước 2: Phác mảng hình chính, phụ. Bước 3: Vẽ hình. Bước 4: Vẽ màu. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh -Học sinh nêu lại các bước tiến hành vẽ tranh đã học ở bài 5. -Giáo viên hướng dẫn cách vẽ theo kiến thức học sinh vừa nêu. -Giáo viên tổ chức trò chơi tiếp sức sắp xếp các bước vẽ tranh theo trình tự trên . -Học sinh chia thành 2 đội, mỗi đội cử ra số bạn tương ứng với các bước vẽ tranh và bốc thăm phần thực hiện của đội mình ( phần hình minh hoạ hay phần chữ). -Giáo viên phổ biến luật chơi:Hai đội lần lượt xếp các bước vẽ tranh song song nhau( 1đội xếp hình, 1đội xếp chữ) theo đúng trình tự mà giaó viên vừa hướng dẫn, mỗi bạn chỉ được tham gia một lần và mỗi lần chỉ được xếp một bước.Thời gian thực hiện là 2 phút. Đội nào phạm luật sẽ bị trừ điểm. . -Sau khi trò chơi kết thúc,giáo viên cùng học sinh kiểm tra lại kết quảû,đội nào hoàn thành đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc, được cả lớp tuyên dương. -Học nhĩm. -Ơn bài. -Trên đường đến trường. -Trong lớp học. ….. Bước1 Tìm và chọn nội dung đề tài. Bước 2 Phác mảng hình chính, phụ Bước 3 Vẽ hình. Bước 4 Vẽ màu. III/ Thực hành: Vẽ một bức tranh về đề tài học tập mà em thích nhất( Khổ giấy A4, chất liệu tự chọn). -Nội dung phải sát với đề tài, phản ánh đúng đề tài. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. -Giáo viên treo một số tranh của học sinh năm trước cho học sinh tham khảo. -Học sinh nhận xét tranh tham khảo về nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc. -Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh từ tranh tham khảo. -Giáo viên phỏng vấn cá nhân học sinh về cách chọn nội dung vàý tưởng vẽ tranh: ? em chọn vẽ về nội dung gì? ?Nội dung đó có hoạt động nào? ?Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào trong ngày? ? Hình ảnh chính của tranh là gì? ? Hình ảnh phụ là gì? - Dựa vào gợi ý trên, học sinh lập sơ đồ: Đề tài học tập Học nhĩm Nhĩm học sinh Bàn, ghế, cặp, vở,… Trong phịng Vào buổi sáng -Cacù mảng hình chính phụ phải được sắp xếp hợp lí, có xa có gần; có lớp trước lớp sau. -Vẽ hình phải phù hợp với mảng đã phát; hình vẽ cần có sự thay đổi, không rời rạc; có dáng động, dáng tĩnh. -Tuỳ theo nội dung tranh mà vẽ màu cho phù hợp: trầm ấm, rực rỡ, êm dịu - Chú ý đến độ đậm nhạt để gợi xa gần, tạo không gian cho tranh. - Học sinh liên tưởng đến những hình ảnh có trong sơ đồ để phác các mảng hình chính, phụ.( cùng sơ đồ trên có thể phác nhiều bố cục khác nhau). -Học sinh vẽ hình vào các mảng chính ,phụ đã phát. -Giáo viên gợi mở cho học sinh xác định gam màu cho tranh vẽ của mình. -Học sinh vẽ màu. Từ một sơ đồ cĩ thể xây dựng nhiều bố cục khác nhau. IV/ Đánh giá kết quả: Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. -Giáo viên chọn một số tranh hoàn thành ở các mức độ giỏi, khá, đạt, chưa đạt. -Học sinh nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận . -Giáo viên lấy ý kiến cả lớp về kết quả xếp loại trên, nêu những ưu điểm cần phát huy, động viên những bài chưa đạt. d. Củng cố: -Giáo viên tổ chưcù trò chơi tìm bố cục: Chia lớp thành 4 nhóm.Mỗi nhóm lựa chọn các mảng hình mà giaó viên đã chuẩn bị sẵn đểû sắp xếp thành một bố cục trong vòng 3 phút .Nhóm nào xếp được bố cục đẹp , hợp lí với thời gian nhanh nhất sẽ thắng cuộc. e. Dặn dò: -Hoàn thành bài đối với những bài chưa vẽ xong. -Sưu tầm tranh ảnh có màu sắc đẹp; chuẩn bị màu bột hoặc sáp màu có thể pha trộn được; đọc trước nội dung bài 10. KẾT QUẢ Lớp Trước khi dạy Sau khi dạy Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6A1 6 13,3 15 33,3 24 53,4 10 22,2 25 55,6 10 22,2 6A2 4 9,5 20 47,6 18 42,9 8 19,1 28 66,7 6 14,2 6A3 8 17,4 24 52,2 14 30,1 12 26,1 30 65,2 4 8,7 2. Mĩ thuật 7: Bài : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC A/ MỤC TIÊU: -Học sinh biết thêm vẻ đẹp những của di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước. -Học sinh vẽ được bức tranh về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. -Học sinh thêm yêu mến thiên nhiên, biết trân trọng, bảo vệ những di sản văn hoá, lịch sử ; những cảnh đẹp của thiên nhiên. B/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên: +Đèn chiếu. +Tranh phong cảnh của hoạ sĩ. +Một số hình ảnh về cảnh đẹp. + Hình ảnh về bài vẽ của học sinh năm trước. +Một số hình nhà cửa, cây cối, sông, núi, biển, ….bằng xốp màu -Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ. C/ PHƯƠNG PHÁP: -Phương pháp trực quan. -Phương pháp phỏng vấn. -Phương pháp trò chơi. -Phương pháp hoạt động nhóm. -Phương pháp luyện tập. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: a.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh. b. Kiểm tra bài cũ: - Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu1: Lê-ô-na-đơ-Vanh xi là hoạ sĩ thuộc giai đoạn: Thế kỉ XIV Thế lỉ XV. Thế kỉ XVI Câu 2: Đề tài sáng tác của mĩ thuật thời kì phục hưng là: Đề tài tôn giáo và sự tích trong kinh thánh. Đề tài lao động sản xuất. Đề tài thể thao-văn nghệ Đáp án: 1c ; 2a. c.Bài mới: Trên đất nước ta, nơi nào cũng có những di tích lịch sử, văn hoá, danh lam với nhiều vẻ đẹp. Đóù là nơi hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước,ø là nguồn đề tài phong phú để chúng ta có thể vẽ những bức tranh về cảnh đẹp . Và đó cũng là nội dung bài học hôm nay : vẽ tranh “Đề tài cảnh đẹp đất nước”. Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh I/ Tìm hiểu nội dung đề tài: -Tranh cảnh đẹp đất nước vẽ về phong cảnh thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh…của đất nước ta. Ví dụ:Sa Pa, Vịnh Hạ Long , Cố đô Huế, Tháp Chàm, Bến Nhà Rồng… -Màu sắc có thể là thật , có thể theo cảm xúc của người vẽ. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội dung đề tài -Giáo viên trình chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh về tranh cảnh đẹp của hoạ sĩ, gợi ý: ?Tranh cảnh đẹp thường vẽ về những gì? ?Vậy tranh cảnh đẹp đất nước vẽ về những gì? Màu sắc ra sao? -Giáo viên chiếu cho học sinh xem hình ảnh một số cảnh đẹp đất nước, gợi ý: ?Đây là những cảnh nào? Ở đâu? -Học sinh tham gia trò chơi tiếp sức: Tìm thêm cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam( đặc biệt là cảnh đẹp ở địa phương em). -Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, các đội thảo luận và viết tên cảnh đẹp đội mình tìm được trong vòng 1 phút ( mỗi lượt chỉ được 1 người tham giaviết tên 1 cảnh đẹp). -Giáo viên tuyên dương đội tìm được nhiều cảnh đẹp hơn. ? Trong những cảnh đẹp trên, cảnh nào đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? -Giáo viên chiếu cho học sinh xem 5 cảnh đẹp đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Cố Đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An. -Chắc rằng ai cũng có mong muốn vẽ về cảnh đẹp mà mình yêu thích, để vẽ được tranh nhanh và đẹp hơn , cô cùng các em ôn lại các bước vẽ tranh phong cảnh mà chúng ta đã được học ở bài 4 II/ Cách vẽ tranh: Ngôi đền Bước 1: Chọn cảnh đẹp cần vẽ. Bước 2: Vẽ phác bố cục Bước 3: Vẽ hình. . Bước 4: Vẽ màu Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh. -Giáo viên chiếu lên màn hình các bước minh hoạ cách vẽ. -Học sinh đoán tên các bước. -Giáo viên dùng hiệu ứng đưa ra đáp án từng bước, kết hợp hướng dẫn cách thực hiện III/ Thực hành: Vẽ một cảnh đẹp của đất nước mà nhóm em yêu thích .( Khổ giấy A3, chất liệu tự chọn.) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. -Học sinh tham khảo một số bài vẽ của học sinh năm trước qua máy chiếu, rút kinh nghiệm để vẽ bài tốt hơn. -Giáo viên phỏng vấn các nhóm: ? Em vẽ về cảnh đẹp nào? Hình ảnh chính của cảnh đó là gì? -Dựa vào gợi ý trên, học sinh xây dựng bố cục theo sơ đồ . Cảnh đẹp đất nước Cảnh Tây nguyên Nhà sàn Cây cối, đồi núi Ngồi trời Buổi chiều Hoạt động 4 : Đánh giá và nhận xét: - Các nhóm dán bài của nhóm mình lên bảng. - Giáo viên tổ chức cho các nhóm tranh luận, phản hồi để bảo vệ bài làm của nhóm mình theo vòng tròn (nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 2 nhận xét nhóm 3, nhóm3 nhận xét nhóm 4 và nhóm 4 nhận xét nhóm 1). - Giáo viên nhận xét chung, đưa ra ý kiến tổng hợp và kết quả cuối cùng. - Giáo viên tuyên dương những nhóm làm tốt và động viên khuyến khích nhóm làm chưa tốt để lần sau làm tốt hơn. d.Củng cố: -- Giáo viên tổ chức trò chơi xếp tranh : + Mỗi nhóm sử dụng các hình bằng xốp màu mà giáo viên đã chuẩn bị để sắp xếp thành một bức tranh trong vòng 3 phút. + Nhóm nào xếp được tranh đẹp , sáng tạo, nội dung phù hợp với bài học trong th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMithuat_Nguyenthimyhoa_THCSTohieuana.doc
Tài liệu liên quan