Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 2

 1.1.1. Khái niệm Ngân Hàng thương mại 2

 1.1.2. Ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán quốc tế 2

1.1.3. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế .3

 1.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động TTQT 3

 1.1.3.2. Khái niệm thanh toán quốc tế .4

 1.1.3.3. Vai trò hoạt động TTQT 4

1.2. Điều kiện áp dụng trong thanh toán quốc tế 6

 1.2.1. Điều kiện về tiền tệ 6

 1.2.2. Điều kiện về thời gian thanh toán 7

 1.2.3. Điều kiện về địa điểm thanh toán 7

 1.2.4. Phương tiện thanh toán 7

1.3. Các hình thức thanh toán quốc tế chủ yếu 8

 1.3.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền.( Remittance/ Transfer) .8

 1.3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment) 9

 1.3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. (L/C) 12

 1.3.3.1. Khái niệm: 12

 1.3.3.2. Nội dung của L/C 13

 1.3.3.3. Các loại thư tín dụng 13

CHƯƠNG 2 : Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Hà Nội 16

2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Hà Nội 16

 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 16

 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý của NHNo & PTNT Hà Nội 17

 2.1.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội 19

 2.1.3.1. Kết quả kinh doanh 19

 2.1.3.2. Hoạt động chủ yếu 19

2.2. Thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội 23

 2.2.1. Công tác kinh doanh đối ngoại 23

 2.2.2. Doanh số thanh toán quốc tế 24

 2.2.3. Các hình thức TTQT đang áp dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội 25

2.3. Đánh giá chung hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội 27

 2.3.1. Kết quả đạt được 27

 2.3.2. Tồn tại 28

 2.3.3. Nguyên nhân .29

CHƯƠNG 3 : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ TTQT tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Nội 30

3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Nội 30

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế 30

 3.2.1. Đơn giản hoá các giấy tờ (chứng từ ) 30

 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng 31

 3.2.3. Nâng cao công nghệ Ngân hàng: 31

 3.2.4. Tăng cường công tác tiếp thị và thực hiện chính sách khách hàng 32

 3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ thực hiện nghiệp vụ TTQT 32

3.3. Một số kiến nghị 33

 3.3.1. Kiến nghị với NHNN Việt Nam 33

 3.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 33

KẾT LUẬN 34

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu đòi tiền tới người nhập khẩu. Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền thu được hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận cho cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ được áp dụng trong các trưòng hợp sau: Người bán và người thu tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc công ty chi nhánh của nhau. Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá, vì việc thanh toán không cần kèm chứng từ. Phương thức thanh toán nhờ thu không áp dụng nhiều trong thanh toán mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Việc nhận hàng của người mua tách rời khỏi khâu thanh toán. Người mua có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc trả tiền chậm. Đối với người mua cũng có điều bất lợi nếu hối phối đến sớm hơn chứng từ thì người mua phải trả tiền ngay mà chưa biết người bán có giao hàng đúng hợp đồng hay không. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo, yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu sau khi họ đã thanh toán hoặc kí chấp nhận thanh toán. Sơ đồ 3.1 : Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng thu tiền (Collecting bank) Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) (3) (7) (4) (5) (6) (8) (2) Người xuất khẩu (Drawer) Người nhập khẩu (Drawee) (1) Hợp đồng Trong đó: Người xuất khẩu giao hàng hoá cho người nhập khẩu theo điều kiện của hợp đồng . Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định và viết giấy tờ nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu. Ngân hàng nhận uỷ thác thu chuyển bộ chứng từ thanh toán và giấy nhờ thu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu tiền. Ngân hàng thu tiền báo cho người nhập khẩu và đề nghị họ thanh toán. Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ngân hàng trao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để họ đi nhận hàng. Ngân hàng thu tiền chuyển số tiền thu được (hoặc tờ hối phiếu đã được ký chấp nhận) sang ngân hàng phục vụ người xuất khẩu . Ngân hàng thanh toán tiền hàng hoặc trao tờ hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người xuất khẩu. Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thường không dùng vận đơn theo lệnh để người mua phải trả tiền cho NH hay chấp nhận trả tiền thì mới được nhận hàng. Khi người mua trả tiền, ngân hàng ký hậu vận đơn, người mua mới nhận được hàng (đề phòng người mua nhận hàng không trả tiền hay kéo dài trả tiền). 1.3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. (L/C). 1.3.3.1. Khái niệm: Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc sẽ trả, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu do người thụ hưởng phát hành hoặc cho phép ngân hàng khác trả tiền chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu đó, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều khoản điều kiện của thư tín dụng đã được thực hiện đầy đủ. Phương thức thanh toán TDCT là sự thoả thận, trong đó ngân hàng mở thư tín dụng (ngân hàng bên nước mua hàng) theo yêu cầu của người mua hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác người (người hưởng lợi, người bán hàng) hoặc chấp nhận hối phiếu người bán đã ký phát khi người bán xuất trình cho ngân hàng một số chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.. 1.3.3.2. Nội dung của L/C Số hiệu của L/C: Mỗi L/C có số hiệu khác nhau, có tác dụng để trao đổi thư từ, điện tín liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu này còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C. Địa điểm và ngày mở L/C:Là nơi ngân hàng mở L/C việc cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Ngày mở L/C là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C (ngày mà ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu) Loại L/C: Điều khiển tính chất, nhiệm vụ quyền lợi của các bên tham gia (các loại L/C, L/C có thể huỷ ngang, không thể huỷ ngang, tuần hoàn ứng trước, giáp lưng, đối ứng, thanh toán dần). Tên điạ chỉ của những người có liên quan đến L/C. Số tiền của L/C: Vừa được ghi bằng chữ , được ghi bằng số và thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phải được rõ ràng. Thời hạn của L/C: thời hạn hiệu lực, thời hạn giao hàng. Các nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, giá cả bao bì. Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá (FOB, CIF, CFR)… 1.3.3.3. Các loại thư tín dụng. Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (irrevocable without recourse L/C) Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause credit) Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C) Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocab L/C) Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C) Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C) Tham gia vào phương thức thanh toán TDCT có các chủ thể sau: Người xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán… Sơ đồ 4.1 : Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT (7) (8) Ngân hàng chuyển Chứng từ (Remitting bank) Ngân hàng thu tiền (Collecting Bank) Người nhập khẩu (Drawee) Người xuất khẩu (Drawer) (9) (10) (2) (6) (5) (3) (1) (4) (hợp đồng) Trong đó : Trước hết người xuất khẩu và người nhập khẩu phải ký kết hợp đồng thương mại, lựa chọn điều khoản thanh toán là TDCT. (1). Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở TDCT thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình. (2). Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng. (3). Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu. (4). Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng. (5). Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán. (6). Ngân hàng này chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. (7). Sau khi đã thanh toán ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành và đòi tiền. (8). Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy đáp ứng các điều kiện của thư tín dụng thì hoàn tiền cho ngân hàng đã thanh toán. (9). Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. (10). Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận) ngân hàng sẽ trao chứng từ đó để họ đi nhận hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán thì ngân hàng không trao bộ chứng từ đó cho họ. Thực tế khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán L/C là phương thức phổ biến, được các bên than gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi bình đẳng cho các bên : Người mua, người bán và ngân hàng. Tuy nhiên chi phí sử dụng phương thức TDCT khá cao. Khách hàng thường phải trả các khoản phí : phí mở L/C, phí thông báo L/C, phí xác nhận. Ngoài ra để mở được L/C khách hàng phải chứng minh được năng lực tài chính của mình và có thể phải ký quỹ. Chương 2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh hà nội. 2.1. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam). Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội. NHNo&PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động từ năm 1990 trở đi NHNo&PTNT Hà Nội đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng. Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phú Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phú và Hà Tây. Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm về NHNo&PTNT Việt Nam. Lúc này NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệp ngay giữa nội đô Thành phố Hà Nội. Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Hà Nội Chức năng Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Nhiệm vụ Huy động vốn Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng. Các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn. Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ cho các chương trình kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt nam có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Được phép vay vốn các tổ chức tài chính. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định. Cho vay Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Đồng tiền cho vay: nội tệ (VNĐ), ngoại tệ (USD) và các loại ngoại tệ khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Kinh doanh ngoại hối Huy động vay vốn, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu hộ, chi hộ. Kinh doanh các dịch vụ khác Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hoá xã hội. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản. Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Kinh doanh bảo hiểm, tư vấn về kinh doanh tiền tệ. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội bao gồm. Ban giám đốc: đứng đầu là giám đốc, tiếp theo đó là các phó giám đốc có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh, tiếp nữa là trưởng, phó các phòng ban có trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh. Các phòng ban bao gồm: Phòng tổ chức cán bộ - đào tạo, Phòng hành chính, Phòng kế toán ngân quỹ, phòng thẩm định, phòng vi tính, phòng nguồn vốn KHTH, phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, phòng tín dụng, tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ, tổ tiếp thị, tổ nghiệp vụ thẻ. 2.1.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội 2.1.3.1. Kết quả kinh doanh Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT HN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/04 Năm 2006 So sánh 06/05 ST % ST % Tổng thu nhập 844 1828 984 116,5 2552 724 39,6 Tổng chi phí 754 1718 964 127,8 2376 658 38,3 Lợi nhuận 89 110 21 23,5 176 66 60 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội 2006) Nhìn vào bảng tổng hợp trên, ta thấy năm 2006 NHNo&PTNT Hà Nội đã có những bức tăng trưởng đáng kể trong mọi lĩnh vực. Lợi nhuận đạt được cả năm 2006 là 176 tỷ, tăng 66 tỷ so với năm 2005 (tăng 60%). Có được kết quả như vậy là do NH đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.. Sự tăng trưởng tích cực này thể hiện sự nhạy bén của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc thay đổi thích nghi với cơ chế thị trường trong và ngoài nước. 2.1.3.2. Hoạt động chủ yếu Huy động vốn Nguồn vốn tăng trưởng qua các năm là thành công và cũng là thế mạnh của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội. Từ 18 tỷ từ khi thành lập, đến 31/12/2006, nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đạt:12.845 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi), tăng 713 lần, bình quân tăng gần 38% mỗi năn, trong đó nguồn vốn ngoại tệ cũng chiếm tỷ trọng lớn, đến nay có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.2: Kết quả hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT HN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/04 Năm 2006 So sánh 06/05 ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) ST TT (%) ST TL (%) Tổng vốn huy động 9276 100 11601 100 2325 25,1 12845 100 1244 10,7 I. Phân theo đối tượng khách hàng 1. TG doanh nghiệp 3960 42,7 4915 42,36 955 24,1 3854 30 -1061 -21 2. TG dân cư 2528 27,3 2965 25,57 437 17,3 3633 28,3 668 22,5 3. TG tổ chức TD 660 7,1 403 3,47 -257 38,9 1873 14,6 1470 364,7 4. TG khác 2128 22,9 3318 28,6 1190 55,9 3485 27,1 167 5 II. Phân theo kỳ hạn 1. TG không kỳ hạn 1344 14,5 4661 40,2 3317 246,8 5217 40,6 556 11,9 2. TG có kỳ hạn 7932 85,5 6940 59,8 -992 -12,5 7628 59,4 688 9,9 - TG < 12 tháng 4622 58,2 3457 51,1 -1165 -25,2 4105 53,9 648 18,7 - TG > 12 tháng 3310 41,7 3483 50,1 173 5,2 3523 46,1 40 1,1 III. Phân theo loại tiền tệ 1. VNĐ 8357 90 10485 90,4 2128 25,5 11487 89,4 1002 9,5 2. Ngoại tệ 919 10 1116 9,6 197 21,4 1358 10,6 242 21,7 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT HN) Trong năm 2006 công tác huy động vốn nói chung đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư chi nhánh rất coi trọng, lãi suất huy động luôn được điều chỉnh ngang bằng các NHTM Nhà nước trên địa bàn đã có cùng mức lãi suất. Nhưng bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn, việc các NHTM cổ phần thường xuyên huy động với lãi suất cao hơn đã ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn. Nhưng với uy tín và phong cách phục vụ ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư, ngoài ra còn giữ vững được mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn. Cơ cấu nguồn vốn bao gồm: Tiền gửi khách hàng : Trong đó tiền gửi dân cư năm 2006 đạt 3633 tỷ đồng tăng 668 tỷ so với 2005 (tăng 22.5%).Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng cuối năm 2006 là 1.873 tỷ trọng 14.6% tổng nguồn vốn đây là nguồn vốn từ trước đến nay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 40.6% tăng 11.9% điều đó phản ánh được việc khai thác các nguồn vốn, dự án, kết quả của việc phát triển mạng lưới và các dịch vụ khác. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chếm tỷ trọng 53.9%. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 46.1%. Nguồn vốn bằng nội tệ đạt 11487 tỷ tăng 1002 tỷ so với năm 2005 (tăng9.5%). Nguồn vốn bằng ngoại tệ đạt 1358 tỷ tăng 242 tỷ so vơí 2006 ( tăng 21.7%). Hoạt động cho vay Bảng 3.2: Kết quả hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT HN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/04 Năm 2006 So sánh 06/05 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng dư nợ 3139 100 2690 100 -449 -14,3 2457 100 -233 -8,6 I. Phân theo đối tượng khách hàng 1. DN quốc doanh 1616 51,5 970 36 -646 40 818 33,4 -152 -15,6 2. DN ngoài quốc doanh 1076 34,3 1368 51 292 27,1 1293 52,6 -75 -5,4 3. Tư nhân, cá thể, hộ gia đình 447 14,2 352 13 -95 -21,3 346 14 -6 -1,7 II. Phân theo kỳ hạn 1. Ngắn hạn 2062 65,7 1631 60,6 -431 -20,9 1336 54,3 -295 -18,1 2. Trung và dài hạn 1077 34,3 1050 39,4 -18 -1,67 1121 45,7 62 5,9 III. Phân loại theo tiền tệ 1. VNĐ 2199 70,1 1961 72,9 -238 10,8 2043 83 82 4,1 2. Ngoại tệ 940 29,9 729 27,1 -211 -22,4 414 17 -315 -43,2 (Nguồn: Baó cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT HN) Đặc trưng của Ngân hàng là hoạt động đi vay và cho vay. Với số vốn huy động đuợc Ngân hàng phải làm thế nào để thu được lợi nhuận cao. Như chúng ta đã biết khi huy động Ngân hàng phải chịu một mức lãi suất và đến hạn phải trả lãi cho họ. Do đó để khỏi phải thiệt hại Ngân hàng phải tìm cách cho vay hoặc đầu tư số tài sản vào hoạt động sinh lời, số lãi thu được ngân hàng sẽ trả lãi cho số vốn huy động và các cho phí trong hoạt động. Do vậy phải nâng cao hoạt động tín dụng . Qua bảng 3 cho ta thấy tính đến 31/12/2006 tổng dư nợ cho vay đạt 2.457 tỷ so với dư nợ cuối năm 2005 giảm tỷ 233 ( giảm 8.6%), trong đó: dư nợ DN quốc doanh: 818 tỷ giảm 152 tỷ so với năm 2006 (giảm 15.6%). Dư nợ DNNQD đạt 1.293 tỷ giảm 7. tỷ (giảm 5.4%). Dư nợ VNĐ 2.043 tỷ tăng 82 tỷ (tăng 401%). Dư nợ ngoại tệ 414 tỷ giảm 315 tỷ (-43.2%). Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có chiều hướng tăng so với năm 2005 đạt 1.121 tỷ tăng 62 tỷ (tăng 5.9%). Hoạt động khác. Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã từng bức hiện đại hoá hoạt động ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng, đến nay mọi nhu cầu chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao. Bên cạnh đó ngân hàng tiếp tục triển khai các loại hình dịch vụ: dịch vụ thanh toán, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Master card, VisaCard, American Express, thanh toán séc du lịch, thu đổi ngoại tệ, mở L/C nhập khẩu Phonebanking, thu tiền tại nhà…. 2.2. Thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1995, chỉ sau 7 năm đã có quan hệ giao dịch với hơn 700 Ngân hàng và đại lý các tổ chức tín dụng Quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng, đến nay NHNo&PTNT Hà Nội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối… mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh trong đó bao gồm. 2.2.1. Công tác kinh doanh đối ngoại Bảng 4.2: Doanh số kinh doanh đối ngoại: Đơn vị 1000USD Danh mục Năm 2005 Năm 2006 So với năm 2005 ST % TT hàng nhập khẩu 197.560 124.482 -73.078 -37% TT hàng xuất khẩu 13.558 16.840 3.282 24.2% Mua ngoại tệ 183.390 197.324 13.934 7.6% Bán ngoại tệ 172.253 186.432 14.197 8.2% (Nguồn: Baó cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT HN2006) Doanh số thanh toán quốc tế vẫn đựoc duy trì và phát triển với tốc độ khá cao. Doanh số mua bán ngoại tệ là 383 nghìn USD tăng 28 nghìn USD so với năm 2005, tổng doanh số thanh toán XNK trong năm 2006 là 140 nghìn USD giảm hơn so với năm 2005 là 70 nghìn USD. NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã tích cực cung ứng ngoại tệ cho khách hàng, nên phần lớn các nhu cầu về ngoại tệ đều được đáp ứng kịp thời đầy đủ, nhờ vậy NHNo&PTNT Hà Nội còn được nhiều NH nước ngoài tín nhiệm vì đã làm tốt công tác TTQT. Doanh số thanh toán quốc tế Bảng 5.2: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng Đơn vị: 1000USD Năm Thanh toán hàng xuất khẩu Thanh toán hàng nhập khẩu Tổng doanh số TTQT (USD) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Năm 2005 13.558 7.02 179.560 92.98 193.118 Năm 2006 16.840 11.2 124.482 88.1 141.322 (Nguồn báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội 2006) Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu trong năm 2006 đạt 124.482 nghìn USD giảm 55 nghìn USD so với năm 2005. Nhưng doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2006 là 16.840 nghìn USD tăng so với năm 2005 là 3.282 nghìn USD. Số đơn vị có quan hệ thanh toán quốc tế và ngân hàng đại lý của các tổ chức tín dụng quốc tế đã tăng lên đáng kể doanh số thanh toán nhập khẩu hàng năm từ 100 đến 150 triệu USD đồng thời hàng năm cũng đã khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY, EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp. 2.2.3 Các hình thức thanh toán quốc tế đang áp dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội Thanh toán chuyển tiền: Bảng 6.2: Doanh số thanh toán chuyển tiền: Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % so với năm 2005 Chuyển tiền đến 12.132 14.033 15.7 Chuyển tiền đi 55.520 42.927 -22.7 Doanh số thanh toán 67.652 56.960 -15.8 (Nguồn báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội 2006) NHNo&PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng loại hình chuyển tiền mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm 7 - 10% trên tổng doanh thu. Hoạt động thanh toán chuyển tiền đã đem lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho chi nhánh. Trong đó: thanh toán chuyển tiền đến năm 2006 đã tăng lên so với năm 2005. Năm 2005 doanh số thanh toán chuyển tiền đến chỉ đạt 12.132 nghìn USD, sang năm 2006 doanh số đã tăng lên 14.033 nghìn USD tăng 15.7%. Thanh toán chuyển tiền đi lại giảm nhưng hoạt động vẫn từng bức đem lại hiệu quả tăng nguồn thu nhập cho chi nhánh. Thanh toán nhờ thu: Bảng 7.2: Doanh số thanh toán nhờ thu Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % so với năm 2005 Nhờ thu hàng nhập 16,890,692.83 19,122,897.33 13.2 Nhờ thu hàng xuất 742,925.56 1,976,068.55 166 Doanh số thanh toán 17,633,618.39 21,098,965.88 19.7 (Nguồn báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội 2006) Qua bảng số liệu cho thấy: Đối với hoạt động nhờ thu hàng nhập: trong năm 2006 cũng có sự tăng trưởng doanh số đạt 16,890,692.83 năm 2005 đã tăng lên 19,122,897.33 năm 2006. Đối với hoạt động nhờ thu hàng xuất: doanh số tăng từ 742,925.56 USD năm 2005 lên 1,976,068.55 USD năm 2006 (tăng 13.2%). Tuy nhiên đây là phương thức chứa đựng nhiều rủi ro đối với ngân hàng do đó nó thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thanh toán qua NH và thường chỉ áp dụng với những khách hàng có uy tín và làm ăn lâu năm. Thanh toán L/C: Thanh toán L/C là một hình thức thanh toán tín dụng chứng từ, khách hàng phải mở thư tín dụng thì người xuất khẩu mới giao hàng cho người nhập khẩu. Hoạt động thanh toán L/C của chi nhánh chủ yếu là thanh toán hàng nhập khẩu trong đó thanh toán chủ yếu bằng đồng USD,JPY, EURO, DM... Việc mở và thanh toán các đồng tiền khác còn hạn chế. Bảng 8.2 : Doanh số thanh toán L/C Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % so với năm 2005 Doanh số mở L/C 63.081 107.981 71.2 Doanh số thanh toán L/C nhập 62.443 107.150 71.6 Doanh số L/C xuất 683 831 21.7 (Nguồn báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội 2006) Trên cơ sở tận dụng được mối quan hệ có sẵn cùng với sự lỗ lực của chi nhánh trong hoạt động TTQT, hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh cũng thu được kết quả rất tốt.Thanh toán L/C nhập và xuất năm 2006 đều có mức tăng khá cao. L/C nhập tăng 44.707 USD so với năm 2005 tăng 71.6%. Thanh toán L/C xuất: từ 683 USD năm 2005 lên 831 USD năm 2006 tăng 148 nghìn USD (tăng 21.7%). Có được kết quả như vậy là do việc chỉ đạo tốt trong việc điều hành của ban giám đốc NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội luôn thực hiện đổi mới chính sách, chú trọng đến chất lượng kinh doanh. 2.3. Đánh giá chung hoạt động TTQT tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Nội Sau 19 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bức vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNo&PTNT Hà Nội kiêm quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0046.doc
Tài liệu liên quan