Đề tài Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp và phắt triển nông thôn Đoan Hùng

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Lý luận chung về tín dụng hộ sản xuất 3

I. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta hiện nay 3

1. Khái niệm hộ sản xuất 3

2. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất 4

a. Kinh tế hộ sản xuất với việc sử dụng hợp lý nguồn lao động, giải quyết việc làm 4

b. Sử dụng và khai thác hiệu quả đất đai, tài nguyên công cụ lao động 4

c. Khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển 5

3. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ sản xuất 5

II. Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất 7

1. Khái niệm tín dụng hộ sản xuất 7

2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất 7

a. Đáp ứng yêu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế 8

b. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất trên cơ sở đó góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn 9

c. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn 10

d. Tín dụng ngân hàng hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn 11

e. Tín dụng ngân hàng kiểm soát bằng đồng tiền và thúc đẩy sản xuất thực hiện chế độ hạch toán kinh tế 11

f. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy hộ sản xuất tiếp cận và mở rộng sản xuất hàng hoá 13

g. Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị xã hội 14

3. Quy định cho vay đối với hộ sản xuất NHNo & PTNT Việt Nam 15

 

doc69 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp và phắt triển nông thôn Đoan Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho vay được đa dạng hơn. Từ lúc ngân hàng chỉ cho vay sau đó NHNo & PTNT Đoan Hùng thực hiện thêm các dịch vụ khác như chuyển tiền, thu hộ, bảo lãnh. NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng hiện nay đã trở thành một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng với tổng nhân sự là 3,5 người trên địa bàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn. Trụ sở chính đóng tại trung tâm Huyện thuộc địa bàn thị trấn Đoan Hùng. Trong đó có hai ngân hàng cấp 4 và một phòng kinh doanh tại trung tâm ngân hàng huyện, địa bàn hoạt động 13/27 xã. Chi nhánh ngân hàng cấp 4 Tây cốc, trụ sở đóng tại xã Tây Cốc, địa bàn hoạt động 8/27 xã. Chi nhánh ngân hàng chân ruộng, trụ sở đóng tại xã Chân Mộng, địa bàn hoạt động 6/27 xã. Đó là ba đơn vị kinh doanh trực tiếp nhận khoán với ngân hàng huyện với nhiệm vụ vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Thực hiện các nghiệp vụ mà ngân hàng huyện cho phép như nhận tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế. Cho vay - thu nợ - thu lãi đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân theo quyền hạn và mức phán quyết của NHNo Việt Nam. Cho vay hộ nghèo thông qua nguồn vốn từ ngân hàng người nghèo. * Về tổ chức bộ máy: - Ban giám đốc điều hành: gồm có 3 thành viên, 1 giám đốc và 2 Phó giám đốc giúp việc. - Phòng hành chính nhân sự: có 10 thành viên, 1 trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng cùng 7 nhân viên nghiệp vụ. - Phòng kế toán ngân quĩ: Có 4 thành viên, 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 2 nhân viên nghiệp vụ. - Chi nhánh ngân hàng cấp 4 Tây cốc: có8 thành viên, 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 6 nhân viên nghiệp vụ. - Chi nhánh ngân hàng cấp 4 Chân Mông: Có 6 thành viên, 1 giám đốc, 1 phó giám và 4 nhân viên nghiệp vụ. Đó là hệ thống các phòng ban liên hệ một cách chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau tạo nên một mô hình hoạt động khá hiệu quả. 2. Phạm vi địa bàn và nội dung hoạt động. Sau khi chia tách tháng 2/1981, Huyện Đoan Hùng có 27 xã thị trấn với tổng số dâna 103.000 người, dân số nông nghiệp 92.700 người chiếm 90%, với 23.000 hộ, hộ nghèo đói chiếm 11,6%. Diện tích đất tự nhiên 30.400ha. Trong đó đất nông nghiệp 11.900 ha. Đất lâm nghiệp 13.077ha. NHNo & PTNT Đoan Hùng cũng như các ngân hàng thương mại khác là một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng với nhiệm vụ chính là nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Trên cơ sở nguồn vốn huy động, ngân hàng dùng nguồn vốn này để cho vay đáp ứng mọi nhu cầu thiếu vốn cần thiết để phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng đối với các đối tượng có nguồn thu nhập ổn định, nhằm giúp họ cải thiện đời sống phát triển kinh tế. Đặc biệt như tên gọi của nó NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng là một tổ chức chuyên thực hiện việc cung cấp tín dụng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và hỗ trợ các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất giúp họ mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động nhất là lao động phụ. II. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng. * Về kinh tế: Đoan Hùng là huyện trung du miền núi thuộc diện nghèo của tỉnh Phú Thọ. Đất đai chủ yếu là đồi núi và bãi bồi ven sông, nên việc đầu tư cho phát triển kinh tế trên địa bàn không thuận lợi. Đối tượng manh mún không tập trung, một số cây con, ngành nghề truyền thống sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong địa phương. Do vậy việc mở rộng đầu tư nhằm đưa Đoan Hùng trở thành vùng kinh tế hàng hoá quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Duy chỉ có sản phẩm cây chè là mặt hàng chè đen được xuất khẩu sang Liên Xô (trước đây). Song do diện tích hẹp nên tổng công ty chè Việt Nam đã có kế hoạch liên doanh với Bỉ... Trên địa bàn huyện có 4 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 1 doanh nghiệp là làm ăn có lãi đó là công ty chè Đoan Hùng. Song do điều kiện không mở rộng được diện tích và dây chuyền sản xuất nên công ty này cũng thừa vốn và không phải vay ngân hàng. Còn lại các doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh hàng năm đều thua lỗ. Tính đến năm 2000 có 19 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng và khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng. Tuy nhiên chỉ có 3 doanh nghiệp là có quan hệ vay vốn ngân hàng, số còn lại do tính chất hoạt động của các doanh nghiệp này còn eo hẹp chủ yếu sử dụng vốn tự có. Một số doanh nghiệp mới thành lập năm 2000 chưa có quan hệ vay vốn ngân hàng. Hiện nay vốn ngân hàng được đầu tư chủ yếu cho các hộ sản xuất nông - lâm nghiệp và một số ngành nghề như sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất đồ mộc dân dụng, mua sắm phương tiện vận tải buôn bán nhỏ... lượng khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là hộ sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là một trong những khách hàng truyền thống và lâu dài của NHNo & PTNT Đoan Hùng. * Về xã hội: Là Huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh, nên đường xá đi lại khó khăn. Trình độ dân trí thấp, hầu hết các hộ gia đình nông thôn đông con, kinh tế khó khăn không có điều kiện cho con ăn học, trên địa bàn huyện có 14 xã khu vực 2 và 3 xã khu vực 3. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường tín dụng trên địa bàn như khả năng nắm bắt thông tin phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm chậm dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, sản phẩm ứ đọng, mất giá dẫn đến việc trả nợ ngân hàng không đúng thoả thuận, thậm chí thua lỗ. Do vậy việc cho vay hộ sản xuất trên địa bàn Đoan hùng phải có sự hỗ trợ của nhà nước đối với các xã khu vực 2, khu vực 3 và sự kết hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. III. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Đoan hùng. Như ta đã biết hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội: Trong mấy năm qua nền kinh tế đất nước gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của một số nước lân cận. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng. NHNo & PTNT Đoan Hùng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên vưói sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng Đoan Hùng, trong những năm qua ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Điều đó được thể hiện ở các mặt hoạt động chính của ngân hàng Đoan Hùng như sau: - Tình hình huy động vốn: Thực hiện phương châm của ngành "Đi vay để cho vay" ngân hàng đã có nhiều biện pháp chủ động để huy động nguồn vốn. Coi việc huy động nguồn vốn kinh doanh là thước đo tầm vóc và uy tín của ngân hàng. Căn cứ vào số liệu tổng kết huy động trong 3 năm 98, 99 và 2000 của NHNo Đoan Hùng thể hiện qua số liệu bảng sau: Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 Số tiền % ồ Số tiền % ồ Số tiền % ồ 1. Tiền gửi tiết kiệm 9.111 44 16.349 63,1 18.864 49.9 + Tiền gửi ngắn hạn 6.235 10.450 10.365 + Tiền gửi dài hạn 2.876 5.899 8.499 2. Tiền gửi kỳ phiếu 4.070 19,7 1.709 6,6 3 3. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 7.519 26,3 7.866 30,3 18.910 50,1 Tổng 20.700 100 25.924 100 37.777 100 Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo Đoan Hùng tăng lên liên tục qua các năm. Nhất là năm 2000 tổng nguồn vốn huy động tăng 145,7% so với năm 1999. Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo chiều hướng tích cực với sự tăng dần tỷ trọng vốn trung - dài hạn. Năm 2000 so với năm 1999 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên một năm tăng khoảng 2,6 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này có ưu điểm là ổn định thời gian dài, không phải trích % quĩ antoàn chi trả (được sử dụng để cho vay 100%). Nhờ đó mà ngân hàng đáp ứng được phần lớn nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các thành phần kinh tế nâng cao hiệu quả đồng vốn và nó tác động trở lại đối với hoạt động ngân hàng nói chung và sự ổn định của tín dụng ngân hàng nói riêng. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn này mặc dù thời gian ngắn (ngân hàng luôn phải chịu áp lực về rủi ro thanh khoản) song nó có ưu điểm lớn là chi phí thấp (lãi suất không đáng kể) nên được các ngân hàng rất quan tâm và tìm mọi biện pháp để thu hút khách hàng gửi tiền và thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên phải có phương pháp quản lý hợp lý có tính đến sự an toàn chi trả (tính thanh khoản) sẽ phát huy được hiệu quả của nguồn vốn này. Nguồn vốn huy động do phát hành kỳ phiếu chiếm tỷ trọng thấp so với một số năm gần đây. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 1.706 triệu đồng, chiếm 8% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này tuy có tính ổn định cao song do chi phí thuộc loại vốn huy động lãi suất cao nhất nên ngân hàng không phát hành thường xuyên liên tục mà chỉ khi nào có dự án khả thi, hiệu quả hoặc nhu cầu đầu tư phải thoả mãn điều kiện đặt ra thì ngân hàng mới phát hành. Cũng có thể do nhu cầu vốn của NHNo & PTNT Việt Nam nên ngân hàng huy động nguồn vốn này chuyển lên NHNo Việt Nam để hưởng lãi suất chênh lệch. Nhìn chung nguồn vốn huy động của NHNo Đoan Hùng luôn có mức tăng trưởng khá, ổn định và vững chắc. Do vậy mà ngân hàng có đủ vốn cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong huyện. 2. Tình hình sử dụng vốn: Đối với bất kỳ ngân hàng nào thì mục tiêu của hoạt động sử dụng vốn đều tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để cho vay thu lợi nhuận. Trên cơ sở phục vụ cho nhu cầu tín dụng của khách hàng. Việc không đáp ứng được các nhu cầu về tín dụng của khách hàng sẽ dẫn đến thiệt hại trước mắt của việc kinh doanh và kết quả cuối cùng là việc tồn tại của các ngân hàng. Do đó qua số liệu tổng kết hoạt động tín dụng cho ta một cách nhìn khách quan về tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 98 - 2000 của NHNo & PTNT Đoan Hùng như sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động tín dụng NHNo Huyện Đoan Hùng giai đoạn 1998 - 2000 Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ I. Cho vay hộ 13.606 11.695 28.559 12.741 16.662 24.638 27.277 15.634 36.281 1. Hộ sản xuất 13.606 11.695 28.559 11.941 16.582 23.918 25.977 14.384 35.511 2. Tiêu dùng, cầm cố 800 80 720 1.300 1.250 770 II. Các thành phần ạ 2.100 500 1.600 Tổng cộng 13.606 11.695 28.559 12.741 16.662 24.638 29.377 16.134 37.881 Qua số liệu trên ta thấy doanh số chio vay của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng mạnh, nhất là năm 2000 doanh số cho vay so với năm 1999 tăng tuyệt đối là 16.636 triệu đồng, đạt 230%. Dư nợ đến 31/12/2000 là 37.881 triệu đồng tăng so với năm 1999 là 13.243 triệu đồng. Tuy nhiên ta có thể thấy doanh số cho vay chưa tương xứng với nguồn vốn mà ngân hàng huy động. Năm 2000 NHNo Đoan Hùng thừa vốn chuyển lên ngân hàng cấp trên 20.000 triệu đồng. Xét về cơ cấu đầu tư vốn thì doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh là chính còn một số doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn do sản phẩm sản xuất ra với chất lượng kém giá thành cao khó tiêu thụ dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ triền miên không đủ điều kiện để quan hệ tín dụng với ngân hàng. Một số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ yếu thành lập năm 2000. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là ngành xây dựng và khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng. Tính chất hoạt động nhỏ lẻ, địa bàn hẹp không có điều kiện mở rộng kinh doanh nên nhu cầu về vốn ít, chủ yếu hoạt động bằng vốn tự có. Đối với một số hợp tác xã chuyển đổi do không đáp ứng được điều kiện vay vốn nên không được ngân hàng cho vay. Riêng hộ sản xuất nông - lâm nghiệp doanh số cho vay tăng mạnh so với năm 99. Song do trình độ dân trí thấp, không đồng đều phần đông lại thuộc các xã khu vực 2, khu vực 3. Thuộc diện nhà nước ưu đãi lãi suất của hiệu quả kinh tế vốn đầu tư thấp, hơn nữa sản xuất phụ thuộc chủ yếu vàt thiên nhiên. Một số năm gần đây do thời tiết khắc nghiệt như hạn hán kéo dài, bão lốc, mưa lũ nhiều nên dịch bệnh phát sinh thiệt hại rất lớn đến sản xuất của người nông dân. ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng như động lãi, nợ quá hạn phát sinh lớn, một số hộ mất khả năng thanh toán... 1 phần do cơ chế chính sách nhà nước chưa có cơ chế tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp đối với vùng sâu vùng xa, đường xá đi lại khó khăn chi phí vận chuyển lớn dẫn đến việc sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được tổ chức thực hiện đồng bộ giữa các cấp chính quyền nên đa số hộ có nhu cầu vay vốn còn thiếu một số thủ tục cần thiết liên quan đến bộ hồ sơ cho vay theo qui định. Một số ít chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế của nhân dân trên địa bàn. + Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ có xu hướng tăng lên cùng doanh số cho vay, điều này phản ánh hiệu quả tín dụng chung của ngân hàng khá tốt. Nhưng xét về mặt chất lượng tín dụng qua kết quả thu lãi, thu nợ, tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì nợ quá hạn vẫn còn cao so với mức khống chế của NHNo & PTNT Việt Nam. Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án và khả năng, năng lực quản lý, sử dụng vốn vay ngân hàng của các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. + Dư nợ cho vay: Có xu hướng tăng mạnh trong năm 2000, đến 31/12/2000 tổng dư nợ đạt 37.881 triệu đồng. Chủ yếu là dư nợ cho vay hộ sản xuất nông - lâm nghiệp và kinh doanh buôn bán nhỏ. Bình quân dư nợ 3,3 triệu đồng/1hộ vay chiếm tỷ lệ 50,5% số hộ trên địa bàn. Điều đó chứng tỏ Nghị định 67/CP của chính phủ đã được ngân hàng triển khai thực hiện tới tận nhân dân trên địa bàn. Từ đó mà NHNo Việt Nam đã đưa ra những chính sách cho vay phù hợp với từng vùng kinh tế. Riêng đối với hộ sản xuất nông - lâm nghiệp thuộc đối tượng 67, ngân hàng cho vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, nhờ đó mà số hộ sản xuất nông - lâm nghiệp đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng phát triển sản xuất và mức cho vay đã được nâng lên. Năm 99 bình quân dư nợ 2,5 triệu đồng/1hộ vay, năm 2000 dư nợ bình quân 3,3 triệu đồng/1hộ vay. Điều này chứng tỏ qui mô sản xuất đã được mở rộng chủ yếu là các đối tượng có thời gian đầu tư dài thuộc nguồn vốn trung - dài hạn. Tỉ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm ằ 60% trên tổng dư nợ. Như vậy ta thấy vốn của NHNo Huyện Đoan Hùng cho vay chủ yếu vào các đối tượng trung dài hạn sản xuất nông - lâm nghiệp. Đây cũng chính là đối tượng chính của ngân hàng nông nghiệp, tuy nhiên việc cho vay hộ sản xuất nông - lâm nghiệp thuộc khu vực kinh tế miền núi với qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Số lượng khách hàng đông, món vay nhỏ, cán bộ tín dụng thiếu bình quân 1 cán bộ tín dụng quản lý từ 700 đến 800 hộ với mức dư nợ từ 2,2, - 2,5 tỉ đồng với địa bàn 1,5 xã, hơn nữa cán bộ thường xuyên đi học nên phải kiêm nhiệm một khối lượng công việc quá lớn bình quân 2 xã/1cán bộ tín dụng kết hợp với việc thực hiện các tổ công tác địa bàn. Đây quả là quá tải đối với cán bộ tín dụng do địa bàn rộng, đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, vùng kinh tế kém, chậm phát triển. Từ những nguyên nhân trên chất lượng tín dụng cán bộ sản xuất ở NHNo Đoan Hùng được minh chứng qua số liệu về tình hình nợ quá hạn sau: Bảng 2: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Dư nợ NQH tỉ lệ NQH Dư nợ NQH tỉ lệ NQH Dư nợ NQH tỉ lệ NQH I. Dư nợ hộ 28.559 2.513 8,8% 24.638 1.687 6,8% 36.281 1.136 3,1% + Hộ sản xuất 28.559 2.513 8,8% 23.918 1.687 7,05% 35.551 1.136 3,2 + Tiêu dùng, cầm cố 720 770 II. Các thành phần ạ 1.600 Tổng cộng 28.559 2.513 8,8% 24.638 1.687 6,8% 37.881 1.136 3% Qua số liệu trên ta có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn đối với việc cho vay hộ sản xuất có xu hướng giảm đi rõ rệt qua các năm. Năm 1999 tỉ lệ này là 6,8% thì đến năm 2000 chỉ còn là 3%. Đạt được kết quả này là sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng và sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Đồng thời thể hiện chính sách đúng đắn của NHNo trong việc cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao so với mức khống chế của NHNo Việt Nam. Đây là một vấn đề đã được Đảng và Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp, ban lãnh đạo NHNo đặc biệt quan tâm đối với vùng kinh tế đặc biệt khó khăn này, nhất là kinh tế hộ sản xuất nông - lâm nghiệp nông thôn. Việc cho vay hộ sản xuất với tỉ lệ nợ quá hạn cao như vậy là điều không mong muốn đối với ngân hàng. Có có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tỉ lệ nợ quá hạn đối với hộ sản xuất còn cao. Nhưng có lẽ một phần ngân hàng nông nghiệp vẫn chưa có những chính sách, biện pháp phù hợp, hiệu quả trong việc cho vay đối với loại hình này. Nợ quá hạn luôn là một vấn đề lo ngại đối với mỗi ngân hàng. Nó làm tốt độ quay vòng vốn của ngân hàng chậm lại, làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm phát sinh những chi phí không cần thiết trong vấn đề đòi nợ, xử lý phát mại tài sản thế chấp. Nợ quá hạn mà không thu hồi được lâu dài nó sẽ làm giảm nguồn vốn tự có của mỗi ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập do việc trích quỹ dự phòng rủi ro theo qui định. Tỉ lệ nợ quá hạn cao diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Trên đây là vài nét cơ bản về hoạt động kinh doanh của NHNo và PTNT Huyện Đoan Hùng. Có thể đánh giá sơ bộ hoạt động ngân hàng ngày càng có hiệu quả, có sự phát triển ổn định, vững chắc và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Đây là cơ sở thuận lợi cho ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo trong khi hoàn cảnh kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi và khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Trong bài viết này em xin đi sâu vào nghiên cứu việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Vì vấn đề này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển, an toàn cũng như lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn. IV. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng. 1. Tình hình cho vay, thu nợ hộ sản xuất. Hoạt động cho vay, thu nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngana hàng. Đối với cho vay hộ sản xuất vấn đề này cần được quan tâm hơn bởi vì cho vay hộ sản xuất món vay thường nhỏ lẻ, số lượng khách hàng nhiều địa bàn rộng không tập trung hộ vay còn nhiều hạn chế cả về nhận thức lẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm. Nên việc thu nợ gặp nhiều khó khăn với những nguyên nhân khác nhau. Bảng 3: Tình hình cho vay, thu nợ hộ sản xuất ở ngân hàng NHNo Đoan Hùng trong 3 năm qua như sau: Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 - Doanh số cho vay 13.606 12.741 29.377 + Ngắn hạn 6.438 3.822 9.737 + Trung dài hạn 7.168 8.919 19.640 - Doanh số thu nợ 11.695 16.662 16.134 + Ngắn hạn 6.971 11.874 12.093 + Trung - dài hạn 4.724 4.788 4.041 - Dư nợ 28.559 24.638 37.881 + Ngắn hạn 12.927 7.633 11.827 + Trung dài hạn 15.632 17.005 26.054 Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay tăng dần so với các năm, nhất là năm 2000, doanh số cho vay tăng so năm 98 là 16.636 triệu đồng, tỉ lệ tăng 130%. Điều đó chứng tỏ qui mô sản xuất ngày càng được mở rộng nhất là từ sau khi có quyết định 67/CP ngày 30/3/99 của Thủ tướng chính phủ đã được ngân hàng triển khai tới quần chúng nhân dân và được nhân dân chấp nhận. Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện của người nông dân nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên tính đến 31/12/00 số hộ còn dư nợ ngân hàng là 11.624 hộ, mới chỉ đạt 50,5% tổng số hộ trên địa bàn. Xét về kỳ hạn cho vay, ta có thể thấy là doanh số cho vay ngắn hạn (Ê 1 năm) giảm dần, trong khi doanh số cho vay trung - dài hạn lại tăng với mức tăng trưởng khá. Năm 1999 doanh số cho vay trung - dài hạn là 8.734 triệu đồng thì đến năm 2000 doanh số cho vay trung dài hạn là 19.640 triệu đồng tăng so năm 99 là 10.906 triệu đồng. Nhưng xét về cơ cấu dư nợ trên tổng dư nợ thì năm 1999 dư nợ trung dài hạn chiếm 69%. Năm 2000 dư nợ trung - dài hạn chiếm 68j,8% trên tổng dư nợ. Như vậy tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân thông qua vốn đầu tư trung - dài hạn tốc độ tăng trưởng khá (vì doanh số cho vay trung - dài hạn năm 2000 tăng so năm 99 là 10.906 triệu đồng). Trong cơ cấu cho vay ngành nghề sản xuất kinh doanh, cho vay hộ sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chủ đạo, cho vay thương nghiệp dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề khác có xu hướng tăng khá. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ 1. Nông nghiệp 8.163 7.017 17.135 5.149 8.038 14.246 20.206 11.724 22.728 - Trồng trọt 2.448 6.015 5.140 1.444 2.411 4.173 7.631 4.986 6.818 - Chăn nuôi 5.715 1.002 11.995 3.705 5.629 10.073 12.575 6.738 15.910 2. Công nghiệp 1.362 585 2.857 1.532 1.924 2.465 3.777 2.159 4.083 - Tiểu thủ CN 3. Thương mại 4.081 4.093 8.567 6.060 6.700 7.927 3.294 1.751 9.470 - Dịch vụ 4. Ngành khác 2.100 500 1.600 Tổng số 13.606 11.695 28.559 12.741 16.662 24.638 29.377 16.134 37.881 Nhìn vào bảng số liệu trên, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao với xu hướng tăng giảm qua các năm. Nhất là năm 2000 so với năm 1999 tăng 5.482 triệu đồng. Năm 1999 tỷ trọng này là 57,8% thì đến năm 2000 tỉ trọng ngành này là sấp sỉ 60%/ tổng dư nợ. Trong cơ cấu nông nghiệp, ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng cao cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của tiểu ngành này. Cho vay trồng trọt chủ yếu tập trung vào những loại cây có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu giống lúa có năng xuất chất lượng tốt. Một số vùng thâm canh từ lúa sang hoa màu... Những kết quả trên đây phần nào cho thấy hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất trong những năm qua. Để phân tích chính xác hơn ta xem xét số tiền vay mỗi lượt của từng hộ qua bảng dưới đây . Bảng 5 Đơn vị tính triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 - Doanh số cho vay 13.606 12.741 29.377 - Số lượt hộ vay 4.807 3.092 6.244 - Doanh số BQ trên hộ vay 2,83 4,12 4,70 Doanh số cho vay tăng lên tương ứng với dư nợ bình quân trên hộ vay. Năm 1998 doanh số cho vay 23.606 triệu bình quân hộ 2,83 triệu đồng đến năm 2000 doanh số là 29.377 triệu đồng bình quân 4,7 triệu đồng trên hộ vay. Với số tiền vay khá cao như vậy (so với năm 1998) sẽ giúp cho hộ sản xuất mở rộng được quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, có điều kiện mua sắm các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho hộ sản xuất. * Doanh số thu nợ: Đối với một ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phải ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng, bảo đảm kinh doanh ngân hàng an toàn và có lãi. Qua số liệu bảng 3 cho thấy doanh số thu nợ có tăng lên so với các năm song mức độ tăng trưởng dư nợ năm 2000 quá cao so với năm 1999 nên tỉ lệ nợ quá hạn có giảm trên tổng dư nợ. Nhưng thực tế doanh số dư nợ trên tổng số nợ đến hạn vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp, điều này được phân tích ở tình hình nợ quá hạn (phần sau). * Dư nợ hộ sản xuất. Dư nợ cho vay luôn là thước đo hoạt động của một ngân hàng nên bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ, cũng như các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp khác, NHNo Đoan Hùng với địa bàn có hơn 90% số hộ sống bằng nghề nông lâm nghiệp và các dịch vụ nhỏ ở nông thôn. Nên việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất có ý nghĩa sống còn và là nhiệm vụ trọng tâm của NHNo Đoan Hùng. Như trên ta đã phân tích dư nợ đối với hộ sản xuất ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 1999 là 24.638 triệu đồng đến năm 2000 là 37.881 triệu đồng, dư nợ luôn tăng trưởng là điều đáng mừng song cũng đáng lo ngại đối với ngân hàng. Bởi vì doanh số cho vay năm 2000 tăng nhanh so với năm l99 nhưng doanh số thu nợ lại giảm. Thu nợ giảm một phần do tăng tín dụng trung - dài hạn, phần khác do hộ sản xuất chưa trả được nợ ngân hàng. Cơ cấu dư nợ hộ sản xuất có sự thay đổi theo nhiều khía cạnh đánh giá. Để thấy rõ điều này ta sẽ phân tích thực trạng dư nợ cho vay hộ sản xuất theo kỳ hạn và ngành nghề cho vay. - Dư nợ cho vay hộ sản xuất phân theo kỳ hạn nợ: Dựa vào số liệu của bảng 4 ta thấy dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần. Tính trung bình cả giai đoạn 1998 - 2000 đạt hơn 10 tỉ đồng với số hộ còn dư nợ đến 31/12/00 là 3.400 hộ góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương giai đoạn này đạt trung bình từ 10 - 15% năm. Số tiền trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng thường là tiền bán sản phẩm hàng hoá (doanh thu bán hàng) sau kỳ thu hoạch nhưng giá cả hàng hoá nhất là sản phẩm nông nghiệp vẫn mức ở thấp và luôn bị biến động, do đó làm tăng khả năng không hoàn trả được vốn và lãi vay ngắn hạn. Ngược lại với tình hình cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung -dài hạn tăng trưởng một cách vững chắc, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trongtổng dư nợ cho vay hộ sản xuất. Được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 6 Đơn vị: triệu đồng Khoản mục 1998 1999 2000 - Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất 28.551 24.638 37.881 - Dư nợ cho vay trung - dài hạn 15.632 17.005 26.054 - Tỉ lệ dư n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH386.doc
Tài liệu liên quan