Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Một số vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng

1.1.1.Khái niệmvà nguyên tắc tín dụng

1.1.2. Phân loại hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2. Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

1.2.1.Khái niệm cho vay tiêu dùng

1.2.2.Đặc điểm về cho vay tiêu dùng

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại:

1.2.3.1. Chính sách cho vay của ngân hàng thương mại

1.2.3.2.Nhu cầu vay của khách hàng

1.2.3.3.Năng lực tài chính của khách hàng

1.2.3.4.Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng

1.2.3.5.Kỹ thuật và thủ tục khi cho vay

1.2.3.6.Chất lượng hoạt động của cán bộ tín dụng

1.2.3.7.Hoạt động Marketing của ngân hàng

1.2.3.8.Hệ thống công nghệ của ngân hàng

1.3. Các phương thức cho vay tiêu dùng và các nhân tố tác động đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại:

1.3.1.Căn cứ vào mục đích vay:

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương. d/ Phòng khách hàng3 (khách hàng cá nhân). Là phòng nghiệp cụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương; Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. e/ Phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cấn bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. f/ Phòng tổng hợp và tiếp thị. Phũng tổng hợp tiếp thị là phũng nghiệp vụ tham mưu cho Giỏm đốc chi nhỏnh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phõn tớch đỏnh giỏ tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh, thực hiện hoạt động bỏo cỏo hàng năm của chi nhỏnh. g/ Phòng tiền tệ kho quỹ. Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng quản lý an toàn kho quỹ, quant lý tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương; ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. h/ Phòng thông tin điện toán. Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. i/ Phòng kế toán tài chính. Phòng kế toán tài chính là phòng tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Công thương. k/ Phòng kiểm tra nội bộ. Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành. 2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam: 2.2.1.Tình hình huy động vốn: Vốn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là những giá trị tiền tệ được Ngân hàng thương mại tạo lập và huy động để sử dụng cho kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau. Nghiệp vụ tạo vốn là nghiệp vụ khởi đầu của các Ngân hàng thương mại.Vốn là cơ sở của Ngân hàng thương mại để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì sự quan trọng của vốn nên ngoài vốn ban đầu cần thiết,tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, ngân hàng phải chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động. Bảng 1 :Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối(+/-) Tỷ lệ (%) Nguồn vốn huy động 16.071 100 17.488 100 + 1.377 8,5 1.Phân loại theo TPKT a) TG các TCKT 12.851 80 14.118 80,7 + 1.267 9,85 b) TG dân cư 3.220 20 3.370 19,3 + 150 46,5 2. Phân loại theo loại tiền tệ a) VNĐ 13.709 85,3 14.953 85,5 + 1.244 9,0 b) Ngoại tệ quy VNĐ 2.362 14,7 2.495 14,5 + 133 5,6 3.Phân loại theo kỳ hạn a) Có kỳ hạn 6.840 42,6 14.079 80,5 + 2.379 105,8 b) Không kỳ hạn 9.231 57,4 3.369 19,5 - 5.862 - 63,5 ( Nguồn: Phòng tổng hợp ) Tổng nguồn vốn huy động được năm 2007 là 17.488 tỷ đồng tăng 8,5% tương ứng tăng 1.377 tỷ đồng so với năm 2006. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế có chiều hướng tăng. Trong năm các doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn tại Sở giao dịch I theo lãi suất đấu thầu cạnh tranh đã làm lãi suất bình quân đầu vào tăng lên nhiều so với các năm trước, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2007 là 14.118 tăng 9,85% so với năm 2006, tỷ trọng từ 80% năm 2006 lên đến 80,7% năm 2007, tăng 1.267 tỷ đồng. Tiền gửi dân cư năm 2007 tăng 150 tỷ đồng do Sở giao dịch I cũng đã áp dụng nhiều hình thức khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng như tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mại… - Sở giao dịch I cũng đã triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ. Nguồn vốn VNĐ năm 2007 đạt 14.953 tỷ đồng, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất 85,5 % tăng 1.244 tỷ đồng, tốc độ tăng 9% so với năm 2006. Ngoại tệ quy VNĐ đạt 2.495 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,5%, tăng 133 tỷ đồng, tốc độ tăng là 5,6% so với năm 2006. - Do áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền nên số tiền gửi có kỳ hạn tăng 7.239 tỷ đồng so với năm 2006.Tuy nhiên tiền gửi không kỳ hạn cũng giảm đi đáng kể là -5.862 tỷ đồng, tương ứng -63,5 % so với năm 2006. Để tăng vốn, Sở giao dịch cũng đã triển khai mạnh mẽ nhiều hoạt động thu hút vốn: áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang linh hoạt với số tiền gửi và kỳ hạn gửi tiền… đẩy mạnh quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị …giữ được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng. Năm 2007 việc huy động vốn của Sở giao dịch I gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại rất gay gắt, các Ngân hàng liên tục gia tăng lãi suất trong khi lãi suất huy động của Ngân hàng Công thương luôn duy trì thấp hơn. Vì vậy với kết quả đạt được chứng tỏ Sở giao dịch I đã có một thị trường huy động vốn khá ổn định và hiệu quả. Đã tạo được niềm tin và uy tín trong dân cư và các tổ chức kinh tế đến gửi tiền tại ngân hàng. 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn : Việc sử dụng vốn là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại. Cho vay là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất của Ngân hàng. Công tác cho vay ở Sở giao dịch I được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; DNV&N; Khu vực kinh tế tư nhân; Cho vay tiêu dùng… nhằm đa dạng hoá theo hướng chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Vốn vay được hướng vào những nghành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững như : lương thực thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, viễn thông, điện lực…các khoản vay đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế. Bảng 2 : Kết quả hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (+/-) Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 2.788 100 2.777 100 + 11 0,39 1.Phân loại theo thời gian a) Cho vay ngắn hạn 988 35,4 896 31,3 - 92 - 9,31 b) Cho vay trung dài hạn 1.800 64,6 1.881 68,7 + 81 4,5 2.Phân loại theo TPKT a) Cho vay DNNN 2.046 73,4 2.082 75 + 16 0,78 b) Cho vay NQD 742 26,6 695 25 - 47 - 6,33 3.Phân loại theo loại tiền tệ a) Cho vay VNĐ 1.889 67,8 1.907 68,7 +18 0,95 b) Cho vay ngoại tệ 899 32,2 870 31,3 - 29 -3,22 ( Nguồn : Phòng tổng hợp) Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay ngắn hạn giảm -92 tỷ đồng tương đương giảm 9,31%, chiếm tỷ trọng 31,3 % trong tổng dư nợ so với năm 2006. Dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2007 tăng +81 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 68,7 %, tốc độ tăng là 4,5%. Do làm tốt công tác tiếp thị nên Sở giao dịch I cũng đã có rất nhiều khách hàng mới. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước năm 2007 là 2.082 tỷ đồng,tăng 16 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75%,tốc độ độ tăng 0,78% so với năm 2006. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh giảm 47 tỷ đồng tương đương giảm 6,33% so với năm 2006. Việc giảm dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là do yêu cầu về tài sản thế chấp lớn nên nhiều doanh nghiệp muốn vay nhưng không đủ điều kiện nên chưa được đáp ứng nhu cầu vay. Dư nợ cho vay VNĐ đạt 1.907 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 68,7%, tăng 18 tỷ đồng, tốc độ tăng 0,95% so với năm 2006. Dư nợ cho vay ngoại tệ năm 2007 đạt 870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,3% trong tổng dư nợ, giảm 29 tỷ đồng, giảm 3,22% so với năm 2006. 2.3 Hoạt động tiền tệ kho quỹ: Công tác Ngân quỹ đảm bảo việc thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Nhân viên kiểm ngân luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trung thực, liêm khiết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.4. Các hoạt động khác: 2.4.1. Công tác Thông tin - điện toán: Hoạt động thông tin - điện toán đã góp phần quan trọng trong việc triển khai các phần mềm quản lý, cập nhật các chương trình mới, xử lý số liệu chính xác, cung cấp thông tin đầy đủ giúp Ban lãnh đạo của Sở giáo dịch I nắm được tình hình kinh doanh, kịp thời điều hành và quản lý vốn có hiệu quả. Bám sát cơ sở dữ liệu, theo dỗi chặt chẽ các sự cố kỹ thuật để khắc phục kịp thời, đảm bảo đường mạng nội bộ thông suốt, phục vụ giao dịch trôi chảy. 2.4.2.Công tác Tổ chức hành chính: Công tác Tổ chức hành chính đã có những bước chuẩn bị tích cực về nhân lực, đã tạo điều kiện để nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ về ngoại ngữ, tin học, nâng cao lý luận về chuyên ngành. Thực hiện tốt quy chế tuyển dụng theo chỉ tiêu của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đảm bảo chất lượng cán bộ đầu vào. Công tác hành chính quản trị đã cung ứng kịp thời, hợp lý mọi nhu cầu về phương tiện làm việc cho người lao động, tạo điều kiện để các phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2.4.3.Công tác Kiểm tra – Kiểm soát : Kiểm soát toàn diện các mặt nghiệp vụ như : tín dụng, kế toán, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, nguồn vốn và an toàn kho quỹ tại Sở giao dịch I.Trong năm vừa qua đã cố gắng tiến hành kiểm tra – kiểm soát 100% hồ sơ khách hàng vay vốn, nghiệp vụ kế toán, tiết kiệm và tình hình kiểm tra chi tiêu nội bộ... Thông qua kiểm tra – kiểm soát nhằm nâng cao hơn nữa việc chấp hành các chế độ, thể lệ và quy trình nghiệp vụ. 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh : Lợi nhuận hàng năm phản ánh khá rõ hiệu quả kinh doanh của 1 ngân hàng. Bảng 3: Kết quả tài chính năm 2006 – 2007 Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tuyệt đối (+/-) Tỷ lệ (%) Tổng thu 13.071 17.488 +4417 33,79 Tổng chi 12.766 17.160 +4394 34,41 Lãi hạch toán nội bộ 305 328 23 7,54 ( Nguồn : Phòng tổng hợp ) Tổng thu và chi của năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006. Lãi hạch toán nội bộ của năm 2007 đã tăng +23 tỷ đồng, tốc độ tăng là 7,54% mặc dù lãi suất đầu vào tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây. Với kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Sở giao dịch I trong việc khắc phục khó khăn và đạt được mục tiêu giữ vững ổn định và phát triển. 2.6.Tình hình nợ quá hạn: Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tuyệt đối (+/-) Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 116.4 145.3 28.9 24,8 Nợ quá hạn 4.4 3.2 - 1.2 - 27,2 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 3,78 % 2,2% - - ( Nguồn : Phòng tổng hợp ) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợnăm 2007 tăng 24,8% ,+ 28.9 tỷ đồng so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm xuống 1.2 tỷ đồng, -27,2 so với năm 2006. Điều này cho thấy sự nỗ lực trong việc giảm lượng nợ quá hạn của Sở giao dịch I. Theo thông lệ quốc tế cho phép thì tổng nợ quá hạn/tổng dư nợ dưới 2% là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt. Còn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ dưới 3%. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương năm 2007 là 2,2% so với quy định là khá tốt, tuy nhiên vẫn cần phải xem xét để tìm ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ quá hạn. 2.7 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I: 2.7.1.Khái quát về tình hình cho vay tiêu dùng ở Việt Nam: Cùng với việc hệ thống Ngân hàng được phân thành hai cấp vào năm 1990, các Ngân hàng thương mại bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng thương mại nên rất được chú trọng. Tuy vậy, trong các loại hình tín dụng, hình thức cho vay tiêu dùng lại chưa được các ngân hàng mở rộng phát triển. Điều này chủ yếu là do chưa có một hệ thống pháp lý đầy đủ và thông thoáng về hoạt đống tín dụng tiêu dùng. Các Ngân hàng thương mại chỉ dừng lại ở những loại hình cho vay để xây dựng, sửa chữa nhà ở, phương tiện phục vụ công tác. Các ngân hàng Quốc doanh đã tiến hành hoạt động cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên. Đến năm 1999 khi có nghị định 165/1999/NĐ- CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo, hoàn toàn không quy định cụ thể trường hợp nào thì các ngân hàng được phép cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thì cho vay tiêu dùng lại rộ lên từ đây. Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong 10 năm gần đây thì cho vay tiêu dùng vừa là chiến lược vừa là mục tiêu của các Ngân hàng thương mại đối với thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam. 2.7.2. Những quy định về cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam: Bước1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn Cán bộ tín dụng phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn. a)Phỏng vấn và trao đổi với khách hàng: Cán bộ tín dụng tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng : • Nắm bắt được nhân thân (tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp) của khách hàng và người liên quan (thành viên hộ gia đình, người bảo lãnh, du học sinh) đối chiếu với quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam về những trường hợp không được vay hoặc bị hạn chế cho vay. • Mục đích vay vốn, nhu cầu sử dụng vốn • Các tài sản mà khách hàng là chủ sở hữu, đồng sở hữu, thu nhập về nguồn trả nợ dự kiến, thời gian trả nợ dự kiến, các nghĩa vụ tài chính hiện tại, quan hệ tín dụng của khách hàng. • Sau khi phỏng vấn, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng về các quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam về : nguyên tắc vay vốn, điều kiện vay vốn, mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các biện pháp bảo đảm tiền vay, quá trình kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay và các biện pháp thu hồi. b)Hướng dẫn khách hàng lập, tiếp nhận và đối chiếu hồ sơ đề nghị vay vốn: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn và đối chiếu với quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hồ sơ đề nghị vay vốn bao gồm: • Bảo sao chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu. • Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay – trả nợ (theo mẫu của ngân hàng cho vay) • Giấy tờ chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, nguồn trả nợ. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng và các giấy tờ có liên quan đến tài sản đảm bảo. Bước 2: Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn: Cán bộ tín dụng thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng bằng cách kết hợp xem xét hồ sơ với đi kiểm tra thực tế nhằm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đề nghị vay vốn và đối chiếu sự khớp đúng giữa bản sao và bản gốc. Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hàng vi dân sự của khách hàng: • Đối chiếu bản sao với bản gốc để kiểm tra tính chính xác của hồ sơ vay vốn. • Tiếp xúc, quan sát để đánh giá năng lực hành vi dân sự, uy tín của khách hàng, khai thác thông tin về thành viên khác trong hộ gia đinh, người đồng sở hữu tài sản. • Tìm hiểu thông tin của khách hàng thông qua chính quyền địa phương, tổ dân phố, cơ quan công tác. Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn: Đối chiếu mục đích vay vốn của khách hàng với danh mục hàng hoá bị cấm lưu thông và dịch vụ thương mại bị cấm theo quy định của pháp luật, nhu cầu sử dụng tiền vay ngoại tệ và quản lý ngoại hối của Chính phủ và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay – trả nợ: Tính toán giới hạn tín dụng đối với khách hàng theo Quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam và đối chiếu giới hạn tín dụng với số tiền vay. Đánh giá khả năng tài chính thông qua các giá trị các tài sản được kê khai trong giấy đề nghị vay vốn, thu nhập của khách hàng và người liên quan như: lương, thu nhập từ tiền gửi, chứng khoán, cho thuê tài sản và các thu nhập hợp pháp bằng tiền và tài sản khác, phải kiểm tra và đối chiếu thực tế. Thẩm định tài sản đảm bảo: Việc thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện theo Quy định nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy định nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Bước 3: Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thưòi hạn cho vay, định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán. Bước 4: Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và trình duyệt cho vay. Tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay: • Lập tờ trình thẩm định cho vay, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt nam. Soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. • Trình hồ sơ cho vay lên lãnh đạo phòng khách hàng các nhân và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy vi tính. b)Thẩm định rủi ro tín dụng (trường hợp phải qua phòng quản lý rủi ro) c) Phê duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng: Nếu hồ sơ tín dụng được phê duyệt, nhân viên tín dụng có trách nhiệm thông báo kết quả chấp thuận hay không chấp thuận cho khách hàng vay vốn. Bước 5: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, giao nhận giấy tờ của tài sản đảm bảo hoặc (và) tài sản đảm bảo. Bước 6: Giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay Giải ngân: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ, giấy tờ có liên quan đến mục đích sử dụng tiền vay và giấy nhận nợ. Đối chiếu kiểm tra, nếu đủ điều kiện, ký vào giấy nhận nợ và trình hồ sơ giải ngân cho bộ phận giao dịch để giải ngân. Thu nợ gốc và lãi: Cán bộ tín dụng theo dõi tiến độ trả nợ thực tế trên lịch trả nợ gốc và lãi, chứng từ kế toán và chương trình trên máy vi tính, thông báo cho khách hàng về nợ đến hạn, đánh giá khách hàng thông qua các tiêu chí: trả nợ gốc và lãI theo các kỳ hạn thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nợ quá hạn, nợ gia hạn phát sinh. c)Kiểm tra, giám sát món vay: Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra và giám sát sử dụng món vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam về Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng. Bước 7: Cơ cấu lại thời hạn nợ • Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ cấu lại thời hạn nợ • Thẩm định rủi ro tín dụng ( trường hợp phả qua phòng quản lý rủi ro) • Phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ Bước 8: Giải chấp tài sản đảm bảo, thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Cán bộ tín dụng phối hợp với phòng kế toán, phòng kho quỹ thực hiện việc giải chấp hồ sơ, tài sản đảm bảo và thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Bước 9: Lưu trữ hồ sơ cho vay Cán bộ tín dụng lập và lưu trữ đầy đủ, nguyên vẹn hồ sơ cho vay theo Quy định cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Công thương Việt Nam, bổ sung kịp thời những hồ sơ, giấy tờ do khách hàng cung cấp hoặc phát sinh trong suốt quá trình cho vay. 2.7.3. Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I Những năm gần đây, khi nền kinh tế mở cửa, mức sống của người dân được nâng cao hơn thì hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng mới thực sự phát triển. Nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là một trong những quận có nhiều cơ quan hoạt đông, dân cư đông, nhu cầu tiêu dùng là vô cùng lớn, khách hàng của Sở giao dịch I dồi dào. Ngoài những nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh của các khách hàng là doanh nghiệp hay hộ sản xuất thì nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống của khách hàng cũng rất phong phú. Khách hàng thường là những cán bộ công nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp trong khu vực. Họ đến vay vốn để phục vụ cho nhu cầu mua nhà, sửa chữa nhà ở và mua sắm phương tiện đi lại… Hầu hết các khách hàng tự tìm đến Sở giao dịch I để tìm hiểu về phương thức cho vay, trả nợ và tài sản thế chấp. Bảng 5: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng 2006 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (+/-) Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 56.92 100 80.15 100 + 23.23 40,8 1. Để mua nhà 17 29,9 24 30 + 7 41,17 2. Để mua sắm đồ dùng 6.32 11,1 7 8,7 + 0.68 10,75 3. Để mua sắm phương tiện 14 24,6 18 22,4 + 4 28,5 4. Để lao động học tập 5.25 9,2 8 10 + 2.75 52,3 5. Tiêu dùng khác 14.35 25,2 23.15 28,9 + 8.8 61,3 Doanh số thu nợ 49.10 100 73.45 100 + 24.35 49,6 1. Về mua nhà 16.4 33,4 22.4 30,5 + 6 36,5 2. Về mua sắm đồ dùng 5.1 10,4 6 8,2 + 0.9 17,6 3. Về mua sắm phương tiện 13.07 26,6 20 27,2 + 6.93 53 4. Về lao động học tập 5.63 11,5 7 9,5 + 1.37 24,3 5. Tiêu dùng khác 8.9 18,1 18.05 24,6 + 9.15 102,8 Tổng dư nợ 38 100 65 100 + 27 71,1 1. Cho vay mua nhà 12 31,6 15 23,1 + 3 25 2. Cho vay mua sắm đồ dùng 4 10,5 4.9 7,5 + 0.9 22,5 3. Cho vay mua sắm phương tiện 10 26,3 19 29,2 + 9 90 4. Cho vay lao động học tập 4 10,5 12 18,5 8 200 5. Tiêu dùng khác 8 21,1 14.1 21,7 + 6.1 76,25 ( Nguồn: Phòng tổng hợp ) Qua bảng số liệu trên ta thấy sự tăng trưởng về dư nợ của cho vay tiêu dùng đã từng bước tăng lên, điều đó chứng tỏ cho vay tiêu dùng đang dần chiếm được vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng. Đến năm 2007 tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đã lên đến 65 tỷ đồng, tăng 27 tỷ đồng, tốc độ tăng 71,1% so với năm 2006. Trong đó cho vay mua nhà và cho vay mua sắm phương tiện chiếm tỷ trọng lớn và tăng cao, riêng cho vay mua nhà năm 2007 là 15 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,1%. Dư nợ cho vay mua sắm phương tiện năm 2007 là 19 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng, tốc độc tăng 90%, chiếm tỷ trọng 29,2% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng lớn cùng với sự phát triển của xã hội. Trong thời gian tới Sở giao dịch I sẽ tăng tỷ lệ dư nợ trong các loại hình cho vay khác như cho vay để đi du học, cho vay hợp tác lao động ở nước ngoài, cho vay khám chữa bệnh… Về lãi suất cho vay là một lợi thế của Sở giao dịch I, bởi lãi suất cho vay luôn thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại khác. Trong doanh số cho vay, tỷ lệ tiêu dùng mua nhà ở năm 2006 là 17 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29,9% và chiếm tỷ trọng 30% trong năm 2007 là 24 tỷ đồng tăng 7 tỷ đồng, tốc độ tăng là 41,17% so với năm 2006.Tỷ trọng mua sắm đồ dùng gia đình năm 2006 chiếm 11,1%, năm 2007 là 7 tỷ đồng tăng 0.68 tỷ đồng so với năm 2006. Mua sắm phương tiện năm 2007 là 18 tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,4%, tốc độ tăng 28,5% so với năm 2006. Cho vay tiêu dùng lao động và học tập tăng nhẹ từ 9,6% năm 2006 lên 9,8% năm 2007. Về tình hình thu nợ, đối với cho vay tiêu dùng ở Sở giao dịch I là tương đối tốt. Các cá nhân, hộ gia đình, hay những chủ thể vay vốn tại ngân hàng đều đến trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Doanh số thu nợ về cho vay tiêu dùng năm 2006 là 49,10 tỷ đồng, năm 2007 là 73.45 tỷ đồng tăng 23.45 tỷ đồng, tăng 49,6% so với năm 2006. Trong đó doanh số thu nợ về cho vay mua nhà năm 2007 là 22,4 tỷ đồng,tốc độ tăng 36,5%, tăng 6 tỷ đồng so với năm 2006. Tỷ trọng về mua sắm đồ dùng giảm nhẹ từ 10% năm 2006 xuống còn 8% năm 2007. Tỷ trọng mua sắm phương tiện tuy có tăng nhẹ nhưng không đáng kể, 26% năm 2006 lên 27% năm 2007. Đạt được thành quả như thế này một mặt là do đội ngũ cán bộ phòng tín dụng thường xuyên đôn đốc người vay vốn trả nợ đúng hạn nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với Sở giao dịch I, mặt khác một số khách hàng làm ăn có hiệu quả nên đã trả được nợ trước hạn. Việc Sở giao dịch I chú trọng vào cho vay tiêu dùng là phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như thoả mãn phần nào nhu cầu của khách hàng. Và thu lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ thông qua hoạt động này. 2.7.4 Nợ quá hạn: Chất lượng tín dụng luôn là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu. Hoạt động cho vay tiêu dùng luôn ẩn chứa mức độ rủi ro lớn. Chi phí cho các khoản vay tiêu dùng lại cao, vì vậy mà mức lãi suất của các ngân hàng áp dụng khá cao. Chính vì vậy, khả năng trả nợ của khách hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi mức lãi suất này. Bảng 6: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tuyệt đối (+/-) Tỷ lệ (%) Tổng Dư nợ 38 65 + 27 71,1% Nợ quá hạn 2.2 1.0 + 1,2 54,5% Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 5,7 1,2 - - (Nguồn: Phòng tổng hợp) Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007 là 65 tỷ đồng, tăng 71,1% tức là tăng 27 tỷ đồng so với năm 2006, nhưng nợ quá hạn lại giảm 54,5% từ 2,2 tỷ đồng năm 2006 xuống còn 1,0 tỷ đồng năm 2007, chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm từ 5,7% năm 2006 xuống còn 1,2% năm 2007. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt nam 3.1.Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam: 3.1.1.Mục tiêu tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37312.doc
Tài liệu liên quan