Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Viễn thông khu vực I - Công ty Viễn thông liên tỉnh

MỤC LỤC Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD 2

1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD 2

1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD 2

1.1.2. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD 2

1.1.3. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD 2

1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các DN 2

1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DOANH NGHIỆP 2

1.2.1. Các nhân tố khách quan 2

1.2.1.1. Môi trường kinh tế khu vực và quốc tế 2

1.2.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô 2

1.2.1.3. Môi trường ngành 2

1.2.2. Các nhân tố bên trong 2

1.2.2.1. Bộ máy quản trị DN 2

1.2.2.2. Nhân tố Lao động - tiền lương 2

1.2.2.3. Tình hình tài chính của DN 2

1.2.2.4. Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm 2

1.2.2.5. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu 2

1.2.2.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của DN 2

1.2.2.7. Môi trường làm việc trong DN 2

1.2.2.8. Phương pháp tính toán của DN 2

1.3. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD 2

1.3.1. Chỉ tiêu doanh lợi 2

1.3.1.1. Chỉ tiêu doanh lợi đồng vốn 2

1.3.1.2. Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng 2

1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn 2

1.3.2.1. Số vòng quay toàn bộ vốn 2

1.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 2

1.3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2

1.3.2.4. Số vòng luân chuyển vốn lưu động 2

1.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động 2

1.3.3.1. Năng suất lao động bình quân năm 2

1.3.3.2. Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động 2

1.3.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội 2

1.3.4.1. Tăng thu ngân sách cho chính phủ 2

1.3.4.2. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động 2

1.3.4.3. Nâng cao mức sống cho người lao động 2

1.3.4.4. Phân phối lại thu nhập 2

CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 2

2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 2

2.1.1. Giới thiệu về Trung tâm Viễn thông khu vực I 2

2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 2

2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy của Trung tâm 2

2.1.1.3. Năng lực nội bộ của Trung tâm 2

2.1.1.4. Sản phẩm và đặc điểm về sản phẩm của Trung tâm 2

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 2

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm 3 năm gần đây 2

2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I 2

2.2.2.1. Đánh giá theo chỉ tiêu doanh lợi 2

2.2.2.2 Đánh giá theo chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 2

2.2.2.3. Đánh giá theo chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động 2

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2

2.3.1. Những kết quả đạt được 2

2.3.2. Những mặt còn hạn chế 2

2.3.3. Nguyên nhân cơ bản 2

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I ĐẾN NĂM 2010 2

3.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TRUNG TÂM THỜI GIAN TỚI 2

3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường viễn thông Việt nam trong thời gian tới 2

3.1.2. Toàn cầu hóa, tự do hóa và cạnh tranh 2

3.1.3. Sự tác động của Công nghệ thông tin Khoa học kỹ thuật 2

3.1.4. Những nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Trung tâm 2

3.1.4.1. Sức ép từ phía khách hàng 2

3.1.4.2. Sức ép từ đối thủ cạnh tranh hiện tại 2

3.1.4.3. Sức ép từ sản phẩm thay thế 2

3.1.4.4. Sức ép từ phía nhà cung cấp 2

3.1.4.5. Các đối thủ tiềm ẩn 2

3.1.5. Đanh giá theo Ma trận SWOT 2

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM ĐẾN NĂM 2010 2

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD 2

3.3.1. Giải pháp từ phía Trung tâm 2

3.3.1.1. Giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí 2

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông 2

3.3.1.3. Phát triển mạng lưới kinh doanh và đa dạng hóa dịch vụ 2

3.3.1.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư và áp dụng công nghệ mới 2

3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động quản trị lao động 2

3.3.2. Một số kiến nghị 2

3.3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Bộ Bưu chính Viễn thông 2

3.3.2.2 Kiến nghị đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 2

KẾT LUẬN 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Viễn thông khu vực I - Công ty Viễn thông liên tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoại thống nhất trên toàn mạng. Toàn bộ cước phí sử dụng dịch vụ của cuộc gọi sẽ được tính cho thuê bao đăng ký dịch vụ 1800 với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. g. Dịch vụ Thông tin, Giải trí, Thương mại Dịch vụ 1900 là loại hình dịch vụ cho phép người sử dụng thực hiện cuộc gọi tới nhiều số đích khác nhau để truy cập các thông tin giải đáp hoặc giải trí và thương mại của nhà cung cấp dịch vụ thông tin thông qua một số truy cập thống nhất trên mạng Viễn Thông. h. Dịch vụ mạng riêng ảo VPN Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN: Vitural Private network) là một mạng riêng của khách hàng dựa trên cơ sở hạ tầng mạng công cộng dùng chung dịch vụ XDSL-WAN là dịch vụ kết nối các mạng máy tính trong nước và quốc tế bằng đường dây thuê bao SHDSL (công nghệ đường dây thuê bao số đối xứng) hoặc ADSL (công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng) kết hợp với công nghệ MPLS/VPN trên mạng NGN. Những sản phẩm trên của Trung tâm là sản phẩm dịch vụ viễn thông, là sự thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin. Sản phẩm này có đặc điểm không phải là sản phẩm vật chất cụ thể, sản phẩm không tồn tại ngoài quá trình sản xuất nên không thể đưa vào kho, không thể thay thế. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này diễn ra đồng thời khi có nhu cầu của khách hàng. Vì vậy mà vấn đề chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn được Trung tâm đặt lên hàng đầu. Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ của Trung tâm VTN1 đều được khai thác trên hệ thống mạng đường trục liên tỉnh dựa trên hai công nghệ chuyển mạch: Chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Sản phẩm dịch vụ của Trung tâm là kết quả của một chuỗi các hoạt động thống nhất trong toàn bộ dây -chuyền sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không những là thành quả của tập thể lao động trong Trung tâm mà còn có sự tham gia của các Bưu điện tỉnh, thành phố và các Công ty dọc trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam mới tạo ra được sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm 3 năm gần đây Trung tâm Viễn thông khu vực I thuộc loại hình DN Nhà nước, là đơn vị trực thuộc Công ty Viễn thông liên tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo pháp luật, theo sự phân cấp quản lý của Công ty Viễn thông liên tỉnh. Trung tâm VTN1 được Công ty giao vốn, tài sản và các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ SXKD. Trung tâm có trách nhiệm bảo tồn vốn được giao, không ngừng đầu tư vốn để đầu tư phát triển làm tròn nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, Tập đoàn và Công ty. Trung tâm VTN1 có phạm vi hoạt động trải rộng trên địa bàn 29 tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Với 144 trạm viễn thông, trong đó có gần 70% số trạm được lắp đặt hầu hết trên các đỉnh núi cao, khu vực xa dân, hẻo lánh như Tây Bắc, Tây Nguyên, có những trạm ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển như Trạm Mỏ Neo (Hà Giang), Tăng Quái (Lai Châu), Pi Cáp (Lạng Sơn), Quỳnh Lâm (Hòa Bình), Trúc Líp (Hà Tĩnh) Hệ thống cáp quang do Trung tâm quản lý khoảng 3000 Km xuyên suốt 29 tỉnh thành phía Bắc. Hệ thống thông tin cáp sợi quang được chôn sâu dọc các quốc lộ, tỉnh lộ qua nhiều cầu cống, sông ngòi, đồi núi và nhiều địa hình phức tạp. Do những đặc thù này nên công tác quản lý của Trung tâm cũng có nhiều khó khăn, phức tạp riêng. Nhờ có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả đã giúp Lãnh đạo Trung tâm có công cụ để hạn chế các rủi ro, đảm bảo thực hiện công việc kinh doanh một cách có hiệu quả và an toàn. Tình hình về sản lượng của các dịch vụ viễn thông truyền thống của Trung tâm biến động qua các năm 2006, 2007, 2008 được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây: Bảng 3: Sản lượng các dịch vụ viễn thông của Trung tâm VTN1 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I Tổng lưu lượng thoại thông qua 1.000 phút 1.366.989 1.408.532 1.485.440 1 Lưu lượng điện thoại VoIP 171 trong nước 1.000 phút 445.981 478.522 493.641 2 Lưu lượng điện thoại liên tỉnh 1.000 phút 921.008 930.010 991.799 a Lưu lượng điện thoại PSTN 1.000 phút 388 426 495 b Lưu lượng điện thoại cố định quốc tế 1.000 phút 39.349 40.168 43.752 c Lưu lượng điện thoại di động qua VTN 1.000 phút 881.271 889.416 947.552 II Kênh cho thuê trong nước Kênhxtháng 92.288 135.000 164.416 III Truyền dẫn tín hiệu truyền hình Giờ 891 875 1.120 (Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I qua các năm) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng sản lượng các dịch vụ viễn thông có xu hướng tăng lên qua các năm. Lưu lượng điện thoại năm 2008 (gồm cố định PSTN, 171, cố định quốc tế, di động qua VTN) đạt hơn 1.485 triệu phút, bằng 105,5% so với năm 2007. Kênh thuê riêng đạt 164.416 (kênh x tháng), tăng 21,8% so với năm 2007. Truyền hình đạt 1.120 giờ, tăng 28% so với năm 2007 và đạt 106% so với kế hoạch Công ty giao. Do nhu cầu về viễn thông ngày càng tăng, với sự xuất hiện của nhiều DN kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nên nhu cầu thuê kênh thông tin cũng vì thế mà tăng mạnh (năm 2008 tăng 21,8% so với năm 2007). Bên cạnh đó dịch vụ viễn thông di động cũng đang trở nên thông dụng và hữu ích vì vậy mà sản lượng dịch vụ này cũng tăng nhanh. Tháng 11/2004, Trung tâm đã mở thêm các loại hình dịch vụ mới trên nền mạng công nghệ thế hệ mới NGN sử dụng công nghệ chuyển mạch gói. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng các dịch vụ mới đã mở ra hướng kinh doanh mới, góp phần đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin, tăng cơ hội lựa chọn của khách hàng và giúp tăng thêm doanh thu cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Đối với doanh thu, căn cứ vào tổng sản lượng hay tổng thời gian tính ra phút thực hiện dịch vụ viễn thông, đồng thời căn cứ vào đơn giá sản phẩm do Công ty VTN xác định cho Trung tâm để tính ra doanh thu cho Trung tâm, ta có bảng thống kê dưới đây: Bảng 4: Doanh thu dịch vụ viễn thông của Trung tâm VTN1 qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A Doanh thu I Tổng doanh thu phát sinh 136.508 148.043 160.508 1 Doanh thu hoạt động kinh doanh 136.332 147.757 160.057 1.1 Doanh thu dịch vụ VT-CNTT 136.007 147.418 159.715 a Truyền dẫn tín hiệu truyền hình trong nước 6.623 7.706 8.202 b Kênh thông tin cho thuê trong nước (KTR, Mega Wan) 115.598 125.085 135.201 c Bán thẻ 1719 5.608 3.953 3.401 d Hòa mạng, dịch chuyển thuê bao 2.376 3.609 4.461 e Thu khác Viễn thông - Công nghệ thông tin 5.802 7.065 8.450 1.2 Doanh thu hoạt động tài chính 325 339 342 2 Thu nhập khác 176 286 451 II Doanh thu phân chia (28.761) (32.483) (36.615) III Doanh thu thuần = I + II 107.747 115.560 123.893 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Trung tâm Viễn thông khu vực I qua các năm) Doanh thu phát sinh được tính là doanh thu Trung tâm thu trực tiếp từ khách hàng. Doanh thu phân chia là doanh thu mà Trung tâm chi trả cho các Bưu điện tỉnh, thành phố và các công ty ngoài ngành ký hợp đồng với VTN1 theo quy định của Tập đoàn. Do nhu cầu của thị trường trong nước đối với dịch vụ viễn thông tăng, đồng thời Trung tâm đã không ngừng đổi mới công nghệ, điều này đã làm cho doanh thu của Trung tâm tăng lên qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu bình quân có xu hướng tăng chậm lại cho thấy sức ép cạnh tranh ngày một lớn từ các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài ngành đã tác động mạnh tới hoạt động SXKD của Trung tâm. Doanh thu các dịch vụ viễn thông như kênh thuê riêng, truyền dẫn tín hiệu truyền hình có xu hướng tăng lên do nhu cầu sử dụng các dịch vụ này tăng nhờ những lợi ích mà nó đem lại cho các DN. Trong khi đó, dịch vụ bán thẻ 1719 có xu hướng giảm mạnh do người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng thẻ 1719 và dịch vụ điện thoại di động lại rất thuận tiện và dễ dàng sử dụng, do đó thị phần của thẻ 1719 ngày càng có xu hướng giảm. Trung tâm Viễn thông khu vực I là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Viễn thông liên tỉnh VTN, thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên 29 tỉnh, thành phố phía Bắc, do đó muốn hiểu tình hình hoạt động công tác của Trung tâm cũng cần phải xem xét, so sánh với hoạt động của các Trung tâm II, III và toàn thể Công ty. Bảng 5: Doanh thu cước viễn thông của các đơn vị trong Công ty VTN Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Đơn vị Điện thoại liên tỉnh VoIP 171 trong nước Kênh cho thuê Truyền dẫn truyền hình Tổng cộng Năm 2006 Trung tâm I 245.955 11.647 115.598 6.623 379.823 Trung tâm II 217.559 9.544 98.256 4.881 330.240 Trung tâm III 204.461 7.327 76.940 1.518 290.246 Công ty 667.975 28.518 290.794 13.022 1.000.309 Năm 2007 Trung tâm I 221.584 9.857 125.085 7.706 364.232 Trung tâm II 209.447 8.843 110.639 4.930 333.859 Trung tâm III 164.540 5.784 99.410 1.766 271.500 Công ty 595.571 24.484 335.134 14.402 969.591 Năm 2008 Trung tâm I 235.611 11.874 135.201 8.201 390.887 Trung tâm II 217.822 10.086 127.748 6.714 362.370 Trung tâm III 189.442 78.514 114.855 3.418 386.229 Công ty 642.875 100.474 377.804 18.333 1.139.486 (Nguồn: Báo cáo thống kê của Công ty Viễn thông liên tỉnh qua các năm) Biểu đồ 6: Tỷ trọng doanh thu cước viễn thông của các đơn vị trong Công ty VTN Qua bảng và biểu đồ trên, ta thấy tỷ trọng doanh thu cước của các đơn vị có sự khác biệt, doanh thu cước của Trung tâm Viễn thông khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn Công ty. Có rất nhiều nguyên nhân: Phạm vị hoạt động khác nhau, do tập quán tiêu dùng của người dân, do điều kiện kinh tế, môi trường và điều kiện kinh doanh theo từng khu vực Bắc, Trung, Nam khác nhau. Đối với thị trường miền Nam, việc kinh doanh viễn thông diễn ra rất sôi động và cạnh tranh rất gay gắt về các loại hình dịch vụ, chất lượng dịch vụ, khả năng thu hút lao động, vốn 2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I Để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của VTN1, ta cần xem xét một số chỉ tiêu tổng hợp cần thiết có liên quan dưới đây: Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của Trung tâm VTN1 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng Doanh thu Triệu đồng 107.747 115.560 123.893 2 Tổng Chi phí nt 82.482 88.915 91.527 3 Tổng lợi nhuận trước thuế nt 25.265 26.645 32.366 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nt 6.082 7.461 9.062 5 Lợi nhuận ròng nt 19.183 19.184 23.304 6 Tổng số vốn bình quân nt 155.648 190.503 198.354 7 Tổng số vốn cố định bình quân nt 114.662 130.714 152.130 8 Tổng số vốn lưu động bình quân nt 40.986 59.789 46.224 9 Tổng số lao động bình quân người 917 932 950 (Nguồn: Báo cáo Tài chính qua các năm của Trung tâm Viễn thông khu vực I) Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể đánh giá Hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I theo các chỉ tiêu sau: 2.2.2.1. Đánh giá theo chỉ tiêu doanh lợi Các chỉ tiêu doanh lợi bao gồm: - Doanh lợi vốn kinh doanh = lợi nhuận sau thuế /vốn kinh doanh - Doanh lợi doanh thu = lợi nhuận sau thuế/ tổng doanh thu Bảng 8: Các chỉ tiêu về doanh lợi TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 19.183 19.184 23.304 2 Tổng doanh thu nt 107.747 115.560 123.893 3 Tổng số vốn kinh doanh bình quân nt 155.648 190.503 198.354 4 Doanh lợi vốn kinh doanh % 12 10 12 5 Doanh lợi doanh thu % 18 17 19 + Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của DN: Chỉ tiêu này của trung tâm qua các năm có sự biến động nhẹ. Năm 2006, tỷ lệ lợi nhuận/vốn kinh doanh đạt 12,0% có nghĩa là khi Trung tâm dùng 100 đồng vốn kinh doanh thì thu về gần 12 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, hệ số này giảm còn 10% vào năm 2007 cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn của trung tâm đã giảm bởi nguồn vốn tăng từ 155,65 tỷ đồng vào năm 2006 lên 190,5 tỷ đồng trong khi lợi nhuận hầu như không đổi (bảng). Đến năm 2008, mức độ tăng trưởng nguồn vốn giảm so với năm trước tuy nhiên lợi nhuận đã có dấu hiệu tăng mạnh từ 19,18 tỷ đồng lên 23,3 tỷ đồng (21,4%) khiến hệ số lợi nhuận/vốn kinh doanh tăng từ 10% năm 2007 lên 12% năm 2008. + Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu cho biết một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ quản lý chi phí của trung tâm. Chỉ tiêu này cũng biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2006, lợi nhuận/doanh thu đạt 18% giảm nhẹ còn 17% vào năm 2007 nhưng tăng lên 19% vào năm 2008 do doanh thu tăng đều qua 3 năm nhưng lợi nhuận không tăng tương ứng. Tuy nhiên, so sánh với các doanh nghiệp trong ngành, tình hình kinh doanh của Trung tâm là khá ổn định, lợi nhuận có chiều hướng tăng. Trung tâm rất quan tâm đến các chỉ tiêu doanh lợi, nó được đánh giá cho toàn bộ vốn kinh doanh của Trung tâm. Đây được coi là chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn mà DN đã sử dụng. Các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu tăng đều phản ánh lợi nhuận sau thuế qua các năm là ổn định so với phần doanh thu đạt được, có thể nói là Trung tâm quản lý chi phí tốt, hoạt động SXKD luôn tạo được lợi nhuận. 2.2.2.2 Đánh giá theo chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: - Số vòng quay toàn bộ vốn = Tổng doanh thu / Vốn kinh doanh - Số vòng luân chuyển vốn lưu động = Tổng doanh thu / Vốn lưu động bình quân - Hệ số sinh lời vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản cố định bình quân - Hệ số sinh lời vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế / Vốn lưu động bình quân Bảng 9: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn TT Chỉ tiêu ĐV Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 107.747 115.560 123.893 2 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 19.183 19.184 23.304 3 Tổng số vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 155.648 190.503 198.354 4 Vốn cố định bình quân Triệu đồng 114.662 130.714 152.130 5 Vốn lưu động bình quân Triệu đồng 40.986 59.789 46.224 6 Số vòng quay toàn bộ vốn Vòng 0,69 0,61 0,62 7 Số vòng luân chuyển vốn lưu động Vòng 2,63 1,93 2,68 8 Hệ số sinh lời vốn cố định % 17 15 15 9 Hệ số sinh lời vốn lưu động % 47 32 50 +Chỉ tiêu số vòng quay toàn bộ vốn phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn của DN. Trung tâm có số vòng quay của vốn tương đối ổn định nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm và ở mức thấp, nhìn chung hiệu quả quay vòng vốn của Trung tâm là chưa cao. Cụ thể năm năm 2006 là 0,69 vòng, đến năm 2007 thì giảm xuống 0,61 vòng, và đến năm 2008 là 0,62 vòng tức là Trung tâm bình quân chỉ sử dụng lượng vốn của mình cho chưa đươc 1 chu kỳ sản xuất. Điều này do một thực tế cùng với nhu cầu về các dịch vụ viễn thông dần đi vào ổn định, có xu hướng bão hòa, trong khi đó những đòi hỏi về chất lượng dịch vụ ngày càng cao khiến các đơn vị thuộc ngành Bưu điện phải đầu tư vào mua các thiết bị máy móc hiện đại. Điều này dẫn đến hiệu suất của đồng vốn có xu hướng giảm xuống. + Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN. Nhìn vào bảng trên ta thấy tốc độ chu chuyển vốn lưu động của Trung tâm có xu hướng tăng giảm không đồng đều trong các năm 2006, 2007, 2008. Trong năm 2006 chỉ cần 1 đồng vốn lưu động có thể đem lại 2,63 đồng doanh thu và đến năm 2007 thì 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo được 1,93 đồng doanh thu. Điều này do một thực tế là nền kinh tế rơi vào chu kỳ khủng hoảng khiến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Trung tâm năm 2007 đã không thể duy trì được mức tiềm năng như năm 2006. Nhưng đến năm 2008 do Trung tâm biết quản lý nguồn vốn đúng cách nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã có xu hướng tăng trở lại. Từ thực tế trên Trung tâm cần phải chú trọng vào công tác quản lý và sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng, nhất là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới như hiện nay. + Chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn cố định phản ánh trình độ sử dụng TSCĐ trong SXKD và khả năng sinh lời của TSCĐ. Trình độ sử dụng TSCĐ khá cao tuy nhiên lại giảm dần qua 3 năm trở lại đây. Cụ thể năm 2006, chỉ tiêu này đạt 17% nghĩa là 100 đồng TSCĐ góp phần tạo ra 17 đồng lãi ròng. Năm 2007 và năm 2008 hệ số sinh lời vốn cố định của Trung tâm đều là 15 % có nghĩa là 100 đồng TSCĐ tạo ra 15 đồng. Đối với đặc trưng ngành nghề, việc đầu tư TSCĐ như máy móc, thiết bị luôn là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên, việc tạo ra lợi nhuận luôn có độ trễ nhất định. Do đó, kết quả kinh doanh của trung tâm trong những năm tiếp theo sẽ được cải thiện nhiều nếu trung tâm có những biện pháp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động hợp lý. + Chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn lưu động phản ánh trình độ sử dụng TSLĐ trong SXKD và khả năng sinh lời của TSLĐ. Mức đầu tư đi vào ổn định, tổng lợi nhuận ròng tăng nhanh, hệ số sinh lời của các nguồn vốn cũng tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn đã có hiệu quả tích cực, công tác đầu tư đi đúng hướng. 2.2.2.3. Đánh giá theo chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bao gồm: - Năng suất lao động = Tổng sản lượng / Số lao động bình quân năm - Mức sinh lời bình quân của lao động = Lợi nhuận ròng / Số lao động bình quân Bảng 10: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động TT Chỉ tiêu ĐV Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 107.747 115.560 123.893 2 Lợi nhuận ròng nt 19.183 19.184 23.304 3 Số lao động bình quân năm nt 917 932 950 4 Năng suất lao động Triệu đồng /người 117 124 130 5 Mức sinh lời bình quân của lao động Triệu đồng /người 20,9 20,5 25 + Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh sản lượng bình quân của 1 lao động trong 1 năm. Chỉ tiêu này tăng đều qua các năm: Năm 2006 là gần 117 triệu đồng/người; Năm 2007 là 124 triệu đồng/người. Và trong năm 2008, đạt gần 130 triệu đồng/người. Tính trung bình tháng, chỉ tiêu này đạt 9,75 triệu đồng/người năm 2006, 10,3 triệu đồng/người năm 2007 và 10,8 triệu đồng/người năm 2009. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động của trung tâm được cải thiện dần. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc Trung tâm đổi mới biện pháp nâng cao năng suất như bố trí nhân công hợp lý, đào tạo cán bộ, cải thiện chính sách tuyển dụng nhân sự,v.v. + Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân phản ánh sự đóng góp trung bình của 1 lao động vào lợi nhuận ròng của DN. Trong năm 2006, chỉ tiêu này gần 21 triệu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này giảm nhẹ vào năm 2007 do số lao động tăng từ 917 người lên 932 người nhưng lợi nhuận không tăng tương ứng. Tuy nhiên, đến năm 2008, do lợi nhuận tăng khá mạnh nên mức sinh lời bình quan của người lao động đã tăng từ 20,5 triệu đồng/người lên 25 triệu đồng/người. Tính trung bình tháng, chỉ số này tương ứng qua các năm là 1,74 triệu đồng/người, 1,7 triệu đồng/người và 2,08 triệu đồng/người. So với những doanh nghiệp nhà nước trong ngành, chỉ tiêu này được đánh giá tương đối đồng đều. Kết luận: Nhìn chung, những năm qua Trung tâm đã thực hiện chiến lược SXKD và có những kết quả đáng ghi nhận. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự nỗ lực cho công cuộc SXKD của Trung tâm trong thời kỳ đổi mới nên nhìn chung là hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất là tương đối cao, năng suất lao động cao và tương đối ổn định. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Những kết quả đạt được Những năm vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn thách thức và nhiều yếu tố tác động nhưng Trung tâm đã phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Mạng lưới viễn thông của Trung tâm không ngừng được đầu tư chiều sâu, cập nhật được công nghệ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Đảm bảo tuyệt đối an toàn thông tin, phục vụ an ninh quốc phòng, khắc phục thiên tai, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Triển khai nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng, các chỉ tiêu Công ty giao đều hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước, năng suất lao động tăng, các chỉ tiêu về hiệu quả SXKD đều đạt mức lý tưởng. Trung tâm tiến hành đầu tư xây lắp các thiết bị có dung lượng lớn, công nghệ tiên tiến, nhằm cung cấp ngày càng đa dạng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ và đáp ứng được cả những yêu cầu khắt khe về dung lượng, tốc độ của khách hàng. Trung tâm với lợi thế có mạng lưới đường trục hiện đại, hoàn chỉnh, an toàn hơn các nhà khai thác khác, việc chiếm lĩnh thị trường của Trung tâm cũng có được xu thế cạnh tranh nhất định trong việc kinh doanh các dịch vụ viễn thông như: Kênh thuê riêng, điện thoại liên tỉnh PSTN, VoIP Đối với dịch vụ Kênh thuê riêng, đây là dịch vụ thế mạnh của Trung tâm do đã có mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài, có uy tín với các khách hàng lớn, do vậy thị phần dịch vụ Kênh thuê riêng của Trung tâm vẫn chiếm tỷ trọng cao trên thị trường. Việc chuyển đổi cấu trúc mạng lưới từ chuyển mạch kênh truyền thống phân chia theo thời gian sang mạng NGN với công nghệ chuyển mạch gói là một bước tiến mạnh mẽ về công nghệ. Phù hợp với xu thế phát triển chung về công nghệ mạng của những nước phát triển trên thế giới. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã chọn NGN làm bước phát triển tiếp theo trong việc tìm kiếm các giải pháp về mạng, và Công ty Viễn thông liên tỉnh cùng với các đơn vị Trung tâm trực thuộc đã được chọn là đơn vị trực tiếp khai thác và triển khai dịch vụ trên nền NGN. Đây cũng là hướng kinh doanh mới của Công ty nói chung và Trung tâm Viễn thông khu vực I nói riêng trong thời gian tới với nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú: thẻ điện thoại trả trước 1719, 1800, 1900, MegaWan, VPN 2.3.2. Những mặt còn hạn chế Là một Trung tâm trực thuộc Công ty viễn thông, có địa bàn trải rộng trên 29 tỉnh thành từ Đèo Ngang - Hà Tỉnh trở vào nên việc xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị trực thuộc có vai trò quan trọng quyết định trong công tác quản lý. Quy trình khai thác, quy trình kỹ thuật phải thống nhất trong toàn Trung tâm. Yếu tố địa hình rộng, phức tạp (núi cao, vùng sâu vùng xa hẻo lánh) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức quản lý mạng lưới, đã phần nào hạn chế hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm. Một hạn chế nữa là cách thức quản lý cũ đã ăn sâu trong nhận thức và hành động của đội ngũ CBCNV và rất cần có biện pháp tổ chức hợp lý, tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới cơ chế quản lý và phong cách làm việc. Dịch vụ cho thuê kênh cũng gặp những khó khăn khi các doanh nghiệp viễn thông như Viettel đang xây dựng hạ tầng mạng viễn thông riêng và bắt đầu cung cấp loại hình dịch vụ này. Các doanh nghiệp viễn thông mới này đẩy mạnh quảng cáo, PR, cung cấp với giá thấp hơn, chi phí tiết kiệm hơn với nhiều ưu đãi khuyến mại gây khó khăn rất nhiều cho Trung tâm trong việc giữ khách hàng trung thành và thu hút thêm khách hàng mới. Một hạn chế nữa là giá cước các dịch vụ viễn thông có xu hướng giảm dần, giá cước sẽ giảm bình quân 20-25% theo lộ trình giảm cước hàng năm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó, ngoài những phương thức cạnh tranh lành mạnh như áp dụng m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2076.doc
Tài liệu liên quan