Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 22 - Cty 22 Tổng Cục Hậu Cần

Lời mở đầu 3

 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5

I. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5

1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm. 5

2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 6

II. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. 7

2. Xây dựngchiến lược và kế hoạch tiêuthụ sản phẩm. 10

3. Lựa chọn kênh tiêu thụ. 11

4. Tổ chức giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng 11

5. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán. 13

6. Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm. 13

7. Tổ chức các hoạt động xúc tiến và yểm trợ bán hàng. 13

III. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả

tiêu thụ sản phẩm. 13

IV. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 15

1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh tế. 15

1.1 Nhân tố thuộc về người tiêu dùng. 15

1.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường. 1

1.3 Môi trường chính trị pháp luật. 16

1.4 Môi trường kỹ thuật và công nghệ. 16

1.5 Môi trường địa lý sinh thái. 17

2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng thuộc tiềm lực của doanh nghiệp. 17

2.1 Tiềm lực tài chính. 17

2.2 Tiềm năng con người. 18

2.3 Tiềm năng vô hình. 18

2.4 Khả năngkiểm soát / chi phối / độ tin cậy của nguồn cung cấp các yếu tốvật chất đầu vào và dự trù hợp lý sản phẩm của doanh nghiệp. 19

2.5 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ. 19

2.6 Vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. 19

2.7 Mục tiêu, khả năng định theo đuổi mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia kiểm soát, quản lý doanh nghiệp. 19

 

doc57 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 22 - Cty 22 Tổng Cục Hậu Cần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả mãn nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. * Lao động Theo Kenichi Ohmae, trong ba yếu tố cơ bản : con người, vốn liếng và tài sản thì con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Chính con người với năng lực thật sự của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có : vốn, tài sản, kĩ thuật, công nghệ,.. một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Nhận thức được sâu sắc điều này, trong thời gian qua Xí nghiệp đã chủ động phát triển sức mạnh của con người về mọi mặt thông qua chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực. Dưới đây sẽ là đôi nét về nguồn nhân lực của Xí nghiệp 22. Biểu 2 : Tình hình quân số và thu nhập của Xí nghiệp 22 Năm Tổng số CBCNV (người) Lao động nữ (người) Lao động biên chế (người) Lao động hợp đồng (người) Lao động HĐNH (người) Thu nhập bình quân tháng (đồng) 1999 2000 2001 387 430 456 220 252 270 226 227 227 161 203 229 30 62 55 866.520 1.084.555 1.205.150 Nguồn:Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. Qua biểu trên có thể nhận thấy: Qui mô lao động có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 43 người (430 - 387) tức là tăng 11,11% và năm 2001 tăng so với năm 2000 là 26 người (6,05%), điều này cho thấy qui mô sản xuất của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng. Trong lực lượng lao động của Xí nghiệp do tính chất đặc thù của sản phẩm, đòi hỏi phải có sự khéo léo kiên trì của phụ nữ nên lao động nữ chiếm một tỉ lệ cao hơn so với nam giới. Năm 1999 lao động nữ chiếm 56,85%, năm 2000 chiếm 58,60% và năm 2001 là 59,21%, có nghĩa trong thời gian qua lực lượng lao động nữ được Xí nghiệp tuyển dụng nhiều hơn so với nam giới. Về công tác tổ chức lao động, nếu như trước Quyết định 217 / HĐBT Xí nghiệp chỉ áp dụng hình thức lao động biên chế và chỉ tiêu biên chế do ngành qui định, thì nay Xí nghiệp đã chuyển sang chế độ hợp đồng lao động. Do đó, lực lượng lao động biên chế của Xí nghiệp hầu như không tăng mà chỉ có lao động hợp đồng tăng lên mà thôi, trong lao động hợp đồng thì có hai loại : lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động hợp đồng dài hạn, trong đó lực lượng lao động hợp đồng ngắn hạn năm 1999 chỉ chiếm 18,63% trên tổng số lao động hợp đồng nhưng đến năm 2000 chiếm 30,54% và năm 2001 là 24,02% điều này cho thấy tốc độ tăng của qui mô sản xuất và tiêu thụ năm 2000 lớn hơn năm 2001 đặc biệt là năm 1999. Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên mức thu nhập bình quân người / tháng của Xí nghiệp 22 không ngừng được tăng lên, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 218.305 đồng (25,20%) và năm 2001 so với năm 2000 tăng 120.595 đồng (11,12%). Lương được tính theo khối lượng công việc và hệ số đối với công nhân sản xuất trực tiếp và tính theo cấp bậc và bằng cấp đối với cán bộ quản lý sản xuất ở phân xưởng và cán bộ, nhân viên ở các phòng ban. Bên cạnh tốc độ tăng của thu nhập và qui mô lao động thì chất lượng lao động trong thời gian qua cũng được nâng cao. Số người có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và đào tạo nghề…cũng được tăng lên đáng kể qua các năm. Hàng năm Xí nghiệp thường xuyên mở các lớp đào tạo mới và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên do các nhân viên phòng kĩ thuật có trình độ và kinh nghiệm kết hợp với các giảng viên của một số trường đại học ở Hà nội: Đại học bách khoa, Học viện hành chính quốc gia…trực tiếp giảng dạy. Sau khoá học có tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ, năm 2001 có 46 người được đào tạo nghề và 66 người được đào tạo lại. Còn đối với một số cán bộ công nhân viên có nhu cầu tham gia các khoá học đào tạo bên ngoài doanh nghiệp thì cũng được Xí nghiệp trợ cấp một phần học phí. Nhờ có chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, trong thời gian qua Xí nghiệp đã thu hút và tạo dựng được cho mình một lực lượng lao động hùng hậu có trình độ nghiệp vụ, có khả năng phân tích và sáng tạo, có tính kỉ luật và đoàn kết tốt, yêu nghề, trung thành và hết lòng vì Xí nghiệp. Đây chính là điều kiện tiền đề giúp cho Xí nghiệp phát triển và lớn mạnh về mọi mặt trong thời gian tới. II.Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp 22 1. Đặc điểm về sản phẩm của Xí nghiệp Xí nghiệp 22 là một doanh nghiệp vừa tồn tại với tư cách là một xí nghiệp quốc phòng, vừa tồn tại với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước. Nên sản phẩm do Xí nghiệp sản xuất ra gồm hai loại chính: Thứ nhất : Sản phẩm quốc phòng bao gồm Lương khô bay, lương khô BB 794… được sản xuất theo kế hoạch năm / kế hoạch dài hạn của Bộ quốc phòng. Đối với nhóm sản phẩm này, Xí nghiệp được tự do khai thác nguồn cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, nhưng lại có sẵn nơi tiêu thụ cho sản phẩm đầu ra. Vì thế sản phẩm sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó. Thứ hai : Sản phẩm kinh tế bao gồm Bánh bơ xốp hộp các loại, bột canh, kẹo, bánh trung thu… được sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Đây là nhóm sản phẩm mà Xí nghiệp phải tự mình vận động để tìm kiếm nguồn cung ứng yếu tố vật chất đầu vào cũng như thị trường để tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Vì vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm đối với sản phẩm ở nhóm hai hoàn toàn khác so với nhóm một, nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc hướng tới thực hiện mục tiêu thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng thông qua đó doanh nghiệp sẽ tìm kiếm lợi nhuận. Dưới đây sẽ là những qui cách và chủng loại của một số sản phẩm chính do Xí nghiệp 22 sản xuất ra. Qua bảng 3, ta nhận thấy cơ cấu mặt hàng quốc phòng chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tổng số lượng mặt hàng mà Xí nghiệp sản xuất ra. Sở dĩ có hiện tượng này là do đất nước đã chuyển từ thời chiến sang thời bình đã lâu, tình hình chính trị xã hội tương đối ổn định nên cơ cấu hàng quốc phòng giảm mạnh là điều có thể giải thích được. Biểu 3 : Qui cách và chủng loại của một số sản phẩm chính Tên sản phẩm Trọnglượng 1gói (g) 1 Thùng Số gói Trọng lượng (kg) A.Sản phẩm quốc phòng 1.Bàn ăn mặt inox K99 2.Bàn pha thái 3.Lương khô BB 974 4.Lương khô bay 5.Xe đạp tiếp phẩm 250 360 40 26 10 9,3 B.Sản phẩm kinh tế I.Bánh bích qui các loại 1.Hương thảo 500g 2.Hương thảo 300g 3.Hươngthảo300g (có khay) 4.Bánh qui 22 5.Vừng vòng 6.Sam pa 7.Bánh qui bơ 150g 8.Bánh qui bơ 300g 9.Bánh bơ xốp 300g 10.Bánh bơ xốp 400g 11.Bánh bơ xốp 450g 12.Bánh blend 13.Bánh qui dứa 14.Bánh qui vừng 15.Bánh qui hương trái cây… II. Lương khô 1.Lương khô quân nhu 2.Lương khô Ka cao 3.Lương khô đậu xanh 4.Lương khô quân đội 5.Bánh ép III. Các loại khác 500 300 300 200 200 400 150 300 300 400 450 400 250 300 180 200 200 200 200 200 30 20 30 50 50 24 48 30 30 24 24 24 30 30 50 50 50 50 50 50 9 10 9 10 10 8,4 7,2 9 9 9,6 10,8 9,6 7,5 9 9 10 10 10 10 10 Nguồn:Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 1999, 2000, 2001. Quan sát bảng trên ta có thể nhận thấy sản phẩm của Xí nghiệp được chia ra làm ba loại: Thứ nhất: Bánh bích qui các loại, đây là nhóm sản phẩm được Xí nghiệp sản xuất quanh năm có khối lượng tiêu thụ và sản xuất là lớn nhất. Trong đó phải kể đến hai mặt hàng Hương thảo 300g và Hương thảo 500g, đây là hai mặt hàng có nhu cầu rất lớn nhưng công suất máy không theo kịp với nhu cầu nên sản phẩm sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó, chính vì thế đây là hai sản phẩm bán chạy nhất Xí nghiệp. Còn các loại bánh khác mặc dù có chất lượng cao, kiểu dáng khá đẹp, lại được bao gói trong các hộp giấy / sắt… rất độc đáo nhưng khối lượng sản xuất và tiêu thụ chưa cao bởi vì phần lớn các sản phẩm này đều là các sản phẩm mới đưa ra thị trường song giá cả lại tương đối cao, phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước : Kinh đô, Vinabico, Hải châu, Hữu nghị…cũng như những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Thứ hai : Lương khô các loại, đây cũng là nhóm sản phẩm được Xí nghiệp sản xuất quanh năm, có khối lượng tiêu thụ đứng thứ hai. Mặc dù lương khô được coi là sản phẩm truyền thống của Xí nghiệp được sản xuất từ những ngày đầu thành lập, nhưng vài năm trở lại đây nó mới được phép bán ra thị trường nên khối lượng sản xuất và tiêu thụ chưa xứng với tiềm năng. Đến nay, Xí nghiệp đã đưa ra thị trường được 5 loại lương khô, các phong lương khô được đóng theo thỏi có trọng lượng 200g / phong. Thứ ba : Các loại khác, đây là nhóm sản phẩm có nhiều chủng loại khác nhau, nhưng chúng đều có một điểm chung là khối lượng sản xuất và tiêu thụ không nhiều. Các sản phẩm thuộc nhóm này bao gồm: + Sản phẩm mới đưa ra thị trường : Kẹo cam, kẹo dâu, kẹo cốm, kẹo cà phê có trong lượng 250g cho mỗi gói, kẹo hương trái cây có khối lượng 750g / gói. + Sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường khá lâu nhưng vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường: bột canh có trọng lượng 175g / gói, bột canh có trọng lượng 200g / gói… + Sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ mang tính chất thời vụ : Bánh trung thu các loại phục vụ ngày dằm tháng 8, mứt tết các loại phục vụ nhu cầu mua sắm cho ngày tết cổ truyền. Nhìn chung các sản phẩm mà Xí nghiệp đưa ra thị trường trong thời gian qua là rất đa dạng và phong phú từ chủng loại cho đến qui cách bao gói sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng một cách tốt hơn. 2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp 22 trên các khu vực thị trường Bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải xác định cho được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Lựa chọn và xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Biểu 4 : Cơ cấu thị trường theo khu vực Khu vực thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Khối lượng (kg) Cơ cấu (%) Khối lượng (kg) Cơ cấu (%) Khối lượng (kg) Cơ cấu (%) Hà nội Miền bắc Miền trung Miền nam 234.969,9 1.239.312 1.419.057 44.970 7,99 42,18 48,30 1,53 276.193 1.429.551,9 1.859.774 38.480 7,66 39,66 51,60 1,08 149.485,6 1.695.963 1.935.868 13.761 3,94 44,69 51,01 0,36 Tổng 2.938.308,9 100 3.603.998,9 100 3.795.077,6 100 Nguồn:Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 1999, 2000, 2001. Biểu 5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp 22 ở một số thị trường Đơn vị tính : Tấn Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Nghệ An Quảng Bình Thái Nguyên Vĩnh Yên Bắc Giang Hà Nội Thanh Hoá Hà Tĩnh Lạng Sơn Yên Bái Tuyên Quang Cao Bằng HàĐôngBắcNinh Hải Phòng PhúThọ-Việt Trì ĐiệnBiênLaiChâu Ninh Bình Huế Lâm Đồng Gia Lai Khánh Hoà Nha Trang Hà GiangBắcCạn Vĩnh Phú Hải Dương Quảng Ngãi Quảng Ninh Đắc Lắc… 780,77 309,29 260,95 206,36 168,07 234,97 137,63 109,93 109,72 31,83 60,15 78,91 63,67 34,71 47,78 55,90 0 0 0 3,60 8,30 9,37 0 35,08 1,63 17,51 10,98 13,49 1.096,19 385,53 297,90 237,84 196,06 267,19 145,30 132,76 100,25 81,32 70,93 70,20 69,82 31,20 73,74 65,25 13,56 0 2,59 3,45 0 0 23,87 0 0 14,90 0 17,28 1.078,58 374,86 281,25 262,18 177,60 149,49 198,37 180,61 111,54 107,50 107,86 67,84 92,17 33,90 104,86 59,66 30,29 3,45 1,05 0 0 0 75,83 0 0 3,82 0 8,89 140,40 124,65 114,16 115,25 116,65 113,71 105,57 120,77 91,37 255,48 117,92 88,96 109,66 89,89 154,33 116,73 95,83 85,09 128,09 98,39 97,23 94,41 110,23 90,58 55,95 136,52 136,04 111,26 132,19 152,07 96,64 132,01 108,65 142,20 91,43 223,38 40,54 317,68 25,64 51,45 Nguồn:Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. Qua biểu 4 có thể nhận thấy, sản phẩm của Xí nghiệp được tiêu thụ trên cả ba miền của đất nước, trong đó Miền trung là khu vực thị trường có sức mua lớn nhất đối với các loại sản phẩm của Xí nghiệp qua các năm. Năm 1999,tỷ trọng tiêu thụ của Miền trung chiếm 48,30% tổng khối lượng sản phẩm các loại được tiêu thụ, năm 2000 tỷ trọng là 51,60% và đến năm 2001 thị trường này đã chiếm 51,01%. Như vậy, tổng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ ở khu vực này năm 2000 so với năm 1999 tăng là 440,717 tấn tức là tăng 31,06% là do : Nếu nhìn vào biểu 5, sẽ thấy các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… là những thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất ở Miền trung (và cả nước) đều tăng mạnh: Nghệ An tăng 315,42 tấn tức là tăng 40,40%, Quảng Bình tăng 76,24 tấn tức là tăng 24,56% và Hà Tĩnh tăng 22,83 tấn tức là tăng 20,77% …Nhưng tổng khối lượng sản phẩm các loại mà Miền trung tiêu thụ được năm 2001 so với 2000 lại chỉ tăng 76,094 tấn tức là tăng 4,09%, cho thấy tốc độ tăng của năm 2001 so với 2000 nhỏ hơn tốc độ tăng của năm 2000 so với 1999 cả về số tương đối và tuyệt đối. Sở dĩ có hiện tượng này là do năm 2001 một số tỉnh ở Miền trung có khối lượng tiêu thụ lớn giảm đi như : Nghệ An giảm 17,61 tấn tức là giảm 1,61%, Quảng Bình giảm 10,67 tấn tức là giảm 2,77%… Trong khi đó một số thị trường khác lại có sức mua tăng : Hà Tĩnh tăng 47,85 tấn tức là tăng 36,04%, Thanh Hoá tăng 53,07 tấn tức là tăng 36,52%…cho thấy tốc độ tăng của tổng khối lượng sản phẩm bán ra vẫn lớn hơn tốc độ giảm nên nhìn chung sức mua năm 2001 là vẫn tăng so với năm 2000. Nếu quan sát biểu 5, ta sẽ nhận thấy mặc dùng Miền trung là khu vực thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất của Xí nghiệp, nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở : Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Miền bắc là thị trường lớn thứ hai của Xí nghiệp, tổng khối lượng các loại sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường này có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 1999, Miền bắc chỉ tiêu thụ được 1.239,132 tấn sản phẩm các loại chiếm 42,18% tổng khối lượng sản phẩm được Xí nghiệp bán ra, thì đến năm 2000 Miền bắc đã tiêu thụ được 1.429,5519 tấn chiếm 39,66% và năm 2001 tiêu thụ được 1.695,963 tấn chiếm 44,69%. Như vậy, năm 2000 tổng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ ở Miền bắc tăng hơn năm 1999 là 15,35% là do: hầu hết các thị trường ở Miền bắc có sức mua lớn / nhỏ đều có khối lượng tiêu thụ năm 2000 lớn hơn năm 1999 : Thái nguyên tăng 36,95 tấn tức là tăng 14,16%, Vĩnh yên tăng 31,48 tấn tức là tăng 15,25%, Yên bái tăng 49,49 tấn tức là tăng 155,48…cùng với sự xuất hiện của một số thị trường mới như : Ninh Bình năm 2000 tiêu thụ được 13,56 tấn và Hà giang - Bắc cạn năm 2000 tiêu thụ được 23,87 tấn. Tuy nhiên một số thị trường sức mua lạigiảm : Cao bằng giảm giảm 11,11%, Lạng sơn giảm 8,63% và sự biến mất của hai thị trường là Hải Dương và Quảng Ninh. Nếu như năm 2000 so với năm 1999 Miền bắc tiêu thụ được nhiều hơn 190,2399 tấn sản phẩm các loại tức là tăng 15,35% thì năm 2001 so với năm 2000 tăng 266,4111 tấn sản phẩm các loại tức là tăng 18,64%. Như vậy, tốc độ tăng của năm 2001 so với năm 2000 lớn hơn tốc độ tăng của năm 2000 so với năm 1999, điều này chứng tỏ Miền bắc ngày càng chiếm vị trí cao so với các thị trường khác cùng tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp. Qua biểu 5 ta cũng nhận thấy mặc dù Miền trung là khu vực thị trường có sức mua lớn nhất, nhưng Miền bắc lại là khu vực có độ rộng thị trường lớn nhất, được trải rộng ở hầu khắp các tỉnh đặc biệt là khu vực miền núi : Cao bằng, Lạng sơn, Lai châu, Sơn la, Điện Biên, Hoà bình… Sau Miền trung, Miền bắc là thị trường Hà Nội. Nhưng nếu nhìn vào biểu 4, có thể nhận thấy đây là thị trường có sức tiêu thụ không cao, thường chiếm không quá 8% so với tổng khối lượng sản phẩm được Xí nghiệp tiêu thụ hàng năm. Năm 1999, khu vực thị trường này tiêu thụ được 234,9699 tấn chiếm 7,99% tổng khối lượng sản phẩm được bán ra trong năm, năm 2000 con số này là 276,193 tấn chiếm 7,66% và năm 2001 chỉ còn tiêu thụ được 149,486 tấn chiếm 3,94%. Điều này cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp ở khu vực Hà nội không những không tăng thậm chí còn có xu hướng giảm dần, mặc dù năm 2000 khối lượng sản phẩm được tiêu thụ so với năm 1999 tăng 41,2231 tấn tức là tăng 17,54% nhưng năm 2001 so với năm 2000 nó lại giảm đi 126,708 tấn tức là giảm 45,88%. Miền nam vốn là thị trường có sức tiêu thụ nhỏ nhất của Xí nghiệp, thường có khối lượng tiêu thụ không quá 2% tổng khối lượng sản phẩm các loại được Xí nghiệp tiêu thụ. Nếu nhìn vào biểu 4 ta sẽ thấy khối lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường này giảm mạnh. Năm 1999 thị trường Miền nam tiêu thụ cho Xí nghiệp được 44,97 tấn chiếm 1,53% thì năm 2000 thị trường này chỉ còn tiêu thụ được 38,48 tấn chiếm 1,08% và năm 2001 là 13,761 tấn chiếm 0,36%. Như vậy, năm 2000 giảm so với năm 1999 là 6,49 tấn tức là giảm 14,43%, và năm 2001 so với năm 2000 giảm là 24,719 tấn giảm 64,24%. Điều này được thể hiện rất rõ ở biểu 5, khi một số tỉnh như : Quảng ngãi năm 2000 so với 1999 giảm 2,6 tấn tức là giảm 14,86% và năm 2001 giảm so với năm 2000 là 11,08 tấn tức là giảm 74,36%, Lâm đồng năm 2001 giảm so với năm 2000 là 1,54 tấn tức là giảm 44,64%…và một số thị trường đã không còn xuất hiện trong danh sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp như : Nha trang, Đồng tháp, Khánh hoà. Qua đó ta có thể nhận thấy, sản phẩm của Xí nghiệp được tiêu thụ ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước từ : Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hà Nội, Huế, Quảng Bình, Gia Lai, Lâm Đồng,Nha Trang, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Đồng Tháp…Tuy nhiên, khu vực thị trường có sức mua lớn nhất đối với các sản phẩm của Xí nghiệp vẫn là các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh ở phía bắc của Miền trung, trong đó thị trường Miền trung là khu vực có sức mua lớn nhất sau đó đến thị trường Miền bắc. Hiện nay thị trường Hà nội và thị trường các tỉnh phía nam đang có xu hướng giảm dần, thị trường Miền trung mặc dù sức mua vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại, đây chính là điều mà Xí nghiệp cần phải quan tâm trong thời gian tới. 3.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp theo kênh và phương thức bán Kênh tiêu thụ được hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa sản phẩm từ người sản xuất đến tận tay hộ tiêu thụ cuối cùng. Biểu 6 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp theo kênh Kênh tiêu thụ Năm 2001 Năm 2000 Năm 2001 K/ lượng (tấn) Cơ cấu (%) K/ lượng (tấn) Cơ cấu (%) K/ lượng (tấn) Cơ cấu (%) Kênh trực tiếp Kênh gián tiếp 64,92 2.873,39 2,21 97,79 79,45 3.524,54 2,20 9780 94,59 3.700,49 2,49 97,51 Tổng 2.938,34 100 3.603,99 100 3.795,08 100 Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. Hiện nay, Xí nghiệp 22 đang sử dụng đồng thời cả hai dạng kênh tiêu thụ: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Qua biểu 6 có thể dễ dàng nhận thấy, sản phẩm của Xí nghiệp chủ yếu được tiêu thụ qua kênh gián tiếp, thường chiếm trên 97% tổng khối lượng sản phẩm được lưu chuyển qua hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Năm 1999 tổng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ qua kênh này là 2.873,39 tấn chiếm 97,79%, năm 2000 tiêu thụ được 3.524,54 tấn chiếm 97,80% và năm 2001 tiêu thụ được 3.700,49 tấn chiếm 97,51%. Như vậy, năm 2000 khối lượng tiêu thụ qua kênh này tăng so với năm 1999 là 651,15 tấn tức là tăng 23,39% và năm 2001 tăng so với năm 2000 là 175,95 tấn tăng 4,99%. Điều này cho thấy, sản phẩm của Xí nghiệp được tiêu thụ qua kênh gián tiếp có xu hướng vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Ngược với xu hướng tăng chậm lại của kênh tiêu thụ gián tiếp, khối lượng sản phẩm được tiêu thụ qua kênh trực tiếp có xu hướng tăng lên, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 14,53 tấn và năm 2001 tăng so với năm 2000 là 15,14 tấn. Tuy nhiên khối lượng sản phẩm được tiêu thụ qua kênh này còn rất khiêm tốn, thường chỉ chiếm không quá 3% so với tổng khối lượng sản phẩm được bán ra trong năm, năm 1999 chỉ đạt 2,21% thì năm 2000 là 2,20% và năm 2001 đạt 2,49%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do, đến nay Xí nghiệp chỉ có duy nhất một cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt ngay bên cạnh Xí nghiệp, hình thức đại lý mà doanh nghiệp thiết lập với người đại lý là đại lý kinh tiêu, nghĩa là người đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình, lợi nhuận của người đại lý là chênh lệch giữa giá mua với giá bán, nên khối lượng được tiêu thụ qua kênh trực tiếp chính là khối lượng sản phẩm do cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp bán ra. Biểu 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp theo phương thức bán Phương thức bán Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 K/ lượng (tấn) Cơ cấu (%) K/ lượng (tấn) Cơ cấu (%) K/ lượng (tấn) Cơ cấu (%) Bán lẻ Bán buôn Đại lí 64,92 128,80 2.744,59 2,21 4,38 93,41 79,45 152,52 3.372,02 2,20 4,23 93,57 94,59 247,74 3.452,75 2,49 6,53 90,98 Tổng 2.938,31 100 3.603,99 100 3.795,08 100 Nguồn:Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999, 2000, 2001 Hiện nay Xí nghiệp 22 đang sử dụng ba phương thức bán chính đó là : Bán buôn, bán lẻ và bán qua đại lý. Nếu nhìn vào biểu 7, có thể nhận thấy sản phẩm của Xí nghiệp được tiêu thụ chủ yếu bởi hệ thống các đại lý (đến nay Xí nghiệp đã phát triển được hơn 100 đại lý ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước). Năm 1999 các đại lý đã tiêu thụ cho Xí nghiệp được 2.744,59 tấn chiếm 93,41% tổng khối lượng sản phẩm được bán ra, năm 2000 tiêu thụ được 3.372,02 tấn chiếm 93,57% và năm 2001 tiêu thụ được 3.452,75 tấn chiếm 90,98%. Như vậy, tốc độ tăng của khối lượng các loại sản phẩm được tiêu thụ bởi các đại lý có xu hướng tăng chậm lại. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 627,43 tấn tức là tăng 22,86%, thì năm 2001 chỉ tăng so với năm 2000 là 80,73 tấn tức là tăng 2,39%. Còn phương thức bán buôn và bán lẻ lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể đối với phương thức bán lẻ năm 2000 tăng so với năm 1999 là 14,53 tấn và năm 2001 tăng so với năm 2000 là 15,14 tấn. Đối với phương thức bán buôn, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 23,72 tấn và năm 2001 so với năm 2000 tăng 95,22 tấn. Điều này cho thấy trong thời gian qua Xí nghiệp đã có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy khối lượng sản phẩm được tiêu thụ bởi phương thức bán buôn và bán lẻ. Nhìn chung quá trình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp trong thời gian qua chủ yếu dựa vào hệ thống các đại lý / kênh tiêu thụ gián tiếp. Vì vậy trong thời gian tới Xí nghiêp cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn để đẩy mạnh và nhanh khối lượng sản phẩm được tiêu thụ qua kênh trực tiếp hay phương thức bán buôn và bán lẻ, đồng thời chống lại sự sụt giảm sức tiêu thụ của các đại lý. 4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp theo mặt hàng Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh. Bời vì thông qua kết quả của hoạt động này doanh nghiệp có thể biết được mặt hàng nào bán được, mặt hàng nào không bán được để từ đó doanh nghiệp có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Biểu 8: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo quí của Xí nghiệp qua các năm Quí Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 K/ lượng (tấn) Cơ cấu (%) K/ lượng (tấn) Cơ cấu (%) K/ lượng ( tấn) Cơ cấu (%) Quí I Quí II Quí III Quí VI 831,66 428,86 734,85 942,94 28,30 14,60 25,01 32,09 979,69 685,97 869,92 1.068,41 27,18 19,03 24,14 29,65 944,36 744,92 1.038,95 1.066,85 24,88 19,63 27,38 28,11 Tổng 2.938,31 100 3.603,99 100 3.795,08 100 Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. Qua biểu 8 ta có thể nhận thấy tổng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 1999 Xí nghiệp đã tiêu thụ được 2.938,31 tấn, thì đến năm 2000 Xí nghiệp đã tiêu thụ được 3.603,99 tấn và năm 2001 tiêu thụ được 3.795,08 tấn. Như vậy, năm 2000 tiêu thụ nhiều hơn năm 1999 là 665,68 tấn tức là tăng 22,66% và năm 2001 tăng so với năm 2000 là 191,09 tấn tức là tăng 5,30%. Điều này cho thấy tốc độ tăng của năm 2000 so với năm 1999 lớn hơn tốc độ tăng của năm 2001 so với năm 2000 cả về số tương đối và tuyệt đối, chứng tỏ tốc độ tăng của tổng khối lượng sản phẩm được Xí nghiệp tiêu thụ có tốc độ tăng chậm lại. Cùng với tốc độ tăng của tổng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ thì số lượng sản phẩm mới được Xí nghiệp đưa ra thị trường cũng có xu hướng tăng dần, năm 2000 Xí nghiệp chỉ đưa ra được một loại sản phẩm mới đó là Bánh qui hương trái cây thì đến năm 2001 cùng một lúc Xí nghiệp đã đưa ra được năm sản phẩm mới các loại đó là : Bánh qui xốp vừng, bánh qui xốp dứa, lương khô quân đội và lương khô đậu xanh, kẹo các loại. Điều này cho thấy sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp trong thời gian qua. Nếu nhìn vào biểu 9, ta có thể nhận thấy, sản phẩm bánh bích qui các loại chính là nhóm sản phẩm có khối lượng tiêu thụ lớn nhất thường chiếm trên 70% so với tổng khối lượng các loại sản phẩm được bán ra : Năm 1999 Xí nghiệp tiêu thụ được 2.064,0293 tấn chiếm 70,25%, năm 2000 tiêu thụ được 2.788,2317 tấn chiếm 77,37% và năm 2001 tiêu thụ được 2.855,836 tấn chiếm 75,26%. Tiếp đến là nhóm lương khô các loại đây là nhóm sản phẩm có sức tiêu thụ lớn thứ hai nhưng thường chỉ chiếm trên 20% so với tổng khối lượng sản phẩm các loại được Xí nghiệp bán ra : Năm 1999 Xí nghiệp tiêu thụ được 859,1385 tấn chiếm 29,24%, nhưng năm 2000 Xí nghiệp chỉ tiêu thụ được 736,4366 tấn chiếm 20,43% và năm 2001 tiêu thụ được 842,0804 tấn chiếm 22,18%. Cuối cùng là các sản phẩm khác đây là nhóm sản phẩm có sức tiêu thụ nhỏ nhất, thườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0307.doc
Tài liệu liên quan