Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 2

1. Sự cần thiết của nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi 2

2. Giới thiệu chung về bảo hiểm tiền gửi 3

2.1 Khái niệm bảo hiểm tiền gửi 3

2.2. Mục đích của bảo hiểm tiền gửi 5

2.3. Vai trò của hoạt động bảo hiểm tiền gửi 5

2.3.1. Đối với người gửi tiền 5

2.3.2. Đối với hệ thống ngân hàng 6

2.3.3. Đối với xã hội 8

2.4. Những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi 9

2.4.1. Rủi ro đạo đức 9

2.4.2. Rủi ro thông tin không đối xứng 11

2.4.3. Rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 12

II. HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 13

1. Giới thiệu về tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 13

2. Cơ cấu tổ chức 15

3. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 16

3.1. Quy định hoạt động ở Việt Nam 16

3.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi 17

3.1.2. Đối tượng được bảo hiểm 17

3.1.3. Các rủi ro được bảo hiểm 19

3.1.4. Công tác bồi thường 22

3.1.5. Số tiền bảo hiểm 22

3.2. Các hoạt động nghiệp vụ chính của DIV 23

3.2.1. Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi 23

3.2.2. Nghiệp vụ giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi 23

3.2.3. Nghiệp vụ chi trả tiền bảo hiểm và theo dõi chi trả 24

3.2.4. Nghiệp vụ tuyên truyền quảng cáo 25

3.2.5. Nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng 25

3.3. Đánh giá hoạt động của DIV. 26

3.3.1. Những kết quả đạt được 26

3.3.2. Một số vấn đề tồn tại 27

3.4. Định hướng phát triển trong thời gian 2006-2015 28

3.4.1. Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược phát triển 2006-2015 28

3.4.2. Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2015 29

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 31

1. Nhóm giải pháp xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng pháp lý 31

2. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực tài chính, minh bạch hệ thống 31

3. Nhóm giải pháp đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩn dịch vụ 32

4. Nhóm giải pháp tái cấu trúc bộ máy, phát triển nguồn nhân lực 32

5. Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT 32

KẾT LUẬN 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng thụ hưởng trực tiếp (là những người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm) và đối tượng thụ hưởng gián tiếp (gồm những người làm viẹc trong ngân hàng, người đi vay vốn trong ngân hàng và rộng hơn là toàn thể dân cư của quốc gia). Tất cả các đối tượng nói trên đều gây ra rủi ro đạo đức cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Chẳng hạn: - Người gửi tiền được bảo hiểm không quan tâm đến việc thu thập thông tin của tổ chức mà họ gửi tiền. Nhờ thế, với việc ấn định mức lãi suất cao thì bất kì tổ chức nhận tiền gửi nào cũng dễ dang huy động được tiền gửi từ người dân - Về phía các ngân hàng, do có sự hỗ trợ, đảm bảo từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi họ có thể chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động, giảm vốn, dự trữ từ đó khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề về thanh khoản, đặc biệt là trong các tình huống có khủng hoảng xảy ra. - Người vay tiền có thể quyết định vay ở ngân hàng yếu kém với thủ tục có thể được châm chước và lãi suát mềm hơn la vay ở ngân hàng tốt với thủ tục đầy đủ và lãi suất hợp lí. Bởi vì, khi có hoạt động bảo hiểm tiền gửi họ không còn lo sợ xảy ra trường hợp ngân hàng yếu có thể bị đóng cửa và tiền vay của họ có thể bị đòi hoàn trả đột ngột trước hạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. * Tác hại của cư xử thiếu đạo đức có thể được xem xét dưới 2 góc độ: Thứ nhất, ảnh hưởng tới quy luật cung cầu về tiền gửi. Lãi suất mà ngân hàng ấn định khi huy động tiền gửi là giá cả của việc sử dụng vốn, các ngân hàng sẽ trả cho người gửi tiền ngoài phần gốc còn them một khoản tính theo mức lãi suất này.Khi ngân hàng có nhu cầu vốn lớn họ thường tăng lãi suất để kích thích người gửi tiền vào ngân hàng.Hơn nữa, nếu đầu tư vào ngân hàng mà độ rủi ro không đáng kể so với đầu tư ở lĩnh vực khác thì sự lựa chọn để gửi tiền là tối ưu với họ. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi chỉ nhằm hạn chế rủi ro thông qua các biện pháp kiểm tra, giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và thông qua việc chia sẻ rủi ro chứ không thể xoá bỏ được hoàn toàn rủi ro. Song trên thực tế những người thụ hưởng chính sách bảo hiểm tiền gửi cho rằng những rủi ro này được chuyển hoàn toàn cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi nên họ chỉ quan tâm đến tiện lợi khi gửi tiền và mức lãi suất hấp dẫn. Các ngân hàng muốn huy động nhiều tiền gửi chỉ việc tạo điều kiện thuận lợi và lãi suất hấp dẫn là có thể thu hút được nhiều vốn . Điều này đã ảnh hưởng khách quan đến sự vận động của quy luật cung cầu tiền gửi. Thứ hai, ảnh hưởng tới tính ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Việc tăng lãi suất một cách tuỳ tiện cao hơn cho phép như trên đã nói khiến các ngân hàng phải cho vay vào các lĩnh vực có lãi suất cao để có thể có lãi . Trong những lĩnh vực đó rủi ro la rất cao, dẫn đến đổ vỡ là vấn đề không thể tránh khỏi. 2.4.2. Rủi ro thông tin không đối xứng Bất cứ hoạt động nào cũng chịu ảnh hưởng của thông tin không đối xứng, song với hoạt động bảo hiểm thì rủi ro này gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi, thông tin không đối xứng là việc tổ chức bảo hiểm và tổ chức tham gia bảo hiểm hiểu rõ về hoạt động của chính mình nhưng khó khăn trong viẹc thu thập thông tin và điều chỉnh hành vi của đối tác. Điều này gây rủi ro rất lớn cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi, dễ dẫn đến trường hợp phải chi trả tiền bảo hiểm. Do đó để ngăn chặn tình trạng này, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng này, trong đó hữu hiệu nhất là tăng cường công tác kiểm tra giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Những tổn thất gây ra: Thứ nhất, gây áp lực tài chính lớn đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chỉ là ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ, độ rủi ro cao thì khả năng đổ vỡ của ngân hang tham gia bảo hiểm tiền gửi ở hệ thống này là lớn hơn và như vậy việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải chi trả là không thể tránh khỏi. Thứ hai, phá vỡ cơ chế cộng đồng tương trợ - cơ chế đảm bảo sự bền vững của hoạt động bảo hiểm tièn gửi. Do việc tham gia bảo hiểm tiền gửi chủ yếu là các ngân hàng yếu kém chỉ có một số ít ngân hàng hoạt động tốt, do đó nguồn đóng quỹ bảo hiểm tiền gửi không đảm bảo quy luật số đông bù số ít. 2.4.3. Rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Tổ chức bảo hiểm tiền luôn hướng tới những mục tiêu cơ bản đã đề ra, vì vậy cần quan tâm đến 3 khía cạnh sau : Nguồn lực tài chính Quy định về vai trò và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi - Mô hình tổ chức Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần đảm bảo có được nguồn vốn hoạt động hiệu quả và không ngừng tăng cường nguồn lực tài chính dưới nhièu hình thức để có thể duy trì bộ máy hoạt động có hiệu quả, thực hiện hỗ trợ kịp thời đối với khách hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng như chi trả kịp thời cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm khi có ngân hàng bị đóng cửa và mất khả năng thanh toán, từ đó tránh sự đổ vỡ hàng loạt của ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân gây ra việc thiếu hụt vốn hoạt động cho tổ chức bảo hiểm tiền gửinhư xác định không đủ quy mô vốn nhằm triển khai có hiệu qủa hoạt động bảo hiểm tiền gửi, xác định tỉ lệ phí quá thấp hoặc thu không đầy đủ, công tác quản lí hành chính kém hiệu quả, khách hàng tham gia hoạt động có rủi ro lớn hơn mức cho phép, trống tránh nghĩa vụ đóng góp tài chính cho tổ chức bảo hiểm hoặc gặp rủi ro khách quan mang tính thảm hoạ, hệ thống. Ở một khía cạnh khác, quy định về trách nhiệm, vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là nhân tố chủ quan song cũng có thể dẫn đến rủi ro khi quy định không đầy đủ hoặc thiếu tính hiệu lực làm cho tổ chức ấy không đạt được những mục tiêu đã đề ra. Rủi ro về mô hình tổ chức thực ra là nguyên nhân của khía cạnh thứ hai. Rủi ro này của tổ chức bảo hiểm tiiền gửi phản ánh tình trạng xây dựng mô hình tổ chức không phù hợp va gây khó khăc, cản trở họ thực hiện có hiệu quả vai trò và chức năng đã đề ra. Vì thế tổ chức bảo hiểm tiền gửi đòi hỏi phải có tính độc lập cao trong hoạt động, có nguồn lực tài chính đủ mạnh, có cơ sở pháp lí đầy đủ và mang tính hiệu quả cao. Các vấn đề đó chỉ có thể đạt được khi có một mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi được thành lập phù hợp với đặc điểm, lịch sử và trình độ phát triển của quốc gia đó II. HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 1. Giới thiệu về tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Deposit Inusurance of Vietnam - DIV) là tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức hoạt động từ ngày 07/7/2000. Hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội và 6 chi nhánh tại các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước: Chi nhánh khu vực Hà Nội trụ sở tại thành phố Hà Nội, Chi nhánh khu vực thành phố Hồ Chí Minh trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh khu vực Đông Bắc Bộ trụ sở tại thành phố Hải Phòng, Chi nhánh khu vực Bắc Trung Bộ trụ sở tại thành phố Vinh- Nghệ An, Chi nhánh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trụ sở tại thành phố Cần thơ, Chi nhánh khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên trụ sở tại thành phố Nha Trang – Khánh Hòa. Những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, sự phối hợp và giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ban, ngành chức năng, sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống, hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực sự góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, duy trì sự ổn định, phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, là nhân tố quan trọng trong việc phát huy nguồn vốn nội lực để phát triển kinh tế, giữ vững ổn định, an ninh kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chính sách về bảo hiểm tiền gửi được kiểm nghiệm bằng thực tế hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hơn 7 năm qua đã thực sự đi vào cuộc sống, được cuộc sống chấp nhận. Đó là minh chứng khẳng định vị trí, vai trò, sự cần thiết của một định chế tài chính quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và mạng an toàn tài chính quốc gia nói riêng. Để hoạt động bảo hiểm tiền gửi ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và hội nhập của nền kinh tế khi mà đất nước đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2007 – 2010, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát được xác định là: Xây dựng Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành một định chế tài chính lớn mạnh; hội nhập và phát triển bền vững; bảo vệ tốt nhất quyền lợi người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng và sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia bằng các công cụ bảo hiểm tiền gửi theo mô hình của tổ chức giảm thiểu rủi ro và được triển khai thực hiện đồng bộ trên cơ sở của Luật bảo hiểm tiền gửi (đang xúc tiến xây dựng). Nhiệm vụ, mục tiêu tổng quát trên đây đã, đang và sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai thực hiện bằng sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có khả năng làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả trên tinh thần hợp tác và gắn bó với tổ chức. Vì vậy, chắc chắn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ hoàn thành được, nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. 2. Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước , hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, hoạch toán độc lập, đảm bảo an toàn về vốn, tự bù đắp chi phí và được mở chi nhánh tại các địa bàn trong cả nước, nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của tổ chức tín dụng, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh cho hoạt động ngân hàng. DIV có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm Hội đồng quản trị, ban điều hành, phòng, ban, bộ phận ở hội sở chính và 6 chi nhánh khu vực. Trong đó, cơ quan trung ương của DIV là hội sở chính, có trụ sở tại Hà nội. Hoạt động của hội sở chính la hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển và các quy định để triển khai các hoạt động của DIV và giám sát kiểm tra việc thực hiện các chính sách và quy định được ban hành. Trong những năm qua, cùng với việc ổn định bộ máy và triển khi đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, DIV đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tới các khu vực thuộc phạm vi cả nước, đó là thành lập 6 chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực gồm: chi nhánh tại TPHCM, chi nhánh khu vực Hà nội, chi nhánh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tại Cần Thơ), chi nhánh khu vực Nam trung bộ và Tây nguyên (tại Nha Trang), chi nhánh khu vực Đông bắc bộ (tại Hải Phòng), và chi nhánh khu vực Bắc trung bộ (tại Nghệ An). Đây là những địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước, đồng thời là nơi tập trung nhiều tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng. Các chi nhánh của DIV khu vực trên từng địa bàn chịu trách nhiệm uản lí khách hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi ở địa bàn đó. Ngoài ra Hội sở chính quản lí trực tiếp các khách hàng ở một số địa bàn chưa có chi nhánh khu vực. Các tổ chức thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi phải làm thủ tục đăng kí tham gia tại các chi nhánh DIV trên địa bàn hay Hội sở chính theo phân vùng đảm nhận. Khi được chấp nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức này sẽ thực hiện trách nhiệm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, chi nhánh DIV khu vực sẽ thực hiện các nghiệp vụ của mình đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn. Hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước có 4 ngân hàng lớn, đó là ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Việt Nam thuộc diện khách hàng trực tiếp tại hội sở chính của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhưng từ tháng 1/2004, 4 ngân hàng này được chuyển giao cho chi nhánh DIV khu vực Hà Nội quản lí. 3. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 3.1. Quy định hoạt động ở Việt Nam Ngay từ khi ra đời hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã được điều chỉnh bởi Nghị định 89/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, từ đó đến nay đã có nhiều Quyết định, Nghị định ,Thông tư ra đời để ngày càng hoàn thiện hơn chính sách về bảo hiểm tiền gửi cũng như để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Và gần đây nhất là sự ra đời của Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về viẹc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-Cp. Hiện nay hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam được quy định như sau: 3.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 89/1999/NĐ-CP : “Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân phải bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi”. Mặt khác, theo quy định tại điều 3 của nghị định này : “ Tiền gửi được bảo hiểm là đồng tiền Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”. Hiện nay, theo khoản 2 điều 1 Nghị địng số 109 thì ngoài cá nhân đối tượng người gửi tiền đã mở rộng thêm gồm : hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh. Có thể thấy viẹc tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc với các tổ chức có nhận tiền gửi bằng đồng tiền Việt Nam của các cá nhân , hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiẹp tư nhân và công ty hợp doanh. 3.1.2. Đối tượng được bảo hiểm Các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi từ dân cư sau đó đem những khoản tiền gửi này cho vay hoặc đầu tư vào nền kinh tế, quá trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro có thẻ dẫn đến thua lỗ hoặc các cá nhân tổ chức đi vay không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn . Khi đó việc trả tiền vốn và lãi cho người gửi tiền sẽ gặp khó khăn thậm chí tổ chức nhận tiền gửi không thể thanh toán được và dẫn đến đổ vỡ. Các tổ chức tín dụng này tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm tránh nguy cơ nói trên . Như vậy, về thực chất đối tượng được bảo hiểm chính là phần trách nhiệm của tổ chức tín dụng đối với các khoản tiền gửi của dân chúng . Nhưng bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ quy định bảo hiểm phần trách nhiệm này đối với một số loại tiền gửi nhất định. Theo Điều 3 Nghị định 89 , khoản 2 điều 1 Nghị định 109 và mục II Thông tư 03/2000/TT-NHNH5 ngày 16/03/2000 về hướng dẫn thi hành Nghị định 89 quy định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân ( bao gồm người cư trú và người không cư trú ), hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiẹp tư nhân và công ty hợp doanh tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm : - Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn , có kì hạn. - Tiền gửi không kì hạn , có kì hạn bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân hay người đại diện theo pháp luật - Tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu ghi danh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. DIV không bảo hiểm đối với các loại chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu vô danh do tổ chức tham gia baỏ hiểm tiền gửi phát hành, không bảo hiẻm cho các loại tiền gửi bằng ngoại tệ để góp phần thực hiện cơ chế quản lí ngoại hối của Nhà nước. Tuy nhiên trong điều kiện đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều cũng như nhu cầu trao đổi , dự trữ ngoại tệ của người dân và các tổ chức ngày càng lớn thì việc không bảo hiểm cho các loại tiền này là rất đáng tiếc . Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 109 quy định không bảo hiểm tiền gửi cho những người trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền quyết định sự tồn tại của tổ chức nhận tiền gửi, gồm : - Tìền gửi của người là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lj hoặc nắm giữ trên 10% cốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiẻm tiền gửi đó - Tiền gửi của thành viên hội đồng quản trị , Ban kiểm soát , Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó Việc không bảo hiểm tièn gửi cho những người trực tiếp tham gia vào việc quản trị, điều hành của chính tổ chức tiín dụng mà mình gửi tiền là đúng mục tiêu của chính sách bảo hiểm tiền gửi, tránh sự lạm dụng , có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào những quyết sách dẫn đến sự phá ssản của ngân hàng. 3.1.3. Các rủi ro được bảo hiểm Sự phá sản của tổ chức tín dụng Phá sản là trường hợp các tổ chức tín dụng không thể trả nợ một cách đày đủ hoặc quỹ tín dụng không thể trực tiếp kinh doanh vì thiếu vốn.Trong trường hợp này ,các công việc của tổ chức kinh doanh phải được giao cho ban thanh lí tài sản xử lí các tài sản còn lại theo quy định pháp lí về phá sản của nhà nước. Sự giải thể bắt buộc của tổ chức tín dụng Giải thể bắt buộc là do không tuân thủ các quy tắc, luật lệ của nhà nước hoặc có thể do chủ nợ đề nghị toà án ra lệnh tuyên bố giải thể vì tổ chức tín dụng từ chối thanh toán và chỉ có cách này mới hi vọng thu hồi được tiền. Phải chấp hành lệnh thanh lí vì một lí do khác với việc phá sản hay mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng Trường hợp này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy quỹ mặc dù vẫn có khả năng thanh toán nhưng không đúng mục đích đã đề ra, không muốn toà án can thiệp mà quyết định thanh lí quỹ không cho hoạt động tiếp .Trong trường hợp này, bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường cho những người gửi tiền nhưng sẽ được thế quyền để được hưởng số tiền thanh lí tài sản hay đòi nợ. Giải thể tự nguyện do bị đặt trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của tổ chức tín dụng Tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của tổ chức tín dụng là tình trạng tổ chức tín dụng bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc gặp khó khăn khi áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên .không muốn toà án can thiệp ,các cổ đông của tổ chức tín dụng chấp nhận tuyên bố giải thể. Trong trường hợp này, bảo hiểm cũng có trách nhiêm bồi thường đói với các khoản tiền gửi có kì hạn mà tổ chức tín dụng không thanh toán hết sau khi có quyết định giải thể. Không thể thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một mệnh lệnh của toà án tối cao đối với tổ chức tín dụng Xảy ra trong trường hợp tổ chức tín dụng cố ý không thanh toán nợ và chủ nợ đệ đơn lên toà án để có lệnh bắt buộc quỹ phải tuyên bố phá sản hay thanh lí để trả nợ, các chủ nợ cho rằng chỉ có cách này họ mới thu được các khoản nợ.Lệnh của toà án được áp dụng khi: - Tổ chức tín dụng không có phương án hoà giải và có giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng theo yêu cầu của toà án - Tổ chức tín dụng không tham gia hội nghị chủ nợ để trình bày các phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng - Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh, tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng những thoả thuạn tại hội nghị của chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản. - Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà tổ chức tín dụngvẫn kinh doanh không hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu toà án phải có tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trong bảo hiểm tiền gửi cũng có những rủi ro loại trừ. Những rủi ro loại trừ (không thuộc phạm vi bảo hiểm) là những rủi ro gây ra sự phá sản, thanh lý hay giải thể một tổ chức tín dụng trong các trường hợp: - Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền tệ tín dụng, thanh toán đã nêu trong pháp lệnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có điều lệ và quy chế hoạt động riêng nhưng cũng tuân thủ các quy định hiện hành khác của nhà nước. Nếu tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định tiền tệ, tín dụng ,thanh toán của ngân hàng dẫn đến phá sản thì bảo hiểm không bồi thường - Giải thể tự nguyện vì nguyên nhân: + Do cổ đông nhận thấy mục tiêu khi thành lập tổ chức tín dụng không đạt được. + Do cổ đông muốn thu hồi vốn hoặc có nhu cầu cải tổ lại cơ cấu của tổ chức tín dụng. - Ngừng hoạt động do những nguyên nhân: Tổ chức tín dụng ngừng hoạt động do chiến tranh, đình công , bạo loạn dân sự, nội chiến. Dây là những rủi ro loại trừ thông thường không liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ. Khi tổ chức tín dụng bị phá sản, thanh lí ,giải thể do các rủi ro này bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường cho người gửi tiền. 3.1.4. Công tác bồi thường Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, tổ chức tín dụng phải báo ngay cho công ty bảo hiểm biết kèm theo các giấy tờ: - Giấy yêu cầu bồi thường - Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm - Báo cáo thực trạng đến ngày xảy ra rủi ro - Lệnh của toà án,tuyên bố phá sản, quyết định giải thể hay thanh lí. - Bản kê danh sách những người gửi tiền chưa được thanh toán tính đến ngày xảy ra rủi ro - Bản kê khai chi tiết dư nợ cho vay tính đén ngày xảy ra rủi ro Sau khi xem xét các chứng từ có liên quan tới việc trả tiền bồi thường cho quỹ tín dụng và người gửi tiền đến và nếu thuộc phạm vi bảo hểm thì bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường cho người gửi tiền Số tiền bồi thường cao nhất của bảo hiểm là số dư tiền gửi thực tế (chỉ tính gốc không tính lãi) vào thời điểm quỹ tín dụng xảy ra rủi ro nhưng không vượt quá số tiền ghi trong hợp đồng bảo hiểm. 3.1.5. Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là số tiền mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho người gửi tièn trong trường hợp tổ chưc tham gia bảo hiểm tièn gửi bị mất khả năng thanh toán và nằm trong phạm vi bảo hiểm. Số tiền này chính là số dư của các loại tiền gửi có kì hạn và không có kì hạn thuộc đối tượng bảo hiểm trong báo cáo số dư tiền gửi của mỗi quý gửi tổ chức tín dụng 3.2. Các hoạt động nghiệp vụ chính của DIV 3.2.1. Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Nghiệp vụ này đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hoạt động kiểm tra tại chỗ gồm kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch và kiểm tra theo chỉ định. Công tác kiểm tra tiến hành theo 2 phương diện: kiểm tra việc thực hiện các quy định vè bảo hiểm tiền gửi và quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong công tác kiểm tra chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi, DIV chủ yếu kiểm tra hồ sơ pháp lí khi tham gia bảo hiểm tiền gửi, việc niêm yết chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, tính đầy đủ trong nộp phí,chấp hành thời hạn nộp phí và nộp phạt (nếu có) và kiểm tra việc cung cấp thông tin cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Công tác kiểm tra của DIV có sự phối hợp chặt chẽ với thanh tra ngân hàng nhà nước để tránh trùng lặp, giảm lãng phí về thời gian cũng như tiền bạc. Ngoài ra, việc kiểm tra các tổ chức tín dụng thực hiện các quy chế an toàn trong hoạt động ngân hàng được đặc biệt quan tâm để phát hiện sớm những vi phạm các quy định có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền, từ đó đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời 3.2.2. Nghiệp vụ giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Bên cạnh hoạt động kiểm tra, DIV còn thực hiện nghiệp vụ giám sát từ xa đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tăng cường hạn chế rủi roc ho các tổ chức tín dụng,DIV đã xây dựng một hệ thống các chi tiêu giám sát đánh giá chung về hoạt động của tổ chức tín dụng.Trên cơ sở bảng cân đối kế toán , báo cáo thống kê của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đồng thời kết hợp với biên bản kiểm tra và dữ liệu do cục công nghệ thông tin ngân hàng cung cấp, DIV phân tích đánh giá tình hình hoạt động, việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, xác định chính sách rủi ro tiềm ẩn có thể gây tổn hại đến hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Kết quả của công tác giám sát phản ánh tình hình nộp phí bảo hiểm, tình hình tuân thủ quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, sau đó đưa ra các thông báo, cảnh báo cần thiết cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nghiệp vụ kiểm tra giám sát của DIV luôn có sự phối hợp, thúc đẩy, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng và tổ chức bảo hiểm tiền gửi. 3.2.3. Nghiệp vụ chi trả tiền bảo hiểm và theo dõi chi trả Trong trường hợp tổ chưc tham gia bảo hiểm tiền gửi bị mất khả năng thanh toán, bị phá sản hoặc bị chấm dứt hoạt động, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải làm thủ tục trình DIV xem xét để được chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức đó. Hộ sở chính hoặc chi nhánh khu vực theo địa bàn phụ trách của DIV sẽ tiến hành tổ chức chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tièn ngay tại địa bàn của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó theo một cách nhanh gọn và thuận lợi. Người được chi trả có thể nhận trực tiếp tiền mặt tại địa bàn hoặc có thể đè nghị chuyển tiền ua ngânh hàng họăc qua bưu điện để đến một địa điểm khác. Hiện nay, theo khoản 8 và khoản 10 điều 1 nghị định 109 quy định DIV có thể trực tiếp chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm hoặc thông qua tổ chức tín dụng để thực hiện việc này. Quy điịnh trên làm cho DIV chủ động hơn trong việc tổ chức thực hiện chức năng của mình. Theo quy định mới thì người được chi trả có them một chọn lựa là có thể nhận tiền ở các chi nhánh của DIV nơi mà tổ chức nhận tiền gửi đó tham gia bảo hiểm Sau khi tiến hành chi trả, tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ theo dõi việc thanh lí tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc63055.DOC
Tài liệu liên quan