Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Thoát Nước Hà Nội

 

lời nói đầu 1

Phần I 3

Nội dung 3

công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 3

A. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính của doanh nghiệp 3

1. Khái niệm về hoạt động tài chính của doanh nghiệp 3

2. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của phân tích hoạt động tài chính DN 4

B. Nội dung hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp 6

I. Những việc tiến hành trước khi phân tích 6

1. Tài liệu phục vụ cho phân tích: 6

2. Các bước tiến hành phân tích: 7

3. Phương pháp phân tích 8

II. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp: 9

1.Phân tích khái quát tình hình tài chính DN: 9

1.1 Phân tích cơ cấu tài sản: 10

1.2 Phân tích cơ cấu vốn, chi phí vốn 11

1.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 12

1.4 Phân tích chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên. 12

1.5 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. 13

1.6 Phân tích một vài chỉ số thanh toán cơ bản. 13

2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán: 14

2.1 Phân tích tình hình công nợ. 14

3.2 Phân tích tình hình thanh toán. 15

3.3 Phân tích khả năng thanh toán: 15

3.4 Một số tỷ lệ trong phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. 17

4. Phân tích về cơ cấu tài chính. 18

4.1 Mục tiêu phân tích 18

4.2 Những nhân tố tác động đến phân tích cơ cấu tài chính. 19

4.3 Một số chỉ tiêu áp dụng trong phân tích cơ cấu tài chính. 20

5. Phân tích hiệu quả kinh doanh. 21

5.1 Hiệu quả kinh doanh. 21

5.2 Phương pháp phân tích. 22

5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 22

5.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 23

5.5 Phân tích khả năng sinh lợi vốn. 24

6.Tổng hợp kết quả phân tích 25

6.1 Một số đánh giá chung về phân tích tỷ số. 25

6.1.1 Phân tích khuynh hướng. 25

6.1.2 Tính đồng bộ khi phân tích các chỷ số tài chính. 26

6.1.3 Cần thận trọng khi diễn giải các tỷ số tài chính. 26

6.2 Tổng hợp và đánh giá. 26

III. Sử dụng kết quả trong phân tích đối với nhà quản trị tài chính 28

1. Dự báo doanh thu. 28

1.1 Phương pháp dự báo bình quân di động. 28

1.2 Phương pháp dự báo san bằng số mũ giản đơn. 28

1.3 Phương pháp Brown. 28

1.4 Phương pháp Holt: 29

2. Dự đoán nhu cầu ngân quỹ. 29

3. Dự báo tình hình tài chính. 30

Phần thứ hai 31

Phân tích tài chính tại Công ty Thoát Nước 31

Hà Nội. 31

1.1.Vài nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thoát nước Hà nội. 31

1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: 32

2. Cơ Cấu tổ chức của Công ty 32

3. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên: 41

4 Hoạt động kinh doanh của Công ty 42

II. Thực trạng phân tích tài chính Công ty. 43

2.1 Bộ máy kế toán 43

2.2 Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh tại Công ty 43

2.3 Phân tích tài chính của Công ty những năm qua 43

III.Phân tích tài chính tại Công ty. 45

3.1 Nguồn tài liệu phục vụ cho phân tích 45

3.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty Thoát Nước Hà Nội 47

tài chính tại Công ty Thoát nước Hà Nội. 54

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Thoát Nước Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch đảo. 2. Hiệu quả Kết quả đầu vào = kinh doanh Kết quả đầu ra Chỉ tiêu (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào. 5.2 Phương pháp phân tích. Tính ra các chỉ tiêu phục vụ cho quá trình phân tích, sau đó so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc ( kỳ kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước ). Nếu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó cần so sánh với số liệu của các DN khác hoặc chỉ số trung bình ngành ( nếu có ) để đưa ra các kết luận khách quan nhất. 5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau. 1.Sức sản xuất Tổng số doanh thu thuần = TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đòng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần ( hay gía trị tổng sản lượng ). 2.Sức sinh lợi Lợi nhuận thuần ( hay lãi gộp ) = TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu sức sinh lợi TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. 3.Suất hao phí Nguyên giá bình quân TSCĐ = TSCĐ Doanh thu thuần Qua chỉ tiêu ta thấy để có một đồng doanh thu, lợi nhuận thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. 5.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi tài sản lưu động. 1.Sức sản xuất Tổng số doanh thu thuần = TSLĐ Giá trị TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng doanh thu thuần hay lãi gộp trong kỳ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất ( dự trữ - sản xuất - tiêu thụ ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho DN, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định được tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau. 1.Vòng quay Tổng số doanh thu thuần = VLĐ VLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết số VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển. 2.Thời gian 1 vòng Thời gian kỳ phân tích = luân chuyển Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại. Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích còn có thể tính ra chỉ tiêu “hệ số đảm nhiệm VLĐ”. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này, ta biết được để có một vòng vốn luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. 3.Hệ số đảm VLĐ bình quân = nhiệm VLĐ Tổng số doanh thu thuần Cách tính từng chỉ tiêu theo công thức trên như sau. - Tổng số doanh thu thuần = Tổng số doanh thu bán hàng - (Tổng số thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp + Chiết khấu bán hàng + Giảm giá hàng bán + Doanh thu bán hàng bị trả lại). - Thời gian kỳ phân tích: Theo quy ước, để đơn giản trong pân tích thì thời gian tháng là 30 ngày, quý là 90 ngày và năm là 360 ngày. VLĐ bình quân: Để đơn giản, quy định tính như sau: VLĐ bình quân tháng =(VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng)/2 VLĐ bình quân quý =Cộng VLĐ bình quân 3 tháng/3 VLĐ bình quân năm = Cộng VLĐ bình quân 4 quý/4 Trường hợp không có số liệu ở các tháng, có thể tính số VLĐ bình quân trong kỳ bằng cách cộng số VLĐ bình quân đầu kỳ rồi chia cho 2. 5.5 Phân tích khả năng sinh lợi vốn. Lợi nhuận thực hiện sau một quá trính kinh doanh là một trong hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của DN. Vì vậy, ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động, khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi vốn, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: 1. Hệ số sinh Lợi nhuận sau thuế = lợi doanh thu Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế là khoản lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, nộp thuế thu nhập DN. Hệ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sự biếna động của hệ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Hệ số sinh lợi Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả = tổng tài sản Tổng tài sản Hệ số này phản ánh sức sinh lợi của cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Hệ số này thể hiện tổng quát khả năng tạo ra lợi nhuận của DN. 3.Hệ số sinh lợi Lợi nhuận sau thuế = vốn chủ sở hữu Tổng vốn chủ sở hữu Hệ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của vốn chủ sở hữu DN. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến chỉ số này, bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu hộ quyết định đàu tư vốn vào một DN. Ngoài ra, một số chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận cũng là công cụ quan trọng trong phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của DN. Việc tính ra và so sánh với các năm trước cũng cho nhà phânt tích một căn cứ để đánh giá tình hình taif chính DN. 6.Tổng hợp kết quả phân tích 6.1 Một số đánh giá chung về phân tích tỷ số. 6.1.1 Phân tích khuynh hướng. Trong quá trình phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DN, chúng ta thường có những nhận định là chúng “quá cao” hay “quá thấp”. Để đưa ra những nhận định này, chúng ta phải dựa trên các hình thức liên hệ của các tỷ số này. Bởi vậy có ba yếu tố cần xem xét khi phân tích tỷ số. Khuynh hướng phát triển. So sánh với tỷ số của các DN khác trong cùng ngành. Những đặc điểm đặc thù của DN. Trước hết xem xét khuynbh hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá tỷ số đang trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Điều này thể hiện ở chỗ, khi phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu của DN cần so sánh với giá trị của những năm trước để tìm ra khuynh hướng của sự phát triển. Thứ hai, việc so sánh các chỷ số tài chính của DN với các DN khác trong cùng ngành và các tiêu chuẩn của ngành cũng cho pháp nhà phân tích rút ra những nhận xét rất có ý nghĩa của tình hình DN trên thị trường, sức mạnh tài chính của DN đối với đối thủ cạnh tranh... Trên cơ sở đó các nhà quản trị đưa ra các quết định phù hợp với khả năng của DN. Cuối cùng, tất cả các DN đều có các đặc thù riêng tạo ra sự “độc nhất vô nhị “ của chúng. Các đặc điểm này thể hiện trong đầu tư công nghệ, rủi ro, đa dạng hoá sản phẩm và nhièu lĩnh vực khác. Do đó mỗi DN cần thiết lập một tiêu chuẩn cho chinhý mình, sau khi các yếu tố này được đưa vào xem xét. Bởi vì, chuẩn mực để đánh giá trong các ngành khác nhau là khác nhau. 6.1.2 Tính đồng bộ khi phân tích các chỷ số tài chính. Mặc dù mỗi tỷ số tài chính phải được tính toán và đánh gía dựa trên những giá trị riêng của nó. Song việc phân tích các tỷ số tài chính có hiệu quả cao nhất khi tất cả các chỉ số cùng được sử dụng để tạo ra một bức tranh chung, rõ ràng về tình hình tài chính của DN. 6.1.3 Cần thận trọng khi diễn giải các tỷ số tài chính. Trong thực tế các khoản mục của bảng cân đối tài sản có thể chịu ảnh hưởng rất lớn của cách tính toán mang nặng tính hình thức. Cách tính toán này có thể che đậy các giá trị thực của các tỷ số tài chính. Một trở ngại khác gây cản trở cho việc thực hiện chính xác các chỉ số tài chính là sự khác biệt giá trị theo sổ sách kế toán và thị giá của các lọai tài sản. Cần phải hết sức cẩn thận với những khác biệt này và phải so sánh các kết quả của các tỷ số cả vèe mặt thời gian và với cả các DN khác trong cùng ngành. Giá trị trung bình ngành và sự phân bổ của tỷ số tài chính cũng là một tiêu chuẩn để khảo sát, ngay cả trong trường hợp sự tính toán thực sự khách quan và không có sự chênh lệch giữa giá trị theo sổ sách và thị giá. Các giá trị của ngành không được coi là những giá trị mà DN phải cố gắng đạt tới. Mỗi DN có đặc điểm riêng về cơ cấu đầu tư, công nghệ, chất lượng sản phẩm, công chúng đầu tư... và khác nhau về giá trị kỳ vọng của các tỷ số. Bởi vậy, không có gì là sai lầm khi DN thực hiện một chiến lược bán hàng với giá thấp và thu lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp để đạt được mức doanh thu thuần cao. Do đó, tỉnh hình tài chính mạnh không nhất thiết DN phải đạt “trên trung bình” đối với tất cả các tỷ số. Những quan niệm thận trọng này không có nghĩa là sự so sánh các tỷ số là không có ý nghĩa, mà là phải có những tiêu chuẩn cụ thể cho ngành để làm chuẩn mực chung trong ngành. Tóm lại, khi thiết lập được một cách chính xác và khách quan, các chỉ số tìa chính sẽ là người dãn đường cho các nhà quản trị nhận định về khuynh hướng tương lai của DN. 6.2 Tổng hợp và đánh giá. Trong công tác quản trị tài chính DN, việc nghiên cứu có tính chất tổng hợp những đặc trưng tài chính của một ngành sản xuất kinh doanh cho phép đành giá đặc thù tài chính DN cá biệt trong ngành sản xuất đó. Rất tiếc ở nước ta, trong giai đoạn này chưa có cơ quan nào đứng ra làm dịch vụ thông tin theo ngành sản xuất kinh doanh như vậy, mà mới chỉ tập trung trong khu vực kinh tế quốc doanh (qua Cục thuế, Cục quản lý vốn, Cục thống kê). Mặc dầu vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước khác khi điều kiện cho phép cũng là cần thiết và bổ ích. Sau khi phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, nhà phân tích tiến hành lựa chọn và sắp xếp các chỉ tiêu lập bảng để so sánh, đánh giá tuỳ theo góc độ của nhà nghiên cứu. * Đối với chủ DN, nhà quản trị tài chính DN tính ra các chỉ tiêu và lập bảng phân tích như sau: Bảng 05: Bảng tổng hợp phân tích. Stt Chỉ tiêu Năm n Năm n+1 Năm n+2 Số liệu TB Ngành 1. Nhóm chỉ tiêu về luồng tiền ....................... 2. Nhóm chỉ tiêu về thanh toán ....................... 3. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu TC ........................ 4. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả SX .................... Tổng hợp * Đối với các nhà tài trợ cho vay DN, các chỉ tiêu chủ yếu được lựa chọn và lập bảng phân tích như sau. Bảng 07: Bảng tổng hợp phân tích. Stt Chỉ tiêu Năm n Năm n+1 Số liệu TB ngành Cho điểm tín dụng 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn 2. Hệ số thanh toán nhanh 3. Hệ số thanh toán tức thời 4. Hệ số nợ tổng tài sản 5. Hệ số vốn cổ phàn 6. Hệ số thanh toán lãi vay 7. Hệ số sử dụng tổng tài sản 8. Hệ số sinh lợi tổng taì sản III. Sử dụng kết quả trong phân tích đối với nhà quản trị tài chính Công tác hoạch định trong kinh doanh có thể chia làm ba cấp. Cấp thứ nhất, hoạch định chiến lược dài hạn – bao chùm lên tất cả các lĩnh vực kinh doanh như: chiến lược kinh doanh, sản xuất, marketting... Cấp thứ hai, hoạch định chiến thuật: là việc đề ra những kế hoạch trung và ngắn hạn ( từ một vài tuần đến 5 năm) xuất phát từ kế hoạch chiến lược. Cấp thứ ba, hoạch định tài chính cho các hoạt động hàng ngày. Như phần trên đã đề cập, phân tích tài chính là trọng tâm của cả hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật nhưng găns với các hoạt động tài chính hàng ngày hơn. Bởi vậy, trong phần này chỉ tập trung xem xét về hoạch định tài chính trung và ngắn hạn. 1. Dự báo doanh thu. Doanh thu bán hàng là khởi đầu của hầu hết các dự báo tài chính. Có nhiều biến số khác nhau được dự kiến thể hiện trong mối liên hệ với mức doanh thu bán hàng ươcs tính. Do đó, tính chính xác của dự baó tổng thể phụ thuộc rất lớn vào sự chính xác của mức doanh số bán ước tính. Trong hoạch định có khá nhiều phương pháp dự báo đã được sáng tạo ra, sử dụng những kỹ năng khá tinh vi hoặc đánh giá theo trực giác của người làm dự báo. Tất cả những phương pháp này đều có những mặt mạnh mặt yếu riêng và chúng thường có những khác biệt rất lớn cả về chi phí và cách thức tiến hành. 1.1 Phương pháp dự báo bình quân di động. Khi muốn dự báo doanh số của các kỳ tiếp theo, chúng ta có thể sử dụng số liệu của các kỳ quá khứ gần nhất để dự báo. Để tăng tính khách quan và loại bỏ những số liệu không cần thiết, số liệu xa thời điểm dự báo. Cứ sau mỗi kỳ chúng ta thêm vào tiếp sau một số liệu của kỳ tiếp theo và loại bỏ một số liệu của kỳ quá khứ. 1.2 Phương pháp dự báo san bằng số mũ giản đơn. Trong phương pháp dự báo bình quân di động khônh có trọng số ứng với mỗi điểm dữ liệu. Do đó để tăng tính chính xác, chúng ta có thể sử dụng trọng số trong tính toán với nguyên tắc là chọn giá trị trọng số càng gần thời điểm dự báo thì giá trị trọng số càng lớn và ngược lại. 1.3 Phương pháp Brown. Phương pháp này sử dụng phương pháp san bằng số mũ với sự thừa nhận khuynh hướng đi lên của dữ liệu. 1.4 Phương pháp Holt: Phương pháp này được áp dụng cho cả xác lập dữ liệu và độ nghiêng của khuynh hướng. Tất cả các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở toán học , có thể được tính toán nhanh chóng và dễ dàng bằng phần mềm vi tính excell. 2. Dự đoán nhu cầu ngân quỹ. Dự đoán nhu cầu ngân quỹ là một bộ phận của tài chính ngắn hạn. Tài chính ngắn hạn là những vấn đề tài chính phát sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, và nói chung là những vấn đề tài chính phát sinh trong vòng 1 năm. Do vậy, phân tích tài chính là cơ sở để đưa ra cách thức làm thế nào để bố trí được một lượng vốn lưu động hợp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh lại vừa đảm bảo cho việc sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, hiệu quả. Dự kiến tiền mặt: Nhiệm vụ của các nhà quản trị tài chính trong các DN là phải đảm bảo và dự toán được các nguồn và việc sử dụng các nguồn tiền mặt. Việc dự đoán này nhằm hai mục đích. Thứ nhất, việc dự đoán chỉ cho nhà tài chính về nhu cầu tiền mặt trong tương lai. Thứ hai, nó đưa ra khả năng về tiền sẽ thu được để đáp ứng được các nhu cầu trên. Có nhiều cachs khác nhau để dự kiến tiền mặt. Trong các công ty lớn thường sử dụng các chương trình máy tính để dự đoán. Trong các DN vừa và nhỏ, dự kiến tiền mặt theo cách khác. Đó là lập bảng dự kiến thu chi tiền mặt từng quý trong năm và từng tháng trong quý. Bảng 07: Bảng dự kiến tiền mặt trong DN. Chỉ tiêu Quý1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 I.Các nguồn tiền mặt 1. Nguồn tiền thu từ bán hàng 2. Từ các nguồn khác Tổng các nguồn II. Sử dụng tiền mặt 1. Thanh toán các khoản phải trả 2. Tiền lương và chi khác 3. Chi đầu tư cơ bản 4. Thuế, lợi tức và trả lãi cổ phần Tổng số sử dụng tiền mặt III. Các nguồn trừ đi sử dụng nguồn 1. Tiền mặt ở đầu quý 2. Sự thay đổi về cân đối tiền mặt (Nguồn trừ đi sử dụng nguồn) 3. Tiền mặt cuối quý IV. Lượng tiền hoạt động tối ưu V. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn cộng dồn Dựa vào bảng tính toán trên, nhà phân tích có thể đưa ra các quyết định tài chính như vay ngân hàng theo hạn mức tín dụng, trì hoãn các khoản trả tiền... để phù hợp với các quyết định cân đối ngân quỹ. 3. Dự báo tình hình tài chính. Dự báo tình hình tài chính là một yêu cầu cần thiết để kế hoạch hoá tài chính ngắn hạn có hiệu quả. Thay cho việc phán quyết, các dự báo được dựa vào các nguồn dữ liệu và các phương pháp dự báo khác nhau. Nhưng nhìn chung, chủ yếu vẫn sử dụng các mô hình kinh tế lượng, các tính toán qua lại của các biến số kinh tế. Trong các trường hợp khác, nhà dự báo tài chính có thể sử dụng các phương pháp thống kê trong việc phân t9ích và dự tính cacs chuỗi thời gian. Nội dung dự kiến bao gồm: Phân tích các lựa chọn về tài trợ và đầu tư của DN. Dự tính các hiệu ứng tương lai của của các quyết định hiện tại. Quyết định thực hiện phương án nào. So sánh các kết quả hoạt động và các mục tiêu lập ra ban đầu. Để làm được điều này, cần phải sử dụng các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng của DN trong quá khứ để làm căn cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng một hệ thống các báo cáo tài chính dự kiến. Các dự báo tổng hợp có tính nhất quán về doanh thu, luồng tiền, thu nhập và các dự báo khác là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, nhiều tính toán cần thiết có thể được thực hiện một cách tự động bởi mô hình kế hoạch. Bằng cách đó, sản phẩm của nhà phân ticdhs tài chính trong hoạch định tài chính sẽ là một hệ thống các bảng cân đối tài sản, dáo cáo thu nhập và báo cáo luồng tiền dự tính. Số liệu trong dự báo có thể là con số trung gian nào đó giữa số dự báo thực và số thực tế kỳ vọng đạt tới. Phần thứ hai Phân tích tài chính tại Công ty Thoát Nước Hà Nội. I. Đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính 1.1.Vài nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thoát nước Hà nội. Công ty thoát nước Hà Nội mà tiền thân là Xí nghiệp Thoát nước ra đời ngày 28/3/1973 với 60 người do đồng chí Nguyễn Công Toại quyền Giám đốc XN, cùng với các công cụ lao động hoàn toàn thủ công, nhà xưởng, máy móc thiết bị hầu như không có gì. Sau một thời gian nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNV đã phát triển thành Công ty Thoát nước Hà Nội ngày 30/5/1991 và đã trở thành DNNN theo quyết định 171/QĐ-UB ngày 16/1/1993 của UBND thành phố Hà nội.đến nay đã phát triển thành DNNN hạng 1, có 5 Xí nghiệp trực thuộc, với 1.500 CBCNV và một cơ ngơi văn phòng Công ty khang trang đáp ứng nhu cầu làm việc và tiếp chuyên gia nước ngoài, có máy móc trang thiết bị chuyên dùng. Với sự nỗ lực phấn đấu, nhiệt tình, yêu nghề của toàn thể CBCNV, dưới sự chỉ đạo sáng suột và thống nhất hành động, trên dưới một lòng của Đảng uỷ, BGĐ sau 26 năm xây dựng và phát triển đến nay: Đã đưa Công ty phát triển thêm một bước vững chắc trong việc chuyển đổi mô hình quản lý nhằm vươn dài, vươn rộng, đi vào chiều sâu tiến tới hoàn thiện công nghệ sản xuất, thực hiện dần việc hiện đại hoá máy móc thiết bị, thay lao động thủ công nặng nhọc, độc hại bằng máy móc hiện đại chuyên dùng,thực hiện hiện đại hoá hệ thống thoát nước Thành phố đáp ứng việc mở rộng điạ bàn Thành phố với mục tiêu “Cống thông, sông thoáng” nhằm hạn ché các điểm úng ngập trên địa bàn toàn thành phố, góp phần cho Thủ đô xanh sạch. Là một trong những đơn vị đi đàu trong việc triển khai bộ luật lao động, ký Thoả ước Lao động tập thể, sửa đổi quy chế nội bộ, ký lại Hợp đông lao động, làm Sổ Lao động và Sổ Bảo hiểm xãhội cho người lao động theo Luật được Bộ Lao Động và Sở Lao động đánh giá là đơn vị triển khai nghiêm túc. Đã xây dựng hoàn chỉnh định mức kinh tế - kỹ thuật Được BBộ Xây Dựng và Sở Lao Động duyệt cho thực hiên, chủ động xây dựng đơn giá được các cấp cho hực hiện từ tháng 7 năm 1995. Năm 1994, Công ty cùng đoàn nghiên cứu JICA Nhật Bản xây dựng Dự án quy hoạch tổng thể thoát nước Hà nội đến năm 2010. Sau một thời gian, dự án được chính phủ phê duyệt tháng 8/1995, tạo tiền đề vững chắc và toàn diện của sự nghiệp thoát nước, thực hiện hiện đại hoá hệ thống thoát nước Thủ đô. Ngày 7/10/1998, Công ty chuyển đổi từ DNNN sản xuất kinh doanh sang DNNN hoạt động công ích. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: Công ty Thoát nước Hà nội là DNNN hoạt động công ích có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Chịu sự quản lý nhà nước của Sở GTCC, sự kiểm tra,giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc UBND thành phố và Nhà nước. Có nhiệm vụ cụ thể sau: Bảo đảm việc thoát nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa tự nhiên, chống úng ngập cục bộ và ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra trên địa bàn toàn thành phố. Tiếp nhận toàn bộ hệ thống công trình thoát nước, xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra để: Quản lý khai thác, sử dụng, duy tu, duy trì, đề xuất các dự án phát triển hệ thống thoát nước của thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch hàng năm dài hạn về: Lao động, tiền lương, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, duy tu, xây dựng mới các công trình phục vụ nhiệm vụ của công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Theo nguyên tắc nhận khoán tài chính, hoặc xây dựng định mức tiền lương lao động trên thực tế công việc để đảm bảo thông thoáng dòng chảy và vệ sinh môi trường.. từ công ty đến các xí nghiệp trực thuộc. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học , kỹ thuật và công nghệ trong việc làm thông thoáng dòng chảy, xử lý nước thải, bảo vệ cho môi trường không bị ô nhiễm do nước thải gây ra. Khảo sát, thiết kế, giám sát, sửa chữa xây mới các công trình thuộc quyền quản lý của công ty và các cấp có thẩm quyền giao 2. Cơ Cấu tổ chức của Công ty 1.Ban Giám đốc Công ty gồm có: Giám đốc và các Phó Giám đốc 2. Các phòng nghiệp vụ : 5 phòng Phòng Tổ chức - Hành chính- Y tế Phòng Kế hoạch Phòng Khoa học - Kỹ thuật Phòng Tài vụ Phòng Bảo vệ - Quân sự Văn phòng Đảng uỷ + VPCĐ + Đoàn TN 3. Các Xí nghiệp trực thuộc, các đội trực thuộc: Xí nghiệp thoát nước số 1,2,3 Xí nghiệp Thi công cơ giới - xây lắp. Xí nghiệp Cơ điện. Xí nghiệp Khảo sát - Thiết kế. Đội thoát nước số 4,5 Đội quản lý bãi chất thải. Đội Cờ đỏ. Sơ đồ bộ máy tổ chức (trang sau) Giám đốc Công ty (1) Phó giám đốc Công ty (2) Phòng TC - HC (23) XNTN số 1 (269) XNTN số 2 (241) Phòng Kế hoạch (15) XNTN số 3 (442) Phòng Kỹ Thuật (20) Đội TN số 4 (218) Phòng Tài vụ (13) Đội TN số 5 (217) XN Cơ Điện (79) Phòng NCKH (9) XN Cơ giới (117) Phòng Bảo vệ (13) XN KS Thiết kế (15) Phòng Ytế (4) Đội Quản lý bãi (17) Tình hình nhân lực: Số CBCNV 1716 (598 nữ + 1118 nam) Đại học 100 người Trung cấp 59 người Sơ cấp 14 người Công nhân bậc cao 293 người Lao động phụ việc 1250 người Nhiệm vụ và phạm vi giải quyết của BGĐ, các phòng chức năng, các xí nghiệp trực thuộc: Ban Giám đốc công ty: Giám đốc: là người vừa làm đại diện cho Nhà nước vừa là đại diện quyền lợi cho CBCNV, có nhiệm vụ quyền hạn : Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Công ty theo kế hoạch đã thông qua Đại hội CNVC và được Sở GTCC duyệt nhằm hoàn thành nhiệm vụ và đạt mục tiêu hoạt động của Công ty do thành phố giao. Quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về những tổn thất do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, hao hụt, lãng phí tài sản, vốn, vật tư, thiết bị theo quy định của pháp luật, là đại diện pháp nhân của Công ty Thoát nước trước pháp luật. Xây dựng chiến lược kinh doanh và tổ chức bộ máy, tổ chức lao động phù hợp với tình hình Công ty theo từng giai đoạn đảm bảo sự ổn định, phát triển của Công ty; đảm bảo công ăn việc làm, đời sống CNVC Trực tiếp chỉ đạo điều hành, theo dõi, đôn đốc hoạt động của các phòng Tổ chức; Tài vụ; Kế hoạch và các Xí nghiệp trực thuộc. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Giúp việc, tham mưu chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong công tác quản lý chuyên môn kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động của các đội, XN; nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng khoa học kỹ thuât, Xn Khảo sát thiết kế theo chỉ đạo của GĐ. Thực hiện nhiệm vụ khác khi Giám đốc uỷ quyền. Phó giám đốc phụ trách nội chính: Giúp việc tham mưu cho GĐ Công ty các quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đén việc đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội và nội bộ Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được uỷ quyền. Điều hành các công việc hành chính quản trị - y tế- bảo vệ- quân sự Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ cụ thể như sau Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và công tác thống kê. Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các khoản nộp cấp trên, các quỹ để lại Công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, khoản công nợ phải thu, phải trả. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp dưới gửi lên, lập và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê, báo cáo quyết toán tổng hợp của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức, kiểm tra kế toán các phụ trách kế toán trong nội bộ Công ty - Xí nghiệp - Đội trực thuộc. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán Nhà nước và các quy định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong Công ty. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán trong Công ty. Các phòng nghiệp vụ công ty: 1. Phòng Tổ chức - Hành chính - ytế là phòng nghiệp vụ: Tham mưu giúp việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty các việc sau: Nghiên cứu, vận dụng chế độ chính sách cuả Nhà nước, các yêu cầu của cấp trên ở Công ty, tham mưu về các quyết định về tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất, nhân sự các chế độ đối với người lao động, quy chế hoạt động trong mọi lĩnh vực của Công ty và tổ chức triển khai thực hiện văn bản này. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tổ chức hiện tại và lâu dài về nhân sự, đào tạo, tổ chức bộ máy sản xuất, tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0168.doc
Tài liệu liên quan