Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thiết bị điều khiển đóng mở cửa sổ của công ty DUY KHANH ENGENEERING COMPANY LIMITED và phân tích Appendix

-Đối tượng nộp thuế xuất khẩu : chủ hàng hóa xuất khẩu , tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu , cá nhân có hàng hóa xuất khẩu khi xuất cảnh .

- Kê khai thuế : Đối tượng nộp thuế xuất khẩu , có trách nhiệm tự kê khai thuế ngay trên tờ khai hải quan.

-Thời điểm tính thuế :

+Thời điểm tính thuế xuất khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng kí tờ khai hải quan với cơ quan với cơ quan hải quan .Thuế xuất khẩu được tính theo thuế suất , trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế .Trường hợp đối tượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử.

+ Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu nhiều lần thì thuế suất thuế xuất khẩu được tính theo thuế suất , trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày có hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu .

-Thời gian nộp thuế :Đối với hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thiết bị điều khiển đóng mở cửa sổ của công ty DUY KHANH ENGENEERING COMPANY LIMITED và phân tích Appendix, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu có thể nắm chắc số lượng hàng thực giao và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao nhận hàng. Trong quá trình giao hàng , nhân viên kiểm kiện của cảng (tally man ) luôn theo dõi để xác định hàng hóa thực tế được giao lên tàu . Trên cơ sở chứng từ và số lượng hàng thực giao , tally man sẽ lập giấy kiểm kiện nhận hàng với tàu ( tally report ) . Đồng thời , trên tàu cũng có nhân viên kiểm kiện theo dõi và đánh dấu vào tally sheet sau mỗi mã hàng lên tàu . Nội dung của tally sheet cũng giống như tally report. +Công việc 3 : Sau khi hàng đã lên tàu xong , cảng và tàu sẽ lập biên bản tổng kết giao nhận hàng và lập sơ đồ hàng đã xếp lên tàu gởi cho chủ hàng . Đồng thời , Thuyền phó cũng cấp cho chủ hàng “ biên lai thuyền phó “ ( Mate’s receipt ) xác nhận hàng đã nhận xong với các nội dung như số kiện , ký mã hiệu , tình trạng hàng đã bốc lên tàu , cảng đến… Công việc 4 : chủ hàng sẽ đổi biên lai thuyền phó lấy “ Bill of Lading “ có xác nhận “Clean on Board “ . Bill of Lading này được xem như là hợp đồng vận tải . Hàng chuyên chở bằng container theo phương thức thuê tàu chợ : Công việc 1 : Liên lạc với hãng đại lí container để tìm hiểu lịch trình tàu chạy( Schedule of Sailing), luồng tàu đi mà mình cần chở hàng tới nhằm: + lựa chọn tàu mà mình tin cậy với mức giá chấp nhận được + biết được thời gian tàu đến để chuẩn bị hàng hóa + đăng kí để giữ chỗ cho số hàng hóa cần chuyên chở. Công việc 2: Lập bảng kê khai hàng hóa trình cho hãng tàu và kí “Booking note”. “Booking note” này có giá trị như một hợp đồng vận chuyển xác nhận quyền và nghĩa vụ của người chủ hàng và người đại lí. “Booking note” có thể được kí khi phí cước đã trả trước (Freight Prepaid) hoặc cước phí trả tại nơi đến (Freight collect) tùy theo từng điều kiện cơ sở giao hàng. Riêng ở VN hiện nay, các hãng đại lí tàu cũng không mấy thích kí Booking note ví sợ lộ giá cước do ảnh hưởng của phướng pháp cạnh tranh là giảm giá cước cac phuong thuc van tai?. Nếu để lộ giá cước của hãng mình cho chủ tàu khác biết thì họ có thể chào kéo chủ hàng bằng cách đưa ra mức cước thấp hơn; có khi chủ hàng đã kí booking note với chủ tàu này rồi nhưng vẫn có thể hủy bỏ cam kết, còn chủ tàu thì không muốn kiện vì làm như thế sẽ mất khách. +Công việc 3: Mượn vò container từ hãng tàu để chất xếp hàng hoá của mình. Vỏ container được miễn phí từ 3 đến 5 ngày tùy theo qui định của hãng tàu, nếu người XK giữ container quá thời hạn tren sẽ bị xử phạt. Công việc 4: Mời hải quan kiểm hóa tới bãi container ( nếu giao hàng tại bãi) hoặc mời về kho riêng để kiểm tra hàng hóa, đồng thời chất hàng vào container dưới sự giám sát của hải quan. Sau khi hải quan đã kí xác nhận về hàng hóa vô tờ khai hải quan, các container sẽ được niêm phong kẹp chì (seal) do hãng đại lí cấp, đông thời niêm phong kẹp chì do hải quan cấp. \ +Công việc 4: Mời hải quan kiểm hóa tới bãi cotainer ( nếu giao hàng tại bãi) hoặc mời về kho riêng để kiểm tra hàng hóa, đồng thời chất hàng vào container dưới sự giám sát của hải quan. Sau khi hải quan đã ký xác nhận về hàng hóa vô tờ khai hải quan, các container sẽ được niêm phong kẹp chì (seal) do hãng đại lý cấp, đồng thời niên phong kẹp chì do hải quan cấp. +Công việc 5: Giao hàng nguyên container đã niêm phong kẹp chì cho người vận chuyển nếu người xuất khẩu đóng hàng tại kho riêng; hoặc đóng hàng tại bãi cntainer thì giao hàng cho bãi container không muộn hơn 8 giờ trước khi hàng chất lên tàu (Closing time), chủ hàng sẽ nhận biên lai xếp hàng (Shipping note/Shipping permit) hoặc biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) hoặc một chứng từ vận tải nào đó có ghi chú “ nhận hàng để bốc vác” (received for shipment). Người vận chuyển nhận container chỉ kiểm tra bên ngoài, không cần biết bên trong từng ô container phân chia theo cảng đích, cảng chuyển tải… sẵn sàng để bốc lên tàu. Công việc 6: Cuối cùng, chủ hàng hay người xuất khẩu sẽ đổi các chứng từ nói trên lấy Bill of lading hoàn hỏa (Clean) và được xác nhận hàng đã lên tàu (On board) Vận dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện : - Chuyển tiền điện là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Đối với nhà xuất khẩu : phòng mã của ngân hàng nhận điện chuyển tiền ( hiện nay TT được sử dụng là chủ yếu ) từ ngân hàng nước ngoài , sau khi kiểm mã , nếu đúng thì chuyển điện cho phòng nghiệp vụ của ngân hàng . Thanh toán viên căn cứ vào chỉ thị trả tiền trong bức điện , tiến hành ghi bút toán : + Nợ - ngân hàng nước ngoài + Có – cho công ty xuất khẩu 3 Thủ tục hải quan: 2.2.1 khai và nộp tờ khai hải quan -Tiêu thức 1: Người xuất khẩu- Mã số +Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp cá nhân xuất khẩu, kể cả số điện thoại và fax +Ðối với tờ khai xuất khẩu : ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp xuất khẩu do Cục hải quan tỉnh, TP cấp. Nếu người xuất khẩu là cá nhân thì không phải điền vào ô mã số. +Ðối với tờ khai hàng nhập khẩu: không phải điền vào ô mã số -Tiêu thức 2: Người nhập khẩu - mã số +Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp/ cá nhân nhập khẩu, kể cả số điện thoại và fax +Ðối với tờ khai hàng nhập khẩu : ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp nhập khẩu do Cục hải quan tỉnh, TP cấp. Nếu người nhập khẩu là cá nhân thì không phải điền vào ô mã số. +Ðối với tờ khai xuất khẩu : không phải điền vào ô mã số -Tiêu thức 3: Người uỷ thác - Mã số +Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp/cá nhân uỷ thác, kể cả số điện thoại và fax ( nếu có) +Ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp uỷ thác do Cục hải quan tỉnh, TP cấp. Nếu người uỷ thác là doanh nghiệp nước ngoài (không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam) hoặc cá nhân thì không phải điền vào ô mã số. -Tiêu thức 4: Phương tiện vận tải +Ghi loại hình phương tiện vận tải ( hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt) chở hàng nhập khẩu từ nước ngoài tới Việt Nam hoặc chở hàng từ Việt Nam ra nước ngoài. -Tiêu thức 5: Tên, số hiệu phương tiện +Ghi tên tàu thuỷ, số chuyến bay, số hiệu phương tiện vận tải đường sắt chở hàng nhập khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài. Không phải ghi tiêu thức này nếu lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ. -Tiêu thức 6: Ngày khởi hành/ ngày đến +Ghi ngày phương tiện vận tải khởi hành đối với hàng xuất khẩu, ngày phương tiện vận tải đến đối với hàng nhập khẩu. -Tiêu thức 7: Số vận tải đơn +Ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn ( B/L) hoặc chứng từ vận tải có giá trị thay thế B/L, có giá trị nhận hàng từ người vận tải. Không sử dụng tiêu thức này nếu là tờ khai hàng xuất khẩu. -Tiêu thức 8: Cảng, địa điểm bốc hàng +Ðối với tờ khai hàng xuất khẩu: ghi tên cảng, địa điểm nơi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải, áp mã hoá cảng phù hợp với ISO ( LOCODE). Trường hợp địa điểm bốc hàng chưa được cấp mã số theo ISO thì chỉ ghi danh vào tiêu thức này +Ðối với tờ khai nhập khẩu thì ghi tên cảng, địa điểm bốc hàng theo hợp đồng ngoại thương ( nếu có) -Tiêu thức 9: Cảng, địa điểm dỡ hàng +Ðối với tờ khai hàng nhập khẩu: ghi tên cảng, địa điểm nơi hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải. Áp dụng mã hoá cảng phù hợp với ISO (LOCODE). Trường hợp địa điểm dỡ hàng chưa được cấp mã số theo ISO thì ghi địa danh vào tiêu thức này. +Ðối với tờ khai hàng xuất khẩu thì ghi tên cảng, địa điểm dỡ hàng theo hợp đồng ngoại thương ( nếu có) -Tiêu thức 10: Số giấy phép/ ngày cấp/ ngày hết hạn +Ghi số văn bản hợp đồng cấp hạn ngạch hoặc duyệt kế hoạch XNK của Bộ Thương mại, của Bộ ngành chức năng khác (nếu có), ngày ban hành và thời hạn có hiệu lực của văn bản đó. Áp dụng mã chuẩn trong ISO khi ghi thời hạn ( năm- tháng- ngày). -Tiêu thức 11: Số hợp đồng/ ngày ký +Ghi số và ngày ký hợp đồng ngoại thương của lô hàng xuất khẩu/ nhập khẩu ( hợp đồng mua bán, hợp đồng gia công, hợp đồng đại lý bán hàng..) -Tiêu thức 12: Hải quan cửa khẩu +Ghi tên đơn vị hải quan cửa khẩu và tên đơn vị hải quan tỉnh, TP ( TD: Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1, Cục hải quan thành phố HCM) nơi chủ hàng sẽ đăng ký tờ khai hải quan và làm thủ tuc hải quan cho lô hàng. -Tiêu thức 15: Loại hình +Ðánh dấu vào ô thích hợp với loại hình: xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, đầu tư, gia công… VD: Nhập khẩu hàng tạm nhập tái xuất thì đánh dấu vào các ô nhập khẩu và TN_TX. Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng gia công thì đánh dấu vào các ô : nhập khẩu và gia công. Ô trống sử dụng khi có hướng dẫn của Tổng cục hải quan -Tiêu thức 16: Nước xuất khẩu +Ghi tên nước mà từ đó hàng hoá được chuyển đến Việt Nam ( nơi mà hàng hoá được xuất bán cuối cùng đến Việt nam). Áp dụng mã nước ISO trong tiêu thức này đối với tờ khai hàng nhập khẩu Chú ý: không ghi tên nước mà hàng hoá trung chuyển qua đó. -Tiêu thức 17: Nước nhập khẩu +Ghi tên nơi hàng hoá được nhập khẩu vào ( nơi hàng hoá sẽ được chuyển đến theo thoả thuận giữa người bán với người mua và vì mục đích đó mà hàng hoá xuất khẩu được bốc lên phương tiện vận tải tại Việt Nam). Áp dụng mã nước cấp ISO trong tiêu thức này đối với tờ khai hàng xuất khẩu «Chú ý: Không ghi tên nước hàng hoá trung chuyển qua đó -Tiêu thức 18: Ðiều kiện giao hàng +Ghi rõ điều kiện địa điểm giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận ( TD: CIF Hồ Chí Minh -Tiêu thức 19: Số lượng mặt hàng +Ghi tổng số các mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo. -Tiêu thức 20: Phương thức thanh toán +Ghi rõ phương thức thanh toán cho lô hàng đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương ( TD: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng…) -Tiêu thức 21: Nguyên tệ thanh toán +Ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO ( TD: đồng Pranc Pháp là FRF; đồng đôla Mỹ là USD…) -Tiêu thức 22: Tỷ giá tính thuế +Ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế ( theo quy định hiện hành tại thời điểm mở tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam -Tiêu thức 23: Tên hàng +Ghi rõ tên hàng hoá theo hợp đồng ngoại thương, LC, hoá đơn… +Trong trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: Ghi tên gọi khái quát chung của lô hàng và theo phụ lục tờ khai hoặc chỉ ghi theo phụ lục tờ khai  Trên phụ lục tờ khai: ghi tên từng mặt hàng -Tiêu thức 24: Mã số HS. VN +Ghi mã số hàng hoá theo Danh mục hàng hoá XNK Việt Nam ( HS.VN) do Tổng cục Thống kê ban hành +Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai: ghi mã số từng mặt hàng -Tiêu thức 25: Xuất xứ +Ghi tên nước nơi hàng hoá được chế tạo ( sản xuất ) ra. Căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ đúng quy định, thoả thuận trên hợp đồng và các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng. Áp dụng mã nước quy định trong ISO +Ðối với hàng xuất khẩu, tiêu thức này có thể không ghi +Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai: ghi tên nước xuất xứ từng mặt hàng. -Tiêu thức 26: Lượng và đơn vị tính +Ghi số lượng của từng mặt hàng xuất/ nhập khẩu ( theo mục tên hàng ở tiêu thức 23) và đơn vị tính của loại hàng hoá đó ( TD: mét, kg…) đã thoả thuận trong hợp đồng (nhưng phải đúng với các đơn vị đo lường chuẩn mực mà Nhà nước Việt Nam đã công nhận) +Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: Không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai: Ghi số lượng và đơn vị tính của từng mặt hàng -Tiêu thức 27: Ðơn giá ngoại tệ +Ghi giá của 1 đơn vị hàng hoá ( theo đơn vị tính ở tiêu thức 26) bằng loại tiền tệ dã ghi ở tiêu thức 21 (nguyên tệ), căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương, hoá đơn, L/C. Hợp đồng mua bán theo phương thức trả tiền chậm; giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng mua bán gồm cả lãi suất phải trả thì thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng mua bán. +Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai: ghi giá của một đơn vị hàng hóa bằng ngoại tệ Ðơn giá hàng gia công XK gồm nguyên liệu + nhân công -Tiêu thức 28: Trị giá nguyên tệ +Ghi giá bằng nguyên tệ của từng mặt hàng XNK, là kết quả của phép nhân ( x) giữa lượng ( tiêu thức 26) và đơn giá của nguyên tệ ( tiêu thức 27) : lượng x đơn giá nguyên tệ+ trị giá nguyên tệ Trong trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: khi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai bảo tên phụ lục tờ khai.  Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng. -Tiêu thức 29: Loại thuế - mã số tính thuế +Các loại thuế phụ thu mà hàng hóa xuất nhập khẩu phải chịu đã được ghi sẵn trong tờ khai hải quan. Căn cứ biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành để ghi mã số tương ứng với tính chất, cấu tạo và công dụng của từng mặt hàng ở tiêu thức 23 theo từng loại thuế phụ thu. +Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên -Tiêu thức 30: Lượng +Ghi số lượng của từng mặt hàng thuộc từng mã số ở tiêu thức 29. Chỉ ghi khi tính thuế xuất khẩu nhập khẩu. +Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên -Tiêu thức 31: Ðơn giá tính thuế ( VNÐ) +Ghi giá ở một đơn vị hàng hoá ở tiêu thức 26 tính bằng đồng Việt Nam, dùng để tính thuế. Chỉ ghi khi tính thuế xuất khẩu nhập khẩu. Việc xác đinh đơn giá tính thuế căn cứ vào các quy định của các văn bản pháp qui do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực tại thời điểm mở tờ khai hải quan. ( Hiện là thông tư 82/1997/ TT- BTC và Quyết định 590 A/1998/QÐ-BTC)  «Phương pháp xác đinh tính thuế như sau: +Ðối với những mặt hàng hoặc lô hàng phải áp dụng giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu thì đơn giá tính thuế là giá của mặt hàng đó ghi trong bảng giá tối thiểu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. +Ðối với các trường hợp không phải áp dụng bảng giá tối thiểu: +Ðối với hàng xuất khẩu: nếu đơn giá nguyên tệ là giá FOB hoặc giá DAF (đối với hàng xuất khẩu qua biên giới đất liền) thì tính theo công thức : +Ðơn giá tính thuế = đơn giá nguyên tệ ( tiêu thức 27) x tỷ giá tính thuế ( tiêu thức 22). Nếu đơn giá nguyên tệ không phải là giá FOB hoặc DAF thì căn cứ vào đơn giá ngyên tệ và các yếu tố khác có liên quan như phí bảo hiểm, phí vận tải…ghi trên các chứng từ hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tính giá FOB hoặc giá DAF, từ đó tính ra đơn giá tính thuế. +Ðối với hàng nhập khẩu: Nếu đơn giá nguyên tệ là giá CIF hoặc giá DAF ( đối với hàng NK qua biên giới đất liền) thì tính theo công thức: Ðơn giá tính thuế = Ðơn giá nguyên tệ ( tiêu thức 27) x tỷ giá tính thuế ( tiêu thức 22). Nếu đơn giá nguyên tệ không phải là giá CIF hoặc DAF thì căn cứ vào đơn giá nguyên tệ và các yếu tố khác có liên quan như phí bảo hiểm , phí vận tải…ghi trên các chứng từ hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tính ra giá CIF hoặc giá DAF, từ đó tính ra giá tính thuế. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi các tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên. -Tiêu thức 32: Trị giá tính thuế +Ðối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam. Công thức tính: trị giá tính thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu = lượng ( tiêu thức 30) x đơn giá tính thuế ( tiêu thức 31). Ðối với thuế giá trị gia tăng ( GTGT) và thuế TTÐB: trị giá tính thuế GTGT hoặc TTÐB là tổng của trị giá tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp cả từng mặt hàng. Công thức tính: Trị giá tính thuế GTGT hoặc TTÐB = Trị giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu phải nộp ( ở tiêu thức 34) +Ðối với phụ thu: là trị giá tính thuế xuất khẩu nhập khẩu. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên -Tiêu thức 33: Thuế suất +Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định trong tiêu thức 29 theo các Biểu thuế, biểu phụ thu có liên quan để làm cơ sở tính thuế. +Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì  Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên -Tiêu thức 34: Số tiền phải nộp +Ghi số thuế xuất khẩu nhập khẩu, GTGT,TTÐB, phụ thu phải nộp ( gọi chung là thuế), là kết quả tính toán từ các thông số ở tiêu thức 32 và 33. Công thức tính: : Số tiền phải nộp ( của từng loại thuế, phụ thu) = trị giá tính thuế ( của từng loại thuế, phụ thu) x thuế suất’ ( %) +Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:  Trên tờ khai hải quan chính: ghi tổng số của từng loại thuế, phụ thu ( cộng trên các phụ lục tờ khai hải quan ) vào ô dành cho loại thuế, phụ thu đó.  Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ -Tiêu thức 37: Chứng từ kèm theo +Liệt kê toàn bộ các chứng từ có liên quan đến lô hàng phải kèm theo tờ khai hải quan để nộp cho cơ quan hải quan theo quy định. -Tiêu thức 38: Chủ hàng hoặc người được ủy quyền cam đoan và ký tên +Chủ hàng/ người được ủy quyền làm thủ tục hải quan ghi ngày khai báo, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu chịu trách nhiệm về nội dung khai báo và kết quả tính thuế có liên quan đến khai báo trên tờ khai chính và phụ lục tờ khai ( nếu có). Chủ hàng là cá nhân ghi rõ số, ngày cấp, nơi cấp của chứng minh thư và giấy đăng ký kinh doanh. HOÁ ĐƠN THƯƠNG MẠI (COMMERCAIL INVOICE). Khái niệm : - Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. 2. Hóa đơn có những tác dụng sau : - Nó là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán. Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, qua hóa đơn người mua có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối phiếu, khi không có hối phiếu, hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền. - Trong việc khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám sát, quản l‎ý và tính tiền thuế. - Hóa đơn cung cấp những chi tiết hàng hóa cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng. Trong hóa đơn phải nêu được: Đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải… - Hóa đơn thường được lập nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế… - Ngoài hóa đơn thương mại còn có các loại hóa đơn khác: + Hóa đơn tạm thời (provisional invoice) là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phàn hàng hóa (trong trương hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần)… + Hóa đơn chính thức (Final invoice) là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng. + Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice) có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng. + Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) đây là hóa đơn duy nhất không có tác dụng thanh toán, lập tức khi bán hàng. Được sử dụng làm : Đơn chào hàng. Khai giá trị hàng đem đi hội chợ nước ngoài. Chứng từ phục vụ khai báo hải quan để xin giấy phép xuất nhập khẩu. + Hóa đơn truy cập (hóa đơn truy lập – Neutral invoice) được sử dụng khi người mua có yêu cầu và được ngân hàng chấp nhận nhầm để người mua sau khi mua có thể sử dụng chính hóa đơn này để bán hàng cho người khác. PHIẾU ĐÓNG GÓI (PACKING LIST) 1. Khái niệm: -Là bản kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container…). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện. 2. Nội dung phiếu đóng gói: - Tên người bán và người mua - Tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C - Tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ - Số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói - Số lượng hàng hóa đựng trong kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích kiện hàng, số lượng container và số container… 3. Phiếu đóng gói thường lập thành 3 bản: - Một để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi. - Một bản để cùng với các phiếu đóng gói khác tạo nên một bộ đầy đủ. Bộ này được xếp vào trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng. - Một bản còn lại cũng được lập thành một bộ với các phiếu khác, bộ này được kèm với hóa đơn để xuất trình cho ngân hàng thanh toán. - Trong thực tế nhiều hợp đồng còn quy định sử dụng các loại phiếu đóng gói dưới dạng đặc biệt như: + Phiếu đóng gói chi tiết (detailed packinh list) liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng. Đôi khi nội dung không có gì khác biệt so với số phiếu đóng gói thông thường, nhưng nếu nó có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết thì nó trở thành phiếu đóng gói chi tiết. + Phiếu đóng gói trung lập (neutral packing list) trong đó không có ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua có thể sử dụng phiếu này bán hàng hóa cho người thứ ba. .c/o C/O là gì? C/O ( viết tắt của Certificate of Origin ) Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận Xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ. C/O ưu đãi  và C/O không ưu đãi .Nop thue va thuc hien cac nghia vu tai chinh? -Đối tượng nộp thuế xuất khẩu : chủ hàng hóa xuất khẩu , tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu , cá nhân có hàng hóa xuất khẩu khi xuất cảnh . - Kê khai thuế : Đối tượng nộp thuế xuất khẩu , có trách nhiệm tự kê khai thuế ngay trên tờ khai hải quan. -Thời điểm tính thuế : +Thời điểm tính thuế xuất khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng kí tờ khai hải quan với cơ quan với cơ quan hải quan .Thuế xuất khẩu được tính theo thuế suất , trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế .Trường hợp đối tượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử. + Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu nhiều lần thì thuế suất thuế xuất khẩu được tính theo thuế suất , trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày có hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu . -Thời gian nộp thuế :Đối với hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. II/ thuc trang cua cong ty co khi duy khanh 1/ gioi thieu ve cong ty Lịch sử công ty Công ty Cơ khí Duy Khanh được sáng lập và điều hành bởi Ban lãnh đạo gồm: Chủ tịch HĐTV Giám đốc công ty Tháng 12/1989 - Thành lập Cơ sở Cơ khí Duy Khanh với: · 3 nhân viên. · 3 máy công cụ. · Lĩnh vực hoạt động: gia công chi tiết máy. Tháng 6/1996 – Thành lập Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Duy Khanh gồm: · 50 nhân viên. · 50 máy công cụ. · Lĩnh vực hoạt động: Thiết kế chế tạo máy, gia công chi tiết máy. Tháng 1/1997 – Bắt đầu đầu tư máy công cụ hiện đại, chính xác cao, điều khiển chương trình số (CNC) và phần mềm CAD/CAM Mở rộng lĩnh vực sản xuất: Thiết kế chế tạo khuôn mẫu nhựa và khuôn dập cắt bằng công nghệ CAD/CAM/CNC. Tháng 12/2000 – Đạt giải thưởng Doanh nghiệp trẻ xuất sắc. Tháng 1/2003 – Thành lập Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh · 90 nhân viên. · 80 máy công cụ với 15 máy điều khiển bằng kỹ thuật số (CNC). Tháng 7/2004 – Tổ chức DNV (Na Uy) và UKAS (Vương Quốc Anh) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000. Hiện nay (2010) Công ty có: · 100 nhân viên. · Hơn 100 máy công cụ với 25 máy điều khiển bằng kỹ thuật số (CNC). Lĩnh vực hoạt động Chuyên thiết kế, chế tạo các loại khuôn dập cắt, dập vuốt kim lọai, khuôn đúc áp lực, khuôn mẫu ngành nhựa, cao su. Đặc biệt khuôn tạo phôi và khuôn thổi chai PET. Thiết kế, chế tạo các loại thiết bị chuyên dùng, phụ tùng chi tiết máy có độ chính xác và độ bền cao. Đặc biệt các loại rulo dao cắt giấy bao bì, các loại rulo in bông nổi, rulô dấu, điêu khắc hoa văn phức tạp, các loại cam, trục vít, bánh vít... 2/ nguon luc cua cong ty Công ty Cơ khí Duy khanh có trên 120 nhân viên, bao gồm: trên 20 kỹ sư, 30 cao đẳng, trung cấp kỹ thuật và trên 60 công nhân kỹ thuật được đào tạo chính qui từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học kỹ thuật và dạy nghề. Và được công ty tiếp tục đào tạo bồi dưỡng cũng như bố trí công việc phù hợp để nắm bắt tốt kỹ thuật thiết kế, chế tạo với yêu cầu nghiêm ngặt nhất. Việc phát triển một đội ngũ nhân viên xuất sắc là ưu tiên chiến lược

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tai cty TNHH cơ khí Duy Khanh.doc
Tài liệu liên quan