Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình

NHCT VN cần sớm nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý cho Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình triển khai các dịch vụ, tiện ích mới.

+ NHCT VN cần phải hỗ trợ nhiều hơn nữa trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho giao dịch.

- Trang bị máy ATM tại các phòng giao dịch để mở rộng dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM và phục vụ trả lương thông qua tài khoản ATM cho các khách hàng lớn tại NHCT khu vực Ba Đình.

- Trang bị máy vi tính cho các phòng giao dịch.

- Hỗ trợ phần mềm giao dịch phù hợp với hoạt động đặc thù của NHCT khu vực Ba Đình.

+ NHCT VN nên hỗ trợ công tác đào tạo cho CBCNV tại Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình để triển khai toót các dịch vụ, tiện ích mới.

+ Ban hành cơ chế khoán tài chính phù hợp, kích thích việc mở rộng tăng trưởng hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.

+ Tổ chức phối hợp giữa các NHTM trong việc thực hiện chương trình “gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi”. Từ đó, tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi tiền và rút tiền, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

 

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h toán không dùng tiền mặt có điều kiện phát triển. Như vậy, yếu tố tâm lý có quyết định lớn đến việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Thực tế ở Việt Nam, thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành thói quen từ bao đời nay ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người dân, do đó việc thay đổi yếu tố tâm lý cũng không phải là dễ. Bên cạnh đó, trình độ dân trí còn thấp, hiểu biết về ngân hàng cũng như thanh toán không dùng tiền mặt còn quá ít ỏi. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý ngân hàng là làm sao mà mọi người dân đều hiểu được về thanh toán không dùng tiền mặt, tạo hình ảnh rõ nét về ngân hàng trong mọi người dân. Chương II thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh nhct khu vực ba đình I./ Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. 1./ Khát niệm chung về chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình : Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình là một doanh nghiệp Nhà nước được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội từ tháng 07/1988 theo nghị định 53/HĐBT (Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính Phủ) ngày 26/03/1988. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình được thành lập theo quyết định 93/NHCT-TCB, ngày 24/03/1993 của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam, giấy phép kinh doanh số 302331, do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước thành phố Hà Nội cấp ngày 17/10/1994. Từ năm 1990 trở về trước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức một cấp từ trên xuống, từ trung ương đến địa phương. Đến tháng 07/1988 hệ thống Ngân hàng Việt Nam mới phân thành 2 cấp đó là : Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình là chi nhánh phụ thuộc của NHCT Việt Nam . Hiện nay chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình có mạng lưới các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư của các quận, huyện trong thành phố, trong tương lai sắp tới mạng lưới này còn tiếp tục được mở rộng ở hầu hết các quận huyện, từ đó tăng khả năng giao dịch với khách hàng. Những năm đầu được thành lập cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng hay cả nền kinh tế nói chung thì chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình cũng chịu ảnh hưởng do cơ chế quản lý tập chung của thời kỳ bao cấp để lại. Mặt khác, bước đầu đặt chân sang nền kinh tế thị trường chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình và các tổ chức tín dụng khác trong địa bàn đã cạnh tranh nhau để giành giật thị trường. Trong giai đoạn này mục tiêu chiếm lĩnh thị trường (vay và cho vay) được chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đặt làm trọng tâm. Chính vì vậy ở những năm 1988 – 1991 chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình hoạt động chưa có lãi. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã đề ra hàng loạt các chính sách khách hàng linh hoạt và thích hợp, đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Nằm trên địa bàn tập chung đông đúc dân cư, tập chung các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước và nhiều tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó nguồn tiền gửi tại ngân hàng phần lớn từ dân cư với thời hạn ngắn. Do vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đứng trước những thử thách to lớn đó, chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình với những nỗ lực của mình và sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ngân hàng đã không ngừng phát triển. Đặc biệt nhất, kể từ những năm 1996 cho đến nay chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình luôn là “lá cờ đầu” của toàn ngành. Những năm 1996 trờ về đây, trong bối cảnh nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều biến động phức tạp đã làm cho sản xuất trong nước không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng Thương mại nói riêng. Với tình hình đó, hướng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và các định hướng lớn của ngành, với sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình bằng những biện pháp thích hợp vừa tháo gỡ những khó khăn vừa dảm bảo vốn đầu tư tín dụng có hiêụ quả. Nhờ đó hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của thủ đô cũng như của đất nước. Trong 10 năm đổi mới chi nhánh luôn được Ngân hàng Công thương Việt Nam công nhận là đơn vị kinh doanh xuất sắc và giỏi trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình được xếp thứ 2 trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam về chỉ tiêu kinh doanh hàng năm. 2./ Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình: Thực hiện quyết định số 151/QĐ - HĐQT – NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam, chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình thực hiện theo dự án hiện đại hoá, chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình gồm có các phòng ban sau: Trụ sở chính : 126 Đội Cấn – Quận Ba Đình – Hà Nội Ban giám đốc Phòng Kế toán giao dịch Phòng Khách hàng số 1 Phòng Khách hàng số 2 Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tổng hợp và tiếp thị Phòng Tài trợ thương mại Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Thông tin điện toán Phòng Kế toán tài chính Phòng Kiểm tra nội bộ Các phòng giao dịch Các Quỹ tiết kiệm/ Điểm giao dịch Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình Ban Giám Đốc gồm : 1 Giám Đốc và 4 Phó Giám Đốc. Các phòng nghiệp vụ gồm có 11 phòng ban chức năng. a./ Phòng kế toán giao dịch. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cung cấp dịch vụ Ngân hàng theo qui định của NHNN và NHCN. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. b./ Phòng khách hàng số 1.là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VNĐ & Ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT. c./ Phòng khách hàng số 2:là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ & Ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. d./ Phòng khách hàng cá nhân:là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân huy động vốn bằng VNĐ & Ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. e./ Phòng tổng hợp tiếp thị.là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh, dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. f./ Phòng kế toán tài chính.là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của NHCT Việt Nam. g./ Phòng kiểm tra nội bộ.là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của NN và cơ chế quản lý của ngành. h./ Phòng tiền tệ kho quỹ.là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam. ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các DN có thu, chi tiền mặt lớn. i./ Phòng thông tin điện toán: thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. k./ Phòng tổ chức – hành chính.là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương, chính sách của NN và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh. l./ Phòng tài trợ thương mại.là phòng nghiệp vụ thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam. II./ Thực trạng về công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh nhct khu vực ba đình. 1. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. Ngay từ những tháng đầu của năm 2003 đất nước ta đã phải đương đầu với một số khó khăn lớn như: thiên tai ở Miền Trung và Tây Nguyên, cuộc chiến tranh ở Irắc đã tác động bất lợi đối với nền kinh tế nước ta, giá cả của các mặt hàng đều tăng do giá nhập khẩu một số nguyên vật liệu từ nước ngoài tăng cao, một số doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã mất thị trường. Tuy vậy kim ngạnh xuất khẩu của cả nước vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 21,8% nhiều ngành đã vượt mục tiêu kế hoạch xuất khẩu cả năm như: dệt may điện tử, gạo, hạt điều, than đá... Với sự nỗ lực lớn của các ngành kinh tế, năm 2003 GDP của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7,24%. Trong lĩnh vực Ngân hàng, do tác động cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ xuống mức thấp nhất chỉ còn 1%/năm, nên tình hình lãi xuất của nước ta đã có xu hướng trái chiều giữa đồng VN và ngoại tệ trong suốt một thời gian dài và tác động chuyển dịch trong cơ cấu vốn huy động; vốn huy động bằng VNĐ đã có nhiều kênh huy động với lãi suất hấp dẫn khách hàng như: Trái phiếu Chính phủ, Kỳ phiếu của Tổng Công ty Dầu khí... nên kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cùng gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình chung đó công với sự khó khăn về địa bàn hẹp có nhiều tổ chức tín dụng hoạt ddộng cạnh tranh hàng ngày về huy động vốn và khách hàng vay vốn. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã có những chính sách khách hàng linh hoạt và thích hợp, đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng trong công tác đầu tư vốn, tiết kiệm chi phí. Do vậy kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình qua các năm như sau: a. Doanh thu (tổng thu nhập) năm 2001 là 114.858,6 triệu đồng tăng 35,7% so với năm trước, năm 2002 tổng thu nhập là 162.920 triệu đồng tăng 48.061,4 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là +29,5% so với năm 2001. Năm 2003 tổng thu nhập tăng trưởng mạnh và đạt ở mức côn số kỷ lục là: tốc độ tăng +45,4% (tương ứng với mức tiền tăng là 73.977 triệu đồng) so với năm 2002. b. Tổng chi phí năm 2001 tổng chi phí là 104.517,2 triệu đồng năm 2002 tổng chi phí là 133.483 triệu đồng tăng +21,7% (tương ứng với mức tiền tăng là 28.965,8 triệu đồng). Năm 2003 tổng chi phí cũng tăng mạnh cùng với sự tăng trưởng của doanh thu với con số là 42.583 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng trưởng là +32%) so với năm 2002. c. Tổng lợi nhuận năm 2001 tổng lợi nhuận của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đạt tốc độ tăng trưởng thấp, tổng lợi nhuận là 10.341,4 triệu đồng. Nhưng sang năm 2003 do Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình cải thiện các chính sách cùng với việc tăng cường quản lý các khoản mục chi phí do vậy năm 2002 lợi nhuận tăng trưởng đột biến ở mức cao chưa từng có, tốc độ tăng trưởng là 184,7% (tương ứng với mức tăng số tiền là 19.095,6 triệu đồng). Như vậy qua 2 chỉ tiêu là doanh thu và chi phí ta nhận thấy doanh thu tăng, chi phí tăng nhẹ hơn một chút thì lợi nhuận tăng khá cao. Lợi nhuận tỷ lệ thuận với doanh thu và tỷ lệ nghịch với chi phí , sang năm 2003 tốc độ tăng trưởng có chiều hướng giảm nhẹ so với năm 2002 nhưng số tiền tăng (về mặt giá trị) lại cực kỳ cao, tốc độ tăng là +106,6% tương ứng với mức tăng của số tiền là 31.394 triệu đồng. Qua số liệu trên bảng 1 ta thấy kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình là rất khả quan, doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng đều đặn, tuy rằng tốc độ tăng có chiều hướng giảm dần, nhưng đó là kết quả của sự nỗ lực hết mình của tập thể CBCNV trong toàn Chi nhánh. Chi nhánh đã không ngừng khắc phục những mặt yếu, nâng cao các mặt mạnh và tưngd bước hoàn thiện các quy chế, chính sách để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh trong môi trường kinh doanh khốc liệt giữa các Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần phải đề cập đến sự hỗ trợ và quan tậm sát sao kịp thời của NHCT VN, của các cấp lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể. 2. Tình hình chung về công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Ngay từ những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã rất quan tâm trong hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt là trong công tác thanh toán nói riêng. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã không ngừng nâng cao chất lượng của công tác thanh toán để đáp ứng nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá và đã thu được những kết quả khả quan. Các luồng chu chuyển tiền tệ ngày một tập chung qua Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình hiều hơn, thể hiện qua doanh số thanh toán không ngừng tăng lên trong đó doanh số thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng mạnh. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã góp phần xoá đi sự khan hiếm tiền mặt do tâm lý thích dùng tiền mặt trong thanh toán của dân cư. Thực tế của công tác thanh toán của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình được thể hiện qua số liệu của bảng 2 như sau: Qua bảng 2 ta thấy: Hoạt động thanh toán của Chi nhánh đã có sự chuyển biến đáng khích lệ, mặc dù điều kiện kinh doanh của Chi nhánh mới đi vào hoạt động gặp rất nhiều khó khăn và trên điạ bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều các tổ chức tín dụng khác có sự phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh khốc liệt, việc thanh toán của Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn, công nghệ kỹ thuật phục vụ cho công tác thanh toán còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn. Tổng doanh số thanh toán của Chi nhánh năm 2001 là 21.151.497,3 triệu đồng, năm 2002 con số này là 28.429.431,8 triệu đồng tăng 7.277.934,5 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng trưởng 34,4%. Qua đây ta thấy được rằng sự lớn mạnh cũng như sự nỗ lực vượt bậc của tập thể 257 CBCNV trong toàn Chi nhánh. Song năm 2003 tốc độ tăng trưởng có chiều hướng giảm nhưng xét về mặt giá trị thì tăng khá lớn, cụ thể là năm 2003 tổng doanh số thanh toán của Chi nhánh đạt được là 32.196.412 triệu đồng tăng 3.766.980,2 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 13,3% so với năm 2002. Nhìn vào bảng 2 ta thấy: Thanh toán bằng tiền mặt của Chi nhánh qua các năm có tỷ trọng thấp và giảm dần (trong tổng doanh số thanh toán). Cụ thể năm 2001 tỷ trọng của thanh toán bằng tiền mặt là 22,6%, năm 2002 là 19,6% và năm 2003 là 18,1%. Tổng doanh số thanh toán bằng tiền mặt năm 2001 là 4.775.672,7 triệu đồng, năm 2002 là 5.559.572,4 triệu đồng tăng 783.899,7 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 16,4% so với năm 2001, sang năm 2003 doanh số thanh toán bằng tiền mặt là 5.839.887 triệu đồng tăng 280.314,6 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 5.839.887 triệu đồng tăng 280.314,6 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 5%. Như vậy ta thấy rằng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của Chi nhánh thấp và có chiều hướng giảm dần. Thanh toán không bằng tiền mặt. Trong mảng này thì tình hình có chiều hướng ngược lại với mảng “thanh toán bằng tiền mặt”. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trươngr khá đều đặn và mạnh. Cụ thể năm 2001 doanh số thanh toán không duàng tiền mặt của Chi nhánh là 16.375.824,6 triệu đồng tăng 31,2% so với năm 2000, sang năm 2002 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 22.869.859,4 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 80,4%, tăng so với năm 2001 là 6.494.034,8 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 39,7%, đến năm 2003 con số này là 26.355.525 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 81,9%, tăng so với năm 2001 là 3.845.665,6 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 15,2%. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt ngày một có ưu thể hơn hẳn so với thanh toán truyền thống, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình nói riêng. Một trong những lý do làm cho thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh có sự thay đổi là do sụ nỗ lực của CBCNV trong Chi nhánh, sự cải tiến về công nghệ kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm và không ngừng nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngoài ra Chi nhánh còn chú trọng đến phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh, phục vụ tận tình để nâng cao chất lượng thanh toán của Chi nhánh nhằm thu hút khách hàng và tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng với dịch vụ của Chi nhánh. Việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng không những tạo được sự ổn định tương đối về nguồn vốn của Ngân hàng, mặt khác cũng góp phần làm tăng thu nhập cho Ngân hàng từ nguồn thu dịch vụ thanh toán, ngoài ra còn góp phần thúc đẩy mạnh và nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế. 3. Tình hình vận dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế hiện đại nói chung cũng như với sự phồn thịnh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình nói riêng thì hiện nay Chi nhánh đang áp dụng 4 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu đó là: Séc (có séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền). Uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm chi Các hình thức thanh toán khác(L/c...) Toàn bộ các nghiệp vụ thanh toán nói trên Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình qua các năm đều đạt được kết quả đáng khích lệ và tạo uy tín đối với khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh. Cụ thể như sau: (bảng 3) Qua số liệu bảng số 3: Bảng tình hình thanh toán không dùng tiền mặt Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình qua các năm 2001, 2002, 2003 ta thấy: Doanh số thanh toán của mỗi hình thức có sự biến động, thay đổi khác nhau, có hình thức thanh toán doanh số tăng nhanh, có hình thức thanh toán tăng chậm. Bên cạnh đó cũng có hình thức thanh toán có xu hướng giảm dần và cũng có hình thức rất ít được sủ dụng. Chẳng hạn như thanh toán bằng séc thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán bằng tiênf mặt, và có xu hướng giảm dần, năm 2001 tỷ trọng của thanh toán bằng séc là 3% sang năm 2002 là 2,8% (song tốc độ tăng vẫn đạt +30,3% so với 2001) đến năm 2003 tỷ trọng là 2,3% và tốc độ tăng ở con số âm (-6,9%) so với năm 2002. Hình thức thanh toán được ưu chuộng nhất và có doanh số thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất phải kể đến là hình thức uỷ nhiệm chi. Tỷ trọng 2001 chiếm 67,2% (tương ứng 11.004.554,1 triệu đồng) sang năm 2002 con số này là 59% (13.493.217 triệu đồng) tăng 22,6% (2.488.662,9 triệu đồng) so với năm 2001, anưm 2003 tỷ trọng của uỷ nhiệm chi là 60% (15.804.591 triệu đồng) tăng 17,1% (tương ứng 2.311.374 triệu đồng). Qua đây ta thấy uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán tiện lợi, an toàn, dễ hiểu, gọn nhẹ, đối với khách hàng mà đặc biệt với khách hàng là các doanh nghiệp. Hình thức thanh toán có doanh số đứng thức hai sau uỷ nhiệm chi là nhóm “các hình thức thanh toán khác” hình thức này có thể bao gồm L/c hoặc các hình thức không liệt vào nhóm các hình thức nói trên. Theo số liệu của bảng 3 ta thấy thanh toán khác năm 2001 có tỷ trọng là 29,5%, năm 2002 là 38% tăng 3.864.591,1 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 80,1% (so với năm 2001), đến năm 2003 tỷ trọng là 37,52% tăng 1.216.645,4 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 14%. Như vậy nhóm này có chiều hướng giảm dần và giảm mạnh để thay vào đó là sự tăng trưởng của hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi. Nhóm được xếp có tỷ trọng sau cùng là nhóm thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, năm 2001 tỷ trọng của nhóm là 0,33%, năm 2002 con số này giảm xuống còn 0,21% (48.026,7 triệu đồng), tốc độ tăng trưởng là con số âm –11,1%, năm 2003 tỷ trọng này chỉ còn 0,18% (47.868 triệu đồng) giảm 158,7 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là -0,3% so với năm 2002. Qua đây ta thấy các nhóm thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm thu, và nhóm thanh toán khác có xu hướng giảm dần nhưng nhìn chung thì doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đều tăng trưởng đều đặn. Điều đó cũng chứng tỏ sự ưu chuộng của khách hàng với hình thức uỷ nhiệm chi và sự e dè trong các hình thức còn lại. Hiểu được vai trò quan trọng và hiệu quả kinh tế của thanh toán không dùng tiền mặt, qua việc phân tích và tìm hiểu nguyên nhân tại sao thanh toán tiền mặt lại được người dân ưu chuộng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán chung của Chi nhánh, Ban giám đốc Chi nhánh cùng với toàn thể CBCNV của Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và trình độ nghiệp vụ thanh toán. Bên cạnh đó cũng cần phải kể đến những nỗ lực cải tiến công nghệ, trang thiết bị cũng như những chính sách phục vụ khách hàng nhằm phục vụ tốt hơn công tác thanh toán, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự phát triển của quá trình sản xuất – lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế hiện đại. Để từ đó nâng cao chất lượng của công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh, vừa có lợi cho khách hàng, vừa có lợi cho nền kinh tế và đặc biệt là cho bản thân Chi nhánh. Chi nhánh đã tạo được uy tín của mình đối với khách hàng và thu hút được rất đông khách hàng đéen giao dịch và sử dụng dịch vụ thanh toán của Chi nhánh. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Chi nhánh nhằm nâng cao, hoàn thiện và mở rộng dịch vụ của mình theo hướng đa dạng hoá, chuyên môn hoá. Cụ thể của công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình thể hiện như sau. 3.1. Hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi. Uỷ nhiệm chi là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt được khách hàng ưu chuộng nhất tại Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. Điều này được chứng minh bằng số liệu ở bảng 3, doanh số thanh toán của uỷ nhiệm chi qua các năm đều cao nhất và tăng trưởng đều. Lý do chính có được là do uỷ nhiệm chi là nghiệp vụ thanh toán nhanh gọn, thủ tục đơn giản phạm vi thanh toán rộng và phù hợp với các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán. Chính vì vậy uỷ nhiệm chi luôn có tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Qua số liệu của bảng 4 ta thấy uỷ nhiệm chi không những lớn về doanh số còn lớn cả về số món và cả về mặt giá trị của các món. Giá trị của các món tăng qua các năm, năm 2001 trung bình 1 món thanh toán có giá trị là 135,3 triệu đồng, năm 2002 con số này là 163 triệu đồng và năm 2003 trung bình chung là 184,4 triệu đồng 1 món. Như vậy hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi của Chi nhánh đều tăng qua các năm và được các cá nhân và tổ chức kinh tế chọn làm phương tiện thanh toán chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ là phổ biến và nhiều nhất. Tuy nhiên hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi này thường được áp dụng với các khách hàng có uy tín lẫn nhau, vì thực tế cho thấy hình thức này vẫn còn có rủi ro lớn cho tất cả các bên sử dụng nó. (sơ đồ) Qua sơ đồ ta có thể thấy: Nếu bên bán không chịu giao đủ hàng hay giao không đúng hàng, không đúng thời hạn đã hợp đồng với bên mua thì bên mua sẽ gặp rủi ro hoặc ngược lại nếu giao hangf trước bên mua lập uỷ nhiệm chi nhượng lại không có đủ khả năng thanh toán thì quyền lợi của bên bán dễ bị xâm hại. Tuy vậy hình thức uỷ nhiệm chi vẫn được khách hàng ưu dùng vì trên thực tế hình thức này có thủ tục đơn giản, nhanh gọn, phạm vi thanh toán rộng và đặc biệt nhất là hình thức này có ứng dụng công nghệ tin học trong viẹec chuyển tiền từ NH này sang NH khác một cách nhanh chóng, an toàn và chi phí cho dịch vụ này là rẻ. 3.2. Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu. Qua số liệu của bảng 3 ta thấy: doanh số thanh toán của uỷ nhiệm thu có tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm 2001 tỷ trọng là 0,33% (tương ứng là 54.040,2 triệu đồng) năm 2002 tỷ trọng là 0,21% (48.026,7 triệu đồng) và năm 2003 con số đó là 0,18% (47.868 triệu đồng). Với những con số đó ta thấy tốc độ tăng trưởng của hình thức này qua các năm đều mang con số âm, năm 2002 tốc độ tăng trưởng là -11,1% (-6.013,5 triệu đồng) so với năm 2001 và năm 2003 tốc độ tăng trưởng là -6,9% (-158,7%). Qua đây ta thấy uỷ nhiệm chi ngày một không được khách hàng ưu chuộng như uỷ nhiệm chi. Nguyên nhân chính là uỷ nhiệm thu được áp dụng trong phạm vi hẹp, thủ tục rườm rà và chỉ được khách hàng áp dụng trong việc thanh toán các chi phí về điện, nước, điện thoại,... đó là các dịch vụ cung ứng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân cũng như các tổ chức kinh tế xã hội. (sơ đồ 3) Theo sơ đồ ta thấy uỷ nhiệm thu là do bên bán (cung ứng hàng hoá, dịch vụ) lập đề nghị NH phục vụ mình thu hộ một khoản tiền nào đó theo định kỳ, do hai bên đã thoả thuận hoặc ký hợp đồng với nhau. Khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu do đơn vị bán (cung ứng hàng hoá, dịch vụ) nộp vào NH thì trong vòng 1 ngày làm việc NH bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền cho đơn vị thụ hưởng (đơn vị bán) để hoàn tất việc thanh toán. Nếu do lý do nào đó bên trả không có đủ số dư trên tài khoản để chi trả cho đơn vị bán (thụ hưởng) thì người thụ hưởng có thể phạt trả chậm đối với bên trả tiền. Đây chính là lý do mà khách hàng ít ưu chuộng hình thức thanh toán này và chỉ phù hợp với khách hàng sử dụng các hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thiết yếu như điện, nước, điện thoại... Bên cạnh đó trên thị trường thì không phải lúc nào quan hệ mua bán cũng dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau, do đó họ chuyển sang hình thức thanh toán khác. 3.3. Hình thức thanh toán bàng séc. Séc là hình thức thanh toán tiến bộ trong các hình thức thanh toán truyền thống của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình bởi vì thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0350.doc
Tài liệu liên quan