Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG 3

THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG 3

Khái niệm, chức năng và vai trò của thị trường 3

Khái niệm về thị trường : 3

Những khái niệm truyền thống  : 3

Khái niệm thị trường theo quan điểm hiện đại 4

Vai trò và chức năng của thị trường 5

Phân loại và phân đoạn thị trường : 8

Phân loại thị trường 8

Phân đoạn thị trường 11

Khái niệm phân đoạn thị trường 11

Các tiêu thức, kỹ thuật và phương pháp phân đoạn thị trường 13

Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường của một Doanh nghiệp 14

Căn cứ vào sự tác động của lĩnh vực thị trường 14

Căn cứ theo tính chất quản lý và cấp quản lý 15

THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ MỘT SẢN PHẨM 15

Khái niệm thị trường quốc tế 15

Cấu trúc thị trường quốc tế 16

Thị trường sản phẩm 17

Thị trường của doanh nghiệp 18

Nhu cầu thị trường quốc tế 19

NỘI DUNG CUẢ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG 20

Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thị trường 20

 

doc106 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai thác thị trường Trung Quốc và nhập khẩu kinh doanh tổng hợp. *Mỗi xí nghiệp trực thuộc đều có ban lãnh đạo bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban chức năng như phòng tổ chức, phòng kế toán, phòng kinh doanh, xưởng sản xuất ... Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản hà nội Giám đốc P. Giám đốc P. giám đốc Phòng KD Vật tư Phòng HC-PC và XDCB Phòng KD XNK T. Sản Phòng KT-KH và đầu tư Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức Bảo vệ Thanh tra Phòng KD-XNK Tổng hợp Liên doanh seasafico Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng Chi nhánh Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội tại Quảng Ninh Của hàng kinh doanh thuỷ đặc sản Hợp tác quốc tế II/ Tình hình xuất khẩu thuỷ sản toàn Ngành thuỷ sản Việt Nam và Công ty SEAPRODEX Hà Nội thời gian qua 1/ Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của toàn Ngành thuỷ sản Việt Nam 1.1/ Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Bảng1 : Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Năm Sản lượng (tấn) Kim ngạch (Triệu USD) Tốc độ tăng (lần) 1980 2.720 11,3 1,0 1985 24.800 90,0 7,9 1990 49.332 205,0 18,1 1995 127.700 550,1 48,7 1999 229.963 938,872 83,09 2000 291.922 1.478,609 103,85 2001 375.490 1.777,486 157,29 2002 402.920 2.002,99 177,25 (Nguồn: Trung tâm thông tin KH-KT và kinh tế thuỷ sản) hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua có xu hướng tăng mạnh, nếu tính từ năm 1980 đến năm 2002 tốc độ tăng lên tới 177,25 lần. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có thể chia thành hai thời kỳ chính: Thời kì thứ nhất, từ năm 1980 về trước, ngành Thuỷ sản Việt Nam về cơ bản vẫn là một ngành kinh tế tự cấp, tự túc, thiên về khai thác những tiềm năng sẵn có của thiên nhiên: Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm đánh giá thành tích theo tấn, theo tạ, bất kể giá trị, triệt tiêu tính hàng hoá của sản phẩm. Dẫn tới suy kiệt các động lực thúc đẩy sản xuất, đưa ngành tới bờ vực suy thoái vào cuối những năm 70. Thời kì thứ hai, từ năm 1980 đến nay, cơ chế mở cửa, ngành Thuỷ sản có thể coi là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới đến năm 1993 được Đảng và Nhà nước công nhận là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Lượng hàng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài ngày một tăng cả về sản lượng và giá trị. Kim ngạch xuất khẩu từ mức chỉ có 11,3 triệu USD năm 1980 vượt mức 200 triệu USD năm 1990, vượt mức 500 triệu USD năm 1995 và tiếp tục vượt qua mức 1 tỉ USD năm 2000, không dừng lại ở đó năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã có bước tiến lớn đó là vượt mức 2 tỉ USD. Tuy năm 2002, ngành thuỷ sản gặp nhiều khó khăn và thách thức. Hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ đã hạn chế hiệu quả thực hiện các chương trình phát triển thuỷ sản nói chung và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng. Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu gặp nhiều chắc trở do các biến động chính trị, kinh tế và các rào cản kỹ thuật, thương mại. Nhưng tất cả khó khăn đó đều không cản được những bước tiến đáng khích lệ của ngành. Năm 2002, thị trường thuỷ sản thế giới có nhiều biến động theo hướng bất lợi đối với sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Nhưng, với sự cố gắng của toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2.002,99 triệu USD bằng 100,15% kế hoạch và tăng 12,69% so với thực hiện năm 2001. Trước tình hình các lô hàng thuỷ sản Việt Nam bị EU từ chối do vấn đề dư lượng kháng sinh , Bộ thuỷ sản đã ban hành Quyết định 01/2002/QĐ-BTS ngày 22-1-2002 về việc cấm sử dụng một số hoá chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản và Chỉ thị 07/2001/CT-BTS ngày 24-9-2001 về cấm dùng các chất kháng sinh, hoá chất. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ thương mại, Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ, cấm nhập khẩu các loại thức ăn, thuốc , hoá chất có kháng sinh bị cấm. Kết quả từ chỉ đạo này, đến ngày 20-9-2002, EU đã thông báo ngừng áp dụng chế độ kiểm tra 100% về dư lượng kháng sinh hàng thuỷ sản Việt Nam. Tiếp tục đấu tranh chống lại vụ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá Basa vào thị trường Mỹ, Bộ Thuỷ sản và Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã chủ động trong việc giải quyết vụ kiện với việc tìm hiểu Luật thương mại của Mỹ. 1.2/ thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Những năm gần đây, thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nếu so với thời kì những năm 1980 hàng thuỷ sản Việt Nam chỉ xuất khẩu cho những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Liên Xô theo các chỉ tiêu của Nhà nước thì đến năm 2002, hàng thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu đến rất nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản , Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc , Hồng Kông, Singapore, Nga… Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được mở rộng không chỉ về số lượng các thị trường xuất khẩu mà còn cả về quy mô thị trường. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: [ Bảng2 : kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo thị trường (Đơn vị 1000 USD) Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Nhật Bản 383.073 469.473 465.901 540.160 Mỹ 130.036 301.304 489.035 640.180 EU 89.985 71.782 90.745 72.060 Châu á (không kể Nhật) 272.995 412.396 475.503 482.045 Thị trường khác 62.783 223.654 256.302 268.545 Tổng cộng 938.872 1478.609 1777.486 2.002.991 (Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế Thuỷ sản – Bộ Thủy Sản) Qua bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ 1999 đến 2002 tăng rất nhanh, năm 2002 kim ngạch gấp hơn 2 lần năm 1999. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên từng thị trường có nhiều biến đổi: Thị trường Nhật Bản : Nhật Bản là thị trường xuất khẩu truyền thống của thuỷ sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản thường lớn, chiếm 43,2% giá trị xuất khẩu năm 1999 tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm còn 36,25% năm 2000 và chỉ còn 27% năm 2002. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính tiền tệ, đồng JPY sụt giá, Chính phủ Nhật tăng thuế bán hàng. Đồng thời giai đoạn này một số nước Châu á bị hạn chế xuất khẩu vào Châu Âu nên chuyển hướng sang thị trường Nhật Bản làm tăng cung, và cạnh tranh với hàng Việt Nam. Thị trường Mỹ: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ tăng đáng kể từ năm 1999. Năm 2002 con số này tăng lên gần gấp 5 lần năm 1999. Nguyên nhân là do sau nhiều năm bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, Mỹ và Việt Nam đã kí kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ nên quan hệ buôn bán hợp tác kinh doanh giữa hai nước phát triển rất thuận lợi cho tất cả các sản phẩm xuất khẩu trong đó có cả Thuỷ sản xuất khẩu . Thị trường EU: là một thị trường lớn với dân số trên 340 triệu người, tuy nhiên giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU là không nhiều, từ năm 1999 đến 2002 con số này chỉ dừng lại ở dưới mức 100 triệu USD, nguyên nhân là do yêu cầu về vệ sinh thực phẩm của EU rất cao so với chất lượng thuỷ sản Việt Nam. Thị trường Châu á: là một thị trường lớn tuy nhiên trong khu vực này phải kể đến thị trường Trung Quốc- Hồng Kông là thị trường tiêu thụ phần lớn sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam. Vấn đề đó thể hiện ở biểu đồ sau : Biểu đồ1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 2002 (Tổng kim ngạch xuất khẩu 2.003 triệu USD) Qua biểu đồ trên ta nhận thấy, năm 2002 thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của hàng thuỷ sản Việt Nam là thị trường Mỹ. Thị trường Nhật Bản giảm xuống đứng thứ hai với giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam là 540,16 triệu USD. Thị trường Trung Quốc Hồng Kông là thị trường không nhỏ với giá trị nhập khẩu hàng thuỷ sản là 306,07 triệu USD. Thị trường EU hiện nay có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nhỏ so với các thị trường khác chiếm 72,06 triệu USD. Như vậy, thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay bất cân đối tập trung vào một số thị trường truyền thống số lượng thị trường lớn không nhiều. 1.3/ Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam: Xét cơ cấu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam năm 2002 : Biểu đồ2: Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 2002 (Tổng kim ngạch xuất khẩu 2.003 triệu USD) (Nguồn Tạp chí thông tin thương mại Bộ thuỷ sản) Từ đồ thị trên ta thấy, mặt hàng tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực của thuỷ sản Việt Nam với giá trị xuất khẩu là 975.47 triệu USD chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu năm. Sau Tôm là các loại cá đông lạnh với giá trị xuất khẩu là 355,65 triệu USD chiếm 17%, mực và bạch tuộc đông lạnh chiếm 7%, cá ngừ chiếm 4%, mực khô chiếm 6% và các sản phẩm khác chiếm 18%. Theo đồ thị này, cơ cấu mạt hàng thuỷ sản Việt Nam có xu hướng tập trung vào mặt hàng tôm là mặt hàng thế mạnh, các mặt hàng khác có giá trị ít hơn nhiều so với tôm đông lanh. Cơ cấu mặt hàng này cho thấy các chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn đơn điệu, kém phần đa dạng và phong phú. Tôm là mặt hàng truyền thống tuy nhiên thuỷ sản ở nước ta còn rất nhiều loại, riêng mặt hàng tôm cũng có thể chế biến theo nhiều cách thức khác nhau để phục vụ xuất khẩu như: tôm khô, tôm hấp..v..v chứ không chỉ chuyên xuất một loại mặt hàng, khó cạnh tranh trên thị trường và dễ bị ép giá. 2/Tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu của công ty: 2.1/ Kim ngạch xuất khẩu Trong giai đoạn những năm mới thành lập, công ty đã đạt được những thành tựu sau: Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty SEAPRODEX Hà Nội giai đoạn I (1980-1988) Năm Sản lượng XK (tr tấn) Doanh số xuất khẩu Giá trị (1000 $) Tốc độ pháttriển(%) 1981 330 833 100 1982 170 1.026 123 1983 388 2.910 309 1984 770 4.955 595 1985 775 4.225 570 1986 1.015 6.296 756 1987 1.581 9.454 1135 1988 1.762 10.734 1259 Tổng 6.791 40.433 ( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) Có thể thấy trong giai đoạn đầu thành lập Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu mặc dù thời gian đầu mới ra đời Công ty hoạt động trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn, điều này tạo cho Công ty ra đời với nguồn vốn ít ỏi nhưng cũng đồng thời mở ra cho Công ty quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Từ năm 1981 đến năm 1988, về doanh số xuất khẩu của Công ty đã tăng hơn 12 lần từ dưới 1 triệu USD lên tới con số trên 10 triệu USD, và sản lượng thuỷ sản xuất khẩu cũng tăng đáng kể vào năm 1981 mới chỉ xuất khẩu 330 tấn thuỷ sản thì đến năm 1988 Công ty đã có số lượng xuất khẩu đạt lên đến 1.762 triệu tấn. Những thành công này tạo điều kiện cho Công ty phát triển trong giai đoạn sau. Đây là giau đoạn công ty mới thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung , từ năm 1986 cơ chế mới ra đời đánh đấu một giai đoạn khác của Công ty . Bảng 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty SEAPRODEX Hà Nội giai đoạn II (1989-2002) Năm Sản lượng XK (tr tấn) Doanh số xuất khẩu Giá trị (1000 $) Tốc độ pháttriển(%) 1989 1.036 6.746 100,00 1990 614 6.109 90,55 1991 986 5.096 75,54 1992 1.170 5.332 79,03 1993 1.013 4.646 68,87 1994 1.200 6.723 99,66 1995 1.320 8.323 123,37 1996 1.336 8.061 119,50 1997 1.137 7.986 118,40 1998 1.171 6.032 89,40 1999 1.987 7.148 105,96 2000 1.334 16.073 247,60 2001 2.064 12.327 182,73 2002 3.702 15.689 232,57 ( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) Như vậy, trong giai đoạn này, Công ty SEAPRODEX Hà Nội cũng đạt được những thành tựu sau : Sau 22 năm hoạt động, với số vốn ban đầu Nhà nước cấp là 490.000Đ, đến nay Công ty đã có số vốn lên trên 58 tỷ đồng và có được những kết quả chủ yếu đáng khích lệ: Tổng doanh thu 3.740,5 tỷ đồng; Giá trị kim nhạch xuất nhập khẩu 335,6 triệu USD; Nộp ngân sách Nhà nước 291,2 tỷ đồng; Lợi nhuận 77,85 tỷ đồng. Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu: 7.309.000 USD giảm xuống so với năm 1988 do sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực Châu á . Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng lên: 8.323.000 USD . Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt: 16.703.469 USD So sánh giai đoạn 1991- 1995 với giai đoạn 1981- 1990, giá trị tổng sản lượng tăng trên 268%, kim ngạch xuất khẩu tăng 37,3%, nộp ngân sách tăng 469%, lợi nhuận tăng 6327,27% . Đặc biệt trong 5 năm 1998- 2002, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Kết quả sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng, bình quân năm 1998- 2002, so với bình quân năm 1980 đến 1997 giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 2,75 lần. Đặc biệt trong 5 năm này sản lượng luôn đạt mức tăng 13%-59%, lợi nhuận tăng 31%-357%, nộp ngân sách tăng 2,7%-121%. Riêng năm 2000 : Doanh thu đạt 618,696 tỷ đồng bằng 179,6% so với kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu là: 16.703.469 USD so với kế hoạch đạt 167,03%, so với cùng kỳ năm ngoái bằng 233,65% . Sản lượng chế biến: 661,47 tấn với giá trị 4.677.194 USD chiếm 28% trong tổng doanh số sản xuất. Nộp ngân sách 35,556 tỷ đồng, so với tổng kế hoạch công ty giao bằng 142,23% . Lợi nhuận đạt trên 2,2 tỷ đồng, so với kế hoạch tổng công ty giao bằng 104,76% năm 2001 : Doanh số xuất khẩu và doanh số nhập khẩu đều giảm nhiều so với năm 2000, cụ thể về doanh số xuất khẩu 23% và doanh số nhập khẩu giảm:61%. Nguyên nhân do giá cả giảm và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực. Năm 2002: Doanh số xuất khẩu và doanh số nhập khẩu có khả quan hơn, xuất khẩu đạt 15,689 triệu USD riêng nhập khẩu có doanh số tăng một cách đáng kể là :35,085 triệu USD cho thấy Công ty đã tăng nhập khẩu rất nhiều để đầu tư vào sản xuất. Năm 2002 là năm Công ty đã đạt được kết quả cao nhất từ ngày thành lập đến nay: Tổng doanh thu đạt 830 tỷ đồng so với bình quân năm 1998-2002 tăng 69%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 50,8 triệu USD, tăng 68,2% . 2.2 / thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty từ tình hình nguồn nguyên liệu hàng hoá sản phẩm của ngành thuỷ sản miền Bắc nói chung và Công ty nói riêng. Chiến lược thị trường của Công ty là phải giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tranh thủ tìm kiếm, kịp thời mở rộng thị trường mới với những mặt hàng mới. Năm 1981 mới chỉ có hai thị trường Nhật Bản và Hồng Kông là chính thì đến nay đã phát triển gần 20 thị trường với trên 30 khách hàng ở Hàn Quốc, Mỹ, các nước Châu Âu, ôxtrâylia, Nga, Xingapore, Đài Loan, Trung Quốc ..v..v.. Bảng 5: Tình hình xuất khẩu của Công ty tại một số thị trường chủ yếu (1999-2002 ) Đơn vị tính :1000 USD Thị trường Thực hiện năm 1999 Thực hiện năm 2000 Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Nhật Bản HK-TQ Mỹ Hàn Quốc úc EU Thịtrường# 4659,385 2002,887 20,460 446,265 65,18 28,02 0.29 6,24 6.856,52 8.665,27 840,65 56,19 36,99 79,85 168,00 41,05 51,87 5,00 0,34 0,22 0,48 1,04 4.797,068 2.807,568 649,493 342,260 3.731,150 38,90 22,77 5,27 2,78 30,28 4.472,467 9.643,781 687,258 349,110 458,137 28,50 61,47 4,38 2,23 0,50 2,92 Tổng cộng 7.148,997 100 16.703,47 100 12.327,539 100 15.894,636 100 ( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) Nhận xét về chiều hướng thị trường Xuất khẩu của Công ty thời gian qua ta thấy rằng: Từ năm 1999 đến năm 2000 : Xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh từ 7.148,997 nghìn USD đến 16.703,47. Công ty bắt đầu đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Mĩ , Hàn Quốc , úc…và xuất khẩu sang EU cũng tăng …đây là năm Công ty có doanh số xuất khẩu cao nhất trong ba năm gần đây. Từ năm 2000 đến 2001: Tổng gía trị xuất khẩu của Công ty có xu hướng là giảm từ 16.703,47 nghìn USD xuống còn 12.372,539 nghìn USD. Các thị trường lớn của Công ty như Nhật Bản và Trung quốc thì giá trị về xuất khẩu cũng giảm đáng kể . Thị trường Mỹ có tăng nhưng xu hướng tăng không đáng kể . Từ năm 2001 đến 2002: Tổng giá trị xuất nhập khẩu lại tăng lên tuy nhiên xuất khẩu sang Nhật vẫn tiếp tục giảm nhiều chỉ có xuất khẩu sang Trung Quốc là tiếp tục tăng lại. Bên cạnh đó còn có một số thị trường mới như Hàn Quốc và úc cũng có giá trị xuất khẩu tăng lên cho thấy Công ty đang tiếp tục mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khâủ hơn nữa. Thời gian này xuất khẩu sang Mĩ lại giảm nguyên nhân có thể là do một số tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ khá khắt khe, thị trường Mĩ là thị trường rất nhạy cảm và khó tính đối với mặt hàng Thuỷ sản . Đặc điểm các thị trường xuất khẩu chính của Công ty : môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp cũng rất phong phú. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh quốc tế công ty có một số thị trường trọng tâm, trọng điểm : Thị trường Nhật Bản . Thị trường Nhật Bản là nơi có mức tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới và với mức tiêu thụ thuỷ sản tính trên đầu người là 70 kg/ năm. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng thuỷ sản Việt Nam, trong đầu những năm 90 chiếm khoảng 65-75% tổng giá trị xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam, năm 1997 giảm xuống còn 43% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm đồng Yên Nhật bị mất giá . Đối với Công ty SEAPRODEX Hà Nội nói riêng thì đây là một thị trường lớn, quan trọng và đầy sức hấp dẫn. Hàng năm Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá trị thuỷ sản xuất khẩu chiếm 70-80% ( trước năm 1999) và khoảng 50% ( từ 2000) tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty thể hiện qua bảng sau: Bảng 6 : Kết qủa xuất khẩu của Công ty sang Nhật Bản năm 1999-2002 (Đơn vị 1000 USD) Giá trị 1999 2000 2001 2002 -Tôm 3.864,077 6.434,530 4755,730 4.431,131 -Mực 542,682 383,650 41,336 -Sản phẩm khác 252,626 38,330 41,337 Tổng cộng 4.659,385 6.856,520 4.797,067 4.472,467 ( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) Đặc điểm thị trường Nhật Bản: Nhật Bản không chỉ là một thị trường lớn đối với các nước có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mà cả đối với các nước có ngành chế biến thực phẩm chưa phát triển nhưng có nguồn thuỷ sản lớn. Bởi lẽ, Nhật Bản không những nhập khẩu mặt hàng ở dạng thành phẩm mà còn nhập khẩu cả những mặt hàng ở dạng bán thành phẩm, sơ chế hay nguyên liệu. Chính phủ Nhật Bản lại chưa có quy định về hạn ngạch hay có một biện pháp nào nhằm hạn chế lượng hàng nhập vào Nhật Bản. Các hàng rào phi thuế quan ở Nhật không nghiêm ngặt như ở Châu Âu và Mỹ. Việc kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản nhập khẩu do cơ quan thanh tra vệ sinh thực phẩm thuộc bộ y tế đảm nhiệm, các tiêu chuẩn kiểm tra chủ yếu dựa vào các quyết định về vệ sinh, hoá học, độ tươi và mức độ sử dụng phụ gia. Hiện hay chưa có một dấu hiệu nào cho thấy Chính phủ Nhật Bản có áp dụng kiểm tra Nhà nước trực tiếp ở ngoài về các điều kiện sản xuất. Tuy nhiên đã có những áp dụng đáng kể về các điều kiện của các xí nghiệp chế biến của nước xuất khẩu vào Nhật Bản. Trên thị trường Nhật Bản, SEAPRODEX Hà Nội phải cạnh tranh với những Công ty mạnh về kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm lẫn khả năng tiếp thị của các nước Châu á như Inđônêxia, rất được người Nhật Bản ưa chộng như tôm sú nguyên con hay bỏ đầu, và được chấp nhận với mức giá cao (trung bình 7,5 USD/kg). Thái Lan đứng thứ hai về uy tín cung cấp tôm đảm bảo sau Inđônêxia, thị phần của Thái Lan luôn tăng, tôm có chất lượng đầu bảng vì vậy đây là lợi thế của họ trong cạnh tranh tuy nhiên giá tôm cao nhất là trên thị trường Nhật (9,7 USD/ kg). Bên cạnh đó, ấn độ cũng có sản lượng lớn chiếm 12% tổng sản lượng nhập khẩu vào Nhật Bản tuy nhiên chất lượng không cao nên chủ yếu được nhập để tái xuất. Đối với nhà kinh doanh nước ngoài, Chính phủ Nhật ngày nay đang cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh trong nước để có khuyến khích việc tiếp cận thị trường Nhật Bản của các công ty nước ngoài. Chính phủ đã thi hành biện pháp mở cửa thị trường như miễn giảm thuế nhập khẩu, xoá nhập khẩu…và thi hành nhiều biện pháp khuyến khích nhập khẩu khác. Có thể nói đây là một cơ hội rất thuận lợi cho Công ty nước ngoài tiếp cận thị trường Nhật Bản Về mặt luật pháp, đối với thị trường Nhật Bản, nhà kinh doanh cần phải nắm vững những quy định về đóng dấu chất lượng và ghi nhãn sản phẩm, luật về bảo vệ người tiêu dùng, những thủ tục nhập khẩu như hệ thống ưu đãi thuế quan và trạm kiểm dịch…Nhà kinh doanh nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu một số luật liên quan đến nhập khẩu hàng hoá như luật vệ sinh thực phẩm, luật ngoại thương,…đặc biệt là luật trách nhiệm sản phẩm . Thuận lợi của Công ty trên thị trường Nhật Bản: Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản lớn có xu hướng ngày càng tăng nên Công ty vẫn duy trì sản phẩm trên thị trường này. Thị trường Nhật Bản nhận tất cả các loại sản phẩm thuỷ sản là thành phẩm hay bán thành phẩm. Cước phí vận chuyển thấp so với các nước Chây Âu và Mỹ. Thị trường Nhật Bản sẵn sàng trả tiền cao cho sản phẩm có chất lượng cao, nên nếu Công ty cải biến chất lượng sản phẩm thì sẽ bán được giá cao hơn. Khó khăn của Công ty trên thị trường Nhật Bản: Công ty phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh lớn. Do đó có nhiều kinh nghiệm về tất cả các lĩnh vực và có lợi thế về sản phẩm Năm 1997 chính phủ Nhật Bản tăng thuế bán hàng đã khiến hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản gặp nhiều khó khăn . Trong những năm gần đây, đồng yên giảm giá nên tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty vào Nhật Bản thấp hơn các năm trước đặc biệt là năm 1998. Một bất lợi nữa đối với SEAPRODEX Hà Nội là vấn đề giá cả. Giá tôm Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản liên tục giảm. Năm 1982 giá tôm trung bình 6,5 USD/kg. Sau 10 năm đã giảm 20% và thấp nhất trong khu vực Châu á. Nguyên nhân chủ yếu là do tôm nhỏ, 75% là cỡ 91-100con/kg và chủ yếu là tôm thịt (PUD) chiếm 92%. Những năm đầu thập kỷ 80, tôm bóc vỏ bỏ đầu chiếm tỷ trọng 30% tổng số nay còn 10%. Tại thị trường Mỹ . Mỹ là nước có nền kinh tế lớn mạnh vào bậc nhất trên thế giới. Đồng tiền sử dụng là đồng USD – một trong những đồng tiền mạnh của thế giới, mức lạm phát ở Mỹ lại không cao nên là cơ hội tốt cho Việt Nam xâm nhập thị trường này. Mỹ là một thị trường có nhiều triển vọng, sức mua lớn,giá cả tương đối ổn định, đang có xu hướng tăng cả về sức mua lẫn mặt bằng giá. Đặc biệt ưa chuộng là tôm sú cỡ lớn (16-20con/found trở lên ), tôm sú xuất vào thị trường Mỹ giá cao hơn thị trường Nhật. Mà sản phẩm chính của Công ty lại là tôm. Tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng Thuỷ sản Việt Nam so với một số nước khác còn thấp và mới chỉ có một số ít doanh nghiệp bán được hàng sang Mỹ. Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội rất vinh dự là một trong những doanh nghiệp này nhưng tỷ trọng còn nhỏ bé chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty. Mỹ luôn khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường trong nước, vận động các quốc gia khác mở rộng thị trường tích cực tham gia vào các liên minh kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Mỹ luôn khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trên đất Mỹ . Mỹ là nước có cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng phát triển nhất thế giới tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh trên đất Mỹ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là thành viên của khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ ( NAFTA ) và cũng là thành viên của khối APEC, WTO. Trong khi đó, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tham gia vào AFTA, WTO và trong tương lai sẽ là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới ( WTO ). Đây sẽ là cơ hội cho Công ty Seaprodex Hà Nội xuất khẩu nhiều hơn sang Hoa Kỳ. Bởi vậy, nghiên cứu về môi trường kinh doanh Mỹ sẽ giúp cho Công ty tận dụng tối đa cơ hội kết hợp với thế mạnh để thúc đẩy việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường đầy tiềm năng này. Tiêu chuẩn chất lượng: Hiện nay các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam muốn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP của Mỹ có hiệu lực từ này 17/12/1997. Thuận lợi cho Công ty trên thị trường Mỹ: Đó là tôm xuất khẩu không phải là mặt hàng tăng thuế. Thị trường Mỹ có nhiều triển vọng, sức mua lớn, giá cả tương đối ổn định và đang có xu hướng tăng cả về sức mua lần mặt bằng giá. Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam thấp so với các nước khác, chỉ có một số ít các doanh nghiệp bán được hàng sang Mỹ, trong số đó có Công ty SEAPRODEX Hà Nội, đây là một lợi thế quan trọng của Công ty so với các doanh nghiệp Việt Nam khác. Ngoài việc nhập khẩu một số lượng thuỷ sản lớn tiêu dùng hàng năm, Mỹ còn nhập khẩu một lượng thuỷ sản lớn các sản phẩm thuỷ sản sơ chế hoặc nguyên vật liệu để phục vụ cho công nghiệp tái xuất. Khó khăn cho Công ty trên thị trường Mỹ: đó là các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Inđônêxia…và các hàng rào phi thuế quan của Mỹ: Định hướng giám sát thuỷ sản xuất khẩu : các Công ty nước ngoài muốn đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ cũng phải đăng ký với một cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp của FDA ( cục quản lý thực phẩm và thuốc). Trên cơ sở đăng ký, Mỹ và Nhà nước có hàng xuất khẩu ký kết văn bản ghi nhớ (MOU) sau khi đã được các thanh tra của Mỹ kiểm tra các điều kiện đủ đối với nhà sản xuất. Một khi có được MOU hàng nhập khẩu vào Mỹ vẫn phải kiểm tra nhưng có tần suất thấp hơn. Quan hệ thương mại giữa hai nước sau cấm vận có sáng sủa hơn nhưng vẫn ảnh hưởng nhiều của thời kỳ chiến tranh lạnh kéo dài gần hai thập kỷ…Như vậy, thị trường Mỹ còn là một thử thách rất lớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0424.doc
Tài liệu liên quan