Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT. 1

1.1 Khái niệm và vai trò hộ sản xuất trong nền kinh tế Việt nam. 1

 1.1.1Khái niệm 1

 1.1.2 Đặc trưng của kinh tế hộ sản xuất 1

 1.1.3 Phân loại hộ sản xuất 2

 1.1.3.1 Theo nghành nghề. 2

 1.1.3.2 Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh. 3

 1.1.3.3 Phân theo mức thu nhập. 3

 1.1.4 Vai trò kinh tế của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 3

 1.1.4.1 Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động ở nông thôn. 3

 1.1.4.2 Hộ sản xuất duy trì và phát triển nghành nghề thủ công truyền thống. 3

 1.1.4.3 Hộ sản xuất góp phần cải tạo, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai. 3

 1.1.4.4 Hộ sản xuất thúc đẩy nhanh sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 4

 1.1.4.5 Hộ sản xuất giúp chuyên môn hoá, tạo khả năng hợp tác lao động. 4

 1.2 Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. 4

 1.2.1 Khái niệm 4

 1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất .5

 1.2.3 Quy định cho vay đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNTVN 7

 1.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. 8

 1.3.1 Khái niệm 8

 1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. 8

 1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ngân hàng và

hộ sản xuất. 11

 

 1.3.4 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng hộ sản xuất. 11

 1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất. 13

 1.4 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. 15

 1.4.1 Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của ngân hàng. 15

 1.4.2 Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển hộ sản xuất 15

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN BẮC QUANG. 16

 2.1 Tổng quan về NHNo & PTNT Huyện Bắc quang. 16

 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo Huyện Bắc Quang 16

 2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 16

 2.1.2.1.Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh. 16

 2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của từng phong ban. 17

 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 20

 2.1.3.1.Công tác huy động vốn. 20

 2.1.3.2.Công tác sử dụng vốn (cho vay). 21

 2.1.3.3 Các hoạt động khác. 25

 2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Bắc quang năm 2004-2005. 25

 2.2 Thực trạng công tác tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Bắc Quang. 26

 2.2.1.Thực trạng 26

 2.2.2 Các hình thức cho vay được áp dụng 26

 2.2.3 Kết quả cho vay HSX 26

 2.2.3.1 Hoạt động tín dụng HSX tại NHNo & PTNT Huyện Bắc quang. 27

 2.2.3.2 Thực trạng dư nợ bình quân một HSX. 28

 2.2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng HSX tại Ngân hàng No &PTNT huyện Bắc Quang 28

 2.2.4.1.Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh. 28

 2.2.4.1.Nợ quá hạn hộ sản xuất. 29

 

doc47 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoản vay. *Thẩm định cho vay đối với hộ sản xuất phải thực hiện đầy đủ theo quy trình: + Sau khi ngân hàng đã nhận đầy đủ thủ tục hồ sơ xin vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ ghi ý kiến thẩm định, trình giám đốc duyệt. Nếu khoản vay được duyệt thì chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thực hiện hạch toán, (các bước quy trình gồm giải ngân bằng tiền mặt: Lập phiếu chi tiền mặt và thu phí hồ sơ) sau đó thủ quỹ thực hiện giải ngân cho khách hàng. Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay, nó quyết định tới chất lượng khoản cho vay. Quá trình thẩm định là cách tốt nhất để ngân hàng nắm vững được thông tin về khách hàng, năng lực pháp luật, đạo đức, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng …Quá trình thẩm định một khoản cho vay hộ sản xuất rất phức tạp do đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ là sản xuất kinh doanh tổng hợp. Vậy việc tuân thủ quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho vay là bắt buộc để một khoản vay đạt chất lượng. 1.3.5 . Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất. * Chỉ tiêu 1: Doanh số cho vay hộ sản xuất. +Doanh số cho vay hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số tiền ngân hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm. Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong một năm. Doanh số cho vay HSX Tỷ trọng cho vay HSX = ------------------------------- Tổng doanh số cho vay *Chỉ tiêu 2: Doanh số thu nợ hộ sản xuất. + Doanh số thu nợ hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng thu hồi được sau khi đã giải ngân cho hộ sản xuất trong một thời kỳ. Để phản ánh tình hình thu nợ hộ sản xuất, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi nợ được trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất của ngân hàng trong một thời kỳ. Doanh số thu nợ HSX Tỷ lệ thu hồi nợ HSX = ------------------------------- Doanh số cho vay HSX *Chỉ tiêu 3: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất. + Chỉ tiêu này phản ánh tổng thể số tiền ngân hàng chưa thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vay đến hạn thanh toán tại thời điểm đang xét. Dư nợ quá hạn HSX Tỉ lệ nợ quá hạn HSX = --------------------------- Tổng dư nợ HSX Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tín dụng hộ sản xuất và chất lượng tín dụng đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất. Dư nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp, chất lượng tín dụng càng cao. Hoạt động tín dụng nói chung có nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và an toàn kinh doanh của ngân hàng. Việc đảm bảo thu hồi vốn cho vay đúng hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý ngân hàng liên quan đến sự sống còn. Khả năng không thu hồi được nợ người ngân hàng còn phải sử dụng chỉ tiêu nợ khó đòi. Tổng nợ khó đòi hộ sản xuất Tỷ lệ nợ khó đòi HSX = ------------------------------------- Tổng nợ quá hạn *Chỉ tiêu 4: Vòng quay tín dụng hộ sản xuất. + Đây là chỉ tiêu phản ánh tần suất sử dụng vốn, chỉ tiêu đo lường vốn tín dụng của ngân hàng nói chung và của tín dụng hộ sản xuất nói riêng. Vòng quay càng lớn với số dư luôn tăng chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí tạo ra lợi nhuận lớn. Doanh số thu nợ HSX Vòng quay vốn tín dụng HSX = ----------------------------- Dư nợ bình quân HSX *Chỉ tiêu 5: Dư nợ bình quân hộ sản xuất. Dư nợ hộ sản xuất Dư nợ bình quân hộ sản xuất =---------------------------- Tổng số hộ vay vốn * Chỉ tiêu 6: Tốc độ tăng trưởng dư nợ hộ sản xuất hàng năm. 1.4 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. 1.4.1 Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của ngân hàng. - Là điều kiện để ngân hàng làm tốt chức năng trung gian thanh toán, chức năng trung gian tín dụng, cầu nối giữa tiết kiệm và tiêu dùng. Hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Mục tiêu của ngân hàng khi đầu tư tín dụng là phải thu được cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Nhưng thực tế hoạt động ngân hàng luôn phát sinh rủi ro tuỳ theo mức độ khác nhau, đặc biệt là đối với tín dụng hộ sản xuất vì cho vay hộ sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiêp lại phụ thuộc nhiều bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện này nằm ngoài vùng khống chế của ngân hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết để khắc phục rủi ro chủ quan đồng thời hạn chế những rủi ro khách quan. 1.4.2 Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển hộ sản xuất. Là công cụ đắc lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo việc làm cho người lao động, tăng nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần giảm hộ đói nghèo. Tăng hộ sản xuất khá giàu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. 1.4.3 Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội. Hộ sản xuất là nhân tố kinh tế quan trọng, đặc biệt là với một nước kinh tế nông nghiệp chiếm phần lớn như nước ta. Chính vì vậy, chất lượng tín dụng của các NHTM tốt sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ, góp phần kìm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Chương II Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc quang. 2.1. tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bắc quang. 2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNTHuyện Bắc Quang . Ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang là một ngân hàng Huyện miền núi vùng thấp trực thuộc ngân hàng No&PTNT Tỉnh Hà Giang. Chi nhánh được chia tách ngày 01/01/1990 từ chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Hà Tuyên cũ. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại trung tâm huyện lỵ Huyện Bắc Quang cho nên có nhiều thuận lợi về vị trí và hoạt động ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang ( Gọi tắt là chi nhánh ) là một pháp nhân tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Có bảng cân đối tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, luật ngân hàng và điều lệ của NHNo&PTNTVN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nói riêng, với các chức năng chủ yếu như: Huy động vốn, hoạt động tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác. Hệ thống mạng lưới của ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang gồm một chi nhánh hội sở ( Chi nhánh loại 2 ) và 4 chi nhánh loại 3 trực thuộc. 2.1.2Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. 2.1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bắc Quang. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng No huyện Bắc Quang gồm có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Trong đó, một Phó giám đốc phụ trách kế toán và một Phó giám đốc phụ trách tín dụng. Các phòng ban được bố trí như sau: Phòng hành chính Phòng tín dụng Phòng kế toán ngân quỹ Phòng thanh toán quốc tế. Ngân hàng No&PTNT có 4 chi nhánh ngân hàng cấp 3 trực thuộc. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang: Giám đốc Phó Giám đốc Phụ trách tín dụng Phó Giám đốc Phụ trách kế toán Phòng tín dụng Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Hành chính Phòng Kế toán ngân quỹ 04 Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: *Ban giám đốc gồm có: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. - Giám đốc : Chịu trách nhiệm lãnh chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ - Phó giám đốc phụ trách hoạt động tín dụng. *Các phòng ban gồm: + Phòng tín dụng: Kiểm tra, xem xét và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao, chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh toàn Huyện. + Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán ngân hàng, hạch toán tiền gửi, tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho cá đơn vị, làm nhiệm vụ hạch toán nội bộ, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng của ngân hàng No&PTNT trên địa bàn. Ngân quỹ: Có chức năng thu chi tiền mặt, đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn, đảm bảo an toàn kho quỹ. + Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần ( Lễ tân ), thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động… Bộ phận vi tính: Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh, sử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng, các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( Mua, bán, chuyển đổi ), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. * Chi nhánh ngân hàng loại 3 gồm: 04 chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh loại 3 gồm: - Giám đốc. - 01 phó giám đốc. - 01 tổ trưởng kế toán. - 01 tổ trưởng tín dụng. Hiện tại chi nhánh có tổng số cán bộ công nhân viên là 56 cán bộ, trong đó có 7 hợp đồng. Trình độ đại học: 14 cán bộ chiếm 29%. Trình độ cao đẳng: 3 cán bộ chiếm 6%. Trình độ trung cấp :26 cán bộ chiếm 53%. Trình độ sơ cấp :3 cán bộ chiếm 6% Chưa qua đào tạo: 3 cán bộ chiếm 6%.. Đội ngũ cán bộ được sắp xếp hoạt động theo chức năng nhiệm vụ, trình độ có thể đảm đương được trên địa bàn. *Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang là: 1.Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, phát hành kỳ phiếu trái phiếu Chính phủ bằng tiền Việt nam đồng và ngoại tệ theo chỉ định của Chính phủ. 2.Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng tiền Việt nam: Đối với mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư. 3.Cho vay vốn bằng các nguồn tài trợ ủy thác đầu tư của cộng đồng Châu âu (EU), vốn ADB, vốn Đức ( BVR ), vốn IFAD…. 4.Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh bằng điện tử qua mạng lưới vi tính với các tỉnh, thành phố trong cả nước với các nước trên thế giới và chi trả kiều hối.. 5.Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các cá nhân, tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh. * Mặt trận nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất của nước ta nói chung và của Huyện Bắc Quang nói riêng, song trình độ dân trí trên địa bàn chưa đồng đều, am hiểu khoa học kỹ thuật chưa sâu nên nhu cầu vốn chưa cao, những đơn vị quốc doanh lớn và các Công - Nông – Lâm trường chủ yếu vay vốn dài hạn ở ngân hàng đầu tư, vay vốn lưu động tạm thời ở ngân hàng No Huyện, hiện nay các Doanh nghiệp quốc doanh hầu hết đã chuyển sang công ty cổ phần, các Doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH hoạt động kém hiệu quả do năng lực quản lý điều hành và trình độ quản lý kinh doanh chưa sâu, hộ sản xuất nông dân vay vốn thì manh mún, chưa phát huy hết tiềm năng nội lực trên địa bàn Huyện. Trước tình hình đó ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc quang đã phải chấn chỉnh và đề ra những biện pháp khắc phục những việc đã làm và sẽ làm, triển khai đồng bộ những chủ trương mới của Chính phủ, tiếp cận để cho vay các hộ nông dân theo các chương trình phát triển kinh tế của Tỉnh và của Huyện, bố trí lao động hợp lý, tổ chức và đào tạo cán bộ, đổi mới và trang bị máy móc hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động tới 100% số xã có quan hệ giao dịch với ngân hàng, thực hiện những định hướng và chủ trương cho vay theo tổ nhóm, xây dựng chỉ tiêu huy động vốn, đảm bảo chất lượng, khối lượng đầu tư. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Bắc quang. 2.1.3.1 Công tác huy động vốn Bảng 1.2: Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền (+/-) TL% Tổng nguồn vốn 52 100% 69 100% 17 33 1.Phân theo thời gian - TG có kỳ hạn +Dưới 12 tháng +Trên 12 tháng - TG không kỳ hạn 20,6 12 8,6 31,4 40% 58,3% 41,7% 60% 28 13 15 41 40,6% 46% 54% 59,4% 7,4 1 6,4 9,6 36% 8,3% 74% 31% 2.Phân theoTP ktế -Tgửi các TCKT -TGTK Dân cư 20,7 31,3 40% 60% 29,3 39,7 42% 58% 8,6 8,4 41% 25% (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004, 2005 - Phòng Kế toán.) + Nguồn vốn huy động có xu thế tăng, đây là một dấu hiệu tốt bởi ngân hàng No Huyện Bắc Quang là địa bàn hoạt động miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn song chi nhánh đã thực sự quan tâm đến việc thu hút nguồn vốn của nhân dân bằng nhiều biện pháp có hiệu quả như: Tuyên truyền quảng cáo tiếp thị rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp tuyên truyền đến tận thôn bản người dân. mặc dù nguồn vốn huy động đã tăng lên đáng kể song vẫn chưa đủ đáp ứng với nhu cầu địa bàn, hiện tại nguồn vốn huy động mới chiếm trên 36% so với tổng dư nợ, số còn lại phải vay vốn trung ương với lãi suất cao hơn do đó phần nào ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh. Nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn mặc dù lãi suất huy động thấp song đây là nguồn vốn ít ổn định do đó đòi hỏi chi nhánh phải cân đối nguồn vốn kịp thời để phù hợp với nhu cầu vay vốn và với tốc độ tăng trưởng dư nợ. 2.1.3.2 Công tác sử dụng vốn (cho vay). Cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng. Với nhận thức đó, ngân hàng đã chú trọng trong việc tìm khách hàng để cho vay, hướng đầu tư và đảm bảo đầu tư có chất lượng đạt hiệu quả cao. Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo& PTNT Huyện Bắc Quang. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL % 1. ∑ doanh số cho vay 2. ∑ doanh số thu nợ 3. ∑ dư nợ: -Phân theo loại TD: +Ngắn hạn +Trung & Dài hạn -Phân theo TPKT: +Dnghiệp & HTX +Hộ sản xuất +Tiêu dùng 4. Nợ quá hạn - Tỉ lệ NQH / Tổng dư nợ 201 98 198 101 97 54 108 36 1,7 0,9% 100% 100% 100% 51% 49% 27% 55% 18% 315 329 184 61 123 28 111 45 9,3 5% 100% 100% 100% 33% 67% 15% 60% 25% 114 231 -14 -40 26 -26 3 9 7,6 56% 236% -7% -40% 26% -48% 2% 25% 447% 4,1% (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004-2005 - Phòng Tín dụng). Doanh số cho vay năm 2005 đạt 315 tỷ đồng, tổng dư nợ đến 31/12/2005 đạt 183,835 tỷ đồng. Dư nợ bình quân trên một cán bộ CNV đạt trên 03 tỷ đồng. Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể nhận xét về hoạt động đầu tư cho vay của ngân hàng như sau: * Xét về loại tín dụng: - Dư nợ ngắn hạn năm 2005 giảm 40% so với năm 2004. - Dư nợ trung và dài hạn tăng 26% so với năm 2004. - Cho vay ngắn hạn có xu thế giảm, dư nợ cho vay trung hạn tăng lên. Đó là một nhu cầu khả quan để ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang có thể đáp ứng và đầu tư theo chiều sâu nhằm phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại và hạ tầng cơ sở nông thôn. Dư nợ cho vay hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao (năm 2004 là 55%, năm 2005 là 60% ) tăng lên 5% và đến 30/6/2006 dư nợ cho vay hộ sản xuất đã chiếm gần 70% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Tỷ trọng cho vay HSX luôn cao Điều đó đã thể hiện, Chi nhánh đã quan tâm đến việc cho vay hộ sản xuất. Đó thực sự là một hướng đi đúng đắn có sức bền và lâu dài, ổn định. Bởi hộ sản xuất là khách hàng đầy tiềm năng với số lượng * Xét về đối tượng cho vay: rộng lớn trong thời kỳ kinh tế thị trường và phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 So sánh 2005/2004 Hộ Số tiền Hộ Số tiền Hộ Số tiền (+/-) Hộ sản xuất 10.540 108.428 11.000 110.735 460 2.307 Dnghiệp,HTX 15 54.000 17 28.100 2 -25.900 Tiêu dùng 2.300 36.000 5.200 45.000 2.900 9.000 Cộng 12.855 198.428 16.217 183.835 3.362 -14.593 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004-2005 - Phòng Tín dụng). Qua bảng 3.2 ta thấy: + Dư nợ cho vay Doanh nghiệp & HTX có xu thế giảm mạnh, nợ quá hạn ở thành phần kinh tế này còn cao, điều này chứng tỏ việc đầu tư cho vay vào thành phần kinh tế này tại Ngân hàng No Huyện Bắc Quang chưa phát huy được hiệu quả. Kinh tế hợp tác xã chuyển đổi chưa phát triển, các Doanh nghiệp quốc doanh mới chuyển sang loại hình Công ty cổ phần cho nên hoạt động còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm, chưa phát huy được hiệu quả kinh tế, dư nợ còn thấp so với nhu cầu vốn trên địa bàn. + Hoạt động cho vay tiêu dùng cũng tăng lên rõ rệt, điều này chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng No Bắc Quang cũng được cải thiện đáng kể, loại cho vay này khách hàng trả nợ thường xuyên hàng tháng do đó ít rủi ro hơn, nguồn thu nhập của ngân hàng cũng ổn định hơn. Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn của chi nhánh đối với mỗi đối tượng khách hàng, ta đi vào xem xét các bảng sau đây: Bảng 4.2: Tình hình Dư nợ cho vay ngắn hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 So sánh 2005/2004 Hộ Dư nợ Hộ Dư nợ Hộ Dư nợ Hộ sản xuất No 7.900 69.000 6.500 40.000 -1400 -29.000 Doanh nghiệp,HTX 15 32.000 15 21.000 0 -11.000 Tiêu dùng 0 0 0 0 0 0 Cộng 7.915 101.000 6.515 61.000 -1.400 -40.000 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004-2005 - Phòng Tín dụng). Qua bảng 4.2 ta thấy: Dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh có xu thế giảm mạnh. Cụ thể: + Dư nợ cho vay ngắn hạn HSX năm 2005 giảm hơn năm 2004 là 29 tỷ đồng. + Dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp &HTX năm 2005 giảm hơn năm 2004 là 11 tỷ đồng. + Dư nợ cho vay ngắn hạn tiêu dùng không có. Như vậy chi nhánh đã thực sự có hướng chuyển đổi đối tượng đầu tư sang cho vay trung và dài hạn, loại cho vay này sẽ ổn định và bề vững hơn giúp chi nhánh kế hoạch hoá được công tác tín dụng và chủ động trong việc tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thị trường. Bảng 5.2: Tình hình Dư nợ cho vay trung hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 So sánh 2005/2004 Hộ Dư nợ Hộ Dư nợ Hộ Dư nợ Hộ sản xuất No 2.625 39.428 4.487 70.735 +1.826 31.307 D Nghiệp, HTX 15 22.000 15 7.100 0 - 14.900 Tiêu dùng 2.300 36.000 5.200 45.000 +2.900 9000 Cộng 4.940 97.428 9.702 122.835 4.726 25.407 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004-2005 - Phòng Tín dụng). Qua số liệu bảng 5.2 cho thấy: + Hoạt động cho vay trung hạn hộ sản xuất có xu thế tăng mạnh qua các năm. Từ năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 trên 31 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng tại chi nhánh nhu cầu vay vốn hộ sản xuất đã được đầu tư theo chiều sâu, hay nói cách khác đối tượng cho vay ở hộ sản xuất chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả là những loại cây có thế mạnh tại huyện nhà, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội là từng bước công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. + Cho vay Doanh nghiệp &HTX có xu thế giảm mạnh. Năm 2005 giảm 2/3 dư nợ so với năm 2004. Như vậy hoạt động tín dụng tại thành phần kinh tế này đã bị thu hẹp, thể hiện việc đầu tư tín dụng loại hình này chưa thu được hiệu quả cao. + Hoạt động cho vay tiêu dùng cũng tăng lên rõ rệt, điều này chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng No Bắc Quang cũng được cải thiện đáng kể, loại cho vay này khách hàng trả nợ thường xuyên hàng tháng do đó ít rủi ro hơn, nguồn thu nhập của ngân hàng cũng ổn định hơn. Qua việc phân tích bảng 4.2 và bảng 5.2 ta thấy Dư nợ cho vay ngắn hạn có xu thế giảm mạnh, Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng dần qua các năm thể hiện qua biểu sau: 2.1.3.3 Các hoạt động khác: Tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Bắc Quang, tổng doanh số từ hoạt đông thanh toán chuyển tiền năm 2004 đạt 264 tỷ đồng sang năm 2005 tăng lên 416 tỷ đồng. Như vậy, năm sau tăng so với năm trước là: 152 tỷ đồng. Đạt tỷ lệ tăng trưởng là 58%. 2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT Huỵện Bắc Quang năm 2004-2005. Năm 2004 và 2005 chi nhánh kinh doanh không có lãi, âm quỹ thu nhập với lý do: Chi nhánh cho vay Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh số tiền trên 70 tỷ đồng không có hiệu quả. Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu vay vốn ngắn hạn để đầu tư xây dựng cơ bản do đó không kịp thời thanh toán vốn trả nợ ngân hàng nên hầu hết các món vay phải chuyển nợ quá hạn. Mặt khác chi nhánh phải trích dự phòng rủi ro cho những món quá hạn nhiều nên âm quỹ thu nhập. Bảng 6.2: Kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT Huyện Bắc Quang. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 30/6/06 Tổng thu nhập 11.000 23.500 21.000 Chi phí 12.100 22.800 11.400 Chênh lệch thu chi( lãi/lỗ) -1.100 - 700 +9.600 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004-2005 - Phòng Kế toán). Tuy nhiên sang 6 tháng đầu năm 2006 do chuyển hướng đầu tư chủ yếu sang hộ sản xuất và cho vay vốn đời sống, hơn nữa chi nhánh đã đề ra những biện pháp hữu hiệu và cụ thể để thu hồi nợ quá hạn và nợ đã sử lý rủi ro cho nên sang năm 2006 chi nhánh đã làm ăn có hiệu quả hơn, đã có quỹ thu nhập và đủ hệ số lương tối đa cho cán bộ CNVC. 2.2 Thực trạng công tác tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Huyện Bắc quang. 2.2.1.Thực trạng: - Thực trạng mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn: NHNo& PTNT Huyện Bắc quang đã linh hoạt điều chỉnh lãi xuất huy động đúng với với quy định cho phép của ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt nam và sát với tình hình thực tế của địa bàn nhằm khai thác triệt để nguồn vốn trong dân cư, các đơn vị kinh tế tài chính để đảm bảo thoả mãn vốn cho mọi nhu cầu phát triển kinh tế trong Huyện. 2. 2.2 Các hình thức cho vay được áp dụng: Theo quyết định 72 của ngân hàng No&PTNT Việt nam ban hành ngày 31/3/2002 quy định các phương thức cho vay như sau: - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng phải làm thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Khách hàng và tổ chức tín dụng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Cho vay cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. 2.2.3. Kết quả cho vay hộ sản xuất Tại NH No&PTT Huyện Bắc Quang, dư nợ HSX luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng và tăng ổn định qua các năm, mặc dù tốc độ tăng không đáng kể. Cụ thể là cho vay HSX năm 2004 chiếm tỷ trọng 55%, năm 2005 là 60%. Đạt tốc độ tăng trưởng là 2.1% Bảng 7.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng HSX trong Tổng dư nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Tổng dư nợ 198.428 100% 183.835 100% -14.593 -7,4% -Hộ sản xuất -DN & HTX -Tiêu dùng 108.428 54.000 36.000 55% 27% 18% 110.735 28.100 45.000 60% 15% 25% 2.307 -25.900 9.000 2,1% - 48% 25% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004-2005 - Phòng Tín dụng) Như vậy chi nhánh Ngân hàng đã quan tâm đến việc cho vay hộ sản xuất. Dư nợ hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng và tăng ổn định đều qua các năm. Đó là cách đi đúng hướng của một ngân hàng miền núi đã thực sự coi hộ nông dân là người bạn đồng hành và là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của mình nên trong năm 2006 hoạt động của chi nhánh đã có hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt là từ một chi nhánh không có quỹ thu nhập đến 06 tháng đầu năm 2006 chi nhánh đã đảm bảo kinh doanh có lãi. 2.2.3.1 Hoạt động tín dụng HSX tại NH No&PTNT Huyện Bắc Quang. Bảng 8.2: Cơ cấu cho vay đối với HSX năm 2004-2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh 2005/2004 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền(+/-) TL% Tổng dư nợ hsx 108.428 100% 110.735 100% 2.307 2% 1.Phân theo loại TD - DN ngắn hạn -DN trung & dài hạn 69.000 39.428 64% 36% 40.000 70.735 36% 64% -29.000 31307 -42% 79% 2.Theo ngành kinh tế - Nông nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp -Thương nghiệp DV -Ngành khác 63.428 15.000 24.000 6.000 58% 14% 22% 6% 66.735 16.000 25.000 3.000 60% 14% 23% 3% 3.307 1.000 1.000 -3.000 5% 7% 4% -50% (Nguồn: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005 – Phòng Tín dụng) Qua bảng 8.2 ta thấy cho vay hộ sản xuất chủ yếu tăng trưởng cho vay trung hạn, tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế nông nghiệp như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh giống mới. Đối tượng cho vay này chiếm tới 60% trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất.Cho vay đối tượng thương nghiệp dịch vụ cũng được tăng dần qua các năm, điều này thể hiện sự phát triển kinh tế của huyện nhà đã được cải thiện, hàng hoá đã được lưu thông và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0154.doc
Tài liệu liên quan