Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU: .1

Chương I. Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

I. TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 3

1.Khái niệm về tín dụng và sự cần thiết của tín dụng . 3

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng .3

1.2 Sự cần thiết của tín dụng trong nền kinh tế thị trường . 4

2. Chức năng và vai trò của tín dụng . 8

3. Các hình thức tín dụng Ngân hàng . 9

3.1.Hoạt động cho vay . 9

3.1.1. Theo kỳ hạn nợ . 9

3.1.2. Theo mục đích sử dụng vốn vay . 15

3.1.3. Theo hình thức đảm bảo tiền vay . 15

3.1.4. Theo phương thức hoàn trả . 16

3.1.5. Theo loại hình tiền tệ . 16

3.2. Hoạt động cho thuê tài chính . 16

3.3. Hoạt động bảo lãnh . 17

3.4. Hoạt động chiết khấu . 17

II.QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG . 18

III.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG . 21

1. Khái niệm về chất lượng tín dụng . 21

1.1. Chất lượng tín dụng theo quan điểm của khách hàng . 21

1.2. Chất lượng tín dụng theo quan điểm của Ngân hàng . 22

1.3. Chất lượng tín dụng theo quan điểm của xã hội . 23

2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng . .23

3. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng . 25

3.1 Nhân tố khách quan . 25

3.2 Nhân tố chủ quan của Ngân hàng . 27

4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng . 28

4.1 Nhóm chỉ tiêu định tính . 28

4.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng . 29

5. Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội. . 31

Chương II tình hình tín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc hà nội.

I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI . 33

1. Lịch sử ra đời và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội . 33

2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội từ năm 2000 trở lại đây . 37

2.1 Hoạt động huy động vốn . 37

2.2 Hoạt động sử dụng vốn . 40

2.3 Hoạt động khác . 43

ii. thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội . 44

1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn . 44

2. Tình hình cho vay ngắn hạn . 46

3. Đối tượng khách hàng có quan hệ với Chi nhánh . 47

4. Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng . 50

5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn . 54

5.1 Nhóm nhân tố từ phía khách hàng . . 54

5.2 Nhóm nhân tố từ phía Ngân hàng . 55

5.3 Nhóm nhân tố khác . 56

IiI. những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội . 57

1. Những ưu điểm .57

2. Những tồn tại . 58

Chương iii: một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội.

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI . 61

1. Phương hướng hoạt động . 61

2. Mục tiêu phấn đấu của Chi nhánh đến năm 2005 . 61

II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI . 62

1. Xây dựng chính sách khách hàng và chính sách lãi suất hợp lý nhằm đa dạng hoá đối tượng cho vay của Chi nhánh . 62

2. Thực hiện đúng và linh hoạt quy trình tín dụng đặc biệt là trong công tác thẩm định và quản lý món vay . 66

3. Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ quá hạn . 68

4. Đa dạng hoá sản phẩm ngày một phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng nhằm tạo ra một cơ cấu dư nợ hợp lý . 73

5. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng . . 77

6. Giải pháp chung: Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo để năng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên . 79

iii. một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội . 81

1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước . 81

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước . 82

3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam . 83

Kết luận.

TàI LIệU THAM KHảO.

 

doc107 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h không cao , biến động theo tiến độ mùa vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Đối với nguồn tiền gửi dân cư. Chi nhánh đã không ngừng củng cố và xây dựng lòng tin đối với người dân bằng nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư như thái độ tác phong của các cán bộ giao dịch tại quầy đã được đổi mới : khiêm tốn, nhã nhặn , văn minh , lịch sự , tận tình , chu đáo , khắc phục kịp thời những sai sót khi được khách hàng góp ý . Chi nhánh vừa động viên khách hàng cũng duy trì số dư tiền gửi vừa tích cực tìm kiếm khách hàng mới như phát tờ rơi , giới thiệu các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng tại các doanh nghiệp mới và các khu dân cư .... Bên cạnh đó , Chi nhánh đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ tiện nghi như: panô thông báo lãi suất , bàn ghế tủ quầy giao dịch , hệ thống máy tính giao dịch nhanh chóng với khách hàng ... Do vậy nguồn vốn huy động từ dân cư đã tăng khá nhanh: Năm 2000 đạt 53.360 triệu đồng. Năm 2001 đạt 88.902 triệu đồng, tăng 35.542 triệu đồng bằng 166,61% so với cùng kỳ năm 2000 . Năm 2002 đạt 151.335 triệu đồng , tăng 62.433 triệu đồng bằng 170,23% so với nưm 2001. Nguồn tiền huy động trong dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao tư 40 đến 50% trong tổng nguồn huy động . Điều này chứng tỏ nguồn tiền gửi của dân cư là một nguồn vô cùng quan trọng của Ngân hàng. Loại này có số dư luôn ổn định bền vững và tăng trưởng đều . - Nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên: Mặc dù bằng những chính sách mền dẻo cũng như những biện phát huy động hợp lý mà nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã liên tục tăng qua các năm nhưng kết quả mà Chi nhánh đã đạt được trong công tác huy động vốn vẫn còn rất khiêm tốn , nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng . Chính vì vậy mà Chi nhánh luôn phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên ( Do Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc , trực thuộc Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ) với lãi suất của nguồn vốn điều chuyển luôn cao hơn so với lãi suất nguồn Chi nhánh tự huy động . Nguồn vốn mà Chi nhánh nhận điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Cụ thể : năm 2000 nguồn vốn này chiếm 58,28% trong tổng nguồn , năm 2001 chiếm 64,23% , năm 2002 chiếm 61,63% . Số vốn nhận điều chuyển của Chi nhánh tăng qua từng năm theo sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng mà nguồn tự huy động chưa đáp ứng đủ . - Phát hành công cụ nợ ( kỳ phiếu , trái phiếu ). Xu hướng hiện nay , các Ngân hàng chủ động hơn trong việc tìm nguồn vốn với chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn . Vì vậy mà các Ngân hàng thường phát hành các công cụ nợ như trái phiếu , chứng chỉ tiền gửi... Đây là nguồn mà nếu xét về chi phí nó cao hơn tiền gửi tiết kiệm và thường được sử dụng khi ngân hàng có nhu cầu đầu tư mạnh và đặc biệt là phục vụ những khách hàng có nhu cầu vốn theo mùa vụ hay tài trợ cho các dự án lớn , đặc biệt của địa phương , bộ hay quốc gia cho nên nguồn vốn thu được do phát hành các công cụ nợ là không đều qua các năm . Năm 2000 cơ cấu vốn huy động có những chuyển biến . Đặc biệt do biến động của tỷ giá mà tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên và bằng nội tệ lại giảm. Hoạt động sử dụng vốn. Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là một hoạt động mang tính chất sống còn của bất cứ Ngân hàng nào . Trong những năm vừa qua , mặc dù gặp phải những khó khăn không nhỏ . Nhưng với nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của mình , Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong những năm vừa qua. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng chủ yếu là nghiệp vụ tín dụng còn các nghiệp vụ khác như mua bán kinh doanh ngoại tệ , đầu tư chứng khoán ...chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Hoạt động tín dụng. -Tổng dư nợ. Năm 2000 tổng dư nợ đạt 230.418 triệu đồng. Năm 2001 tổng dư nợ đạt 435.748 triệu đồng , tăng 205.330 triệu đồng bằng 189,11% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2002 , tổng dư nợ đạt 832.794 triệu đồng , tăng 397.046 triệu đồng, bằng 191,12% so với cùng kỳ năm trước. Về quy mô dư nợ của Ngân hàng trên địa bàn so với các Ngân hàng bạn là tương đối cao , các Ngân hàng trên địa bàn có dư nợ tín dụng vào khoảng trên dưới 170 tỷ năm 2000 , 600 tỷ năm 2002 trong khi đó thì dư nợ của Chi nhánh đạt năm 2000 là 230 tỷ , năm 2001 gần 436 tỷ , năm 2002 đạt gần 833 tỷ VND (kể cả ngoại tệ qui đổi ). Tuy nhiên , nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nội thành Hà Nội quy mô dư nợ của Ngân hàng vẫn còn thấp . Trong cơ cấu dư nợ gồm : + Tín dụng ngắn hạn. Nếu năm 2000 , dư nợ ngắn hạn là 184.695 triệu đồng thì năm 2001 dư nợ tín dụng ngắn hạn lên đến 324.786 triệu đồng, tăng 140.091 triệu đồng, bằng 175,84% so với cùng kỳ năm 2000. Năm 2002 dư nợ tín dụng ngắn hạn lên đến 644.860 triệu đồng, tăng 320.074 triệu đồng , bằng 198,55% so với cùng kỳ năm 2001 . So với tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao : Năm 2000 là 80,16% , năm 2001 là 74,40% , và năm 2002 là 77,43% . Đó là tình trạng chung ở các Ngân hàng thương mại hiện nay . Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh là khá tốt , các khoản cho vay hầu như thu được trong năm , số dư còn lại cuối năm nhỏ . Trong tổng số thu nợ các loại hình thu nợ thì thu nợ từ cho vay ngắn hạn là chủ yếu . + Tín dụng trung dài hạn cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể : Năm 2000 đạt 45.723 triệu đồng , năm 2001 đạt 110.962 triệu đồng, tăng 65.239 triệu đồng, bằng 242,68% so với cùng kỳ năm 2000. Năm 2002 cho vay trung dài hạn đạt 187.934 triệu đồng , tăng 76.972 triệu đồng, bằng 169,36 % so với cùng kỳ năm 2001 . Tuy nhiên , dư nợ tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng dư nợ (giao động trong khoảng 19 % đến 23 % trong 3 năm 2000 , 2001, 2002 . Cụ thể năm 2000 chiếm 19,84 % , năm 2001 chiếm 22,46 % , năm 2002 chiếm 22,5 % ) trong khi tỷ lệ này ở một số Ngân hàng khác trong cùng ngành là vào khoảng 30 % . Trên địa bàn các Ngân hàng bạn tỷ lệ này là vào khoảng 40 đến 45% . Trong toàn ngành mục tiêu dài hạn hướng tới là 40 đến 60 % . Theo nguồn số liệu từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn năm 2000 là 55,25 % năm 2001 là 53 % . Như vậy trong những năm tới Ngân hàng cần tìm những giải pháp để tăng dần tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn , tạo nguồn tăng trưởng tín dụng ổn định và đóng góp nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước(CNH_HĐH) . Tại Ngân hàng riêng năm 2002 tỷ trọng tín dụng trung dài hạn so với tổng dư nợ giảm là do tốc độ tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn quá nhanh so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung dài hạn . Do áp dụng chiến lược khách hàng mới , Chi nhánh đã tìm được các đối tác vay vốn trong năm 2001 khiến năm này có tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng rất cao , bằng 242,68 % so với năm 2000 . Nhưng đến năm 2002 , dư nợ tín dụng trung dài hạn có tăng trưởng cao nhưng nói chung đã chậm lại so với năm 2001 ( chỉ bằng 169,36 % so với năm 2001) . Một phần là đã khai thác triệt để khách hàng trên địa bàn từ năm trước , hơn nữa năm 2001 có biến động mạnh về tỷ giá nên các doanh hạn chế vay trung và dài hạn . Năm 2002 Chi nhánh đã triển khai ký kết hợp đồng tín dụng trung và dài hạn với 30 dự án với tổng 254.825 triệu đồng , đã giải ngân được 99.779 triệu đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi ) . Đối với các dự án chuyển tiếp các năm trước đã giải ngân thêm được 130 tỷ VND ( cả ngoại tệ quy đổi ) . Hầu hết các dự án trung dài hạn tăng trưởng đều là dự án đầu tư thương mại . (bảng tình hình dư nợ trung và dài hạn trang bên) Bảng 1: Tình hình dư nợ trung và dài hạn tại Chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 Dư nợ trung dài hạn 45723 110962 187934 Tỷ trọng trong tổng dư nợ 19,84 % 25,46 % 22,56 % Biến động so với năm trước Số tuyệt đối _ 65239 76972 Số tương đối _ 142,68 % 69,36 % Nguồn số liệu : Bảng cân đối nguồn vốn kinh doanh _ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Hội. Hoạt động khác. Hoạt động bảo lãnh. Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới được áp dụng tại Chi nhánh từ năm 1995 và được mở rộng trong những năm gần đây với các hình thức đa dạng như bảo lãnh dự thầu , bảo lãnh thực hiện hợp đồng , bảo lãnh chất lượng hợp đồng , bảo lãnh tiền ứng trước ... Cho tới nay , cùng với việc đa dạng hoá các hình thức bảo lãnh và chính sách mở rộng thị trường , duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội , số lượng các đơn vị được bảo lãnh cũng như doanh số bảo lãnh cũng tăng lên nhanh chóng . Chất lượng bảo lãnh tốt , đến nay chưa có rủi ro đáng tiếc nào xảy ra . Điều này ngày càng khẳng định uy tín của Ngân hàng trên thị trường . Năm 2001 , số dư bảo lãnh đạt : 48.394 triệu đồng. Năm 2002 , số dư bảo lãnh đạt : 79.594 triệu đồng tăng 31.197 triệu đồng, bằng 164,5 % so với cùng kỳ năm 2001. 2.3.2. Hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế : Năm 2001 là năm thứ hai Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế . Mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2000 nhưng bước đầu đã đáp ứng đươc nhu câù của khách hàng truyền thống của Chi nhánh và nay đã tìm được nhiều đối tác mới tin cậy . Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh tăng trưởng nhanh chóng làm tăng uy tín cho Ngân hàng và số lượng khách hàng ngày càng mở rộng . Mặt khác nó góp phần làm sôi động các hoạt động tại Chi nhánh , cung cấp dịch vụ khép kín cho khách hàng và qua đó góp phần quan trọng trong tăng trưởng tín dụng nhất là tín dụng ngoại tệ và tiền gửi khách hàng , mở rộng đối tượng khách hàng là người nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh , có vốn đầu tư nước ngoài , các Việt kiều ... Như vậy sau gần 40 năm hoạt động , Chi nhánh đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng , trở thành một Chi nhánh hoạt động có hiệu quả , là Chi nhánh đầu tàu của Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. II.Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. 1.Tình hình huy động vốn ngắn hạn. Như ta đã biết nguồn Chi nhánh huy động để đáp ứng nhu cầu tín dụng là rất nhỏ còn nguồn vốn Chi nhánh nhận điều chuyển là tới quá 60 % tổng nguồn . Nhưng không vì thế mà ta không nhắc đến sự nỗ lực cố gắng của Chi nhánh trong việc tự huy động nguồn vốn , trong đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao và được thể hiện thông qua các năm như sau: Trong năm 2000 tổng nguồn vốn Chi nhánh huy động là: 97.052 triệu đồng trong đó nguồn vốn ngắn hạn là 67.320 triệu đồng , bằng 69,36 % so với tổng nguồn . Năm 2001 nguồn vốn Chi nhánh huy động được là 159.382 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngắn hạn là 111.896 triệu đồng , bằng 70,2 % so với tổng nguồn . Năm 2002 nguồn vốn Chi nhánh huy động được là323.280 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngắn hạn là 232761 triệu đồng , bằng 72 % so với tổng nguồn. Nếu so sánh nguồn vốn ngắn hạn năm 2002 so với nguồn vốn ngắn hạn năm 2001 thì nguồn vốn ngắn hạn năm 2002 tăng 120.865 triệu đồng tương ứng tăng 108 % . Bảng 2. Tình hình huy động vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Đơn vi : Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng 97.025 100% 159.382 100% 323.280 100% Ngắn hạn 67.320 69,36% 111.896 70,2 % 232.761 72 % Trung dài hạn 29.705 30,64% 47.423 29,8% 90.519 28% ( Nguồn báo cáo của Chi nhánh ) Qua ba năm ta thấy nguồn vốn mà Chi nhánh tự huy động ngày càng tăng lên ( Năm 2000 nguồn vốn Chi nhánh huy động là 97.025 triệu đồng, năm 2001 là 159.382 bằng 164,22 % so với năm 2000 , năm 2002 là 323.280 triệu đồng bằng 202,83 % so với năm 2001), điều này chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực rất lớn của Chi nhánh . Nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh cũng không ngừng tăng qua các năm : Năm 2000 nguồn vốn ngắn hạn là 67.320 , đến năm 2001 là 111.896 , tăng 66,21 % so với năm 2000, năm 2002 là 232.761 triệu đồng tăng 108 % so với năm 2001 . Như ta đã biết nguồn vốn ngắn hạn của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp , tiền gửi tiết kiệm của dân cư ... Do đó nguồn vốn ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên nhanh chóng qua các năm là hợp với xu thế hiện nay. Nếu các doanh nghiệp ngày càng năng động hơn, hiệu quả hơn , coi Ngân hàng là trung gian thanh toán trong tất cả các mối quan hệ kinh tế thì lượng tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng. Ngoài ra tâm lý của người dân cũng đã có nhiều thay đổi so với thời bao cấp họ không có tư tưởng giữ tiền mặt nhiều nữa, vì thế mà lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng lên . 2.Tình hình cho vay ngắn hạn. Nói đến tín dụng ngắn hạn và đặc biệt là nói đến cho vay ngắn hạn thì đây là hoạt động chiếm tỷ trọng rất lớn của Chi nhánh . Hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tới trên 70 % so với tổng dư nợ . Bảng 3 tình hình tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng 230.418 100% 435.748 100% 832.794 100% Dư nợ ngắn hạn 184.695 80,16% 324.786 74,54% 644.860 77,43% Dư nợ trung và dai hạn 45.723 19,84% 110.962 25,46% 187.934 22,57% ( Nguồn báo cáo của Chi nhánh) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh chiếm một tỷ trọng rất cao trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng , cụ thể năm 2000 dư nợ tín dụng ngắn hạn là 184.695 triệu đồng chiếm 80,16 % so với tổng dư nợ , năm 2001 dư nợ tín dụng ngắn hạn là 324.786 triệu đồng chiếm 70,54 % so với tổng dư nợ , năm 2002 dư nợ tín dụng ngắn hạn là 644.860 triệu đồng, chiếm 77,43 % so với tổng dư nợ . Một câu hỏi đặt ra là tại sao dư nợ tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh lại cao đến như vậy ? Điều này được giải thích như sau: + Nếu theo nguyên tắc rủi ro kỳ hạn thì Chi nhánh có tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao thì sẽ hạn chế được rủi ro kỳ hạn vì nếu kỳ hạn càng dài thì khả năng gặp rủi ro càng cao . + Từ năm 1995 trở lại đây Chi nhánh mới thực sự chuyển hoạt động kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó việc tìm kiếm khách hàng mới còn hạn chế , nhất là việc tìm kiếm , ký kết các hợp đồng tín dụng dài hạn . + Mặt khác Chi nhánh mới chuyển sang kinh doanh độc lập cho nên nếu mở rộng hoạt động tín dụng dài hạn thì Chi nhánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định cũng như việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động tín dụng + Hơn nữa, để tài trợ cho một hợp đồng tín dụng dài hạn thì đòi hỏi Chi nhánh phải có một nguồn vốn tương đối ổn định, và phải có khả năng huy động vốn tốt. Nhưng điều này với Chi nhánh còn hạn chế bởi vì nguồn vốn mà Chi nhánh nhận điều chuyển của cấp trên còn rất cao (chiếm tới trên 60% tổng nguồn vốn), nguồn vốn nhận điều chuyển này phải chịu lãi suất cao hơn nguồn vốn tự huy động, do đó nếu Chi nhánh ký kết nhiều hợp đồng tín dụng dài hạn, xảy ra rủi ro thì Chi nhánh sẽ gặp phải tổn thất rất to lớn . 3. Đối tượng khách hàng có quan hệ với Chi nhánh. Một điều nổi bật trong quan hệ tín dụng của Chi nhánh là : Khách hàng của Chi nhánh hầu hết là các khách hàng truyền thống , có quan hệ lâu năm với Chi nhánh . Cho nên nói đến khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh (Năm 2000 dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước chiếm 99,58 % so với tổng dư nợ , năm 2001 chiếm 95,51 % , năm 2002 chiếm 88% ) các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các cá nhân vay vốn chiếm tỷ trọng rất thấp. Nguyên nhân là do với doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ truyền thống lâu năm với Ngân hàng , Ngân hàng có thể cho vay mà không cần tài sản thế chấp , nhưng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn đòi hỏi tài sản thế chấp , cầm cố . Hơn nữa, những năm gần đây ,tình hình kinh tế biến động mạnh trên thế giới do cạnh tranh gay gắt trên thị trường , hàng lậu , hàng nhái nhiều... Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh lâm vào khó khăn đổ bể. Sau khi doanh nghiệp vay Ngân hàng trả nợ thì gặp rất nhiều khó khăn . Khi Ngân hàng xiết nợ phát mại tài sản thế chấp , thì Ngân hàng vấp phải rất nhiều vấn đề như: Giá cả, quyền sở hữu , thị trường tiêu thụ... Do vậy Chi nhánh thường ngại cho vay đối tượng này. Do vậy tỷ trọng cho vay với đối tượng ngoài quôc doanh không cao . Một câu hỏi đặt ra là đối tượng khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước thì mặt mạnh của nó là gì ? và mặt hạn chế của điều đó là gì ?. Như đã phân tích ở trên thì điều mà Ngân hàng yên tâm đối với đối tượng này là sự an toàn , việc giảm thiểu thời gian tìm hiểu về khách hàng , giảm thiểu rủi ro đạo đức , ...Nhưng mặt khác cũng chính vì điều đó mà đối tượng khách hàng của Chi nhánh trở nên đơn điệu , không khai thác được tiềm năng cũng như thế mạnh của các thành phần kinh tế khác . Mặt khác nói đến doanh nghiệp Nhà nước không thể không nhắc đến tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh , bởi vì đã có rất nhiều bài báo nói về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước . Nếu so sánh tính năng động giữa doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh năng động hơn , thích ứng với cơ chế thị trường nhanh hơn . Tư tưởng ỉ lại, quan liêu bao cấp còn tồn tại rất lớn trong các doanh nghiệp Nhà nước, do đó hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước còn kém , sự thích ứng với cơ chế thị trường còn rất thấp , tiếp cận thị trường , thu thập thông tin , phân tích thị trường luôn là vấn đề lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp Nhà nước . Vì vậy chính tỷ lệ khách hàng truyền thống của Chi nhánh quá cao nên nó vừa là thế mạnh và cũng là điểm yếu của Chi nhánh . Các doanh nghiệp cần vốn lưu động lớn như Công ty may Đức Giang, Công ty may 10 , Công ty TNHH ORION HANEL... quan hệ với Chi nhánh chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn . Trong những năm qua do doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cho nên việc thu nợ của Chi nhánh gặp nhiều thuận tiện , tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp , lợi nhuận tăng đều qua các năm. Vì vậy đây là những đối tượng khách hàng Chi nhánh cần quan tâm giữ mối quan hệ tốt để đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn trong tương lai. Với những khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần vốn đầu tư trung và dài hạn, tức các doanh nghiệp truyền thống hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như: Công ty cầu 12, Công ty cầu 14, Công ty cầu 5 Thăng Long, Công ty công trình giao thông 120... thì Chi nhánh cần mở rộng quan hệ tín dụng trung và dài hạn trong tương lai . Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dầu chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó sẽ là chiến lược khách hàng trong tương lai của Chi nhánh , Chi nhánh muốn đứng vững trên thương trường thì không thể không quan tâm đến đối tượng khách hàng này. Chỉ có mở rộng đối tượng khách hàng này thì Chi nhánh mới tận dụng được hết thế mạnh của mọi thành phần kinh tế , khai thác được hết thế mạnh của mọi khách hàng . Đối tượng vay ngắn hạn là dân cư : Đây là cá nhân có tiền gửi tiết kiệm hoặc trái phiếu , kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại và trái phiếu kho bạc Nhà nước . Khi nhu cầu đời sống phát sinh như làm nhà mua xe , cưới vợ... mà sổ tiết kiệm của họ chưa đến hạn , rút ngay thì không được hưởng lãi hoặc chỉ nhận được phần nhỏ , khi đó Chi nhánh sẽ cho các đối tượng này vay và giữ sổ tiết kiệm , kỳ phiếu trái phiếu của họ như vật thế chấp . Khi đến hạn thanh toán , khách hàng sẽ rút tiền trả nợ ngân hàng mà không bị thiệt do rút trước thới hạn. 4.Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng ngắn hạn . Tình hình nợ quá hạn . Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng so với tổng dư nợ ( %) Số tiền Tỷ trọng so với tổng dư nợ ( %) Số tiền Tỷ trọng so với tổng dư nợ ( %) Nợ quá hạn 2.535 1,1 5.447 1,25 10.827 1,30 Nợ quá hạn từ Tín dụng ngắn hạn 1.613 0,7 3.617 0,83 7.495 0,90 Nợ quá hạn từ tín Dụng trung – dài hạn 922 0,4 1.830 0,42 3.332 0,40 ( Nguồn báo cáo tổng kết kinh doanh của Chi nhánh) Số liệu từ bảng trên cho thấy tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh trong những năm qua có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trong những năm vừa qua Ngân hàng đã tích cực giám sát các khoản vay và thu nợ đầy đủ và đúng tiến độ, sát sao kiên quyết trong việc thu hồi nợ quá hạn khó đòi còn tồn đọng. Nợ quá hạn từ những khoản tín dụng ngắn hạn cũng tăng đều qua các năm năm sau có xu hướng cao hơn năm trước cụ thể năm 2000 là 1.613 triệu đồng bằng 0,7% so với tổng dư nợ, năm 2001 là 3.617 triệu đồng bằng 0,83%, năm 2002 là 7.495 bằng 0,90%. Ngân hàng đang tích cực giảm nợ tồn đọng từ những năm trước để lại . Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có số lượng khách hàng truyền thống là các đơn vị thi công xây lắp rất lớn . Các doanh nghiệp này vay ngắn hạn chủ yếu là để bổ xung vốn lưu động cho các công trình đang thi công , chờ kế hoạch Nhà nước hoặc khối lượng thanh toán của chủ đầu tư . Nhưng thời gian phân bổ kế hoạch của Nhà nước thường là rất lâu hoặc là phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình tài chính của bên B . Những khoản đầu tư đến được tài khoản của doanh nghiệp thường cả một thời gian dài, có khi kéo dài hàng năm liền , do vậy các doanh nghiệp khó có thể trả nợ được đúng hạn. Tốc độ xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng còn chậm là do khó khăn trong việc phát mãi tài sản thế chấp cũng như cho vay một số doanh nghiệp Nhà nước không có tài sản thế chấp, việc giãn nợ hay khoanh nợ, Ngân hàng cũng không được tự ý quyết định mà phải chờ chỉ thị của cấp trên. Trong nợ quá hạn ta không thể không nhắc đến Nợ khó đòi , giống như tên gọi của nó , nó đã tiềm ẩn khoản tín dụng mà Ngân hàng có thể sẽ mất không, không có khả năng thu hồi . Các khoản nợ khó đòi làm giảm thu nhập của Ngân hàng . Chính vì vậy các Ngân hàng luôn mong muốn duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt . Trong những năm trở lại đây , Chi nhánh đã phấn đấu xử lý hết nợ tồn đọng trong những năm trước để lại , các khoản nợ khó đòi đã được cấp trên xem xét duyệt và xử lý, không phát sinh nợ khó đòi mới . Đó là cố gắng không nhỏ của tập thể Chi nhánh Ngân hàng . 4.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn. Tổng dư nợ. Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng nguồn huy động. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng . Bảng :5 Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng dư nợ 230.418 435.748 832.794 Tổng nguồn vốn huy động 97.052 159.382 323.280 Hiệu suất sử dụng vốn 2,37 2,73 2,58 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ) Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng qua các năm là rất cao , chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động được. Nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng tín dụng thì chưa đủ và có phần chưa chính xác vì trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh thì có tới hơn 60% là nguồn vốn nhận điều chuyển từ cấp trên do đó mà chỉ tiêu này chỉ phản ánh một phần nào đó chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Để đánh giá một cách chính xác chất lượng tín dụng của Chi nhánh thì chúng ta cần kết hợp chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác nữa , có như thế chúng ta mới đưa ra được phương án hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng một cách thực chất. 4.3 Thu nhập từ hoạt động tín dụng. Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng. Nếu như chất lượng tín dụng tốt thì những khoản cho vay sẽ được thanh toán đúng hạn , nợ quá hạn ít , góp phần to lớn vào việc nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Như đã trình bày ở phần nợ quá hạn ta thấy trong những năm qua tình hình nợ qúa hạn của Chi nhánh là rất thấp nhất là những khoản tín dụng ngắn hạn có tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn nhiều so với nợ quá hạn từ tín dụng trung và dài hạn. Chính điều này dẫn tới thu nhập của Chi nhánh trong những năm qua là rất khả quan. Bảng: 6 Thu nhập từ hoạt động tín dụng ngắn hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng so với tổng thu nhập ( % ) Số tiền Tỷ trọng so với tổng thu nhập ( % ) Số tiền Tỷ trọng so với tổng thu nhập ( % ) Tổng thu nhập 26.873 100 27.518 100% 48.435 100% Thu từ cho vay 20.926 77,87 26.605 96,69 46.679 96,38 Ngắn hạn 16.323 60,74 20.220 73,48 37.810 78,06 Trung và dài hạn 4.603 17,13 6.385 23,21 8.869 18,32 (Nguồn báo cáo của Chi nhánh) Từ bảng trên ta thấy thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất lớn năm 2000 là 77,78% , năm 2001 là 96,69% , năm 2002 là 96,38%. Một tỷ trọng cao so với các Ngân hàng thương mại khác. Tại các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt nam, tỷ trọng này vào khoảng 44%, các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn 89%. Tỷ trọng này cao một phần là do Ngân hàng chưa tham gia sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư như đầu tư vào trái phiếu Chính phủ hoặc gửi Ngân hàng khác kinh doanh ngoại tệ , hoặc mở rộng dịch vụ trung gian...Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu trong các hoạt động cho vay vốn. Thu nhập chủ yếu của Chi nhánh được tạo ra từ hoạt động cho vay, trong khi xu hướng hiện nay của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới là tăng dần tỷ trọng thu nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6715.doc
Tài liệu liên quan